Top 3 # Có Nên Băng Vết Thương Bỏng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Quy Trình Thay Băng Vết Thương Do Bỏng

Thường xuyên khử trùng sau mỗi ngày thay băng. Phòng cần trang bị các thiết bị hồi sức như: máy thở; nguồn cung Thay băng được tiến hành tại buồng thay băng, tốt nhất là buồng vô khuẩn và thường cấp oxy; máy hút; monitor theo dõi người bệnh; các dụng cụ và thuốc cấp cứu cần thiết khác.

Thứ tự bệnh nhân vào thay băng

Ưu tiên những bệnh nhân cần xử trí kỳ đầu, bệnh nhân sau ghép da, tiếp theo là những bệnh nhân có diện tích bỏng hẹp, ít dịch mủ, sau đó là những bệnh nhân có vết bỏng rộng, cuối cùng là các bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng.

Bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, mắc bệnh truyền nhiễm hay có xét nghiệm HBsAg, anti HIV (+) phải được thay băng theo chế độ cách ly cùng với bộ thay băng riêng.

Bảo đảm quy định vô khuẩn trong thay băng: Nhân viên kíp thay băng rửa tay vô trùng; mặc quần áo mũ, khẩu trang vô trùng; đi găng vô trùng. Dụng cụ thay băng vô khuẩn, mỗi người bệnh phải dùng riêng để tránh lây chéo.

Mỗi bệnh nhân có khay thay băng riêng và được khử khuẩn cẩn thận. Trước khi thay băng cho bệnh nhân tiếp theo phải thay gang, áo quần và ngâm rửa tay.

Bác sĩ điều trị sẽ trực tiếp khám và chỉ đạo công tác thay băng để đánh giá vết thương, chỉ định các thuốc hay vật liệu thay thế da dùng tại chỗ vết bỏng và xử trí vết thương bỏng cùng với kíp thay băng.

Vô cảm: Sử dụng thuốc giảm đau toàn thân hoặc gây mê (theo quy trình riêng).

Bước 1: Tháo bỏ băng cũ và các lớp gạch phía ngoài

Điều dưỡng hữu trùng đưa người bệnh vào buồng băng, để nằm trên bàn thay băng (hoặc giường bệnh); dùng nỉa kéo cắt bỏ băng cũ, tháo bỏ các lớp gạc phía ngoài, để lại lớp gạc trong cùng. Dùng dung dịch nước muối sinh lý vô trùng hoặc thuốc tím pha loãng làm ẩm lớp gạc trong cùng.

Bước 2: Bóc bỏ lớp gạc trong cùng và làm sạch vết bỏng

Điều dưỡng vô trùng bóc bỏ lớp gạc trong cùng (gỡ miếng gạc song song với mặt da), chú ý nhẹ nhàng để không gây chảy máu và đau đớn cho người bệnh.

Dùng gạc mềm hoặc bông cầu vô trùng tẩm dung dịch nước muối rửa (hoặc các dung dịch sát khuẩn có chỉ định) để rửa vết bỏng; lấy bỏ giả mạc, dị vật; cắt lọc các hoại tử đang rụng hoặc còn sót lại sau phẫu thuật (nếu có). Lau rửa theo thứ tự từ vùng sạch đến vùng bẩn, vùng đầu mặt rửa trước, vùng bàn chân, tầng sinh môn rửa sau cùng).

Xử trí vòm nốt bỏng: nếu vòm nốt bỏng còn nguyên vẹn, chưa bị nhiễm khuẩn: trích rạch, cắt thủng nốt phỏng, tháo bỏ dịch nốt phỏng, cố gắng giữ lại vòm nốt phỏng, sau đó băng ép lại. Nếu nốt phỏng đã nhiễm khuẩn: cắt bỏ, tháo dịch nốt phỏng.

Trong khi thay băng, nếu chảy máu: đắp gạc tẩm nước muối ấm hoặc tẩm dung dịch adrenalin 1/200.000, hoặc bằng các biện pháp như đốt điện, thắt buộc mạch máu…

Rửa lại vết bỏng bằng dung dịch sát khuẩn. Thấm khô.

Căn cứ vào diễn biến, tình trạng vết thương mà người bác sĩ sẽ quyết định sử dụng thuốc điều trị tại chỗ tổn thương bỏng.

