Top 4 # Bà Bầu 3 Tháng Đầu Ngủ Nhiều Có Tốt Không Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

3 Tháng Đầu Bà Bầu Ăn Quả Roi Có Tốt Không

Khi mang thai bà bầu ăn quả roi có tốt không

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu ăn quả roi tốt cho sức khỏe. Trong thời gian thai kỳ bổ sung quả roi thường xuyên thì bà bầu hạn chế được béo phì. Do sở hữu nhiều nước cùng nguồn năng lượng thấp nên rất dễ kiểm soát cân nặng.

Bên cạnh đó, ăn quả roi giúp càn quét các chất béo và dư thừa ra khỏi cơ thể do chứa hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ làm cho lượng đường từ từ hấp thu vào máu tránh khỏi tình trạng tăng insulin nguy hiểm trong máu.

Chỉ cần lựa chọn quả roi an toàn, không thuốc trừ sâu và không ăn quá nhiều hoặc ăn thay bữa ăn là được. Đây chính là loại quả giúp giải nhiệt cho bà bầu vào mùa nóng bức cực tốt.

Quả roi là quả gì

Quả roi hay còn gọi là bòng bòng, bồng bồng, doi, gioi, roi hoa trắng, ở một số nơi miền trung gọi là đào, còn miền Nam gọi là mận (khác mận bắc). Tại nước ta, cây roi được trồng để ăn trái đã gắn bó với người dân mọi miền quê từ lâu đời, đặc biệt là miền nam.

Quả roi mọng nước tên tiếng Anh là Bellfruit, mang hình dáng giống như quả chuông. Cây roi có mặt ở nhiều nước khác nhau như Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, và Sri Lanka… tuy nhiên được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á. Quả roi thường có nhiều vào mùa hè, có tác dụng giải khát, cung cấp nhiều trị dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị bệnh.

Có nhiều loại roi khác nhau như quả roi trắng, quả roi xanh, quả roi hồng nhạt hay đỏ đậm, quả roi đá đều có vị chát nhẹ hấp dẫn, chua ngọt. Quả mọng nước, thịt xốp, hạt không ăn được, một số loại có nhiều hạt một số thì không. Qủa roi thường được ăn trực tiếp hoặc chế biến roi thành salad, làm mứt mùa hè để giải nhiệt.

Dinh dưỡng trong quả roi

Quả roi sở hữu nhiều dưỡng chất như vitamin A, vitamin C, protein, sắt, canxi và chất xơ… Cứ 100g quả roi chứa 84,80g nước, 3 – 37mg vitamin C, 0,5 – 0,8g protein, 0,2 – 0,3g chất béo, 9,7 – 14,2g carbohydrate, 1 – 2g chất xơ , 123 – 235 IU caroten và vitamin B complex 0,55 – 1,04mg … Cùng một số hợp chất hữu cơ như axit betulinic, jambosine , friedelin lactone, rất có lợi cho sức khỏe.

Quả roi có tác dụng gì với bà bầu

Tác dụng của quả roi đối với bà bầu, tương tác giữa chất dinh dưỡng và những công dụng của nó:

Thanh lọc giải nhiệt

Nếu bà bầu mất nước do bị sốt hay vận động nhiều có thể dùng quả roi để bổ sung nước. Quả roi chứa rất nhiều nước giải nhiệt cho cơ thể, bù nhiệt giải độc từ đó ngăn ngừa tình trạng đột quỵ do nhiệt và mất nước quá nhiều. Cắt nhỏ miếng quả roi là bạn đã có ngay món ăn thanh lọc tuyệt ngon cải thiện chức năng gan bằng cách lọc và loại bỏ qua nước tiểu.

Tăng cường thị lực

Bà bầu ăn quả roi có tốt không? Vitamin A trong quả roi là một tập hợp các chất chống oxy hóa, có tác dụng duy trì thị lực và bảo vệ mắt. Nó giúp tăng cường sức khỏe của giác mạc và niêm mạc chống lại các bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Khi những chất này được dung nạp vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành retinoids rất có lợi ích cho mắt.

Tốt cho tim mạch

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết rằng thực phẩm có nhiều chất xơ như quả roi có thể làm giảm cholesterol máu. Rất tốt cho bà bầu mắc bệnh tiểu đường triglyceride lên cao dẫn đến biến chứng vữa xơ động mạch. Chất xơ có thể làm giảm mỡ xấu LDL, triglyceride và làm tăng mỡ lành HDL từ đó hạn chế các nguy cơ mắc bệnh tim mạch như bệnh tim mạch vành, mỡ máu và xơ vữa động mạch.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Ngăn chặn quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường trong cơ thể bà bầu là chất Alkaloid trong quả roi. Rất tốt cho bà bầu kiểm soát lượng đường trong máu

Chữa tiểu đường

Làm giảm đường trong máu tới 30% nếu ăn nhiều chất xơ. Chất xơ trong quả roi giúp cho insulin hoạt động tốt hơn, làm thức ăn xuống ruột chậm hơn, ngăn cản không cho đường hấp thụ vào ruột từ đó ổn định đường huyết.

