Top 8 # Bầu Bí Ngủ Nhiều Có Tốt Không Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Bà Bầu Ngủ Nhiều Có Tốt Không? Cách Giúp Bà Bầu Ngủ Ngon

Theo Gia Đình Là Vô Giá thì giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe của phụ nữ mang thai. Không chỉ vậy, theo kết luận của các nhà khoa học viện hàn lâm Mỹ, thói quen ngủ nghỉ của mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về trí tuệ, tính cách của thai nhi sau này. Nếu các mẹ ngủ dậy muộn, ngủ nhiều hơn bình thường sẽ khiến con thay đổi thói quen giờ giấc từ trong bụng mẹ. Vậy liệu bà bầu ngủ nhiều có tốt không hay bà bầu ngủ dậy muộn có tốt không?

Bà bầu ngủ nhiều có tốt không?

Mẹ bầu ngủ nhiều có tốt không còn phụ thuộc vào việc bà bầu ngủ muộn không và giấc ngủ có đủ 8 tiếng không. Việc bà bầu thức đêm ngủ ngày hay mẹ bầu ngủ ngày thức đêm sẽ khiến các mẹ ngủ nhiều hơn và sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy sau này. Điển hình là bé sinh ra sẽ khó tính, hay khóc quấy và ngủ không đúng giấc. Phụ nữ mang thai đi ngủ, thức dậy đúng giờ và có giấc ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ sau khi chào đời có thói quen ăn ngủ hợp lý giống mẹ.

7 thói quen mẹ bầu cần bỏ ngay sau khi ngủ dậy

Dọn dẹp nhà khiến mẹ tiếp xúc với bụi bặm, hóa chất tẩy rửa, nước giặt… có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến thai nhi. Chưa kể, việc bê vật nặng cũng gây áp lực lên bụng bầu, dễ gây té ngã và tăng nguy cơ sảy thai.

Nhịn ăn sáng hoặc ăn sáng quá no, quá sớm hoặc quá trễ, ăn thức ăn nhiều đường, nhiều dầu mỡ… đều là những thói quen có hại mà mẹ bầu cần bỏ gấp. Vì chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau khi thức giấc là thời điểm ăn sáng tốt nhất. Mẹ nên ăn cân bằng 4 nhóm chất, ăn từ từ chậm rãi để dinh dưỡng hấp thụ hết vào cơ thể, thai nhi dễ lớn khỏe mỗi ngày.

Bà Bầu Ngủ Nhiều Có Tốt Không? Ngủ Bao Nhiêu Là Đủ?

Giấc ngủ có ý nghĩa vô cùng quan trọng với các thai phụ, vì khi mang bầu cơ thể phải trải qua rất nhiều áp lực lớn:

Trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi nhanh chóng, cơ thể sẽ bắt đầu tăng sản sinh hormone progesterone để điều hòa chu kỳ sinh sản trong cơ thể. Sự tăng tiết của loại hormone này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những thụ thể benzodiazepine trên hệ thần kinh trung ương, từ đó thúc đẩy quá trình sản sinh một loại chất dẫn truyền thần kinh có tên là GABA có công dụng làm dịu căng thẳng và phục hồi não bộ. Đây chính là một trong các lý do khiến các chị em cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ quá mức.

Tim phải làm việc gấp 5 lần bình thường, thận phải hoạt động cật lực để thích ứng với sự gia tăng lưu lượng máu và nhu cầu oxy để nuôi dưỡng thai, các khớp chân, háng chịu trọng lượng cơ thể ngày càng nặng của cả mẹ bầu và thai nhi.

Thai phụ ngủ ít hơn 6 giờ/ngày sẽ có khả năng phải mổ cao gấp nhiều lần và quá trình chuyển dạ cũng sẽ kéo dài lâu hơn so với những sản phụ ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm.

Vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ ba, các mẹ bầu sẽ chịu thêm cân nặng của thai nhi và sẽ cảm thấy lo lắng, căng thẳng về thời điểm chuyển dạ, từ đó khiến các chị em lại càng thèm ngủ hơn bình thường.

Do đó, đảm bảo thời gian lẫn chất lượng giấc ngủ tốt trong quá trình mang thai là điều mà bạn nên chú ý để có một thai kỳ khỏe mạnh và em bé trong bụng được phát triển toàn diện.

Những yếu tố tác động đến giấc ngủ khi mang bầu– Bà bầu ngủ nhiều có tốt không?

