Top 10 # Có Nên Bỏ Đại Học Để Theo Đuổi Đam Mê Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Có Nên Bỏ Bằng Đại Học Để Theo Đuổi Đam Mê

Năm đó em thi hai khối: A vào ngành Công nghệ thông tin và B và trường Y. Mọi người nói rằng Công nghệ thông tin dễ thất nghiệp, tuổi nghề thấp và nghĩ em chọn xu hướng theo hot. Tuy nhiên, sau thời gian ngồi trên giảng trường Y, cầm được tấm bằng ĐH trên tay mà em vẫn thấy không đam mê, tâm huyết với ngành này. Em sẽ không đóng góp gì được cho ngành, trở thành kẻ đi trễ về sớm đợi đến cuối tháng nhận lương. Em rất buồn khi nghĩ về một viễn cảnh như vậy.

Rồi em nhận ra công việc là theo cả đời, chỉ theo ngành mình yêu thích mới có cơ hội phát triển bản thân được. Còn rất nhiều thứ phải học sau khi ra trường chứ không đơn giản là việc tốt nghiệp rồi đi làm. Thay vì theo đuổi đam mê, em lại chạy theo những giá trị khác, cái mà không thể nào mang lại tình yêu dành cho công việc. Em thích những gì thuộc về logic và những môn tự nhiên. Em đã bị stress rất nhiều, đặc biệt là vào năm cuối ĐH. Cố gắng lắm em mới tốt nghiệp đúng thời hạn.

Hiện tại gia đình cũng biết chuyện em chán nản nên không gây áp lực tìm việc. Em có tham khảo về chương trình đào tạo văn bằng 2 ngành Công nghệ thông tin của một số trường (hệ vừa học vừa làm) và dự định học. Một thời gian thực tập trong các bệnh viện em thấy Công nghệ thông tin có rất nhiều ứng dụng trong y tế.

Liệu 24 tuổi có quá trễ để theo đuổi một ngành mình thích, đặc biệt với ngành Công nghệ thông tin mà mọi người vẫn nói là tuổi nghề thấp, dễ bị sa thải…? Với tấm bằng của văn bằng 2 hệ vừa làm vừa học có khó xin việc không? Gia đình em không có ai theo 2 ngành trên để giúp đỡ được. Mong mọi người cho em lời khuyên với. Em chân thành cảm ơn!

Chuyên mục: Bạn hỏi – cộng đồng trả lời

2. Chào em,chị là BS Răng Hàm Mặt và đã ra trường 3 năm rồi.Hồi đi học chị cũng chán nản rất nhiều và như một vòng tròn,mình càng chán thì học chẳng được bao nhiêu và học được ít thì lại càng chán.Nhưng khi chị ra trường 1 năm thì lại khác,chị được tiếp xúc với lâm sàng nhiều hơn,biết được nhiều kiến thức rất hay.Và quan trọng chị tìm được lí do mình làm cái nghành này và quyết định gắn bó với nó.Chị thấy rất vui khi giải quyết được vấn đề của bệnh nhân,khi tìm được cái răng gây nhức nhối cho bệnh nhân nhiều ngày và chữa cho nó hết đau,khi nhìn thấy nụ cười bệnh nhân đẹp hơn khi có sự can thiệp của mình,hay khi dỗ dành một em bé chịu nhổ răng….Chị kể ra chỉ muốn nói cho em biết rằng,muốn yêu thì phải tìm hiểu,6 năm không phải thời gian ngắn nhưng lúc ra trường đi làm thì em biết được nhiều thứ lắm.6 năm rồi,giờ em ráng thêm tí,biết đâu em như chị,lại thấy yêu nghành này thì sao?Còn nếu đã cố mà không được thì em nên làm công việc em thích,chị thấy mảng công nghệ thông tin hoặc về máy móc ứng dụng trong ngành Y hay RHM cũng rất hay.Chúc em sớm tìm được công việc mang lại cho em niềm vui.

3. Chào em. Anh là bác sĩ đa khoa, học 4 năm nữa lấy bằng Chuyên khoa cấp 1. Và anh vừa xin nghỉ việc ở tuổi 30.Em hãy theo đuổi ước mơ và đừng bỏ lỡ. Đừng để 35 năm nữa mới hối tiếc về lựa chọn của mình. Mỗi chúng ta chỉ có 1 cuộc đời.Chúc em sớm thành công.