Chống nhiễm trùng và nấm

Hệ tiết niệu và cơ quan sinh dục ở bà bầu dễ bị nhiễm nhiễm trùng hoặc nấm do sự thay đổi nội tiết tố. Được tìm thấy trong quả roi là các hợp chất hữu cơ có thể chống lại nấm và các vi khuẩn truyền nhiễm rất tốt. Giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại và tăng cường hệ miễn dịch của bà bầu trước các mầm mống gây bệnh.

Cải thiện hệ tiêu hoá

Bầu ăn roi tốt không? Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ như quả roi sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh trĩ và túi thừa phát triển trong đại tràng. Có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh ở ruột già vì một số chất xơ được lên men trong đại tràng. Bên cạnh đó chất xơ làm cho việc di chuyển của phân dễ dàng hơn, từ đó tránh táo bón cho bà bầu.

Giảm nguy cơ ung thư

Vitamin A và C trong quả roi chế ngự các tế bào tự do, nguyên nhân chính gây tổn hại ở các tế bào khác do oxy hóa. Vitamin C kích thích sản xuất collagen và là chất chống oxy hóa tốt hạn chế nguy cơ mắc ung thư.

Còn Vitamin A vừa đã được chứng minh là chất chống ung thư đại tràng rất mạnh, không chỉ ngăn chặn ung thư di căn & tái phát mà còn biến tế bào ung thư trở lại bình thường.

Chữa kiết lỵ, tiêu chảy

Thông thường, ăn quả roi bà bầu sẽ bỏ hạt, tuy nhiên để chữa kiết lỵ và tiêu chảy thì lại cần loại hạt này. Chỉ cần ngâm hạt roi trong lọ nước 4 đến 5 ngày, nhớ đậy kín nắp. Sau đó lấy hạt ra xay thành bột mềm hoặc giã nát rồi pha với nước ấm để uống sẽ giúp tình trạng bệnh giảm đi rất nhiều. Chữa kiết lỵ và tiêu chảy là đáp án cho câu hỏi bà bầu ăn quả roi có tốt không.

Làm sáng da

Như đã nêu ở trên, trong quả roi chứa Vitamin A và C là những chất oxy hóa bảo vệ da chống lại tia UV. Tác hại của ánh nắng mặt trời mang lại hiệu quả bảo vệ chống lại tác hại của tia cực tím. Ngoài ra, chất chống oxy hóa tại chỗ có thể làm cho làn da trẻ trung hơn, rất tốt để làm mờ các vết thâm.

Kiểm soát cân nặng

Ăn quả roi có giảm cân không? Trong thời gian thai kỳ thiếu nước đôi khi sẽ khiến bà bầu cảm thấy đói nhiều hơn. Quả roi là lựa chọn hàng đầu nếu bạn muốn cung cấp nước cho cơ thể. Lên kế hoạch cho việc ăn uống của mình mà vẫn cảm thấy đói, bà bầu có thể thay thế bằng quả roi. Nước không chỉ quan trọng với thai nhi, cơ thể, mà còn giúp mẹ bầu ngăn chặn được thèm ăn, cảm giác đói từ đó kiểm soát được cân nặng.

Bà bầu ăn roi đúng cách

Theo tiếng Thanh Hoá thì bà bầu ăn bòng bòng có được không, ăn sao cho đúng cách.

Ăn trái cây, hay quả roi ngay sau bữa ăn không phải là một ý tưởng tuyệt vời, vì nó sẽ không được tiêu hóa đúng cách. Các chất dinh dưỡng không được hấp thụ đúng cách. Bạn nên ăn sau bữa ăn cách ít nhất 30 phút.

Tránh ăn quả roi cùng với một số thực phẩm khác

Ăn những thực phẩm, thức ăn không hợp với nhau sẽ gây hại cho cơ thể. Nguy hiểm khi cơ thể không thể tự điều chỉnh hay cân bằng sẽ gây ra ngộ độc, nhẹ thì mất sức, rối loạn tiêu hóa nặng thì gây độc cho hệ tiêu hóa và gan, rất nguy hiểm cho sức khỏe bà bầu.