Trong quá trình mang thai, các chị em sẽ có thể gặp phải tình trạng ngủ nhiều hơn bình thường. Đây tình trạng khá thường gặp trong tha kỳ. Các yếu tố sau đây được xem có gây các ảnh hưởng nhất định đến giấc ngủ của sản phụ:

Trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, huyết áp và nồng độ đường huyết trong máu của các chị em bị suy giảm xuống. Điều này có khiến cho các chị em luôn cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày, cảm thấy chóng mặt. Việc tăng tiết hormone progesterone trong thời kỳ này cũng có thể khiến các chị em thèm ngủ nhiều hơn bình thường.

Nhiều phụ nữ mang thai, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ gặp phải hội chứng chân không yên này. Triệu chứng điển hình của hội chứng này là bệnh nhân có cảm giác khó chịu như: ngứa ngáy hoặc như có cảm giác như kim châm ở hai chân và có hành động không tự chủ được như cử động hai chân để giải tỏa cảm giác khó chịu này ngay lập tức.

Tuy nhiên, ở hầu hết trường hợp, triệu chứng này thường biến mất nhanh chóng sau khi sinh. Hội chứng này thường phá hỏng giấc ngủ ban đêm và kết quả là khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ nhiều hơn vào ban ngày để thỏa mãn các cơn buồn ngủ.

Trào ngược dạ dày xảy ra khi cơ vòng ở đáy thực quản – bộ phận giúp vận chuyển thức ăn vào dạ dày bị giãn ra, lỏng lẻo. Tình trạng sẽ cho phép thức ăn và axit dạ dày trào ngược vào thực quản, gây kích thích niêm mạc.

Trong thai kỳ, các chị em rất dễ gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày. Bởi vì áp lực của thai nhi ngày càng gia tăng sẽ đè lên vùng ruột và dạ dày có thể gây cản trở việc cơ vòng dưới thực quản có thể đóng lại bình thường, khiến thức ăn bị đẩy lên thực quản.

Đồng thời, sự tăng tiết hormone progesterone trong thai kỳ có thể khiến cho cơ vòng dưới bị giãn rộng ra, làm gia tăng tần suất thức ăn trào ngược dạ dày. Các sản phụ khi gặp tình trạng này thường có nhu cầu ngủ nhiều hơn vào ban ngày, dẫn đến rối loạn nhịp ngủ sinh học.

Rối loạn giấc ngủ trong quá trình mang thai

Tình trạng sản phụ ngủ nhiều có thể bắt nguồn từ các rối loạn giấc ngủ thường diễn ra trong quá trình mang bầu. Nhất là trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên và thứ ba, các chị em có thể thấy mình dành nhiều thời gian nằm nghỉ ngơi trên giường nhưng lại không ngủ ngon giấc.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cảm giác đau lưng, xương hông và chân, chuột rút khi mang thai. Sự căng thẳng trong cuộc sống và lo lắng xoay quanh quá trình chuyển dạ cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của các chị em. Đi kèm với trách nhiệm lớn lao sẽ nuôi dưỡng một đứa trẻ. Tất cả những điều ấy cũng có thể khiến bạn gặp những rối loạn giấc ngủ khi mang thai.

Hãy đi gặp các bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để chẩn đoán nếu các chị em thấy xuất hiện một số dấu hiệu bất thường như: hoạt động thở bị hạn chế trong khi ngủ, thường buồn ngủ vào ban ngày, ngáy to, mất tập trung, hay quên. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở một số thai phụ.

Do đó, lời khuyên tốt nhất là khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường trên, các chị em nên đến các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa uy tín để kiểm tra rối loạn này và có phương án điều trị kịp thời và đúng cách.

Ở thời kỳ tam cá nguyệt thứ ba, các sản phụ có thể thấy mình phải thức dậy rất nhiều lần để đi vệ sinh vào ban đêm. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều lần khi mang bầu là do tử cung mở rộng đã bắt đầu gia tăng áp lực lên cho bàng quang của bạn. Từ đó khiến bộ phận này không thể chứa được lượng nước tiểu nhiều như bình thường và lâu nên thúc đẩy nhu cầu tiểu tiện nhiều lần ở sản phụ.

Bên cạnh đó, sự sản sinh hormone hCG sẽ tăng cường máu lưu thông đến các vùng chậu, tử cung và thận, từ đó khiến cho bàng quang bị chèn ép, dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần. Tình trạng tiểu đêm thường xuyên sẽ tác động không nhỏ đến giấc ngủ, làm giảm chất lượng giấc ngủ, khiến cơ thể của người mẹ bị mệt mỏi và suy nhược, thúc đẩy cảm giác buồn ngủ nhiều hơn vào ban ngày.

