Top 7 # Bầu 6 Tháng Có Được Nhuộm Tóc Không Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

Sau Khi Sinh 2 Tháng Nhuộm Tóc Có Được Không?

Sau khi sinh 2 tháng nhuộm tóc có được không? Đây là 1 trong số rất nhiều câu hỏi về làm đẹp sau sinh mà các chuyên gia của SLady nhận được. Vậy câu trả lời là gì?

Bận con cái, bỉm sữa, bận việc nhà, chăm chồng, nuôi con… nhưng chị em vẫn cần phải chăm sóc bản thân cho thật tốt, từ ăn uống đến làm đẹp. Đặc biệt là sau quá trình dài kiêng cữ, từ lúc bầu bí đến khi vượt cạn. Trong đó, những nhu cầu thiết yếu nhất chính là: chăm sóc da, giảm cân, lấy lại vóc dáng, làm tóc….

Vậy sau khi sinh 2 tháng nhuộm tóc có được không?

Thực chất, chưa có nghiên cứu hay bằng chứng khoa học cụ thể về tác hại của việc nhuộm tóc hay duỗi tóc sau sinh. Nhiều người thích hoặc chủ quan thì vẫn làm, còn người nào cẩn thận, kỹ tính, muốn kiêng cữ thì không làm (ít nhất là cho đến khi cai sữa).

Tuy nhiên, chúng tôi khuyến cáo sau khi sinh 2 tháng KHÔNG nên nhuộm tóc, vì những lý do sau:

– Thuốc nhuộm được xem là hóa chất, có tác dụng tẩy màu, thay đổi màu tóc. Hơn nữa, 1 số loại thuốc nhuộm có thể chứa nhiều chất độc hại như: Alkylphenol ethoxylate (APE), chất này khi cơ thể hấp thu vào có thể gây rối loạn nội tiết tố, hoặc chất para-phenylenediamine (PPED) có trong thuốc nhuộm có thể gây bệnh ung thư vú hoặc ung thư bàng quang.

– Một số loại thuốc nhuộm tóc có thành phần có thể gây kích ứng da đầu và gây đỏ mắt. Đặc biệt với những người da đầu yếu và nhạy cảm, thuốc nhuộm có thể gây ngứa, lở loét… Phụ nữ sau khi sinh 2 tháng, sức khỏe vẫn chưa hồi phục hoàn toàn thì càng nên thận trọng.

– Các loại thuốc nhuộm tóc thường có mùi hóa chất rất nồng, các mẹ hít phải có thể gây đau đầu, mệt mỏi… Khi bế em bé đồng nghĩa với việc bé cũng sẽ hít phải hóa chất này.

– Đó là chưa kể đến việc, không phù hợp hoặc bị kích ứng với thuốc nhuộm có thể khiến chị em gặp phải các tác dụng phụ như: nổi mẩn, ngứa ngáy, phù mặt, buồn nôn….

Tóm lại, sau khi sinh 2 tháng không phải thời điểm thích hợp để có thể nhuộm tóc. Tương tự như vậy, duỗi tóc sau sinh vào thời điểm này cũng không nên vì duỗi tóc cũng phải sử dụng đến hóa chất. Nếu muốn gọn gàng, sạch sẽ, chị em chỉ nên đi cắt thôi.

Sau sinh càng lâu càng tốt. Ít nhất là sau 6 tháng, khi sức khỏe ổn định hơn, em bé cũng cứng cáp hơn.

Vậy khi nào chị em có thể nhuộm?

Chọn địa chỉ làm uy tín, chất lượng tốt.

Kiểm tra thành phần thuốc nhuộm, tránh những hóa chất độc hại. Tốt nhất nên chọn những loại thuốc nhuộm có nguồn gốc thảo dược tự nhiên, an toàn.

Nên nhuộm tóc ở nơi có không gian thoáng để đỡ mùi.

Trước khi nhuộm nên kiểm tra xem có bị dị ứng với thành phần của thuốc không.

Tránh để thuốc nhuộm tiếp xúc với da đầu quá nhiều.

Mới Nhuộm Tóc Có Nhuộm Lại Được Không?

Mới nhuộm tóc có nhuộm lại được không?