Một số thực phẩm như dưa chuột không nên ăn cùng với quả roi, enzyme trong dưa chuột sẽ triệt tiêu hết Vitamin C trong quả roi. Ngoài ra tôm và quả roi kết hợp gây ra chóng mặt, buồn nôn do phản ứng hóa học tạo ra chất độc khi ăn cùng nhau.

Bà bầu không nên ăn roi vào lúc đói

Bà bầu ăn nhiều quả roi có tốt không

Khi ăn nhiều một thực phẩm nào đó khiến chất dinh dưỡng dung nạp vào cơ thể vượt quá mức. Cơ thể sẽ từ động đào thải vì dư thừa, nếu quá nhiều hoặc liên tục khiến cơ thể mất cân bằng, không ổn định. Từ đó hệ tiêu hóa không được ổn định, gây ra đầy bụng khó tiêu, đôi khi còn chóng mặt buồn nôn.

Bà bầu ăn roi quá nhiều cũng vậy, không tính các chất khác, chỉ riêng chất xơ được cung cấp vào cơ thể quá nhiều làm ảnh hưởng khả năng hấp thu thức ăn, gây ra đầy hơi và chứng khó tiêu.

Ngon miệng từ quả roi tốt cho bà bầu

Chỉ với 2-3 quả roi, 1 hộp sữa chua, ít kem tươi, cùng 1 số loại trái cây khác sẽ cho bà bầu món salad thơm ngon mát mẻ vào mùa hè vô cùng bổ dưỡng. Đó chính là đáp án cho thắc mắc bà bầu ăn quả mận có tốt không (theo tiếng miền nam mận là quả roi).

Quả roi làm nước ép

Bà bầu mua roi sạch không thuốc trừ sâu về rửa sạch, ngâm muối rồi để ráo nước. Chẻ đôi để loại bỏ hạt rồi cho vào máy ép, để cho dễ uống và thêm hương vị nên cho thêm sữa hoặc đường vào cùng.

Quả roi làm Salad trái cây

Mua các các loại trái cây bà bầu ưa thích về sơ chế bỏ vỏ rửa sạch rồi chẻ đôi hay 3 thành miếng vừa ăn để làm salad. Thêm sữa chua và mứt vào cùng trái cây rồi trộn đều. Đây có lẽ là món yêu thích của bà bầu trong thời gian thai kỳ, vừa ngon mà lại chống đói rất tốt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé.

Những người không nên ăn quả roi

Vì lành tính, và sở hữu nhiều chất dinh dưỡng nên phù hợp với bất cứ ai, từ người già đến trẻ nhỏ. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, quả roi còn được áp dụng vào chế độ ăn của người bệnh để tăng hiệu quả điều trị. Chính vì thế, không chỉ bầu 3 tháng đầu ăn quả roi được không mà chị em trong thời gian thai kỳ đều được khuyến khích ăn quả roi.

Chỉ cần không ăn quá nhiều và đang dùng thuốc chữa trị thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Vì ăn quả roi quá nhiều dẫn đến tiểu nhiều, gây ra mệt mỏi, còn dùng chung với thuốc đặc trị đôi khi làm hạn chế khả năng của thuốc, tuy nhiên không đáng lo ngại nếu bạn ăn ít đến bình thường.

Nếu bạn đang mang thai, bạn có thể ăn quả roi. Nhưng cố gắng không ăn quá nhiều hoặc thay thế hoàn toàn cho các thực phẩm hoặc trái cây khác. Quả roi là giải pháp hoàn hảo cấp vị thanh mát và dinh dưỡng cho bạn. Một số giải đáp về bà bầu ăn quả roi có tốt không, hy vọng giúp ích cho bạn, thưởng thức quả roi như là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho bà bầu.

Bà Bầu Mất Ngủ 3 Tháng Đầu: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Khoảng 50% phụ nữ gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ trong thời gian thai kỳ. Đặc biệt là với phụ nữ lần đầu mang thai thì càng phổ biến hơn. Vậy bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu của thai kỳ có gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi không? Cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau!

Tại sao bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu khi mang thai?

Trong giai đoạn thai kỳ phần lớn phụ nữ thường gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ. Không chỉ 3 tháng đầu thai kỳ mà 3 tháng cuối thai kỳ hoặc hầu hết thời gian thai kỳ đều có thể thường xuyên bị thiếu ngủ hơn. Một số biểu hiện thường thấy của tình trạng này là:

Bà bầu khó đi ngủ giấc ngủ hoắc các giấc ngủ thường ngắn hơn bình thường.

Dễ thức giấc nhiều lần trong một đêm, mỗi lần phải cần hơn 30 phút thì mới ngủ lại được.

Dậy quá sớm, khi dậy thì thấy mệt mỏi, uể oải.

