Top 10 # Bò Bía Ngọt Bao Nhiêu Calo Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Ai Cũng Thích Ăn Bò Bía Ngọt, Nhưng Rốt Cuộc Nó Có Nguồn Gốc Từ Đâu?

Khi nhắc tới Bò Bía, có lẽ ai cũng cảm thấy một cảm giác trong trẻo, nhẹ nhàng của tuổi học trò như dòng nước mát chảy về trong tâm hồn…

Bò Bía rất quen thuộc với mỗi thế hệ học sinh, nhưng ít ai biết thứ quà vặt quen thuộc của tuổi học trò ấy đến từ đâu, mà lại làm những người Hà Nội sành ăn phải lưu luyến. Và cũng không ít người phải ồ lên ngạc nhiên đầy thích thú khi biết rằng, món ăn này còn có một phiên bản khác, mặn mà và cũng làm say đắm biết bao tâm hồn yêu ẩm thực Sài Thành.

Chiều nào cũng vậy, trước cổng trường học, giữa đám đông những phụ huynh chờ con, và những học sinh nhỏ chờ ba mẹ, ta lại dễ dàng bắt gặp những chiếc xe đạp cũ chở một chiếc thùng trắng nhỏ, với dòng chữ đỏ khá bắt mắt “Bò bía ngọt”.

Xung quanh chiếc xe, những ánh mắt nhỏ lấp lánh, háo hức đưa theo đôi tay khéo léo của người bán hàng. Lũ trẻ biết khi những hạt vừng đen tròn mẩy tí tách rơi xuống chiếc bánh với những nguyên liệu mang màu trắng ngà bên dưới chính là lúc chúng sắp được thưởng thức thứ quà ngọt lịm, bùi ngậy lại giòn dai mà chúng hằng ao ước.

Tuổi thơ của nhiều người đã đi qua trong những chiều tan trường cùng chiếc Bò Bía cuốn trắng muốt xinh xắn trên tay, vừa ăn vừa ôn lại một ngày nhiều niềm vui và những câu chuyện còn chưa kịp kể lúc giờ chơi…

Nhưng không biết, đã có ai từng thắc mắc: những chiếc cuốn nhỏ xinh, mang hương vị của kẹo nha, cơm dừa và bánh tráng làm từ bột mì dai dai ấy có từ đâu?

Bò Bía ngọt đã theo ra tới Hà Nội được hơn một thập kỉ. Những người bán hàng cho biết, ở Hà Nội này, người ở mỗi tỉnh khác nhau lên đây làm ăn thường có cái duyên với những nghề khác nhau: Người Nam Định thì bán bún, phở, cơm bụi,… người Hà Nam thì giao bánh mì… còn Bò bía là cái duyên của người Vĩnh Phúc.

Theo câu chuyện được kể lại, bác Vinh, một người dân quê ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc hơn chục năm trước vào Nam làm thuê, đã học được nghề làm bò bía ngọt. Sau đó bác khởi hành ra Bắc, khởi nghiệp với nghề bán thứ “đồ ăn chơi” mà rất đắt khách này.

Bác Vinh chia sẻ, làm bò bía ngọt không khó: Muốn làm bánh tráng chỉ cần bột mì, chút đường, tráng mỏng như tráng bánh đa nem. Kẹo thanh giòn rụm kẹp vào giữa bò bía được làm từ mạch nha (cô đặc từ mầm lúa gạo), thêm chút dừa thật già, cho cùi thật giòn, bùi, béo nạo thành sợi mảnh và một vài hạt vừng đen là đủ để làm được một chiếc trắng tinh ngon lành.

Ở Sài Gòn, những chiếc xe bán bánh bía ngọt cũng giản dị hệt như ở Hà Nội. Nhưng có môt điều khiến nhiều người phải ngạc nhiên, “bò bía” trong Nam có phiên bản mặn và cũng là một trong những món ăn đắt khách nhất của mảnh đất này.

Bò bía mặn được làm bằng các nguyên liệu gồm lạp xưởng, trứng gà tráng, cà rốt, rau xà lách, củ sắn thái sợi luộc chín, hay su hào, tôm khô, rau thơm… tất cả thái nhỏ và cuộn trong bánh tráng làm từ bột mì. Gia vị dùng kèm là tương đen, và món ăn kèm là đậu phộng rang giòn, hành phi thơm nức, trộn cùng chút ớt xay nhuyễn.