Các chị em có thể hạn chế lượng chất lỏng nạp vào cơ thể ngay trước khi đi ngủ để giúp cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý rằng vẫn phải đảm bảo cơ thể được bổ sung đầy đủ nước do tình trạng thiếu nước có thể gây một số nguy hại nhất định như táo bón, khô miệng, khô mắt, thiếu ối, nhiễm trùng đường tiết niệu…

Các chị em nên thư giãn, tránh suy nghĩ nhiều, tạo áp lực cho chính mình, đồng thời nên cố gắng đi tiểu trước khi đi ngủ và tránh nhịn tiểu, nên đi tiểu ngay khi cảm giác buồn tiểu… để giúp làm thuyên giảm tình trạng tiểu nhiều khi mang thai.

Dù biết rằng giấc ngủ đối với thai phụ đóng một vai trò rất quan trọng, không chỉ giúp mẹ bầu hồi phục sức khỏe và dưỡng thai hiệu quả mà còn giúp cho bé yêu phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, câu hỏi bà bầu ngủ nhiều có tốt không? được các bác sỹ chuyên khoa cho biết:

Nếu các chị em thường xuyên được ngủ sâu và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, các chị em sẽ có một sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái, làn da mịn màng, làm việc hiệu quả hơn… Nhưng nếu những sản phụ ngủ nhiều hơn 10 giờ mỗi ngày, sẽ gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến thai phụ và bé:

Đối diện với nguy cơ thuyên tắc mạch phổi trong quá trình ngủ. Vì việc giữ nguyên tư thế nằm yên một chỗ trong thời gian dài, tình trạng lưu thông máu kém sẽ thúc đẩy sự gia tăng các huyết khối ở tĩnh mạch chân, gây nên hiện tượng sưng phù chân. Các huyết khối này di chuyển lên phổi sẽ gây ra tắc nghẽn với các dấu hiệu điển hình như: thở gấp, khó thở, mất ý thức và hôn mê…

Việc nằm nghỉ ngơi một chỗ quá nhiều, lười vận động, ít tập luyện thể dục, thể thao như đi dạo, tập yoga, đi bơi… sẽ gây ra tình trạng tê cứng xương khớp, dễ gãy xương, loãng xương, các khớp thiếu linh hoạt, từ đó dẫn đến quá trình sinh thường gặp nhiều khó hơn và kéo dài hơn.

Bên cạnh đó, việc lười vận động sẽ làm tăng mức đường huyết hơn bình thường, và gây ra biến chứng tiểu đường thai kỳ. Biểu hiện này có thể dẫn đến chứng tiền sản giật, gây nguy hại cho sức khỏe của cả mẹ lẫn con.

Việc bà bầu ít vận động, nằm một chỗ quá lâu cũng chính là lý do khiến cho cơ thể của mẹ không đủ sức lực để chịu đựng được những cơn đau đẻ thường, dẫn tới thời gian chuyển dạ kéo dài và gặp nhiều khó khăn hơn.

Đặc biệt, nằm ngủ một chỗ quá nhiều sẽ khiến cho các mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi kéo dài, dễ bực bội, thiếu minh mẫn. Bên cạnh đó, các thai phụ còn cảm thấy dễ buồn chán, cô đơn, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, có khả năng dẫn đến bệnh trầm cảm.

Một ngày nên chỉ nên ngủ từ 8-9 tiếng là đủ. Các chị em cần thực hiện chế độ lành mạnh, khoa học, tránh thức khuya, ngủ không đủ giấc khi mang thai.

Nên ngủ nhiều vào buổi đêm từ 21h đến 6h sáng, các mẹ bầu cũng nên xây dựng thói quen ngủ trưa từ 30 phút- 1tiếng, sẽ giúp cơ thể tái tạo năng lượng cho buổi chiều và giảm việc buồn ngủ trong ngày.

Bạn nên dành thời gian để luyện tập các bài thể dục với cường độ vừa phải như đi bộ, tập yoga cho bà bầu, bơi lội,…

Điều này không chỉ cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn, làm giảm mệt mỏi, làm giảm hiện tượng nghén ngủ mà còn giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Đồng thời, tập luyện thể dục, thể thao sẽ giúp cho cơ thể sản sinh ra hormone giúp các mẹ bầu giải tỏa căng thẳng, áp lực, tinh thần minh mẫn, yêu đời.

Tránh làm việc nặng nhọc với cường độ cao, đồng thời nên nghỉ ngơi khi bị cơn buồn ngủ quấy rầy, không nên cố gắng kháng cự lại vì như vậy càng mệt mỏi và mất tập trung, làm việc không hiệu quả. Các chị em nên giữ tinh thần thoải mái, không lo nghĩ trước khi đi ngủ.

Nên bổ sung đầy đủ nước, từ 2-3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo sự trao đổi chất bên trong cơ thể, duy trì thân nhiệt, làm mát cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu cũng như giúp các sản phụ ngủ ngon hơn.