Theo các bác sĩ, tình trạng mất ngủ trong 3 tháng đầu thai kỳ khá phổ biến đối với hầu hết phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong lần mang thai đầu tiên bởi cơ thể chưa kịp thích nghi với các thay đổi về nội tiết tố, hóc môn… Vì thế, bà bầu không nên quá lo lắng. Tình trạng này có thể khiến mẹ khó chịu một chút nhưng không gây ảnh hưởng đến em bé quá nhiều.

Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu?

Có nhiều nguyên nhân khiến cho các mẹ bầu gặp phải tình trạng này như:

Tiểu đêm nhiều lần và tình trạng tăng ure

Trong quá trình mang thai, thận sẽ cần làm việc nhiều hơn (có thể gấp 50% so với bình thường) để lọc máu. Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu có thể do nguyên nhân hàm lượng ure tăng cao và nước tiểu cũng được sản xuất ra nhiều hơn. Dạ con còn phát triển theo kích thước của thai nhi thì càng gây chèn ép lên bàng quang, khiến người mẹ phải thức dậy nhiều lần hơn để đi tiểu.

Bà bầu dễ bị đau phần lưng, hông, đau phần đùi và bắp chân. Nguy hiểm nhất là tình trạng chuột rút vào ban đêm trong thời gian thai kỳ, gây ra các cơn đau nhức khó chịu. Đây là nguyên nhân khiến mẹ bầu rất khó để ngủ ngon và sâu giấc trong những tháng đầu và cuối thai kỳ.

Những tháng đầu thai kỳ, rất nhiều mẹ bầu bị buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ. Đây là những biểu hiện của việc ốm nghén khi mang thai.

Mang thai cũng khiến cho hệ tiêu hóa của người mẹ hoạt động kém hơn, nhiều mẹ bầu bị táo bón, khó tiêu và ợ hơi thường xuyên, có thể vào cả ban đêm. Đặc biệt, nhiều mẹ bầu có thể mất ngủ 3 tháng đầu do bổ sung dư thừa dưỡng chất cũng gây ra các thay đổi về hóc môn trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Sự thay đổi hóc môn trong những tháng đầu thai kỳ cũng ảnh hưởng đến việc hít thở của người mẹ. Bà bầu thường sẽ thở chậm và sâu hơn, một số còn có hiện tượng khó thở do sự chèn ép của thai nhi tác động đến cơ hoành. Việc này khiến cho bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu, đặc biệt khi thai nhi càng lớn thì tình trạng này càng trầm trọng hơn.

Tim làm việc nhiều hơn trong giai đoạn thai kỳ để bơm máu tới dạ con. Điều này khiến nhịp tim tăng lên, gây ra chứng rối loạn giấc ngủ cho bà bầu.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu có thể là do những lo lắng nhất định trong thời gian mang thai, đặc biệt là trong lần mang thai đầu khi còn nhiều bỡ ngỡ. Lo lắng cho sự phát triển của thai nhi có bình thường không, em bé sinh ra thì thế nào, vấn đề nuôi dạy bé trong tương lai… cộng với các áp lực từ cuộc sống, gia đình, các mối quan hệ, công việc… khiến mẹ dễ bị căng thẳng hơn.

Cần làm gì khi bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu?

Mặc dù là một tình trạng sinh lý khá tự nhiên của cơ thể nhưng bà bầu hoàn toàn có thể khắc phục hoặc hạn chế tình trạng này trong 3 tháng đầu thai kỳ bằng các biện pháp sau:

Trong ăn uống

Tránh ăn quá no, uống quá nhiều nước vào buổi tối, đặc biệt là gần sát giờ đi ngủ.

Nên ăn cách giờ ngủ tối thiểu là 2 giờ để thức ăn được tiêu hóa hết.

Nên ăn với nhiều bữa nhỏ, nhai kỹ để tránh tình trạng đầy hơi, ợ hơi.

Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B như các loại rau lá xanh, ngũ cốc.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu nên hạn chế ăn đồ ngọt để không bị tiểu đường trong giai đoạn thai kỳ.

Không dùng hoặc hạn chế uống cà phê, socola và trà.

Bầu 3 tháng đầu mất ngủ phải làm sao?

Nên nằm ngủ nghiêng về bên trái, dùng một chiếc gối mềm hỗ trợ để gác chân. Việc này sẽ tránh tình trạng chuột rút, đau lưng cũng như các rối loạn về tuần hoàn máu và huyết áp cho cả thai phụ và thai nhi.

Nên có thói quen đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định.

Trước khi ngủ có thể đi bộ, đi dạo nhẹ nhàng để tinh thần thư giãn và khí huyết được lưu thông.

Tham gia một lớp tập yoga dành riêng cho bà bầu.

