Top 7 # Có Nên Bỏ Đại Học Để Học Cao Đẳng Không Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Có Nên Bỏ Cao Đẳng Để Thi Tốt Nghiệp Xét Vào Đại Học?

Em là sinh viên năm 2 của trường sư phạm Hà Nội. Trước đây em cảm thấy mình nên đi học sư phạm bởi cá tính yêu con trẻ. Em cũng đã từng tập đứng lớp trước gương và thấy thích thú với nghề giáo. Nhưng hiện nay em cảm thấy chán nản bởi học ra trường không xin được việc. Các cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động dường như có gì đó là “hội chứng phong bì” Em chỉ nghe các anh chị lớn tuổi đi trước nói vậy nên rất hoang mang. Mặt khác, hiện nay việc đào tạo ngành sư phạm rất nhiều. Ngay như quê em (cùng khóa học với em) những người em biết đã lên tới gần 20 bạn đi học sư phạm. Em đang phân vân không biết nên hay không tiếp tục học cao đẳng hay xin bảo lưu kết quả để thi xét vào đại học? Hoặc tìm kiếm cho mình một ngành học khác tiềm năng?

2. Chị cũng đang học đại học sư phạm tphcm, em muốn bảo lưu kết quả thì em lên hỏi phòng đào tạo của trường xem sao? bảo lưu kết quả để sau này quay lại trường học tiếp hoặc bảo lưu kết quả để xét miễn các học phần đã học ở một ngôi trường mới cũng là việc làm nên suy xét. Việc làm này nó giống việc mua quả cam ở quán A vào mùa chín và ăn quả quýt ở quán B khi hết mùa vậy.Em đã học 2 năm rồi thì gắng học cho xong đi. Xã hội bây giờ cần người làm được việc, năng nổ và nhạy bén, rất nhiều người học bằng A sau khi ra trường đi làm ngành B,C,D… Trong thời gian này hãy gắng nghiên cứu xem mình hợp với ngành nghề gì, tiếp tục xét thị trường hiện nay ra làm sao? Tiềm lực kinh tế tài chính của bản thân và gia đình. Chúc em vững tâm, bình tĩnh và … thành công!

Tiêu đề : Có nên bỏ cao đẳng để thi tốt nghiệp xét vào đại học?

Đăng bởi :

Xuất bản lúc :

Chuyên mục : Tư vấn thi đại học

Nên Học Cao Đẳng Hay Đại Học? Cao Đẳng Khác Đại Học Như Thế Nào?

1. Tìm hiểu chung về hệ học Cao đẳng và Đại học

Về hệ đào tạo Cao đẳng và Đại học, những chuyên gia tư vấn tuyển sinh cho biết:  Giáo dục đại học là sự tổng hòa của nguồn tri thức gắn với thực tiễn nghề nghiệp. Bằng đại học là một tiêu chuẩn cứng và được nhiều công ty và cơ quan dùng để xét tuyển.

Xét trên góc độ lý thuyết , học Đại học sẽ cung cấp nhiều kiến thức nhất so với các cấp học khác. Bên cạnh đó, chương trình học này cũng cần có sự tư duy cao hơn các cấp khác . Đây là lý do mà hầu hết các bạn thí sinh muốn chọn lựa hệ học này.

Hiện nay ở Việt Nam đại học được chia ra thành 2 loại. Bao gồm đại học công lập và đại học tư thục. Tuy nhiên, ở cả 2 hình thức, chất lượng đào tạo và đội ngũ giảng viên của trường đều được đánh giá theo kiến thức chuyên môn.Bên cạnh đó, hệ thống trường Đại học khá phong phú, đem đến nhiều chọn lựa cho thí sinh.  Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ năng lực để thi tuyển vào các trường đại học. Học sinh cần phải trải qua một kỳ thi tuyển gắt gao để đạt được ước mơ.