Không biết vì món ăn đã thông dụng đến trở thành một phần của ẩm thực Sài Gòn, hay vì cái tên rất lạ của nó nhưng đã có người nơi đây tìm được một thông tin khác về nguồn gốc xa xôi của Bò bía:

“Bò bía (tiếng Phúc Kiến: pȯh-piáⁿ, 薄皮卷, tiếng Hán Việt là Bạc bính, nghĩa là bánh mỏng) là món cuốn theo phong cách ẩm thực Triều Châu (Quảng Đông) và Phúc Kiến, Trung Quốc, hiện phổ biến ở Đài Loan, Singapore và Malaysia. Tại Phúc Kiến, món này thường dùng ở Hạ Môn, còn ở Quảng Đông, món ăn phổ biến tại vùng Triều Sán ở phía đông của tỉnh trong lễ thanh minh. Tại Việt Nam, món này có thể do các di dân Triều Châu hoặc người Peranakan (hay còn gọi là Baba Nyonya, tục gọi người Bà Ba) du nhập vào.” ( Trích bài viết của tác giả kí tên PKH )

Vậy ra cái tên kì lạ của món bò bía có xuất phát điểm từ tiếng Hoa, và món ăn cũng đến từ nền ầm thực giàu có Trung Hoa.

Theo thời gian phiên bản bò bía mặn đã được thay đổi nhiều, lớp bánh cuốn ngoài không còn làm bằng bột mì nữa. Nó được thay bằng loại bánh tráng bột gạo, mà các bà nội trợ ngày nay thường dùng để cuốn nem, cuốn gỏi. Sự thay đổi này có lẽ bắt nguồn từ việc nguồn dự trữ gạo địa phương phong phú, người Hoa ở miền Nam đã sử dụng bột gạo để thay thế cho nguyên liệu bột mì trong bánh tráng bía, cũng từ đó thay đổi cách gói bò bía.

Kết thúc hành trình tìm về cội nguồn của một ‘món quà nơi khác’ đã làm xiêu lòng biết bao người Hà Nội, ta lại tìm thấy những cây cầu xưa cũ, đã nối cuộc sống của con người lại gần nhau hơn. Từ cách tráng bánh khéo léo của người Hoa, đến cái chịu thương chịu khó của người Vĩnh Phúc, qua cái tâm hồn cởi mở và hồn hậu của người Hà Nội, Bò bía ngọt đã có một hành trình thật dài, để góp cái duyên dáng của mình vào danh sách những thức quà thanh tao mà người dân Hà Nội ưa thích.

100G Cải Ngọt Bao Nhiêu Calo? Cải Ngọt Có Tác Dụng Gì?

Thành phần dinh dưỡng của cải ngọt

Cải ngọt là một giống cây trồng thuộc họ nhà cải, có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc. Rau cải ngọt là cây thân thảo, cao từ 50 – 100 cm, thân hình tròn, không có lông, lá cây có phiến dài, phần đầu có hình tròn hoặc hình tù. Gốc cây hẹp, phần mép lá không nhăn, có màu trắng. Cải ngọt được gieo trồng và thu hoạch quanh năm, từ 20  – 40 ngày tùy vào từng mùa vụ. Do đó, chúng trở thành một trong những loại thực vật phổ biến nhất ở nước ta. Vậy 100g cải ngọt chứa bao nhiêu calo?

Theo nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng, để xác định 100g cải ngọt bao nhiêu calo, chúng ta cần dựa vào thành phần dinh dưỡng của cải ngọt. Theo đó, rau cải ngọt sẽ cung cấp cho con người những dưỡng chất như sau:

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng dinh dưỡng

Protein 1,1 g

Lipit 0,2 g

Carbohydrate 2,1 g

Canxi 61 mg

Photpho 37 mg

Sắt 0,5 g

Caroten 0,01 mg

Thiamin (B1) 0,02 mg

Ribopalavin (B2) 0,04 mg

Niaxin (B3) 0,3 mg

Vitamin C 20 mg

Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g cải ngọt

100g cải ngọt bao nhiêu calo?