Không ngủ quá nhiều vào ban ngày để không ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm, mỗi giấc ngủ trưa chỉ nên kéo dài trong 30 phút đến 1 giờ đồng hồ.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu có thể đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng trước khi ngủ.

Tắm nước ấm để thư giãn các cơ và hệ thần kinh. Ngoài ra, trước khi đi ngủ có thể ngâm chân trong nước ấm có một chút tinh dầu oải hương hoặc bưởi, cam.

Thử các liệu pháp massage, xoa bóp nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt hơn.

Tránh xúc động mạnh quá mức, căng thẳng lo âu thái quá.

Thử một số loại trà hoa giúp thư giãn thần kinh, dễ ngủ hơn như: Trà hoa cúc, trà hoa oải hương hoặc trà bạc hà chanh.

Tư Thế Ngủ Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu &Amp; 3 Tháng Cuối Cho Bà Bầu Dễ Sinh Hơn

Để thai nhi phát triển được khỏe mạnh, toàn diện các bà bầu cần lưu ý các tư thế nằm ngủ khi mang thai theo các lời khuyên sau:

Bà bầu nằm nghỉ nhiều thì “vượt cạn” sẽ lâu hơn

Mẹ bầu nằm nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe cũng như tâm lý. Khi không vận động các khớp xương, tim mạch và phổi một cách bình thường, trạng thái cơ thể của mẹ bầu thêm mệt mỏi. Khi nằm quá nhiều, giấc ngủ của bà bầu cũng khó đến hơn, họ cảm thấy khó chịu và rất nhàm chán.

Bên cạnh đó, nằm nhiều sẽ tạo nên tâm lý mẹ bầu muốn phụ thuộc vào người khác, và cũng không muốn phục vụ các nhu cầu cần thiết cho bản thân.

Có nhiều bà bầu trong giai đoạn đầu bị động thai, sẽ được bác sỹ yêu cầu nằm bất động trên giường để đảm bảo an toàn cao nhất cho thai nhi. Vị trí nằm không thay đổi sẽ đặt áp lực của tử cung lên các tĩnh mạch, đẩy lượng máu ở phần dưới cơ thể chảy ngược về tim. Thế nhưng, bạn cũng có thể đi lại nhẹ nhàng, có thể làm một số việc miễn sao không quá nặng. Và bên cạnh những ý kiến của bác sĩ, mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ xem có thể thực hiện được các hoạt động cụ thể nào trong nhà nữa hay không?

Tư thế nằm ngủ chuẩn theo từng quý thai kỳ

1. Tư thế nằm khi mang bầu 3 tháng đầu

Bào thai còn nhỏ và lực tác động lên cơ thể của mẹ là chưa đáng kể nên bà bầu có thể ngủ tùy ý với nhiều tư thế, nằm ngửa hay nằm nghiêng đều thích hợp. Tuy nhiên, nếu có thói quen nằm sấp hoặc ôm gối ngủ thì bà bầu nên thay đổi bởi đây không phải là tư thế mang đến giấc ngủ ngon.

2. Tư thế nằm ngủ khi mang thai 3 tháng giữa

Nếu nước ối quá nhiều hoặc mang song thai, bà bầu nên nằm nghiêng. Tư thế ngủ này khiến bà bầu thoải mái hơn và không gây áp lực lên bào thai như các tư thế nằm khác. Nếu bà bầu cảm thấy phần chân nặng nề, có thể nằm ngửa và kê chân lên gối mềm.

3. Tư thế nằm ngủ khi mang bầu 3 tháng cuối

Ngoài việc chú ý đến tư thế nằm, bà bầu không nên nằm giường cứng, kê đầu quá cao và đắp chăn làm từ sợi nhân tạo, đặc biệt khi ngủ phải có màn. Có như vậy mới tạo ra sự thoải mái cho bà bầu và thai nhi, giúp 2 mẹ con có giấc ngủ ngon, có lợi cho sức khỏe.

Không nên nằm giường cứng, kê đầu quá cao và đắp chăn làm từ sợi nhân tạo, đặc biệt khi ngủ phải có màn.

Không nên nằm ngủ nhiều.

Nên luyện tập vận động, thể dục nhẹ nhàng để mẹ bầu có được cơ thể khỏe mạnh: Khi luyện tập chú ý giữ mát cho cơ thể, tập luyện đều đặn 30 phút/ ngày, 3 lần/tuần là hợp lí nhất.

Trong 3 tháng đầu thời kỳ mang thai, không tập những động tác nằm thẳng lưng

Luôn bổ sung năng lượng suốt thời kỳ mang thai, đặc biệt nên uống nhiều nước trong và sau khi tập luyện.