Cao đẳng là hệ đào tạo kiến thức chuyên môn về nhiều ngành nghề khác nhau ở mức độ thấp hơn bậc Đại học, với thời gian đào tạo từ 2-3 năm tùy chương trình đào tạo. Hiện nay, hệ Cao đẳng bao gồm: Cao đẳng chính quy, Cao đẳng nghề và Cao đẳng chuyên nghiệp.

Hệ Cao đẳng chính quy được hiểu là Cao đẳng thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trong hệ thống giáo dục Đại học, do Bộ Giáo dục và đào tạo quản lý.

Hình thức học Cao đẳng chính quy là học tập trung và liên tục theo quy chế của Bộ Giáo dục và đào tạo. Nội dung của chương trình đào tạo chuyên sâu về lý thuyết hơn thực hành. Cao đẳng nghề là hệ Cao đẳng thuộc hệ thống trường nghề, do bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý. Nội dung chương trình học tập chuyên sâu vào kỹ năng thực hành hơn lý thuyết.

Về thời gian học từ 2-3 năm tùy từng ngành, nghề đào tạo đối với thí sinh tốt nghiệp THPT; đối với hệ liên thông là 1 năm đối với thí sinh tốt nghiệp Trung cấp nghề và 1,5 năm đối với thí sinh tốt nghiệp trung cấp nghề khác nghề đào tạo.

2. Giải đáp thắc mắc: Nên học Cao đẳng hay Đại học?

Để giúp bạn giải đáp vấn đề này, bài viết xin chia sẻ một số ưu điểm và hạn chế của chương trình Đại học với hệ đào tạo Cao đẳng. Cụ thể như sau:

Về ưu điểm

Tiết kiệm thời gian: bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm một năm học đại học và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn sớm hơn những bạn đang theo đuổi hệ giáo dục Đại học 4 năm trở lên.

Bên cạnh đó, với những ngành nghề nghề không nhất thiết cần phải có bằng Đại học như: kỹ thuật, cơ khí, chế tạo máy, công nghệ thông tin, dược, y tá, trợ lý bác sĩ v.v… sinh viên chỉ cần có những kiến thức cơ bản và ứng dụng để bước vào xã hội.

Hiện nay các nhà tuyển dụng không chỉ quan trọng bằng cấp mà còn chú trọng tới kinh nghiệm làm việc cũng như sự chuyên nghiệp trong công việc. Điều này cho thấy trong những ngành nghề nói trên, tốt nghiệp Cao Đẳng đôi khi đem lại cho các em một khả năng cạnh tranh vượt trội hơn những bạn cùng trang lứa.

Tiết kiệm chi phí: một số trường Cao Đẳng có học phí thấp hơn trường Đại học. Thêm vào đó, sinh viên có thể đi làm chỉ trong vòng 3 năm sau khi lấy bằng tốt nghiệp.

Có thể học Liên thông lên chương trình Đại học: Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Cao đẳng, học viên có thể Liên thông lên chương trình học Đại học để nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn.

Về một số điểm hạn chế

Bên cạnh một số mặt thuận lợi thì hệ học Cao đẳng cũng có nhiều hạn chế so với chương trình đào tạo đại học. Cụ thể:

Khả năng cạnh tranh tại nơi làm việc: những ứng cử viên có bằng cấp Đại học luôn được các nhà tuyển dụng ưu tiên và trong nơi làm việc họ luôn được cân nhắc để thăng chức hoặc đầu tư đào tạo nâng cao.

Mức lương: Sinh viên Đại học luôn được cân nhắc trả lương cao hơn sinh viên Cao đẳng

Khả năng học lên cao hơn: Trong những năm trở lại đây, khả năng liên thông từ chương trình cao đẳng lên chương trình đại học đã hạn chế rất nhiều. Nhiều trường đại học hiện nay không chấp nhận sinh viên được học liên thông từ bậc cao đẳng. Do đó, khả năng học lên cao của các bạn sinh viên tốt nghiệp cao đẳng hiện nay không còn dễ dàng như những năm trước.