Theo nghiên cứu, để đảm bảo sức khỏe, khi bạn mới nhuộm tóc thì không nên nhuộm lại ngay, kể cả khi tóc bị nhuộm hỏng. Vì sẽ ảnh hưởng đến không chỉ hiệu quả nhuộm lại mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn. Bạn nên chăm sóc tóc cho đến khi tóc phục hồi lại rồi mới được không? – Bao lâu thì nhuộm lại được.

Theo khuyến cao, khoảng cách giữa các lần nhuộm tóc nên là từ 4 đến 6 thàng. Vì khi đó, da đầu và tóc đã tương đối khỏe và ổn định trở lại. Trung bình một tháng tóc dài thêm khoảng 1cm, nhuộm tóc có thể duy trì trong 3-4 tháng. Trong khoảng thời gian đó, chân tóc sẽ mọc dài thêm khoảng 2-3 đốt tay, dễ nhận ra sự khác biệt giữa tóc nhuộm và tóc không nhuộm. Để đảm bảo sức tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế tình trạng này bằng cách sử dụng thuốc nhuộm có chất lượng tốt, phù hợp với loại tóc của mình. ĐIều này sẽ giúp làm giảm hư tổn cũng như bảo vệ tóc của bạn 1 cách tối đa.

Bạn cũng không nên làm cùng 1 lúc nhiều hoạt động với tóc như ép, uốn, nhuộm cùng 1 lúc. Điều này vừa làm giảm hiệu quả cho cả 2 bên hoạt động vừa gây hại rất nhiều cho tóc. Sau khi ép hoặc uốn, bạn nên đê khoảng 1 tuần tóc?

Nếu bạn là 1 trong những trường hợp sau, thì tốt nhất là bạn không nên nhuộm tóc

+ Phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.

+ Người gặp các vấn đề về da vùng đầu, cổ, mặt, xuất hiện mụn đỏ, mụn nước hoặc da đang tổn thương.

+ Những thời điểm đặc biệt: phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, sau khi sinh, người đang ốm hoặc đang trong giai đoạn phục hồi sức khỏe.

+ Những bệnh nhân có tiền sử về thận và huyết áp. Những người dị ứng với các thành phần của thuốc.

Mới nhuộm tóc có nhuộm lại được không? – Chăm sóc tóc nhuộm như thế nào?

+ Không nên gội đầu thường xuyên. Gội đầu thường xuyên vừa làm mòn da đầu vừa làm giảm màu nhuộm.

+ Nên sử dụng dầu gội và dầu xả riêng cho tóc nhuộm.

+ Cẩn thận khi đi bơi. Clo có trong bể bơi gây hại cho tóc, đặc biệt là tóc đã qua xử lý. Chất này sẽ làm màu nhuộm phai nhanh và lấy đi dưỡng chất vốn có của tóc. Nếu đi bơi, bạn nên búi tóc thật cao để tránh ngấm nước vào tóc quá nhiều.

Bà Bầu Có Nên Uốn, Nhuộm Tóc?

Đây là câu hỏi chung của rất nhiều bà bầu ở mọi lứa tuổi, quốc gia. Hầu hết các phương cách làm đẹp cho tóc với các chất hóa phẩm và thuốc nhuộm có thể đánh bật được những nghi ngờ của bà bầu khi chúng thực sự an toàn.

Những phương cách làm đẹp cho tóc đó là:

– Nhuộm tóc: bao gồm nhuộm tóc tạm thời, nhuộm tóc có thời hạn và nhuộm tóc vĩnh viễn.

– Làm xoăn: làm xoăn tạm thời và xoăn vĩnh viễn.

– Tẩy trắng: có sự tham gia của hydrogen peroxide.

Vậy những cách làm tóc này có nguy hiểm tới bà bầu?

Mỗi nhà sản xuất các sản phẩm hóa phẩm dùng cho tóc đều sử dụng các nhân tố hóa học khác nhau trong quá trình tạo phẩm. Các nhân tố hóa học này không được đánh giá trong quá trình sử dụng có ảnh hưởng tới bà bầu hay không. Vì thế, có rất ít dữ liệu cho thấy nó nguy hiểm hoặc an toàn đối với bà bầu.

Một lượng chất hóa phẩm nhỏ cũng có thể qua da và ảnh hưởng tới hệ thống cơ thể của bà bầu. Tuy nhiên, khối lượng nhỏ cũng có thể không quá nguy hiểm đối với thai nhi.

Nhuộm tóc có an toàn cho bà bầu?