Bà bầu nằm ngửa làm tăng nguy cơ hỏng thai

Một nghiên cứu kéo dài 5 năm vừa phát hiện những chị em nằm ngửa khi ngủ thì có nguy cơ thai chết non tăng gấp 6 lần.

Công trình của các nhà khoa học Australia có tên gọi Sydney Stillbirth Study, đã tìm hiểu thai kỳ của 295 phụ nữ tại 8 bệnh viện trên khắp nước này.

Sau 5 năm, họ tìm thấy những chị em nằm ngửa khi ngủ thì có nguy cơ thai bị chết non (tử vong sau 24 tuần tuổi) cao gấp 6 lần so với những người khác.

Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Adrienne Gordon, từ Bệnh viện Royal Prince Alfred ở Sydney cho biết những khảo sát trước kia đã phỏng đoán rằng việc nằm lâu trong tư thế này hạn chế cung cấp máu đến thai nhi. Các bác sĩ cũng tin rằng ngủ nghiêng về bên phải hoặc nằm ngửa làm giảm lượng máu chảy qua một tĩnh mạch chính từ chân tới tim, ảnh hưởng đến việc cung cấp cho tử cung.

Tuy vậy, Gordon cũng bổ sung thêm rằng chị em đang mang bầu không nên quá sợ hãi nếu đôi khi họ ngủ trong tư thế nằm ngửa.

Theo một khảo sát trước đây, 3/4 số phụ nữ có bầu dành hầu hết thời gian ngủ trong tư thế nghiêng về bên trái – cao hơn tỷ lệ ở phụ nữ không mang bầu. Điều này có thể là một bản năng để chọn tư thế tốt nhất cho thai nhi.

Tuy vậy, một số chuyên gia khác cho rằng khảo sát được thực hiện trên số ít thai phụ, do vậy khó có thể nói mối liên hệ giữa tư thế ngủ và hiện tượng thai chết non là chính xác. Ngoài ra, họ cũng nhất trí rằng chị em nên đi kiểm tra ngay khi thấy bé ít cử động hơn.

Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nên Ăn Tôm Không? Bà Bầu Ăn Cua Nhiều Có Sao Không?

Trang Chủ – Dinh Dưỡng Bà Bầu – Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn tôm không? Bà bầu ăn cua nhiều có sao không?

Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn tôm không? Bà bầu ăn cua nhiều có sao không?: Có ảnh hưởng gì tới em bé trong bụng không là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ trẻ chưa có kinh nghiệm trong việc bổ sung chế độ dinh dưỡng hằng ngày sao cho hợp lý gửi về cho chuyên mục tư vấn hỏi đáp mang thai sinh con. Như các bạn đã biết, trong tôm cua và các loại hải sản khác chứa rất nhiều chất bổ, đặc biệt là canxi giúp khỏe mạnh, tăng cường năng lượng, hạn chế chứng thiếu máu, chống ung thư, ổn định lượng đường trong máu,…ngoài ra, người ta còn ăn cua, ăn tôm để bù chống lại cảm giác uể oải, chán ăn và mệt mỏi, nhất là các mẹ bầu luôn trong tình trạng khó ợ, stress, ngán ăn cũng được khuyến khích thay thế bữa ăn chính bằng bữa ăn phụ với các món làm từ hải sản. Nhưng thời gian gần đây, có nhiều luồng ý kiến cho rằng, mẹ bầu ăn trong 3 tháng đầu ăn tôm, ăn cua, ghẹ, ốc, nghêu, sò,…sẽ rất dễ bị sảy thai hay co thắt tử cung rất nguy hiểm. Vậy thực hư như thế nào?

Bà bầu ăn tôm có được không? Tôm có tác dụng gì với phụ nữ mang thai?

Bà bầu ăn tôm được không là thắc mắc của rất nhiều người. Nhiều ý kiến cho rằng, ăn tôm gây co thắt tử cung, dễ bị sẩy thai. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, quan niệm đó là hoàn toàn sai.

Dinh dưỡng trong tôm

Trong tôm có nhiều vitamin B12, axit béo Omega 3 góp phần tạo nên sự bền vững của thành mạch máu. Axit béo Omega 3 giúp giảm 37% nguy cơ ung thư ruột kết. 100g tôm cung cấp cho hơn 1/3 lượng selen cần thiết hàng ngày. Selen giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và giúp loại bỏ những tế bào bất thường trong cơ thể.

Ngoài ra, tôm còn chứa DHA giúp tăng cường sự phát triển trí tuệ và thị lực của bé ngay từ những năm tháng còn trong bụng mẹ. So với những loại cá có thể chứa lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá ngừ đại dương…tôm thật sự là thức ăn khá an toàn cho thai phụ.