Sự hài lòng: Một kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên Đại học luôn đạt được sự hài lòng và tự tin trong công việc. Ngược lại, sinh viên Cao Đẳng chính vì sự chênh lệch về tiền lương và sự đánh giá của con người qua thước đo học vấn đã khiến họ bất mãn và kém tự tin hơn.

Với những chia sẻ trên, bài viết hi vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn có sự cân nhắc, đánh giá và chọn lựa hệ học phù hợp.

3.5

/

5

(

2

bình chọn

)

4 Lý Do “Xui Khiến” Thí Sinh Bỏ Đại Học Để Học Cao Đẳng Y Dược

Nếu không đỗ Đại học thì hãy coi đó là may mắn vì bạn sẽ có cơ hội học Cao đẳng Y Dược với: Thời gian học ít hơn, 98% người ra trường có việc, miễn 100% học phí….

Không phải cứ học giỏi, bằng cấp cao là sẽ thành công trong công việc, sự nghiệp. Hãy đọc 4 điều sau để biết tại sao nhiều người lại bỏ Đại học chuyển qua Cao đẳng Y Dược

Trình độ giảng viên Đại học cũng như Cao Đẳng Y Dược

Có rất nhiều thí sinh sau khi trải qua kì thi THPT đang có lựa chọn nhưng lại băn khoăn về vấn đề chất lượng giảng viên ở các trường Cao đẳng. Khả năng hay trình độ của họ ra sao? Bạn có thể yên tâm về chất lượng của người dạy mình, vì để được đứng dạy ở Cao đẳng, giảng viên cũng phải có ít nhất là học vị Cao học.

Ta có thể lấy ví dụ như Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur mặc dù có học vị cao nhưng không muốn đi dạy ở Đại học. Phần lớn vì thầy cô muốn tập trung vào việc giảng dạy, đào tạo chuyên sâu cho sinh viên nhiều hơn là làm nghiên cứu.

Cao đẳng Y Dược luôn chú trọng thực tế hơn lý thuyết

Chương trình đào tạo của Trường Cao đẳng Y Dược nói chung và Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nói riêng là chương trình đào tạo theo chuẩn của Bộ Y tế. Giáo trình được xây dựng bởi những giáo sư, tiến sĩ Y khoa hàng đầu, được thiết kế tích hợp giữa việc đào tạo song song lý thuyết và thực hành. Trong đó đào tạo thực hành được Nhà trường chú trọng nhằm đảm bảo sinh viên, học viên theo hệ chuyển đổi văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược sau khi tốt nghiệp, sinh viên không chỉ vững kiến thức chuyên môn mà còn phải thành thạo kỹ năng nghiệp vụ, có thể làm được việc ngay sau khi ra trường mà không phải đào tạo lại. Đây cũng là ưu điểm lớn so với chương trình đào tạo truyền thống nặng về lý thuyết ở một số trường Đại học.

Đây được coi là lợi thế lớn nhất của các Trường Cao đẳng Y Dược hệ 3 năm với Đại học hệ 4-6 năm. Học phí ở Đại học dù cùng ngành hay khác ngành Y Dược đều cao hơn Cao đẳng. Có thể kể đến Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với mức học phí trung bình khoảng 530.000/ tín chỉ, vậy tính ra 1 kỳ sinh viên sẽ hết ít nhất hơn 10.000.000đ.

Trong khi đó, Cao đẳng Y Dược Hà Nội- Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lại khiến hàng ngàn thí sinh bàng hoàng khi công bố miễn phí 100% học phí. Ngoài ra, học phí Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược ở đây cũng khá thấp nên ngôi trường này đang thu hút rất nhiều độ tuổi và đối tượng như sinh viên, người muốn chuyển đổi đăng kí theo học.

Cánh cửa nghề nghiệp rộng mở

Ngày nay, nhóm ngành Y – Dược mới là nhóm ngành hot và thuộc top đầu những ngành có thể mang lại cơ hội việc làm cao cho sinh viên theo học. Nguyên nhân bởi xã hội càng phát triển thì nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của con người càng cao. Đặc biệt, vì Y – Dược là nhóm ngành đặc thù nên luôn có những chính sách và quy định cụ thể về chỉ tiêu tuyển sinh đối với từng chuyên ngành, từng trường để cân đối với thị trường lao động.