Điều dưỡng vô trùng chuẩn bị các thuốc hoặc vật liệu thay thế da dùng tại chỗ. Sau khi đã làm sạch vết bỏng, sử dụng thuốc tại chỗ vết bỏng theo một trong các cách sau:

+ Bôi thuốc trực tiếp lên vết bỏng một lớp đủ dày, kín hết vùng tổn thương bỏng, sau đó đắp một lớp gạc vô trùng bên ngoài. Nên đắp tiếp một lớp gạc tẩm vaseline bên ngoài lớp gạc trong cùng. Sau đó đắp vài lớp gạc vô trùng theo kiểu lợp ngói (độ dày của gạc tùy thuộc tình trạng dịch xuất tiết, mủ vết thương, thường từ 4-6 lớp gạc).

+ Tẩm thuốc vào một lớp gạc rồi đắp lên vết bỏng sao cho mép các tấm gạc chồng một phần lên nhau; đắp một lớp gạc tẩm vaseline chồng lên lớp gạc thuốc; đắp vài lớp gạc vô trùng theo kiểu lợp ngói (độ dày của gạc tùy thuộc tình trạng dịch xuất tiết, mủ vết thương, thường từ 4-6 lớp gạc).

Đối với vết bỏng đã lên mô hạt chuẩn bị ghép da, không bôi thuốc trực tiếp lên mô hạt từ 2-3 ngày trước ghép da.

Bước 4: Băng vết bỏng, đưa người bệnh về giường và theo dõi sau thay băng

Điều dưỡng giúp ngoài băng lại vết bỏng bằng băng cuộn hoặc băng lưới, không băng quá chặt làm ảnh hưởng đến lưu thông tuần hoàn của người bệnh.

Đưa người bệnh về giường, kiểm tra lại các chỉ số hô hấp, mạch, nhiệt độ, huyết áp của người bệnh và bàn giao cho điều dưỡng buồng bệnh.

VI. Theo dõi và xử trí tai biến

Theo dõi trạng thái toàn thân, mạch, nhiệt độ, huyết áp… sau thay băng chặt chẽ, kịp thời phát hiện trạng thái sốc, đe dọa sốc để xử trí.

Người bệnh choáng, ngất trong và sau thay băng: Tạm dừng thay băng, đặt nằm chỗ thoáng, mát, cho thở oxy, thuốc trợ tim. Khi người bệnh tỉnh, trở lại trạng ổn định cho phép mới thay băng tiếp.

Theo dõi tác dụng phụ của thuốc giảm đau toàn thân hoặc theo dõi chung sau gây mê để xử trí kịp thời như tình trạng ngừng thở ngừng tim, nôn…

Tình trạng đau đớn sau thay băng như kêu đau, rét run hoặc sốt cao: tiếp tục dùng giảm đau, ủ ấm, hạ sốt…

Có Nên Băng Vết Thương Khi Trẻ Bị Thương Nhẹ?

Sau khi vệ sinh vết thương, cha mẹ cần xem xét kỹ. Tùy vào vết thương như thế nào thì có những cách xử lý khác nhau.

Trẻ hiếu động không tránh khỏi những vết thương nhỏ trên cơ thể. Trước khi xem có nên băng vết thương của trẻ không, cha mẹ cần rửa sạch vết thương cho trẻ.

Đây là một trong những bước rất quan trọng để bảo vệ vết thương chống lại sự xâm nhập của vi trùng, vi khuẩn. Nên rửa vết thương bằng xà phòng và nước, cố gắng lấy hết những bụi cát trong vết thương ra. Những bụi cát này nếu không được lấy hết sẽ có thể gây sẹo hay tì vết trên da sau khi vết thương được chữa lành.

Sau đó, cha mẹ xem xét cẩn thận vết thương. Tùy vào vết thương như thế nào thì có những cách xử lý khác nhau.

Tùy vào vết thương như thế nào thì có những cách xử lý khác nhau. Vết thương nhỏ

Với vết thương nhỏ thì để mở và cho tiếp xúc với không khí là tốt nhất. Tuy nhiên, nếu vết thương dễ bị nhiễm bẩn và cọ xát với quần áo thì cần phải băng lại.

Vết thương sâu hơn

Đối với vết thương sâu hơn, có thể dùng băng dính y tế để băng vết thương. Lưu ý là phần bông gạc chỉ ôm vừa đủ vết thương và không được băng quá chặt vì sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn máu. Nhớ thay băng hàng ngày hoặc khi băng bị ướt.

Sau khi miệng vết thương đã khép, không cần phải băng bó nữa. Nếu bé có xu hướng gãi vì ngứa thì cần băng nhẹ lại để bảo vệ quá trình lên da non.

Nên để mở vết thương vào ban đêm để vết thương nhanh khô hơn. Tất nhiên nếu vết thương không quá nặng.