Tác dụng của tôm đối với bà bầu

1. Giúp da, tóc và móng khỏe mạnh

Khi mang thai, những thay đổi bởi hormone thai kỳ luôn khiến chị em lo lắng và thiếu tự tin bởi nó ảnh hưởng trực tiếp lên làn da, mái tóc và móng tay của mẹ bầu. Lúc này chị em nên nhớ rằng dầu gội, kem ủ tóc, kem dưỡng da đắt tiền…sẽ là vô ích nếu các mẹ không cung cấp đầy đủ protein cho cơ thể. Protein là một thành phần quan trọng của các mô sống, giúp thai nhi hình thành và phát triển khỏe mạnh. Và tôm chính là nguồn cung cấp tuyệt vời cho khoáng chất này.

3. Chống lại buồn chán, mệt mỏi và trầm cảm

Người ta thường nói, khi mang thai người phụ nữ thường trở nên khó tính hơn. Cái khó tính ở đây thực chất là cảm giác mệt mỏi, buồn chán và trầm cảm rất phổ biến mà các bà bầu và bà mẹ vừa sinh thường gặp phải.

Việc ăn tôm đều đặn cũng có tác dụng giúp mẹ bầu cảm thấy sảng khoái hơn, phấn chấn hơn đấy, bởi trong tôm có chứa rất nhiều omega – 3, chất có tác dụng chống lại cảm giác mệt mỏi, buồn chán và trầm cảm.

4. Giúp ổn định lượng đường trong máu

Tiểu đường là một chứng bệnh nguy hiểm với bất kỳ ai mắc phải, đặc biệt là thai phụ, khả năng mắc phải bệnh cao hơn nhiều so với những người bình thường. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong tôm có chứa một lượng magie dồi dào, có tác dụng ngăn ngừa chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm này.

6. Ngăn ngừa chứng thiếu máu

Khi mang thai lượng máu cần thiết cho cơ thể cũng tăng lên theo từng thời kỳ. Chính vì vậy mẹ bầu cần phải bổ sung thêm vitamin B12 – dưỡng chất hỗ trợ sản xuất của các tế bào hồng cầu để cung cấp đủ lượng máu để cơ thể khỏe mạnh và bé yêu phát triển toàn diện.

Tôm là một thực phẩm giàu vitamin B12, nếu mẹ bầu thường xuyên ăn tôm sẽ phòng tránh được chứng thiếu máu rất phổ biến ở phụ nữ mang thai đấy.

Mang thai có được ăn cua không? Mẹo lựa cua ngon và ăn đúng cách cho bà bầu

Cua chứa nhiều omega 3, vitamin B, là một trong những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho mẹ bầu. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng việc ăn cua hay các loại hải sản trong quá trình mang thai có thể gây hại cho mẹ và thai nhi

1. Có nên ăn cua khi mang thai?

Nhắc đến cua và hải sản, đa số mọi người thường nghĩ ngay tới hàm lượng canxi dồi dào mà không biết rằng, thịt cua cũng chứa rất nhiều omega, vitamin và các dưỡng chất cần thiết khác cho mẹ bầu. Trung bình, cứ 100g thịt cua chứa từ 500mg-1000mg chất béo, dưỡng chất cần thiết cho não bộ của thai nhi. Với một con cua biển, mẹ bầu đã được cung cấo đủ 100% nhu cầu vitamin B12 và khoảng 3-8% lượng sắt và kali.

Tuy nhiên, giống như một số loại cá biển, thịt cua cũng chứa một lượng nhỏ thủy ngân, gây hại cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Ngoài ra, do ô nhiễm môi trường hoặc do nhiễm độc hóa chất độc hại, thịt cua là một trong những nguồn chứa nhiều chất độc hại cho cơ thể. Theo nghiên cứu, hai loại chất độc thường được tìm thấy trong thịt cua là Dioxin và Polychlorinated biphenyls, chất gây phát ban, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn chức năng thần kinh, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và nguy cơ sinh non, sảy thai ở mẹ bầu.

2. Mách mẹ bầu cách lựa cua ngon

Chọn cua tươi, khỏe, lành lặn, cầm chắc tay.

Muốn mua cua chắc thịt, mẹ dùng tay bấm nhẹ vào phần yếm bụng, nếu thấy cứng là cua có nhiều thịt.

3. Ăn cua khi mang thai đúng cách

Ăn chín, uống sôi:

Khi ăn cua, ghẹ, các loại hải sản không còn tươi sống hoặc chế biến không đúng cách mẹ bầu có nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn như: khuẩn cầu trùm, khuẩn dấu phẩy. Thậm chí khuẩn Listeria monocytogenes, một trong những loại vi khuẩn nguy hiểm, tấn công hệ miễn dịch của con người.