Thậm chí, một số trường Cao đẳng Y Dược đã có tầm nhìn chiến lược với cam kết 98% sinh viên chính quy, học viên hệ văn bằng 2 Cao đẳng Dược … sau khi ra trường sẽ có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp ví dụ như trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Có Nên Học Cao Đẳng Rồi Liên Thông Lên Đại Học Không?

Về giá trị bằng sau khi học liên thông Cao đẳng lên Đại học: Tại khoản 23 Điều 1 Luật Giáo dục Đại học sửa đổi năm 2018, có hiệu lực từ ngày 1/07/2019 quy định bằng đại học được đào tạo theo hình thức chính quy hay tại chức, từ xa, liên thông đều có giá trị ngang nhau.

Từ ngày 01/3/2020, theo Thông tư mới của Bộ Giáo dục & Đào tạo sẽ không ghi hình thức đào tạo trên bằng đại học.

Như vậy các bạn không cần quá lo lắng về học liên thông sẽ được cấp bằng gì, hay cấp bằng như thế nào vì giá trị bằng cấp sẽ ngang bằng nhau và quan trọng hơn cả là bạn học được những gì sau khoảng thời gian học liên thông đó.

Hiện nay, đa số những phụ huynh và học sinh thích cho con em đi học đại học, nhưng rất ít người trong số họ cũng không xác định được việc học đại học để làm gì và học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công hay không?

Chọn học cao đẳng hay đại học, liên thông thế nào?

Mỗi năm cả nước có hàng triệu thí sinh tham dự các kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học, việc thi đỗ vào đại học không phải là con đường duy nhất của một học sinh. Nếu bạn không thật sự học giỏi, bạn có thể học trung cấp hay cao đẳng, hoặc học các trường nghề. Không nhất thiết phải học Đại học. Thực tế cho thấy, có nhiều người đã tạo dựng sự nghiệp mà không cần đến tấm bằng Đại học và thực tế cũng cho thấy có bao nhiêu người có bằng, đại học vẫn thất nghiệp và không tìm kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp.

Vì sao lại lựa chọn học Cao đẳng trong khi hoàn toàn có thể đăng ký vào một trường Đại học bất kỳ nào đó?

Lợi thế về việc học Cao đẳng đó chính là việc tiết kiệm thời gian, trong khoảng 2,5 năm học Cao đẳng sinh viên vừa được học kiến thức, vừa được học thực hành. Nhiều chương trình cao đẳng chiếm tới 70% thời lượng là thực hành, giúp cho người học có được những kỹ năng nghề nghiệp vững chắc. Đảm bảo ra trường các bạn vẫn có thể kiếm được việc luôn nếu học hành chăm chỉ.

Sau khi học xong cao đẳng, bạn sẽ học liên thông Đại học mất khoảng 1,5 năm – 2 năm. Cộng lại thì thời gian học của bạn cả hệ Cao đẳng và Đại học sẽ từ 4 – 4,5 năm, bằng thời gian bạn học Đại Học chính quy, ra trường sẽ có bằng Đại học.

Có lẽ nhiều người không biết học Cao đẳng bạn còn có thêm những lợi thế nhất định như tốt nghiệp được đi làm ngay, ra trường vừa kiếm tiền vừa có thể học liên thông lấy bằng Đại học chính quy, chủ được kinh tế, đỡ gánh nặng cho gia đình.

Đại học không phải là con đường duy nhất để bước vào đời cũng chẳng phải con đường duy nhất dẫn bạn đến thành công. Đừng vì áp lực gia đình, áp lực tâm lý mà bằng mọi cách để học một trường đại học nào đó không phù hợp với tính cách, sở trường và năng lực của bản thân. Hãy lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn và phù hợp để bản thân phát huy được năng lực, sở trường và đặc biệt, cá nhân sẽ có cơ hội phát triển đúng với nhu cầu của thị trường lao động.