Nên tránh xa các loại đồ uống có chứa chất lợi tiểu như: cà phê, trà,…do các loại đồ uống này sẽ có công dụng đào thải nước ra khỏi cơ thể. Chính vì vậy, khi sử dụng loại đồ uống này, sẽ khiến cho các chị em đi tiểu nhiều hơn, từ đó, làm gián đoạn giấc ngủ ở các sản phụ.

Nên hạn chế tuyệt đối việc nạp nhiều nước vào buổi tối, nhất là sau 21 h vì sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của người mẹ khi phải thường xuyên phải thức dậy để đi vệ sinh.

Các sản phụ nên điều chỉnh cách sinh hoạt theo thời gian biểu đã đặt ra, giúp cơ thể duy trì nhịp sinh học ổn định.

Các chị em nên giải quyết những mối lo lắng, bận tâm về vấn đề sinh nở trước khi đi ngủ, để khiến các chị em có thể ngủ sâu giấc hơn.

Bên cạnh việc quan tâm đến giấc ngủ, thì các sản phụ cũng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, nên bổ sung nhiều cá, các loại đậu, nạp nhiều vitamin B và khoáng chất…

Những chất này không chỉ bổ sung những năng lượng cho mẹ mà còn củng cố hoạt động của hệ thần kinh, giảm căng thẳng, giúp cải thiện giấc ngủ cho mẹ bầu.

Nhìn chung, để có một thai kỳ khỏe mạnh, các thai phụ nên thiết lập cho mình một thời gian biểu khoa học và hợp lý. Có thể việc thai phụ ngủ nhiều sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn, so với các mẹ bầu bị thiếu ngủ hay ngủ không ngon giấc.

Tuy nhiên, các thai phụ nên chú ý đến việc cân bằng giữa giấc ngủ với các hoạt động kèm theo mỗi ngày, cùng chế độ tập luyện và ăn uống khoa học và hợp lý… để có một sức khỏe tốt nhất, đảm bảo cho sự phát triển kiện toàn của thai nhi.

Bà Bầu Ngủ Nhiều Có Tốt Cho Sức Khỏe Hay Không?

Từ trước đến nay, tình trạng bà bầu ngủ nhiều khá thường gặp. Bởi vì cảm giác mệt mỏi trong lúc có thai khiến cho nhiều mẹ bầu rất dễ buồn ngủ. Nhiều trường hợp mẹ bầu ngủ với thời gian quá 8 giờ 1 ngày. Vậy thì việc mẹ bầu ngủ nhiều như thế có tốt cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Tình trạng bà bầu ngủ nhiều

Bạn đang mang thai và kiệt sức? Mang thai là một công việc khó khăn. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên nếu bạn cảm thấy hơi mệt mỏi khi mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy cần phải ngủ mọi lúc, bạn có thể bắt đầu lo lắng.

Theo National Sleep Foundation, thời lượng ngủ cần thiết để có sức khỏe tốt thay đổi theo độ tuổi. Nên ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi ngày ở độ tuổi mà hầu hết phụ nữ nhận thấy mình có thai.

Nếu bạn nhận thấy mình thường xuyên ngủ liên tục từ 9 đến 10 giờ và bạn đang có giấc ngủ chất lượng, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang ngủ quá nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn thức nhiều lần trong đêm hoặc bị rối loạn giấc ngủ, bạn có thể cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi trên giường hơn bình thường.

2. Vì sao giấc ngủ lại quan trọng đối với bà bầu

Đối với bà bầu nói riêng và mọi người nói chung, giấc ngủ khá quan trọng. Khoa học đã chứng minh rằng giấc ngủ cần thiết cho tất cả những chức năng quan trọng của cơ thể. Cũng như phục hồi năng lượng và cho phép não bộ xử lý thông tin mới mà nó đã tiếp nhận trong khi thức.

Nếu không ngủ đủ giấc, bạn không thể suy nghĩ rõ ràng, phản ứng nhanh, tập trung và kiểm soát cảm xúc. Thiếu ngủ kinh niên thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Riêng đối với mẹ bầu, giấc ngủ giúp các mẹ phục hồi lại năng lượng, lấy lại tinh thần. Đồng thời giảm cảm giác mệt mỏi khi mang thai. Lưu lượng tuần hoàn khắp cơ thể phục hồi, sức khỏe của thai nhi nhờ vậy cũng ổn định.

3. Nguyên nhân khiến bà bầu ngủ nhiều hơn người thường

Thông thường, bạn cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, lượng máu và mức progesterone của bạn tăng lên.

Điều này có thể khiến bạn cảm thấy khá buồn ngủ. Vào tam cá nguyệt thứ ba, bạn sẽ mang thêm cân nặng của em bé và cảm xúc lo lắng về việc sắp chuyển dạ. Điều đó có thể khiến bạn khao khát được dành thêm thời gian trên giường.