Giải đáp cho câu hỏi 100g cải ngọt bao nhiêu calo, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết. Trong cải ngọt, chứa hàm lượng calo tương đối thấp, do đó chị em nữ giới, những người đang ăn kiêng, giảm cân không cần quá lo lắng về lượng calo trong loại rau này.

Trung bình, cứ 100g rau cải tươi sẽ chứa khoảng 50 kcal, con số không hề lớn và hoàn toàn phù hợp với khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, hàm lượng calo trong cải ngọt sẽ thay đổi đáng kể, tùy thuộc vào cách chế biến của mỗi người. Ví dụ như:

100g cải ngọt luộc chứa khoảng 52 kcal

100g cải ngọt xào tỏi chứa khoảng 63 kcal

100g cải ngọt hấp chứa khoảng 57 kcal

100g cải ngọt nấu tôm chứa khoảng 86 kcal

100g cải ngọt nấu mọc chứa khoảng 130 kcal

Cải ngọt có tác dụng gì?

Nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng đã chứng minh, ngoài việc chứa ít calories và giàu chất dinh dưỡng, rau cải ngọt còn mang lại rất nhiều công dụng, lợi ích tốt cho sức khỏe con người. Vậy cải ngọt có tác dụng gì?

Hỗ trợ điều trị bệnh Gout

Bệnh Gout là một căn bệnh rối loạn chuyển hóa, do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn tới tình trạng lắng đọng tinh thể muối ở khớp (bao hoạt dịch hoặc sụn khớp). Khiến khớp bị viêm sưng, gây đau đớn, nếu không điều trị kịp thời về lâu về dài sẽ dẫn tới biến dạng, cứng khớp vô cùng nguy hiểm.

Căn bệnh này thường xuất hiện ở những người có chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, không khoa học. Dung nạp vào cơ thể quá nhiều thực phẩm chứa nhiều protein, chất kích thích, thịt bò, tim, gan, hải sản,… Lúc này, rau cải ngọt sẽ trở thành một trong những loại thực phẩm có thể giúp bạn điều trị bệnh gout và được bác sĩ khuyến khích sử dụng. Bởi công dụng đào thải bớt đi hàm lượng axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể.

Ăn những món ăn chế biến từ cải ngọt như cải ngọt luộc, cải ngọt hấp. Sẽ giúp bạn điều trị và phòng ngừa bệnh gout vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, những người bị bệnh gout có thể sử dụng cải ngọt giã nhỏ và đắp vào khu vực khớp bị viêm sẽ làm dịu cơn đau nhanh chóng.

Cung cấp khoáng chất canxi cho người bị loãng xương

Như đã phân tích những thành phần dinh dưỡng có trong rau cải ngọt, canxi và vitamin là những “gương mặt” rất nổi bật trong loại rau này. Chất canxi là một loại khoáng chất rất quan trọng đối với quá trình hình thành, giúp hệ xương khớp luôn khỏe mạnh, rắn chắc. Vitamin K có khả năng làm tăng mật độ chất khoáng, giảm thiểu tình trạng gãy xương ở những người bị bệnh loãng xương.

Do vậy, khi bổ sung rau cải ngọt vào chế độ dinh dưỡng của bạn thường xuyên, chất canxi và vitamin K trong rau sẽ cung cấp dinh dưỡng, phòng ngừa bệnh loãng xương, xương khớp hoạt động kém,… hiệu quả. Đặc biệt với trẻ nhỏ, người cao tuổi là những đối tượng cần nạp lượng lớn canxi. Chưa kể, canxi trong rau cải ngọt 100% từ thiên nhiên, rất an toàn và dễ hấp thụ vào cơ thể.

Ngăn ngừa bệnh ung thư hiệu quả

Ung thư luôn được coi là căn bệnh vô cùng quái ác và trực tiếp đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Để phòng chống căn bệnh nguy hiểm này, ngoài việc xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, trong rau cải có chất  allyl isothiocyanate – một loại chất có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa, phòng bệnh ung thư vô cùng hiệu quả. Đặc biệt là ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư dạ dày,…

Tốt cho tim mạch

Do đó, thay vì sử dụng chất kích thích rượu, bia, thuốc lá hay đồ ăn nhanh nhiều cholesterol và chất béo như gà rán, coca, hamburger,… Các bạn hãy bổ sung rau cải ngọt để bảo vệ và phòng chống các căn bệnh tim mạch tốt hơn.