Vết thương nông nhưng rộng

Một số vết thương, chẳng hạn như các vết trầy xước trên một diện tích da rộng, cần được giữ ẩm và sạch để giúp giảm sẹo và mau lành. Lọai băng thường được sử dụng cho trường hợp này được gọi là băng chống thấm hoặc bán thấm. Bạn có thể mua chúng trong các cửa hàng thuốc mà không cần toa bác sĩ.

Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?

Những vết đứt sâu hơn 0,5 cm, khi bạn không thể giữ được vết thương, vết thương có mép nham nhở hoặc há miệng thường cần phải khâu. Trong trường hợp này, cha mẹ nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử lý.

Đối với các vết cắt ở mặt, mi mắt, môi, bàn tay, ngón tay cũng cần được khâu vì những chỗ này da căng hoặc phải cử động nhiều.

Tốt nhất là vết thương được khâu càng sớm càng tốt trong vòng 8 tiếng để ngăn nhiễm trùng và tránh để lại sẹo lớn. Nếu vết thương gây ra do vật bật hoặc vết đâm sâu thì theo chỉ định của bác sỹ có thể cần tiêm uốn ván nếu trẻ chưa tiêm phòng.

Theo An Nguyên (Gia đình Việt nam)

Có Nên Băng Vết Thương Khi Ngủ?

Một thủng một lỗ nhỏ gây ra bởi một vật nhọn dài, chẳng hạn như một cái đinh, kim. Đôi khi, một viên đạn có thể gây ra một vết thương thủng (puncture wound) có thể không chảy máu nhiều, nhưng những vết thương có thể sâu, và đủ để phá hủy cơ quan nội tạng. Nếu bạn có một vết thương thủng, thậm chí là rất nhỏ, cũng nên đi khám bác sĩ để xem xét tiêm phòng uốn ván và dự phòng nhiễm trùng.

Vết thương do bị mài mòn

Xảy ra khi da chà xát lên bề mặt thô hoặc cứng. Vết chà sát lên bề mặt đường là một thí dụ về mài mòn. Thường không có nhiều nguy cơ chảy máu, nhưng vết thương cần được làm sạch để tránh nhiễm trùng.

Một vật sắc nhọn như dao, mảnh vỡ của thủy tinh, hoặc lưỡi dao cạo, có thể gây ra một vết rạch. Vết rạch có thể bị chảy máu rất nhiều và nhanh chóng. Vết rạch sâu có thể gây tổn hại đến các mô dưới da như gân, dây chằng, cơ, khớp.

Mảng da rách

Mảng da rách là rách một phần hoặc toàn đi của da và mô.

Có nên băng vết thương khi ngủ?

Chúng ta mỗi khi bị thương, dù ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể thì đều cần phải được rửa sạch nhằm hạn chế nhiễm trùng sau đó mới được băng bó lại. Nếu vết thương có dịch, bạn nên thay băng mỗi ngày để vết thương được sạch sẽ, khô thoáng. Một số loại vết thương lớn, mất đi nhiều da nếu được phủ bằng gạc ẩm có vaseline hoặc dầu mù u sẽ giúp giảm sẹo và lành vết thương nhanh chóng.

Trên thực tế, nếu vết thương của bạn có mủ, mô chết thì nên thoa một ít pomade có pha loãng với kháng sinh, nó sẽ giúp vết thương mau lành và được khử trùng tốt hơn. Nếu miệng vết thương đã khép liền thì việc thoa pomade hoặc băng lại cũng không cần thiết nữa. Với những vết thương có mày thì nên để chúng tự bong ra, không nên cậy bởi điều đó sẽ khiến cho vết thương bị chảy máu, lâu lành hơn.

Việc băng vết thương khi ngủ cũng không thực sự cần thiết nếu như nó không quá nặng. Đối với một số vết thương nhẹ, chỉ cần sau khi xử lý đúng cách, bạn giữ vết thương cao hơn vị trí của tim vài ngày sẽ giúp vết thương mau lành, ít phù nề. Với những vết thương ở tay hoặc ở chân, tối ngủ chỉ cần bạn kê tay hoặc chân lên cái gối, nhằm hạn chế tác động mạnh vào vết thương giúp vết thương không đau nhức và nhanh lành hơn.