4. Bà bầu ngủ nhiều có nguy cơ gì không?

Một nghiên cứu đã lập luận rằng có thể có nguy cơ ngủ quá nhiều trong tam cá nguyệt thứ ba của bạn. Trong nghiên cứu, những phụ nữ ngủ hơn 9 giờ liên tục mà không bị quấy rầy. Đồng thời thường xuyên ngủ không yên giấc trong tháng cuối của thai kỳ có nguy cơ thai chết lưu cao hơn.

Những người cảm thấy rằng những đêm dài hơn, không ngủ yên là kết quả của việc giảm chuyển động của thai nhi. Đặc điểm ấy không phải là nguyên nhân của thai chết lưu. Mặc dù bạn có thể không muốn ngủ quên, nhưng bạn nên dành ít nhất 8 giờ trên giường. Bởi vì có một số lợi ích tiềm năng để ngủ đủ giấc trong giai đoạn cuối của thai kỳ.

5. Ngủ trong thai kỳ có lợi ích gì hay không?

Một nghiên cứu trước đây cho thấy những phụ nữ ngủ ít hơn 6 tiếng vào ban đêm sẽ có thời gian chuyển dạ lâu hơn. Đồng thời có nguy cơ sinh mổ cao gấp 4,5 lần những phụ nữ ngủ nhiều hơn 6 giờ.

Hơn nữa, họ phát hiện ra rằng những phụ nữ bị gián đoạn giấc ngủ nghiêm trọng có thời gian chuyển dạ lâu hơn. Đi kèm với tình trạng đó là khả năng sinh mổ cao gấp 5,2 lần.

Ngoài ra, nghiên cứu trên động vật cho thấy ngủ không đủ giấc khi mang thai có thể ảnh hưởng lâu dài đến con cái. Vì vậy, nếu thức dậy nhiều lần vào nửa đêm, bạn sẽ muốn dành thêm một chút thời gian để ngủ nhiều hơn.

6. Những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ khi mang thai

Khi mang thai, bạn sẽ có thể ngủ nhiều hơn bình thường. Trong nhiều trường hợp là khó ngủ, trằn trọc. Những yếu tố sau đây là nguyên nhân có thể gặp:

6.1. Sự thay đổi nội tiết tố

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, huyết áp và lượng đường trong máu của bạn giảm xuống. Điều này có khả năng dẫn đến cảm giác mệt mỏi. Tăng mức progesterone trong giai đoạn này cũng có thể khiến bạn muốn ngủ nhiều hơn.

6.2. Hội chứng chân không yên

Nhiều phụ nữ mang thai trải qua một số đêm khó chịu do phải di chuyển chân. Nó có thể được kích hoạt bởi nồng độ estrogen tăng cao hoặc thiếu axit folic và sắt.

6.3. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Cơ vòng ở đáy thực quản mở ra để đưa thức ăn vào dạ dày. Ở phụ nữ bị bệnh trào ngược, cơ này sẽ lỏng lẻo. Nó cho phép thức ăn và chất lỏng trào ngược vào cổ họng. Mang thai có thể dẫn đến tình trạng trào ngược. Bởi vì áp lực tăng thêm lên vùng dạ dày có thể cản trở sự đóng lại bình thường của cơ vòng dưới thực quản.

6.4. Rối loạn giấc ngủ khi mang thai

Bà bầu ngủ nhiều là do những rối loạn giấc ngủ thường xảy ra trong quá trình mang thai. Đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba. bạn có thể thấy mình dành nhiều thời gian trên giường nhưng lại không có được giấc ngủ ngon.

Một lý do dẫn đến chứng mất ngủ là do đau nhức khi mang thai. Sự căng thẳng và lo lắng gia tăng xung quanh việc sinh nở. Đi kèm với mối bận tâm chăm sóc một đứa trẻ. Tất cả những điều ấy cũng có thể khiến bạn thức quá lâu so với giờ đi ngủ bình thường.

6.5. Tình trạng ngưng thở khi ngủ

Hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức nếu hơi thở của bạn bị hạn chế trong khi ngủ. Một đánh giá của những Nguồn tin đáng tin cậy cho thấy một số thai phụ bị ngưng thở khi ngủ.

6.6. Đi tiểu thường xuyên khi mang thai

Vào tam cá nguyệt thứ ba, bạn có thể thấy mình thức dậy nhiều lần trong đêm để đi vệ sinh. Nguyên nhân là vì em bé đang lớn của bạn đã tạo thêm áp lực cho bàng quang của bạn.

