Top 5 # 1 Tỷ Năm Ánh Sáng Bằng Bao Nhiêu Km Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Drosetourmanila.com

1 Năm Ánh Sáng Là Bao Nhiêu Km ? Một Năm Ánh Sáng Bằng Bao Nhiêu Km

Tôi nghĩ đây là một thuật ngữ không còn mới nữa. Không mới là vì trong số chúng ta, sẽ có nhiều người từng nghe nhắc đến cụm từ ” năm ánh sáng ” trong các chương trình khoa học giới thiệu về hành tinh, vũ trụ… . Tuy nhiên cách tính một năm ánh sáng đi được quãng đường dài bao nhiêu thì không phải ai cũng biết và nhớ.

Đang xem: 1 năm ánh sáng là bao nhiêu km

Là thuật ngữ chỉ quãng đường mà ánh sáng đi được trong chân không trong vòng một năm dương lịch ( năm Julius – tính theo thời gian Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời )

” Năm ánh sáng ” chính là một loại đơn vị đo khoảng cách lớn trong vũ trụ, giữa ngân hà, hành tinh này, ngôi sao này đến một hành tinh khác, ngôi sao, dải ngân hà khác…

Nhưng vì sao lại sử dụng năm ánh sáng để đo khoảng cách trong vũ trụ mà không tính bằng km như chúng ta thường sử dụng nhỉ ?

Bởi vì vũ trụ quá rộng lớn, thậm chí nó còn giãn nở thêm theo thời gian. Sự rộng lớn của vũ trụ đã có một con số cụ thể nhưng không thể hình dung được bằng kilomet hay met mà chúng ta luôn dùng trong cuộc sống thường ngày. Và cuộc đời của con người chúng ta quá ngắn để có thể khám phá được toàn bộ vũ trụ. Nó không phải giống như khoảng cách từ nhà này đến nhà khác, từ thành phố này đến thành phố khác. Nó là vô tận.

Vậy nên với vận tốc ánh sáng là 299.792,458 km/ giây ( xấp xỉ 300 ngàn km ) thì dùng tốc độ của ánh sáng để đo khoảng cách trong vũ trụ là một cách tính rút gọn tiên tiến trong khoa học của con người.

Thuật ngữ ” năm ánh sáng ” có lẽ được tìm ra từ khoảng những năm giữa thế kỉ 19. Một nhà thiên văn học người Đức tên là F.Bessel đã đo thành công khoảng cách từ Trái Đất đến một ngôi sao khác ngoài hệ Mặt Trời vào năm 1838. Mặc dù giới thiên văn học vẫn sử dụng đơn vị lớn nhất khi đó để tính khoảng cách vũ trụ là ” Đơn vị thiên văn “

Nhưng Bessel nghĩ rằng mọi người sẽ dễ hình dung hơn với hình ảnh bước sóng ánh sáng đi được bao xa để biết về các khoảng cách trong vũ trụ. Tuy nhiên ông lại ngập ngừng chưa công bố việc sử dụng ” năm ánh sáng ” vì cho rằng cách tính mới này sẽ làm sai kết quả ông mới tìm ra – khi mà vận tốc ánh sáng còn chưa biết chính xác là bao nhiêu.

Tuy nhiên vào những năm sau đó, thuật ngữ ” năm ánh sáng ” bắt đầu được đưa vào các sách, tài liệu chuyên môn Thiên văn học, nhưng vẫn bị xem là cái tên lạ lẫm . Thời điểm này, các nhà khoa học đã lần lượt tìm ra được vận tốc ánh sáng.

Từ năm 1968 đến 1983 họ lại sử dụng ” năm chí tuyến ” ( không phải năm Julius ) và phép đo tốc độ ánh sáng để tính toán khoảng cách không gian trong vũ trụ.

Đến năm 1984, ” năm ánh sáng ” mới được Hiệp hội Thiên văn quốc tế ( IAU ) công bố chính thức và sử dụng phổ biến . Với tên tiếng Anh của cụm từ là Light Year nên Hiệp hội cũng lấy kí hiệu cho đơn vị này là Ly.

Để tính được một năm ánh sáng, trước hết ta cần biết công thức sau:

S=V x T

Trong đó:

V là vận tốc của ánh sáng

T là thời gian.

S là quãng đường mà ánh sáng đi được trong khoảng thời gian T.