Với những vết thương nhẹ đã được xử lý an toàn, đúng cách thì bạn không nên băng vết thương khi ngủ, như vậy vết thương sẽ được khô thoáng hơn và mau lành. Nếu vết thương được băng gạc kín mít, ở trong môi trường ẩm thì vết thương sẽ lâu khô hơn và tiến độ lành bệnh cũng sẽ lâu hơn. Chỉ cần chúng ta tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình làm sạch và băng bó vết thương là mọi thứ sẽ ổn. Với những vết thương nhẹ, việc băng bó kín mít còn khiến cho vết thương lâu lành hơn.

Lưu ý khi có vết thương hở

– Nếu chấn thương nặng hoặc vết thương sâu, cần khám bác sĩ, trong một số trường hợp có thể cần băng bó thích hợp và khâu vết thương.

– Nếu các vết cắt hoặc vết thương do đinh, dây đồng, mảnh kính …cần tiêm phòng uốn ván càng sớm càng tốt để phòng nhiễm trùng.

– Vết thương cũng có thể gây tích tụ mủ, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trong trường hợp này, tư vấn bác sĩ về cách sát trùng và dùng một miếng băng y tế để ngăn ngừa nhiễm trùng nặng hơn.

– Trong trường hợp bị bỏng, vết thương chảy máu nghiêm trọng, cần đi khám bác sĩ.

– Bác sĩ có thể kê kháng sinh đường uống trong trường hợp chấn thương nặng hoặc vết bầm tím. Nhưng tránh tự ý dùng vì chúng có thể không cần thiết trong mọi trường hợp.

Như vậy, để tránh những tác dụng xấu khiến vết thương lâu lành hơn, các bạn không nên băng vết thương khi ngủ, đối với những vết thương nhẹ. Nên cẩn trọng với những vết thương hở, tránh để nhiễm trùng và dịch mủ ở vết thương sẽ khiến vết thương lâu khỏi mà để lại sẹo xấu, đôi khi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân. Vì vậy, khi bị thương các bạn nên biết cách sơ cứu cẩn thận nhất để vết thương mau lành.

từ khóa

băng gạc bị dính vào vết thương

có nên băng vết thương khi ngủ

cách chăm sóc vết thương té xe

cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo

Bài viết Có nên băng vết thương khi ngủ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Kỹ Thuật Thay Băng Rửa Vết Thương Nên Biết

Kỹ thuật thay băng rửa vết thương được coi là kỹ thuật cơ bản, vì nếu không làm đúng quy trình, đúng kỹ thuật sẽ làm vết thương gặp tình trạng nặng nề hơn như nhiễm trùng, hoại tử vết thương, và cũng vì vậy mà vết thương khó điều trị và lâu lành hơn bình thường.

Chuẩn bị thay băng rửa vết thương

Dụng cụ thay băng rửa vết thương

Địa điểm thay băng rửa vết thương nếu có thể nên làm trong phòng vô khuẩn, sạch, kín đáo và có đủ ánh sáng để thay băng.

Thay băng rửa vết thương cho bệnh nhân

Tháo bỏ băng cũ cho vết thương, chú ý khi tháo băng chỉ chạm vào phần băng còn sạch, nếu băng quá bẩn nên dùng kẹp để lấy băng ra, việc chạm vào phần bẩn của băng có thể làm tay người thao tác bị bẩn và dẫn tới nhiễm trùng thứ phát cho vết thương.

Nếu băng khó tháo có thể lấy kéo cắt băng và chú ý cần lấy hết phần chân băng (nếu là băng dính). Với băng cuộn nên tháo ngược chiều băng, chú ý cần làm nhẹ nhàng, không gây tổn thương cho vết thương. Khi tháo băng tới lớp băng cuối, nếu vết thương dính bạn nên lấy nước muối sinh lý tưới lên phần băng gạc.

Phần băng đã tháo nên để gọn gàng trong túi, không để dây dưa bên ngoài, gây mất vệ sinh.

Kỹ thuật rửa vết thương

Sau khi tháo băng vết thương cần quan sát kỹ và đánh giá tình trạng vết thương, sau đó lấy một kẹp sạch, vô khuẩn gắp bông nhúng vào dung dịch sát khuẩn sau đó chuyển phần bông được nhúng sát khuẩn sang kẹp thứ 2 dùng để rửa vết thương (chú ý rửa từ trong ra ngoài). Rửa cho tới khi vết thương sạch và thực hiện thao tác như trên, chú ý không được làm bẩn kẹp dùng để nhúng bông vào dung dịch sát khuẩn.

Sau khi rửa vết thương bằng dụng dịch sát khuẩn, lấy gạc nhúng vào dung dịch nước muối sinh lý, vắt khô và thấm khô vết thương và lau xung quanh vết thương.