Theo các chuyên gia khoa học thì nhuộm tóc có thể ảnh hưởng ít tới bà bầu vì da không tiếp xúc quá nhiều với hóa phẩm. Tuy nhiên, điều quan trọng để bạn lo lắng là các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên bạn không nên sử dụng thuốc nhuộm tóc trong 3 tháng đầu.

Khi bạn nhuộm tóc hoặc làm tóc, bạn có thể thấy có mùi rất ghê và nếu bạn thở thì nó có thể theo đường thở ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Nhuộm tóc vĩnh viễn chứa amoniac có mùi nặng. Các nhà khoa học cũng khuyến cáo không nên sử dụng thuốc nhuộm có chứa amoniac.

Những cách phòng ngừa nhiễm độc khi nhuộm tóc

– Bạn nên đợi đến quý II của thai kì mới nhuộm tóc, duỗi hoặc làm xoăn.

– Sử dụng những loại thuốc bảo đảm an toàn.

– Không để các hóa phẩm ở da đầu quá lâu.

See Also

– Rửa nhẹ nhàng da đầu của bạn cùng với nước sau khi làm tóc.

– Chú ý đọc những phản ứng phụ và hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc.

– Không được nhuộm hoặc tẩy lông mày, lông mi.

Nếu bà bầu là một nhà làm tóc thì sao?

Nguy hiểm của công việc này đối với bà bầu là có. Đứng và tiếp xúc nhiều với các chất hóa phẩm trong khi làm tóc thật không tốt chút nào.

Điều đặc biệt là bạn nên đeo găng tay bảo vệ khi làm tóc và không ăn hoặc uống ở nơi làm việc.

Theo Eva

Sign Up to Our Newsletter

Get notified about exclusive offers every week!

Bà Bầu Có Được Làm Tóc Không? Có Được Hấp Tóc Không?

Bà bầu có được làm tóc không, có được hấp tóc không?

Trong thời gian mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ thay đổi khiến một số đặc điểm ngoại hình biến đổi theo. Trong đó mái tóc cũng là bộ phận dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này. Một số trường hợp chị em trong thời gian này tóc thường bị khô gãy nên rất muốn đi làm lại tóc để cải thiện chút diện mạo bên ngoài. Ngoài ra, nhiều chị em cũng có thói quen thường xuyên hấp tóc để làm đẹp tóc nên rất khó từ bỏ thói quen này. Tuy nhiên vấn đề là liệu bà bầu có được làm tóc không, hấp tóc có làm ảnh hưởng gì đến trẻ không?

Trước hết làm tóc có thể có nhiều kỹ thuật như cắt tóc, nhuộm tóc, ép tóc hay uốn xoăn,… Riêng đối với việc cắt tóc thì hoàn toàn an toàn với mẹ và bé, không lo có vấn đề gì ảnh hưởng cả. Thậm chí việc cắt tóc còn được khuyên nên làm với mẹ mang thai để tránh vướng víu khi sinh.

Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh thuốc nhuộm tóc hay thuốc uốn làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên lời khuyên của các chuyên gia tốt nhất mẹ vẫn nên tránh sử dụng bất cứ biện pháp làm đẹp nào phải sử dụng đến hóa chất, bởi chúng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé nhất là khoảng thời gian 3 tháng đầu và cuối thai kỳ.

Nếu vẫn có nhu cầu muốn làm tóc thì có thể thực hiện một lần duy nhất trong thai kỳ còn không thì nên tránh hoàn toàn. Trong trường hợp muốn làm tóc thẳng có thể áp dụng một số cách tự nhiên mà không phải dùng đến hóa chất để ép tóc như dùng dầu gội, dưỡng chất làm đẹp tóc, cho tóc suôn mượt, thẳng tắp mà không cần ép. Còn nếu muốn tóc uốn bồng bềnh thì có thể sử dụng lô cuốn, máy cuốn bằng điện để làm đẹp cho tóc mà không lo ảnh hưởng.

Nói chung các phương pháp làm đẹp tóc như ép tóc, nhuộm tóc và uốn tóc được các chuyên gia khuyến cáo là không nên làm khi đang mang thai hay khi đang cho con bú. Vì những phương pháp này có thể khiến thai phụ hít phải khói đọc của những thành phần, công thức có trong các loại thuốc làm đẹp tóc và gây nguy hại cho sức khỏe của mẹ và bé.

Mang thai có được hấp tóc không?

Chia sẻ kinh nghiệm: