Bánh Mochi Bao Nhiêu Calo Và Ăn Bánh Mochi Có Mập Không?
--- Bài mới hơn ---
Mochi là bánh giầy nhân ngọt nổi tiếng ở Nhật. Mochi không chỉ xuất hiện trong đời sống thường ngày của người Nhật mà còn mang ý nghĩa thiêng liêng trong những ngày lễ Tết ở đó. Sở dĩ là vì với người Nhật, hạt gạo được xem là thứ quý giá nhất mà đất trời ban tặng và bánh mochi lại được làm từ gạo nếp ngon còn gọi là gạo Mochi.
Một chiếc bánh mochi truyền thống sẽ có 3 lớp:
- Lớp vỏ dẻo ngoài cùng làm bằng gạo nếp được chọn lọc kỹ lưỡng.
- Lớp giữa nhân đậu đỏ.
- Lớp lõi trong cùng thường là kem lạnh.
Hầu hết mọi công đoạn để làm nên chiếc bánh mochi đều được đầu tư tỉ mỉ bởi bàn tay lành nghề của thợ làm bánh. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được độ dẻo dai của vỏ bánh kèm theo lớp kem xốp lạnh cùng phần nhân đậu đỏ ngọt ngào đi sâu vào cả khứu giác và vị giác.
Để phục vụ khẩu vị của mỗi người, bánh mochi ngày càng tạo ra nhiều nhân khác nhau như nhân trà xanh, nhân việt quất, sầu riêng, dừa, phomai hoặc thậm chí có cả quả dâu tây tươi… chứ không đơn thuần chỉ có mỗi nhân đậu đỏ.
- Daifuku: Đây là loại bánh mochi nhân đậu đỏ nấu với đường hoặc mứt đậu trắng với đường. Bánh thường có màu nâu hoặc màu trắng. Bên ngoài có thêm một lớp áo bằng bột bắp hoặc bột gạo giúp những chiếc bánh không bị dính lại với nhau.
- Mochi ice cream: Loại bánh này được làm từ bột Mochiko (bột chuyên dụng làm bánh mochi thay thế cho bột gạo), được rất nhiều trẻ em Nhật cùng người lớn yêu thích.
- Oshiruko: Món ăn này khá giống mới chè trôi nước của Việt Nam bao gồm bánh oshiruko cùng nước súp ngọt tráng miệng của người Nhật. Nhân bánh làm từ đậu đỏ ăn khá mát và vừa miệng.
- Ichigo Daifuku: Loại bánh này được nhồi mứt anko (mứt đậu đỏ nấu đường) cùng một quả dâu tây tươi vào trong nhân bánh. Bánh tạo hương vị chua chua ngọt ngọt kích thích vị giác.
- Kirimochi: Loại bánh này thường được làm thành hình chữ nhật, sau khi nướng sẽ được phủ một lớp đường hợp kem lên trên. Một số nơi lại dùng bánh mochi bỏ vào mì và đem hấp lên dùng kèm các món khác như tempura hoặc dùng chung với bột trà xanh pha sữa.
Bánh mochi bao nhiêu calo?
Một chiếc bánh mochi sẽ chứa khoảng 50 -75 calo tùy từng loại nhân. Trong đó, bánh mochi nhân phomai sẽ chứa lượng calo cao nhất (75 calo) cùng 0,3g chất béo, 20g carbohydrate, 1g protein, 7g đường.
Đứng thứ hai là bánh mochi nhân dừa với 67 calo/ chiếc. Còn bánh mochi nhân trà xanh, nhân việt quất và nhân sầu riêng chứa khoảng 50 – 60 calo/ chiếc cùng 0,1g chất béo, 0,5g protein, 10g carbohydrate, 5g đường.
Ăn bánh mochi có mập không?
Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 2000 calo để duy trì hoạt động tương ứng 670 calo cho mỗi bữa (3 bữa chính). Mà bánh mochi lại được làm bởi 2 nguyên liệu chính là bột nếp và đậu đỏ chứa hàm lượng calo không quá cao. Độ ngọt trong bánh mochi cũng không quá ngọt như các dòng bánh khác, chủ yếu vị ngọt thanh nên khi ăn bánh này, bạn không cần phải lo lắng quá về chuyện tăng cân.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý tránh ăn quá nhiều, 1-2 cái mỗi ngày thì được.
Bên cạnh đó, để tránh tăng cân thì khi ăn bánh mochi bạn cần chú ý thêm những điều sau:
- Uống thêm trà: Vừa ăn bánh mochi vừa uốn trà xanh sẽ giúp cơ thể giải bớt độc tố, lợi tiểu, giảm tích nước đồng thời tiêu mỡ và giảm béo hiệu quả hơn.
- Tránh ăn vào buổi tối, đặc biệt trước khi đi ngủ.
- Không nằm hay ngồi luôn sau khi ăn.
- Vận động nhẹ nhàng hoặc chạy bộ, tập thể dục để đốt cháy lượng calo vừa nạp từ bánh cốm.
Bánh mochi có để được bao lâu?
Ở nhiệt độ phòng, bánh có thể để được khoảng 8 tiếng (nếu có đá gel là 12 tiếng).
Bánh có thể để được lâu hơn khi để trong ngát mát hoặc ngăn đông tủ lạnh.
- Bảo quản ngăn mát trong vòng 3 ngày
- Bảo quản ngăn đông trong vòng 10 ngày
Sau khi lấy bánh ra khỏi tủ lạnh, bạn nên chờ 20 phút (vào mùa hè) và 40 phút (vào mùa đông) để vỏ bánh trở nên mềm dẻo hơn.
Lưu ý: Không bỏ bánh vào ngăn đông sau khi vỏ bánh đã mềm.
Ngày sửa: 23-10-2020
--- Bài cũ hơn ---