Bắt Đầu Lại Để Theo Đuổi Ngành Học Đúng Sở Trường Và Đam Mê Không Bao Giờ Là Quá Muộn

Chọn ngành, chọn trường sai, bạn sẽ phải “trả giá” không phải cho hiện tại mà là lâu dài, thậm chí cả cuộc đời… Tuy nhiên, nhận ra sự không phù hợp, dám rẽ ngang và bắt đầu lại để theo đuổi ngành học đúng sở trường, đam mê không bao giờ là quá muộn.

Phùng Ngọc Vinh là nam sinh “già” nhất khoa Y Trường ĐH Đại Nam. Trước khi bén duyên với DNU, chàng trai sinh năm 1994 đã có 04 năm gắn bó với Trường ĐH Luật Hà Nội, 03 năm theo học ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học tại khoa Y -Dược Trường ĐHQGHN. Hiện Vinh đã có trong tay tấm bằng cử nhân luật và hoàn toàn có thể “sống khỏe” với chuyên ngành mình được đào tạo. Tuy nhiên, ở tuổi 26 chàng trai đến từ Bắc Giang vẫn chọn bắt đầu lại để được theo đuổi ngành học mình trót đam mê từ tấm bé.

 “Em học Luật là do “tai nạn”. Sau cái “tai nạn” đó, luật học chỉ chạm lên đến ngưỡng sở thích. Y khoa mới là đam mê, ước nguyện từ bé của em. Tuy nhiên, em vẫn thầm cảm ơn “tai nạn” đó vì nó đã cho em cơ hội được trở thành sinh viên Y khoa như ngày hôm nay…” Vinh chia sẻ.

Phùng Ngọc Vinh và các tân sinh viên Y khoa tại Lễ khai giảng năm học 2020-2021 khóa I ngành Y khoa.

Chia sẻ về lý do bỏ ngang chuyên ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học tại Trường ĐHQGHN, Vinh cho biết: “Kỹ thuật xét nghiệm y học chỉ là một chuyên ngành hẹp. Bản thân em mong muốn được học chuyên sâu hơn để trở thành một bác sĩ đa khoa giỏi. Em vốn thích học Y từ bé nên em dành rất nhiều thời gian tìm hiểu về các cơ sở đào tạo Y, về chương trình đào tạo của các trường, về cách dạy của các thầy cô và cách học. Sau khi tìm hiểu và tham khảo ý kiến của các giáo sư đầu ngành, em đã chọn khoa Y Trường ĐH Đại Nam để thực hiện ước mơ của mình. Với em điều quan trọng nhất là được sống và theo đuổi đam mê đến cùng, sớm hay muộn không quá quan trọng…”

Vương Thị Hải Hậu – cựu học sinh trường Chuyên Đại học Vinh, suốt 12 năm đều là học sinh Giỏi. Sau khi tốt nghiệp THPT, Hậu chọn đăng ký xét tuyển và theo học tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Đối với 10X, nghề giáo là một nghề rất cao quý và thiêng liêng. Bản thân cô và gia đình rất tự hào khi đỗ vào ngôi trường sư phạm Top đầu của cả nước. Tuy nhiên, sau một thời gian theo học, Hậu nhận ra bản thân không phù hợp với nghề sư phạm. “Học một ngành học không phải là sở trường, đam mê thực sự rất áp lực và mệt mỏi”, Hải Hậu chia sẻ.

Vương Thị Hải Hậu (giữa) – cô gái chọn rẽ ngang để theo đuổi đam mê

Không muốn lãng phí thời gian và công sức, Hải Hậu quyết định rẽ ngang để theo đuổi ngành học mình yêu thích – ngành Tài chính ngân hàng. Kỳ tuyển sinh 2020, nữ sinh 2001 chọn đăng ký xét tuyển vào khoa Tài chính – Ngân hàng Trường ĐH Đại Nam với số điểm 26,8.

 “Em chưa bao giờ cảm thấy hối hận về quyết định của mình khi theo đuổi đam mê đến cùng. Môi trường ở Đại Nam rất năng động, cách học mới mẻ đã giúp em hòa nhập dễ dàng hơn”, Hải Hậu tâm sự.

Nguyễn Thảo Vân – cô gái sinh năm 2001 đến từ Hưng Yên là một trong những ví dụ điển hình của việc lựa chọn ngành học theo trào lưu và tâm lý đám đông.