Ăn “chất lượng”:

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề quan trọng trong thai kỳ. Mẹ bầu nên lựa những cơ sở cung cấp cua có uy tín, không nên ham rẻ mà mua cua chết hoạc những con cua sắp chết. Đặc biệt, mẹ bầu nên ăn cua tươi sống, được chế biến trong ngày, không nên ăn thực phẩm đã để qua đêm hoặc còn thừa phải nấu đi nấu lại nhiều lần.

Ăn đúng lượng:

Dù ít nhưng trong thịt cua vẫn chứa hàm lượng thủy ngân nhỏ, mẹ bầu nên hạn chế, không nên ăn quá nhiều. Trung bình, mẹ bầu có thể riêu thụ khoảng 200g cua mỗi tháng.

Không nên uống trà hoặc ăn hồng khi ăn cua:

Vì hai chất này khi kết hợp với thịt cua sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của cơ thể.

Hỏi đáp tư vấn: Mới mang thai không được ăn tôm? Thực hư như thế nào?

Hỏi:

Em đang mang thai tuần thứ 7 các chị ạ. Hôm qua đi siêu âm, con đã có tim thai nhưng em lại bị ra chút máu 3 ngày nay rồi. Bác sĩ nói em cần kiêng cữ không đi lại nhiều, có thể chỉ là máu báo thai đã cấy vào thành tử cung nên không có gì đáng lo lắng quá.

Thế nhưng mẹ chồng em nghe được tin thì la em oai oái. Bà bảo tại em ăn tôm nên mới thế. Mẹ em nói rằng bà bầu ăn tôm sẽ khiến tử cung co thắt nên mới bị ra máu. Mẹ cấm em không được ăn tôm nữa và nói nếu có mệnh hệ gì với cháu bà thì em phải chịu trách nhiệm.

Em nghe xong lời mẹ chồng mà hoang mang quá các chị ạ. Em chưa từng nghe thông tin bà bầu mới mang thai không được ăn tôm, mà theo em thì tôm rất nhiều dưỡng chất, tốt cho bà bầu mới phải chứ? Đã thế em lại là người nghiện ăn tôm. Em không ăn được các loại thịt từ thịt lợn, thịt gà, vịt mà chỉ thích ăn hải sản thôi. Bây giờ mẹ chồng cấm ăn tôm, em lo là con sẽ thiếu chất quá.

Các chị đã ai từng nghe đến chuyện bà bầu phải kiêng ăn tôm chưa ạ, chia sẻ giúp em với!

Trả lời:

Mẹ Rose: Mình nghe nói hải sản chứa nhiều thủy ngân không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Nên hạn chế ăn nhiều hải sản tuy nhiên ăn ít và vừa phải vẫn tốt hơn. Bác sĩ dặn là không được ăn đu đủ, thơm (dứa), uống nước dừa vì sẽ gây co thắt cổ tử cung dẫn đến động thai. Nếu bạn bị ra máu nên nằm nghỉ tại nhà và uống nhiều nước chanh pha với mật ong rất tốt cho thai nhi nhất là những trường hợp bị động thai. Mình đã có thai 9 tuần. Ban đầu cũng bị động thai nhưng không ra máu. Phải chích thuốc dưỡng 2 tuần liên tiếp và đều đặn uống mật ong nên mới hết động thai. Mình nghĩ bạn nên đi khám thêm bác sĩ khác. Ba tháng đầu mang thai nhất là giai đoạn đầu bị ra máu là hoàn toàn không tốt. Mình thấy bác sĩ nói không sao có vẻ không có chuyên môn cao. Bạn nên khám thêm ở chỗ khác để yên tâm hơn.

Mẹ Ngoc Hà: Oai, mình còn bị treo chân 3 tháng nè, lần đầu cũng chỉ vì kiêng quá nhiều thứ nên… lần 2 mình có hẳn bác sỹ riêng theo dõi, bác sỹ bảo mình ăn tôm tốt. mình cứ hai ngày chồng lại cho ăn 1 lạng tôm.

Mẹ Thúy Hằng: Không sao đâu bạn. Mình thai 8 tuần vẫn ăn tôm bình thường đây có sao đâu. cứ theo các cụ thì ngày xưa lấy đâu ra mà kiêng.

Mẹ Vân Anh: Mẹ chồng bạn không hiểu gì mới vậy thôi. Ngày trước mình có bầu ra máu suốt tới 7 tháng mới không ra nữa, mình lại thích ăn tôm nên mình ăn suốt nửa kg một lần ý, không vấn đề gì cả bạn không phải lo đâu.