Bạn có thể cố gắng hạn chế lượng nước uống ngay trước khi đi ngủ để giúp giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, mẹ bầu hãy nhớ rằng không nên uống quá ít nước vì có thể gây một số rối loạn nhất định. Chẳng hạn như táo bón, khô miệng, thiểu ối,…

7. Những biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ khi mang thai

Nói chung, vấn đề bà bầu ngủ nhiều đôi khi không tốt cho sức khỏe. Ngủ nhiều quá 8 giờ mỗi ngày và thường xuyên sẽ càng làm cho bạn mệt mỏi hơn. Từ sự không tỉnh táo, ngầy ngật, tinh thần của bạn sẽ không được thoải mái. Điều đó sẽ có thể gây ra những nguy cơ nhất định trong thai kỳ.

Chính vì vậy, các chuyên gia đã đưa ra những biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ khi mang thai. Bao gồm:

7.1. Sử dụng gối dành cho bà bầu

Bạn thường hay nằm ngửa hoặc chỉ đơn giản là không thể có được tư thế thích hợp. Khi ấy, một chiếc gối dành cho bà bầu có thể giúp bạn cảm thấy được nâng đỡ và thoải mái khi ngủ.

7.2. Giải quyết những mối bận tâm

Bạn đang cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng về việc sinh nở. Có điều gì khác trong tâm trí của bạn khiến bạn khó ngủ vào ban đêm hay không? Giải quyết bất kỳ mối bận tạm nào đang khiến tâm trí bạn phải lo lắng. Điều đó có thể giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn.

7.3. Thay đổi thói quen

Nếu bà bầu ngủ nhiều là do thói quen thì bạn nên luyện tập dần dần cách từ bỏ thói quen ấy. Bạn hãy ngủ không quá 8 giờ mỗi ngày. Và nếu có thể, bạn hãy cài đồng hồ báo thức để ngồi bật dậy sau khoảng thời gian bạn đã đặt ra.

Bên cạnh việc thay đổi thói quen ngủ nhiều thì mẹ bầu cũng nên luyện tập một số thói quen. Chẳng hạn như đi ngủ vào một giờ cố định. Thức dậy vào một thời điểm xác định. Không suy nghĩ nhiều khi ngủ,…

7.4. Tập thể dục hàng ngày

Một trong những lợi ích tiềm năng của việc tập thể dục là cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên có thể cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn. Bạn sẽ dễ dàng hoàn thành các hoạt động ban ngày. Đồng thời, tập thể dục còn giúp cơ thể bạn khỏe mạnh để chuẩn bị cho việc sinh nở sắp tới.

7.5. Một số biện pháp khác

Một số biện pháp khác có thể giúp mẹ bầu cải thiện giấc ngủ bao gồm:

Mát xa cơ thể. Nó có thể làm giảm một số cơn đau nhức do mang thai và cải thiện tâm trạng của bạn.

Tạo không gian ngủ lý tưởng. Bạn có thể cân nhắc để đồ điện tử bên ngoài phòng ngủ. Đồng thời đầu tư vào một tấm đệm mới. Đảm bảo rằng bạn có một căn phòng gọn gàng. Hoặc thậm chí điều chỉnh bộ điều nhiệt đến nhiệt độ hoàn hảo trước khi bạn đi vào giấc ngủ.

Nếu bạn nhận thấy rằng mình không có giấc ngủ chất lượng vào ban đêm. Hoặc cảm thấy quá mệt mỏi vào ban ngày, bạn có thể chợp mắt khi có thể. Chỉ cần cố gắng đảm bảo rằng thời gian không quá dài và không làm mất thói quen ngủ vào ban đêm của bạn.

8. Lời kết

Nói chung, tình trạng bà bầu ngủ nhiều không phải quá xa lạ. Tuy nhiên, nếu ngủ nhiều và thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, mẹ bầu nên tập dần những thói quen tốt cho giấc ngủ. Cũng như vệ sinh giấc ngủ một cách khoa học. Mục đích là để gìn giữ sức khỏe cho bản thân và thai nhi trong bụng.

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Mang Thai Ngủ Nhiều Tốt Không ? Lưu Ý Cho Mẹ Bầu Để Có Giấc Ngủ Ngon.

Mỗi người trong cuộc đời dành 1/3 thời gian để ngủ. Điều đó cho thấy giấc ngủ đóng vài trò cực kỳ quan trọng. giấc ngủ đối với người bình thường đã quan trọng như thế. Thì đối với mẹ bầu lại càng quan trọng hơn gấp nhiều lần. Nhưng ngủ sao để đúng cách? Phụ nữ mang thai ngủ nhiều tốt không? Thì lại là cả một vấn đề.

Phụ nữ mang thai ngủ nhiều tốt không?

Trong giai đoạn mang bầu, phụ nữ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi. Mẹ lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi và khó chịu bởi những cơn ốm nghén. Chính vì vậy, giấc ngủ chính là cứu cánh cho mẹ. Lúc ngủ chính là lúc cơ thể của mẹ hồi phục. Sau mỗi giấc ngủ mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và cải thiện được sức khỏe để nuôi dưỡng bé tốt hơn.

Giấc ngủ có tác động rất lớn đến sức khỏe của phụ nữ mang thai. Khi mẹ mang thai, giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Điều đó minh chứng cho tầm quan trọng của giấc ngủ. Nhưng làm sao để có được giấc ngủ say. Không bị gián đoạn giấc ngủ trong lúc mang thai nhất là những tháng cuối thai kỳ là một vấn đề mà cần phải tìm hiểu rất nhiều. Thường thì mẹ khi mang thai rất nghén ngủ nhưng cũng có không ít mẹ lại bị mất ngủ, thiếu ngủ trầm trọng. Vậy mang thai ngủ nhiều tốt không?

Khi mang thai đa số các mẹ bầu đều cảm thấy mệt mỏi, rất muốn đi ngủ. và chuyện mẹ bầu ngủ hơn 8 tiếng một ngày là điều rất bình thường. Đó chính là do tác động của progesterone trong cơ thể mẹ. Khi man thai progestorone được sản sinh ra nhiều hơn bình thường. Làm thay đổi cơ thể cũng như là tâm sinh lý của mẹ. Progestorone cho phụ nữ mang thai ngủ nhiều hơn bình thường.

Theo một số tài liệu y khoa. Phụ nữ khi mang thai cơ thể phải chịu áp lực rất lớn và lớn hơn rất nhiều lần bình thường. Công suất hoạt động của tim đạt gấp 5 lần bình thường. Thận của mẹ bầu phải hoạt động hết công suất để giúp mẹ thích ứng với những thay đổi của cơ thể. Mang thai lưu lượng máu của mẹ gia tăng rất nhiều. Cơ thể của mẹ cũng ngày càng nặng hơn điều đó cũng chứng tỏ các khớp xương của mẹ chịu một áp lực càng lớn hơn. Bởi vậy cơ thể của mẹ cần được phục hổi rất nhiều. Và lựa chọn không thể tuyệt vời hơn dành cho mẹ chính là ngủ.

Một số nghiên cứu cũng có nhắc đến nếu mẹ bầu ngủ dưới 6 tiếng mỗi ngày. Thì nguy cơ sinh mổ lên đến 4,5 lần và thời gian chuyển dạ cũng sẽ dài hơn rất nhiều so với các bà mẹ ngủ đủ giấc. Điều đó cũng đồng nghĩ với việc mẹ phải chịu đau nhiều hơn so với các bà mẹ khác. Vì vậy mang thai ngủ nhiều tốt không ? Thì còn tùy thuộc vào cơ địa từng người. Nhưng quan trọng hơn hết là phải đủ giấc. Bởi việc ngủ đủ giấc là chìa khóa giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

Tuy ngủ giúp cơ thể mẹ bầu phục hồi năng lượng nhưng điều đó đúng chỉ khi mẹ ngủ đủ giấc. Nếu mẹ ngủ nhiều hơn 10 tiếng mỗi ngày sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến mẹ và bé.

việc mẹ bầu ngủ nhiều sẽ dẫn đến các khối huyết ở tĩnh mạch chân phát triển mạnh hơn. Từ đó gây nên nguy cơ thuyên tắt phổi. Bởi khi các khối huyết ở tĩnh mạch phát triển thì nó sẽ di chuyển dần lên phổi và sẽ gây ra tắc phổi.

Thứ hai, Khi mẹ dành thời gian cho giấc ngủ quá nhiều. Thì mẹ thường có xu hướng ít vận động hơn so với bình thường. Và cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi. Việc mẹ ít vận động khiến cho cơ bị cứng và mẹ rất dễ bị gãy xương.

Thứ ba, mẹ bầu có biết, triệu chứng tiền sản giật ? Triệu chững này được đánh giá là một triệu chứng cực kỳ nguy hiểm cho mẹ và bé. Và nguyên nhân của tiền sản giật đó chính là việc mẹ ngủ nhiều, ít vận động. Từ đó làm mức đường huyết tăng lên rất nhiều và gây ra chứng tiểu đường thai kỳ.

Như vậy, mẹ bầu cần phải đảm bảo thời gian ngủ hợp lý và không quên kết hợp với tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Để có một sức khỏe thật tốt cho cả mẹ và bé.