Tốt cho hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch

Chất xơ là một thành phần dinh dưỡng quan trọng và dồi dào có trong rau cải ngọt. Chưa kể, rau cải còn chứa chất nhầy, giúp bôi trơn hệ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột, tham gia vào quá trình hấp thụ và đào thải chất dư thừa ra khỏi cơ thể. Từ đó, giúp cơ thể phòng bệnh táo bón và tắc ruột hoặc bệnh trĩ hiệu quả.

Ngoài ra, để hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh, ăn rau cải ngọt là chưa đủ, các bạn cần thay đổi chế độ sinh hoạt, tập luyện thể thao hàng ngày để mang lại hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra, ăn rau cải ngọt thường xuyên còn giúp tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt giải độc cơ thể,… Thông qua chất xơ, và hàm lượng vitamin B, C dồi dào.

Món ngon từ cải ngọt bạn nên biết

Cải ngọt nấu thịt băm

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Thịt lợn băm 150g, cải ngọt 300g, hành khô, gia vị.

Cách chế biến:

Bước 1: Làm sạch rau, nhặt bỏ rễ và lá hỏng, lá vàng. Băm hành khô.

Bước 2: Thêm dầu ăn vào chảo, phi hành, cho thịt băm vào đảo qua với muối hoặc mắm. Nêm nếm vừa miệng là được.

Bước 3: Đun sôi nước trên bếp, thêm thịt vào nồi, đợi nước sôi thì thêm rau cải. Đợi rau chín kỹ thì tắt bếp. Cuối cùng, múc canh ra bát và thưởng thức với cơm nóng hoặc ăn trực tiếp đều rất ngon.

Nấu cải ngọt với hến

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Hến 500g, hành tím 2 củ, cải ngọt 300g, gia vị (mắm, muối, mì chính).

Cách chế biến:

Bước 1: Sơ chế sạch hến bằng cách ngâm nước muối, thêm 1 quả ớt để chúng nhả hết cát, chất bẩn ra bên ngoài. Đem rửa sạch và cắt khúc các loại rau củ quả, bạn có thể cắt khúc khoảng 5 cm sao cho vừa ăn. Băm nhuyễn hành khô.

Bước 2: Luộc thịt hến, lấy phần thịt đem đi rửa sạch với nước. Sau đó đem thịt hến xào chung với hành khô, nêm thêm gia vị vừa ăn.

Bước 3: Thêm nước vào nồi hến, khi nước sôi thì thả rau cải ngọt vào, nếu tới khi chín kỹ thì tắt bếp. Cuối cùng múc canh ra bát tô và thưởng thức thôi.

Chỉ với vài bước cơ bản, các bạn đã có thể chế biến ngay cho mình một bữa ăn vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng với rau cải ngọt rồi. Tuy nhiên, để rau cải ngọt phát huy hết công dụng và không gây hại cho sức khỏe, các bạn nên lưu ý một số điều như sau:

Người bị đau dạ dày: đối với những người hay bị đầy bụng, khó tiêu, cải ngọt ăn nhiều sẽ gây ra hiện tượng sinh khí. Từ đó, khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là khi bạn ăn rau cải sống.

Người bị bệnh sỏi thận: Trong rau cải chứa rất nhiều axit axalic – một loại hợp chất làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu kẽm và canxi trong cơ thể. Ngoài ra, hàm lượng oxalate trong rau cũng rất cao. Vì vậy, người bị sỏi thận nên cân nhắc kỹ trước khi ăn cải ngọt.

Ngoài ra, để bảo vệ và cải thiện sức khỏe, các bạn đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng, kết hợp với tập luyện khoa học, đều đặn mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng tốt hơn.

Kết luận lại, rau cải ngọt không hề chứa nhiều calo và đặc biệt tốt cho sức khỏe. Vì vậy, hy vọng qua bài viết 100g cải ngọt bao nhiêu calo? Các bạn đọc sẽ biết cách ăn rau cải ngọt đúng cách và có thêm cho mình những kiến thức bổ ích.

