Mỗi một cái bánh lá dừa chứa bao nhiêu calo?
Câu chuyện về một chị làm công ty kế toán cùng đoàn thám hiểm của mình Vịnh Vân Phong, Vạn Ninh, Khánh Hòa. 4 giờ sáng, cả đoàn chị réo nhau dậy để tranh thủ vượt qua những ghềnh đá to lớn để kịp ra ngắm mặt mọc ở điểm cực đông của tổ quốc. Hơn 1 tiếng đồng hồ băng qua bãi đá tảng, cuối cùng chị cũng đến nơi với cái bụng đói lả. May sao vị trưởng đoàn vốn tính chu đáo, trước đó có đặt mua một ít bánh lá dừa Bến Tre chô đoàn. Với tâm thế của một người đang cần bữa ăn sáng, cầm bánh trên tay, chị ngoạm không trượt phát nào. Cắn vào miếng nào đáng đồng tiền bác gạo miếng nấy. “Đó là lần đầu tiên mình ăn hết 2 cái bánh lá dừa trong một nốt nhạc” – chị kể.
Các số liệu dinh dưỡng thống kê chỉ ra rằng 100gram gạo nếp tương đương với 344 calo. Tô phở khoảng 400 calo, 1 gói xôi khoảng 600 calo. Có thể nói, một cái bánh lá dừa 135gram có giá trị dinh dưỡng bằng 1 tô phở. Một người bình thường chạy bộ 30 phút sẽ tiêu khoảng 150-200 calo ở địa hình bằng phẳng, 400-500 calo ở địa hình dốc như leo núi, leo cầu thang. Nghĩa là tính theo mức độ trung bình, một cái bánh dừa bằng với khoảng thời gian vận động 1 tiếng đồng hồ của cơ thể.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi nhịp độ cuộc sống ngày càng sinh động và có phần nhanh chóng. Người ta có xu hướng lựa chọn những thức ăn dinh dưỡng mang tính tiện lợi, nhanh chóng nhưng vẫn đáp ứng được các yêu cầu về dinh dưỡng, năng lượng cho một ngày hiệu quả. Điều tuyệt vời là bánh lá dừa có thể đáp ứng những yêu cầu cơ bản đó. Thành phần dinh dưỡng cao, được chế biến thủ công, với hình thức hấp bằng lò củi, gói bằng lá dừa tự nhiên, không chứa chất bảo quản mà giá lại rẻ. Nếu chung đây là một trong những lựa chọn tối ưu cho bạn.
Bánh dừa có lợi gì cho bữa ăn?
Điểm cộng đầu tiên là được gói bằng lá dừa. Trong khi đa phần thức ăn được đóng gói bằng nilong, hộp nhựa, hộp mút xốp, thì bánh lá dừa được gói bằng lá dừa đúng như tên gọi. Đây là tin cực vui cho các tín đồ ăn vặt. Riêng mình thì mình cũng thích thú với điều này. Chỉ cần bóc lớp vỏ bánh theo đường xoắn ốc là ta có ngay chiếc bánh lá dừa béo béo, dẻo thơm cho mình.
Điểm cộng thứ ba mà mình muốn nói đến đó là vị bánh miền tây rất dễ ăn. Bánh lá dừa được xếp vào top những món khoái khẩu mang đậm phong cách dân quê của người Sài Gòn. Đôi khi ăn thịt, cá, thực phẩm động vật nhiều quá cũng ngán. Khi đó, hãy thử đổi khẩu vị của mình sang các món ăn dân dã như bánh lá dừa chẳng hạn. Chắc chắc nó sẽ mang lại cho trải nghiệm ăn uống của chúng ta thêm phong phú.
Điểm cộng cuối cùng mà nếu không nhắc, mình sẽ cảm thấy có lỗi vô cùng với độc giả thân yêu. Đó không phải là đề cập hình thức, cũng không phải nói về hương vị, mà đó là tình cảm của những người con xứ sở miền tây bên trong chiếc bánh. Đó là cả một bầu trời ký ức về những tháng ngày đèn điện chỉ có ở trung tâm thị xã, các vùng ngoại thành đa số đều xài đèn dầu. Đó là tình yêu, là tuổi thơ, là những ngày cắp sách đến trường được mẹ dúi vội vào tay cái bánh lá dừa nhân chuối không những ngon ngọt, mà còn đầy tình thương ấm áp.
Ngày nay với công nghệ phát triển vượt bậc, phương tiện di chuyển đi lại dễ dàng, chúng ta có thể tổ chức các cuộc tham quan khu vực sông nước miền tây, sẵn tiện mang bánh lá dừa về làm quà biếu cho gia đình. Đặc biệt là tỉnh Bến Tre – nơi được mệnh danh là thủ phủ của bánh dừa. Hoặc nếu bạn sống tại thành phố Hồ Chí Minh thì cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh người bán bánh lá dừa xuất hiện trên đường phố, khắp các chợ, những cửa hàng đặc sản vùng miền và những trang thương mại điện tử bán online trên mạng.