Sau khi tốt nghiệp THPT, Thảo Vân quyết định tiếp tục con đường học tập bằng việc đặt bút đăng ký xét tuyển vào ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành tại một trường cao đẳng ở Hà Nội. “Em chọn học Du lịch vì thấy có rất nhiều bạn bè đăng ký và đây cũng là một trong những ngành học rất Hot trong thời đại công nghệ 4.0.”.

Lựa chọn ngành học theo cảm tính, không tìm hiểu kỹ khiến Thảo Vân nhanh chóng vấp phải rất nhiều khó khăn trong học tập. “Em không tìm được hứng thú và động lực học tập. Em thực sự thấy mình bế tắc và mất phương hướng…”

Sau 1 năm chông chênh, bế tắc, Nguyễn Thảo Vân đã quyết định rẽ ngang theo học ngành Ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc tại  ĐH Đại Nam.

Tại thời điểm chông chênh nhất, Thảo Vân tâm sự với một người bạn thân và được học trải nghiệm thử cùng các bạn sinh viên K13 khoa Ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc Trường ĐH Đại. Ngay lập tức, Thảo Vân bị cuốn vào tiếng Hán một cách vô thức, đầy đam mê và quyết định đăng ký xét tuyển vào khoa Ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc Trường ĐH Đại Nam trong kỳ tuyển sinh 2020.

Thảo Vân và các bạn cùng lớp trong buổi gặp gỡ tân sinh viên K14 của khoa.

Sau hơn 2 tháng học tập, trải nghiệm tại khoa Ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, Trường ĐH Đại Nam, Thảo Vân như được lột xác trở thành một con người khác. Cô gái trẻ học tập một cách hứng thú, say mê. “Sau tất cả em nhận ra rằng, học đúng sở trường và chuyên ngành mình yêu thích là điều quan trọng nhất. Chúng ta không thể học tốt ngành học, làm tốt công việc mà mình không yêu thích. Bắt đầu lại không bao giờ là quá muộn. Điều quan trọng là bạn có nghiêm túc nhìn nhận để nhận ra sự không phù hợp và dám dung cảm rẽ ngang để bắt đầu và thay đổi bản thân mình không mà thôi…” Thảo Vân chia sẻ.

Kết quả khảo sát mới nhất của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực Việt Nam, tỷ lệ sinh viên chọn sai ngành học chiếm khoảng 60%, chỉ 5% sinh viên có hiểu biết về ngành học mình đã chọn, 20% có hiểu biết tương đối đầy đủ, đặc biệt 75% sinh viên thiếu hiểu biết về ngành, nghề đã lựa chọn. Hệ quả là 200.000 sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng không tìm được việc làm; 60% sinh viên ra trường phải làm trái ngành, không đúng sở trường, năng lực…

Theo các chuyên gia giáo dục, vào thời điểm quyết định chọn ngành, chọn trường mà chọn sai ngành nghề theo mong muốn của bố mẹ, phó mặc cho may rủi, không quan tâm đam mê, năng lực của bản thân, yêu cầu của công việc…, bạn có thể phải trả giá không phải cho hiện tại mà là 15 năm tới, thậm chí cả cuộc đời…

Lời khuyên dành cho bạn là hãy chọn ngành, chọn trường theo đúng năng lực, sở trường, đam mê của bản thân.

Thu Hòe

Có Nên Bỏ Đại Học Ở Việt Nam Để Đi Du Học Phần Lan?

Nhiều bạn sinh viên theo học các trường đại học lớn ở Việt Nam như Quốc Gia, Ngoại Thương, Kinh Tế Quốc Dân, Bách Khoa… đã từ bỏ việc học ở nhà để đi du học Phần Lan. Phần lớn trong số họ đều vượt qua kỳ thi vào các trường đại học khoa học ứng dụng (University of Applied Sciences). Chỉ có một số ít là học ở Aalto Business School thuộc hệ thống trường đại học nghiên cứu (University) của Phần Lan (vì duy nhất trường này có ngành đạo tạo tiếng Anh về kinh tế bậc cử nhân trong hệ thống university). Câu hỏi nhiều bạn đặt ra là có đáng để bỏ đại học ở nhà để qua học cử nhân các trường UAS hay không?

Câu trả lời này đương nhiên là cả CÓ VÀ KHÔNG.

Nếu bạn thực sự thích đất nước này, thích môi trường học tập, cơ sở vật chất, cơ hội giao lưu đi học quốc tế ở đây thì bạn sẽ trả lời có. Còn lại, cũng không có ít bạn cảm thấy hối tiếc. Gần đây mình có đọc tâm sự của một bạn trên Vsaf nói về sự tiếc nuối của mình khi từ bỏ việc học tập ở một môi trường năng động như Việt Nam để qua bên này theo học một thời sinh viên bình lặng có phần nhạt nhạt ở một thành phố xa xôi ở Phần Lan.

Photo: Laurea.fi

Điểm khác giữa hệ thống UAS và University

Phải nhìn vào thực tế đó là hệ thống UAS là một hệ thống đại học tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực thực hành cho các nghề dịch vụ, y tế, công nghệ thông tin, kinh tế… cho sự phát triển của vùng miền ở Phần Lan. Hệ thống đại học này có mục tiêu và phương pháp giảng dạy khác (thiên về thực tế đào tạo làm việc hơn) với các trường đại học nghiên cứu (củng cố sự phát triển khoa học và xã hội của đất nước). Những sinh viên tốt nhất của Phần Lan thường học ở hệ thống university từ bậc cử nhân (chỉ tuyển đầu vào bằng tiếng Phần và Thuỵ Điển). Nhưng cũng cần phải nhấn mạnh học tốt hay nhiều điểm 5 không đồng nghĩa với việc bạn chắc chắn sẽ thành công sau này.

Việc thi vào các đại học nghiên cứu ở Phần Lan ở bậc cử nhân là cực kỳ khó với sinh viên Phần trong nhiều ngành học. Tỉ lệ chọi cao và tỉ lệ thành công ngay trong năm đầu tiên là khá thấp. Một cô bé Phần xuống Turku luyện thi đại học nói với mình rằng phần lớn các bạn của cô đều bỏ ra 1 năm để đi làm và luyện thi trước khi thi vào đại học.

Điểm mạnh của UAS so với các trường ở Việt Nam

Học UAS sẽ khá phù hợp với các ngành như quản lý khách sạn, y tá, và dịch vụ xã hội bởi những ngành này cần kinh nghiệm thực tế nhiều, vừa học vừa làm. Công nghệ thông tin, quản lý môi trường cũng là một ngành ở UAS có khả năng kiếm việc làm tốt. Có nhiều người Việt Nam và nước ngoài bắt đầu ở Phần Lan với việc học tập ở UAS và thành công trong việc kiếm việc làm, mở nhà hàng, công ty, hay học tiếp lên thạc sỹ tiến sỹ.

Đến đây học để biết một trường đại học cần phải được vận hành như thế nào, hệ thống thông tin quản lý đại học thực sự nó như thế nào, sinh viên có những quyền lợi gì, nhiệm vụ của giáo viên như thế nào, các phòng ban phải phục vụ sinh viên như thế nào. Những điều kiện này sẽ là cực tốt nếu bạn có động lực và khả năng tự học cao.

Giáo viên chỉ là một phần, bạn bè cũng lớp chỉ là một phần, chơi chỉ là một phần, quan trọng hơn cả vẫn là bản thân của bạn. Ở đây, không học thì không ra trường, chẳng có nhiều trói buộc để bắt bạn phải tốt nghiệp đúng hạn như ở Việt Nam.

Vấn đề mấu chốt là gì?

Nhìn chung mỗi hệ thống đại học có định hướng riêng và phụ thuộc vào quan điểm cá nhân của mỗi bạn qua đây du học để nói rõ hơn về vấn đề này. Mình chưa học ở UAS nên không thể nói nhiều trên quan điểm cá nhân được, nhưng có người bạn của mình nói rất hài lòng với việc học tập ở các trường UAS dù nó ở tận miền trung Phần Lan.

Có một điều muốn nhắn nhủ tới các bạn đang phân vân đó là nên xác định thật rõ động cơ đi du học của bạn là gì, liệu tính cách con người bạn có phù hợp có phù hợp với đất nước này không và liệu khả năng của bạn có đủ chi trả cho ít nhất 3 năm học cử nhân ở đây không nếu đến học ở một thành phố nhỏ khó kiếm việc làm.

Cũng cần phải phân biệt rõ đó thực sự là mong muốn được học hỏi, được trải nghiệm một nền giáo dục mới, một đất nước mới, và những con người mới hay thực sự chỉ là muốn chạy theo trào lưu, tự hào là mình kiếm được một tấm bằng nước ngoài. Một khi bạn thực sự muốn thay đổi, muốn học hỏi, thì dù có ở đâu, bạn vẫn sẽ tìm được điểm hay của nó.

Lợi ích của việc học đại học ở Việt Nam

Học đại học ở Việt Nam cũng có cái hay của nó khi bạn được học cùng những người bạn cùng chí hướng, học cũng nhiều, môi trường học tập cạnh tranh năng động hơn, giữ nhịp cùng sự phát triển của kinh tế xã hội ở nhà, không bị lạc lõng khi quay trở lại sau một thời gian dài. Theo những anh chị có kinh nghiệm cả học ở nhà và ở Phần, những ngành đào tạo về phần mềm và lập trình ở Việt Nam cũng khá tốt vì Việt Nam có thế mạnh về gia công phần mềm.

Đi học thạc sỹ ở nước ngoài sẽ tốt hơn khi bạn chín chắn hơn và hiểu rõ hơn về mục tiêu học hành, sự nghiệp của bạn sau khi tốt nghiệp cử nhân (có thể nhưng không phải với tất cả). Nếu bạn có thành tích học tập xuất sắc thì cơ hội xin học bổng của các chính phủ nước ngoài cũng lớn hơn, vì một khi đặt chân đến liên minh EU học cử nhân, bạn đã mất một quyền đó là công dân của một nước đang phát triển và không rời đất nước của mình trong vòng 2 năm để sống ở một nước phát triển.

Tóm lại, bạn có thể suy nghĩ về những điều sau đây để đưa ra quyết định:

– Tình hình  và năng lực học hành hiện tại (chán nản, bình thường, tốt…)

– Động lực học tập ở nước ngoài và mục tiêu sự nghiệp cuộc sống trong tương lai (bằng cấp, kiến thức, muốn thay đổi, ở lại hay về…)

– Các giá trị quan trọng trong cuộc sống của bạn (gia đình, bạn bè, địa vị…)

– Khả năng tài chính (tốt, trung bình…)

– Khả năng thay đổi và thích nghi với cuộc sống mới (chậm ở Phần Lan)

– Khả năng tự học, tự lập

Có Nên Theo Đuổi Ngành Ngôn Ngữ Anh?

Định nghĩa ngành ngôn ngữ Anh Ngôn ngữ Anh là ngành học nhằm giúp sinh viên làm chủ và sử dụng Tiếng Anh thành thạo trong công việc và đời sống. Trong quá trình học, sinh viên còn được tiến hành nghiên cứu về lịch sử, con người, văn hóa của các quốc gia, dân tộc sử dụng tiếng Anh trên thế giới. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được trang bị thêm các kiến thức bổ trợ về kinh tế, tài chính, du lịch, sự kiện, giảng dạy… nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường việc làm hiện nay.

Sinh viên ngành ngôn ngữ Anh tại thư viện Trường Đại học Gia Định

Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh của trường Đại học Gia Định Ngành Ngôn ngữ Anh trường Đại học Gia Định chia làm 3 chuyên ngành chính: – Tiếng Anh thương mại – Tiếng Anh du lịch – Tiếng Anh biên – phiên dịch Với guồng quay không ngừng hiện nay, cạnh tranh về việc làm trở nên căng go hơn bao giờ hết. Để hỗ trợ sinh viên tốt nhất trong việc tiếp cận việc làm tốt, trường Đại học Gia Định đổi mới chương trình đào tạo ngành ngôn ngữ Anh nói riêng và tất cả các ngành nói chung còn 3 năm. Trong 3 năm học chương trình giảng dạy sẽ sẽ chú trọng vào phần thực hành và cho sinh viên trải nghiệm những hoạt động sát nhất với công việc trong thực tế. Điều này vô cùng phù hợp với yêu cầu của xã hội và tâm lí chung của sinh viên đó là sớm tốt nghiệp đi làm. Không sợ thất nghiệp khi học ngành Ngôn ngữ Anh trường Đại học Gia Định 

Sinh viên tốt nghiệp ngành ngôn Anh, với những kiến thức tích lũy tại trường Đại học Gia Định có thể thử thách làm tại nhiều lĩnh việc khác nhau:

Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên ngành ngôn ngữ Anh

– Biên phiên dịch cho các công ty, cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế, xã hổi của Việt nam và quốc tế, dịch thuật cho các nhà xuất bản, trung tâm phát hành sách, báo chí…

– Nhân viên truyền thông, marketing, tổ chức sự kiện kiện, thư ký, trợ lý… – Nếu các bạn có kỹ năng nghề cơ bản có thể làm trong các lĩnh vực như: kế toán, ngân hàng, hướng dẫn viên du lịch hay nhân viên kinh doanh. – Giáo viên giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh tại các trường đại học, cao đẳng, THPT, trung tâm ngoại ngữ… Học ngành Ngôn ngữ Anh không chỉ có nhiều lựa chọn lĩnh vực để làm việc mà sinh viên trường Đại học Gia Định tự nói không với vấn nạn thất nghiệp. Bởi lẽ trường Đại học Gia Định cam kết đảm bảo 100% cử nhân tốt nghiệp đều được giới thiệu việc làm. Riêng ngành Ngôn ngữ Anh thì mức lương luôn cao hơn những ngành khác bởi đặc thù nghề nghiệp đòi hỏi khắc khe. Vậy nên sinh viên của trường Đại học Gia Định ngành Ngôn ngữ Anh đều có mức lương tối từ 10 triệu đồng/tháng trong năm đầu sau đi làm và triển vọng tăng lên rất nhanh. Chọn ngành Ngôn ngữ Anh cần cân nhắc thật kĩ mức học phí 

Ngành Ngôn ngữ Anh đòi hỏi sinh viên phải dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu chuyên ngành.Tài liệu tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay còn khá khan hiếm và đắc đỏ. Vậy nên sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và chi trả cho tài liệu học tập. Bên cạnh đó, tuy là ngành học có ở nhiều trường đại học nhưng mặt bằng chung hiện nay thì ngành Ngôn ngữ Anh lại có mức học phí không hề thấp. Hơn thế nữa, đặc thù của người theo học ngành Ngôn ngữ Anh sau khi tốt nghiệp thì vẫn tiếp tục trau dồi liên tục để không bị tụt hậu.

Công tác tư vấn tuyển sinh 2020 Trường Đại học Gia Định

Ngoài ra sinh viên còn phải tham gia thi các chứng chỉ tiếng Anh có mức cạnh tranh và chi phí thì cực kì cao mới có thể chứng minh tốt nhất cho thực lực bản thân. Những gánh nặng trên vô hình tạo nên áp lực đè nặng lên sinh viên và cả thí sinh có dự định theo học ngành này. Với phương châm: “Lấy sinh viên làm trọng tâm” trường Đại học Gia Định áp dụng mức học phí được xem là thấp nhất hiện nay trong khối trường đại học ngoài công lập chỉ 11 triệu/học kì và không đổi trong suốt 3 năm chương trình đào tạo. Nhờ đó sinh viên “quẳng gánh lo” về vấn đề học phí, không còn ôm nỗi sợ học phí tăng theo từng học kì, từng năm như những trường khác. Trường Đại học Gia Định còn hỗ trợ sinh viên về tài liệu học tập nhờ hệ thống Thư viện có các đầu sách phong phú và luôn sẵn sàng tiếp đón và phục vụ sinh viên.

ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH TUYỂN SINH 2020 Tuyển sinh 2020, Đại học Gia Định, hiện đang tuyển sinh gồm 45 ngành và chuyên ngành, trong đó có các ngành nghề đáp ứng xu hướng chọn nghề của các bạn trẻ. Các bạn có thể xem danh sách các ngành đào tạo của Trường tại: Các ngành đào tạo. Trường Đại học Gia Định tuyển sinh 2020 với mức học phí 11 triệu/ học kỳ và KHÔNG TĂNG trong suốt quá trình sinh viên theo học tại Trường. Đây là mức học phí THẤP NHẤT trong tất cả các trường đại học tư thục tại TpHCM. Thời gian học là 3 năm, giúp cho sinh viên sớm hoàn thành chương trình học và sớm ra trường làm việc.

Trường Đại học Gia Định (GDU) tuyển sinh đại học 2020 theo 3 phương thức: ►Phương thức 1: Xét tuyển kết quả học bạ THPT Hiện tại nhà Trường có 250 suất học bổng Đại sứ GDU ưu đãi học phí cho tân sinh viên năm 2020. Nhanh tay nộp hồ sơ để được quyền ưu tiên xét duyệt học bổng! Liên hệ Hotline: 0961121018 – 0962121018 – 02873013456 – 02877700393