Ngày sửa: 31-01-2021

Rau Muống Xào Thịt Bò Bao Nhiêu Calo?

Rau muống xào thịt bò bao nhiêu calo?

Rau muống xào thịt bò là một trong những món ăn vô cùng dân dã. Hơn tất cả những món sơn hào hải vị ngoài kia, rau muống xào thịt bò chẳng khác nào một món “đặc sản” trong bữa cơm quê nhà. Rau muống – thịt bò quả là một sự kết hợp không thể tuyệt vời hơn được nữa. Vậy rau muống xào thịt bò bao nhiêu calo?

Rau muống bao nhiêu calo?

Để đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi rau muống xào thịt bò bao nhiêu calo, chúng ta sẽ đi lần lượt từng nguyên liệu một mà trước hết là rau muống. Rau muống là một nguyên liệu không thể thiếu trong thực đơn giảm cân bởi nó dễ ăn, dễ chế biến và giàu chất dinh dưỡng.

Trung bình cứ 100g rau muống tươi sẽ chứa khoảng 30 calo, một con số không quá cao nhưng sẽ tăng lên hoặc giảm đi phụ thuộc vào cách chế biến của mỗi người.

Bổ sung thịt bò trong chế độ dinh dưỡng cũng là một cách để nạp năng lượng và những dưỡng chất thiết yếu đối với sức khỏe. Thịt bò không những bổ dưỡng mà còn có thể chế biến được rất nhiều những món ăn thơm ngon điển hình trong số đó chính là rau muống xào thịt bò.

100g thịt bò có chứa khoảng 250 calo, một con số cũng khá lớn phải không nào? Thế nhưng đây cũng là điều khá dễ hiểu khi mà thịt chính là một nguồn cung cấp năng lượng lý tưởng.

Rau muống xào thịt bò bao nhiêu calo?

Bỏ qua những nguyên liệu phụ đi kèm như tỏi và các gia vị khác, chúng ta sẽ chỉ đề cập tới hai nguyên liệu chính đó là rau muống và thịt bò. Lượng calo có trong rau muống xào thịt bò còn phụ thuộc vào khối lượng nguyên liệu dùng để chế biến món ăn.

Vậy lượng calo có trong rau muống xào tỏi sẽ rơi vào khoảng: 250 x 2 + 30 x 1,5 = 545 calo. Đây cũng được xem là một con số rất lớn và chắc chắn sẽ khiến nhiều người rơi vào cảm giác quan ngại.

Ăn rau muống xào thịt bò có béo không?

Nếu như chỉ nhìn vào lượng calo vừa đề cập ở trên sẽ có rất nhiều người lo lắng rằng đây sẽ là món ăn gây tăng cân, béo phì. Thế nhưng trên thực tế, đây lại là một trong những món ăn được mọi người sử dụng rất nhiều trong thực đơn giảm cân của mình. Cùng lý giải điều này như sau:

Rau muống là một loại rau xanh có hàm lượng chất xơ cao, thành phần chính là nước và không có chứa quá nhiều calo cho nên đây sẽ là một món ăn nên được bổ sung vào thực đơn giảm cân hàng ngày.

Sở dĩ thịt bò chứa nhiều calo nhưng không gây nên tình trạng thừa cân, béo phì là do 1/2 chất béo có trong thịt bò là chất béo không no cho nên chúng sẽ không thể khiến cho lượng cholesterol tăng cao được. Vì vậy cho nên, bạn hoàn toàn có thê yên tâm khi sử dụng rau muống thịt bò trong bữa ăn của mình.

Lời kết

Một Tô Bún Bò Bao Nhiêu Calo Và Ăn Bún Bò Có Mập Không?

Là người Việt, chắc hẳn bạn sẽ không còn xa lạ gì với món bún bò. Đây là một món ăn tinh hoa ẩm thức cố đô Huế, thể hiện biết bao thang trầm lẫn tinh túy của nghệ thuật nấu nướng nơi mảnh đất kinh kỳ cổ kính. Theo thời gian món ăn này càng được nhiều người ưa chuộng. Tuy vậy cũng không ít người tỏ ra nghi hoặc liệu rằng ăn bún bò có mập không và một tô bún bò bao nhiêu calo?

Một tô bún bò bao nhiêu calo?