Lưu ý để mẹ bầu có một giấc ngủ tốt hơn

Chọn tư thế ngủ thoải mái

Theo một số nghiên cứu, tư thế ngủ tốt nhất cho phụ nữ mang thai chính là nằm nghiêng về bên trái. Việc nằm nghiêng về bên trái giúp mẹ giảm được áp lực cho dạ con, tăng cường chất dinh dưỡng, dễ thở. Đặc biệt là giúp máu lưu thông dễ dàng hơn cũng như là ngăn chặng tình trạng đau lưng của mẹ.

Tạo môi trường ngủ thoáng mát

Phụ nữ khi mang thai, thân nhiệt cơ thể tăng lên rất nhiều gây ra tình trạng ngủ không ngon. Ảnh hưởng đến thai nhi rất nhiều. Chính vì vậy phòng ngủ của bà bầu cần phải thoáng mát, sạch sẽ. Nhiệt độ trong phòng phải nằm trong khoảng 25 đến 27 độc C. Mang thai ngủ nhiều không tốt cho sức khỏe nhưng mang thai ngủ ngon, ngủ đủ thì rất tốt. Một môi trường thoáng mát sẽ giúp cho tinh thần mẹ sản khoái hơn và dễ đi vào giấc ngủ sâu.

Không ăn uống khi đêm muộn

Lúc mang thai một số bà bầu sẽ nghén không muốn ăn uống gì cả. Những cũng có một số bà bầu lại thèm ăn và ăn rất nhiều. Có nhiều bà bầu vào thời điểm ban đêm lại thèm ăn. Khi mẹ ăn vào ban đêm điều này không có lợi đối với giấc ngủ của mẹ. Mẹ thường xuyên ăn đêm sẽ ngủ không được ngon và sâu.

Nếu thèm ăn bà bầu nên ăn trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng. Sau đó thì dù có thèm bà bầu cũng không nên ăn gì cả. Việc ăn đêm thường xuyên mẹ bầu sẽ gập phải những hệ quả xấu cho sức khỏe. Mẹ có thể bị trào ngược dạ dày,ăn khuya thức ăn sẽ không được tiêu hóa hết dẫn đến chưỡng bụng.

Mẹ mang thai ngủ ngon hơn nhờ tập yoga

Yoga là bộ môn không chỉ tốt cho người bình thường mà cò rất tốt cho phụ nữ mang thai. Người tập yoga luôn luôn có tinh thần thư thái và rất lạc quan. Những động tác yoga nhẹ nhàng, không ảnh hưởng đến thai nhi. Lại còn giúp cho cơ thể mẹ dẻo dai, làm cho cơ thể mẹ được thư giãn, khỏe khoắn. Từ đó dẫn đến thay đổi tâm trạng theo chiều hướng tích cực hơn. Và dĩ nhiên điều quan trọng là sẽ khiến mẹ ngủ ngon hơn.

Tắt các loại đèn và thiết bị điện khi đi ngủ

Khi ngủ nếu để các thiết bị chiếu sáng sẽ khiến cho giấc ngủ không được sâu. Những thiết bị chiếu sáng sẽ gây phiền đến giấc ngủ của mẹ. Mẹ có thể bị tỉnh giấc giữa chừng và việc đó sẽ khiến cho mẹ mệt. Nếu ngủ vào ban ngày, mẹ cũng nên chú ý đóng kín rèm để căn phòng có càng ít ánh sáng càng tốt.

Tạo lịch trình đi ngủ ổn định

Một lịch trình ngủ ổn định sẽ giúp cho giấc ngủ ngủ mẹ trở nên khoa học hơn. Khi việc ngủ của mẹ đã đi vào nề nếp thì mẹ sẽ ngủ đúng giờ đúng giấc hơn. Và mẹ sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ. Mẹ ngủ sâu hơn có lợi hơn với sức khỏe của mẹ và bé.

Kết luận

Mẹ bầu khi mang thai ngủ đủ giấc là rất tốt. Nhưng mẹ bầu khi mang thai ngủ nhiều thì không tốt chút nào. Như những gì Angel Babe chia sẻ, mẹ bầu khi ngủ nhiều thì sinh ra rất nhiều vấn đề. Ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy để trả lời cho câu hỏi. Mẹ bầu mang thai ngủ nhiều tốt không? Thì một lần nữa Shop quần áo sơ sinh Angel Babe khẳng định với bạn là không.

Angel Babe mong rằng với những chia sẻ trên mẹ có thêm kiến thức hữu ích cho mình. Mong rằng mẹ có thể sinh ra một thiên thần nhỏ đáng yêu. Mẹ cũng có thể tham khảo một số chia sẻ hữu ích của shop đồ cho bé gái sơ sinh Angel Babe như:

Phụ nữ mang thai có nên uống thuốc cảm, ho, sổ mũi không?

Những dấu hiệu sinh con trước một tuần mà mẹ nên biết

Mang thai ăn gì để phát triển chiều cao cho con sau này?