Đắp thuốc và băng vết thương

Giai đoạn rửa vết thương xong nên đắp thuốc vào vết thương theo chỉ định của bác sỹ (không được phép tự ý dùng thuốc bôi lên vết thương). Sau đó dùng gạc phủ kín lên vết thương và băng vết thương lại.

Một số chú ý khi thay băng và rửa vết thươngVới vết thương nhiễm trùng, cần chú ý nặn hết mủ của vết thương đồng thời lấy hết tổ chức chết ở vết thương, rửa vết thương nhiều lần bằng nước muối sinh lý. Rửa lần cuối bằng oxi già nếu vết thương có bụi bẩn hay dị vật bên trong cần trôi ra ngoài do khả năng sủi bọt đẩy dị vật của oxi già. Nếu vết thương không bẩn, không nhiễm khuẩn thì không nên dùng oxi già vì có thể gây tổn thương cả các tế bào lành.

Động viên và chuẩn bị tinh thần cho người bệnh, tránh tâm lý stress, kích động và khó chịu trong quá trình thay băng.

Chuẩn bị dụng cụ thay băng, yêu cầu trước khi chuẩn bị thì người thay băng cần đeo khẩu trang và rửa tay, dụng cụ dùng để thay băng phải là dụng cụ vô khuẩn.

Trước khi thay rửa vết thương nên để dưới vết thương một tờ báo hoặc giấy nilong, điều này giúp cho quá trình thay rửa vết thương không làm bẩn giường, sàn nhà…

Bên cạnh người thay băng nên để một túi đựng các loại băng bẩn, bông lau rửa vết thương…

Thay băng rửa vết thương cho bệnh nhân

Với vết thương hết chảy mủ, bắt đầu lành và lên da non, những vết thương nông trên bề mặt, hoặc những vết thương không bị cọ xát bởi quần áo, giường đệm, không cần sử dụng băng gạc thông thường mà nên dùng băng vết thương dạng xịt Nacurgo xịt lên vết thương, giúp vết thương “thở” được nhưng vẫn có tác dụng bảo vệ vết thương và kích thích cho sự lành của vết thương.

Ưu điểm vượt trội của băng vết thương dạng xịt Nacurgo khi chăm sóc vết thương

Nacurgo lành nhanh vết thương gấp 3- 5 lần.

Dạng xịt tiện lợi, nhỏ gọn và sử dụng đơn giản: Chỉ cần ấn nhẹ van xịt và xịt dung dịch Nacurgo lên bề mặt vết thương. Dung dịch Nacurgo sẽ nhanh chóng khô sau vài phút và tạo thành lớp màng sinh học bao phủ, bảo vệ vết thương.

Vết thương được tuần hoàn thông thoáng: Một trong yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương là sự tuần hoàn, thông thoáng. Quá trình lành vết thương xảy ra bất cứ khi nào lưu lượng máu tại chỗ được lưu thông, đó là lí do tại sao vết loét do ứ máu tĩnh mạch và loét tì đè hay những vết thương được băng bó chặt thì khó lành. Nacurgo là băng vết thương dạng xịt tạo màng sinh học “siêu thoáng”, giúp vết thương được thở, lưu thông tốt và mau lành.

Được chứng minh giúp tổn thương da lành nhanh gấp 3-5 lần: Thành phần màng sinh học Polyesteramide trong Nacurgo là một thành tựu của y học hiện đại, được ví như một màng da nhân tạo giúp bảo vệ vùng da tổn thương,ngăn thấm nước, chống nhiễm khuẩn. Cơ chế làm lành thương tổn chính ở khả năng thúc đẩy hình thành mao mạch và tái tạo tế bào của màng sinh học. Bên cạnh đó, tinh chất trà xanh (Camellia Sinensis) giúp làm dịu vết thương. Tinh nghệ siêu phân tử (nanocurcumin) giúp nhanh chóng tái tạo tế bào da, ngăn ngừa hình thành sẹo và hạn chế thâm nám tại sẹo.

Không gây đau đớn khi thay băng: Một trong những vấn đề gây lo lắng sợ hãi cho người bị thương là mỗi lần thay băng. Với băng vết thương dạng xịt Nacurgo, lớp màng bao phủ vết thương sẽ tự phân hủy sinh học và bạn chỉ cần xịt lớp màng mới lên bề mặt vết thương sau 4-5 tiếng. Như vậy, người bị thương hoàn toàn không phải chịu đau đớn do tác động của việc bóc lớp băng gạc cũ và quấn lớp băng gạc mới.