Bún là nét ẩm thực rất riêng của châu Á. Về đến Việt Nam, bún vẫn giữ nguyên bản truyền thống với sắc trắng, sợi tròn mềm, thế nhưng kích thước của nó lại tùy thuộc vào mỗi món ăn và theo vùng miền. Chẳng hạn như sợi bún ở miền Bắc thường bé như và mềm hơn sợi bún ở miền Trung và Nam, sợi bún bò thường to hơn sợi bún riêu.

Dẫu vậy, ở vùng nào đi chăng nữa thì bún vẫn được làm từ tinh bột gạo. Người xưa kể rằng, để có được sợi bún trắng, thơm thì gạo để làm bún phải là thứ gạo tẻ dẻo cơm, khô và nở. Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là gạo trắng, vì như thế những sợi bún làm ra mới có màu trắng bắt mắt. Từ tinh bột gạo ấy được chuyển qua tạo khuôn và được luộc chín trong nước sôi. Sợi bún thường được dùng làm thành phần chính của một vài món ăn như bún cá, bún mọc, bún bò, bún thịt nướng.

Phổ biến là thế, nhưng cũng rất ít người biết trong bún chứa bao nhiêu calo. Theo nghiên cứu của Bộ Y Tế, trong 100g bún tươi sẽ có khoảng 110 calo, chủ yếu là hàm lượng gl thấp (tương đương thực phẩm tinh bột chậm). Ngoài ra, bún còn bao gồm các chất dinh dưỡng khác như protein, tro, nước, canxi, chất xơ, phốt pho,…Nếu xét riêng bún thì năng lượng được cung cấp không quá cao, vì thế bạn có thể dùng bún tươi thay cơm ăn hàng ngày để giảm cân.

Tuy nhiên đối với một bát bún bò thì nó lại là chuyện khác, lúc này lượng calo của nó lại phụ thuộc vào những thành phần đi kèm bao gồm những loại thực phẩm nào, tỷ lệ bao nhiêu,… Cụ thể trong một bát bún bò sẽ chứa 637kcal (đã bao gồm những thành phần thực phẩm cơ bản tạo thành món). Trong khi đó, nhu cầu năng lượng hàng ngày cho một người làm văn phòng sẽ cần khoảng 1.735kcal. Do đó mức năng lượng mà bún bò cung cấp là bình thường. Dẫu vậy, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên rằng bạn không nên ăn quá nhiều bún bò bởi nó có thể gây béo. Bên cạnh đó, bún bò cũng chứa khá nhiều cholesterol vì thế những người mắc bệnh tim mạch nên hạn chế ăn.

Nếu như chỉ tính riêng bún thì ăn bún không hề gây béo, thậm chí nó còn có thể giúp bạn giảm cân nếu như bạn ăn đúng cách. Vấn đề gây béo ở đây chính là các loại thực phẩm đi kèm có trong một tô bún. Chẳng hạn như, trong một tô bún bò thường sẽ có bún, thịt bò, giò heo, giò lụa, dầu ăn, đường, giá, hoa chuối, rau thơm, rau muống,… chính những thực phẩm đi kèm này mới khiến tăng lượng calo.

Còn nếu như bạn vẫn lo lắng ăn bún bò vẫn bị mập thì bạn có thể thay thế sợi bún truyền thống bằng sợi bún làm từ gạo lứt để giảm bớt hàm lượng tinh bột. Cùng với đó, để ăn bún bò không bị tăng cân hay béo thì bạn cần lưu ý:

Nên ăn bún bò vào bữa sáng để có thể vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng vừa giúp ổn định cân nặng.

Khi ăn bún bò bạn nên ăn kèm với các loại rau để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho các hoạt động trao đổi chất của cơ thể.

Vì trong bún ngoài tinh bột gạo còn có nhiều chất phụ gia khác tạo thành như hàn the hay chất tẩy rửa trắng gây hại cho dạ dày vì thế bạn chỉ nên ăn bún 2 – 3 bữa sáng/tuần.

Không nên ăn bún bò quá nhiều trong thời gian dài để tránh gây hại cho hệ tiêu hóa và bị vượt quá mức calo cần thiết dung nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và cố gắng luyện tập để tiêu hao lượng calo dư thừa.