Vận tốc của ánh sáng là 299.792,458 km/s

Bạn cần quy đổi thời gian 1 năm ra giây. 1 năm có 365,24 ngày, mỗi ngày 24 giờ, mỗi giờ 60 phút và mỗi phút có 60 giây.

Vậy 1 năm sẽ có: 365,24 x 24 x 60 x 60 = 31.556.926 (giây)

Lấy 2 con số trên nhân với nhau ta có : 9.460.528.400.000 km- con số dài như vậy thật hoa mắt chóng mặt nên rút gọn lại là tương đương xấp xỉ 9,5 ngàn tỷ km

Như vậy 1 Ly = 9,5 ngàn tỷ km

Quả là một khoảng cách thật vĩ đại đúng không nào ?

Như vậy, qua phép tính trên ta đã biết: Một năm ánh sáng là quãng đường ánh sáng đi được trong một năm: 9.460.528.400.000 km (Xấp xỉ 9,5 nghìn tỷ km – Còn gọi là 1 Ly). Năm ánh sáng là đơn vị đo chiều dài được sử dụng trong việc tính toán khoảng cách thiên văn.

Từ một ” năm ánh sáng “, các nhà khoa học cũng quy ước thêm các bội số theo đơn vị đo khoảng cách như sau :

Kly : ( K = Kilo ) : tức là 1000 năm ánh sángMly : ( M = Mega ) : 1 triệu năm ánh sángGly : ( G = Giga ) : 1 tỷ năm ánh sáng

Thật ra vào thế kỉ 20, một nhà thiên văn học người Mỹ tên là Robert Burnham Jr đã sáng kiến ra một cách đo mới ngắn hơn đó là dùng Đơn vị vũ trụ ( AU ). Một AU tương đương với khoảng cách từ Trái Đất – xấp xỉ 150 triệu km, tương đương 8 phút ánh sáng.

Điều đặc biệt là số lượng đơn vị vũ trụ ( AU ) trong một năm ánh sáng đúng bằng số lượng inch trong một dặm . Như vậy 1 dặm ta có 63,000 inch thì 1 ” Năm ánh sáng ” có 63,000 đơn vị thiên văn. Như vậy chúng ta cũng tương đối hình dung được khoảng cách trong vũ trụ khi liên tưởng khoảng cách trong thực tế.

Ngoài năm ánh sáng ra thì chúng ta có một số đơn vị đo khoảng cách trong không gian vũ trụ tính theo tháng, tuần, ngày, phút, giờ… nhưng kết quả độ dài sẽ được quy định bằng met chứ không phải kilomet như năm ánh sáng nữa.

Tháng ánh sáng /Tuần ánh sáng /Ngày ánh sáng ( Light month / Light week / Light day ) : Là khoảng cách mà ánh sáng đi được trong chân không trong một tháng hay một tuần, một ngày. Phép tính cũng tương tự như trên – lấy số lượng giây trong 7 ngày một tuần/ số giây 4 tuần trong một tháng/số giây trong 12 tháng một năm nhân với khoảng cách của một giây ánh sáng là ra kết quả.

Tuy nhiên – những đơn vị này tuy có mặt đặt tên nhưng lại rất ít được sử dụng, chỉ có một số thiên thể lạ nằm trong vùng khoảng cách này như các đám mây Oort xung quanh Mặt Trời – chúng cách Trái Đất khoảng 290 – 580 ngày ánh sáng, tương đương 41 đến 82 tuần ánh sáng, 10 đến 20 tháng ánh sáng.

1 Năm Ánh Sáng Bằng Bao Nhiêu Km?

Năm ánh sáng là một đơn vị đo khoảng cách. Đó là quãng đường mà ánh sáng có thể đi được trong 1 năm. Ánh sáng di chuyển với vận tốc khoảng 300.000 km/s. Như vậy, trong 1 năm, nó có thể đi được khoảng 10 ngàn tỉ km. Chính xác hơn, một năm ánh sáng bằng 9.500.000.000.000 km.  (9.460.730.472.580.8 km – 5.879.000.000.000 dặm)

Tại sao chúng ta lại muốn có một đơn vị đo lớn đến như vậy? Trên Trái đất, một kilômét (km) có thể là đã đủ lớn và được sử dụng phổ biến. Ví dụ như khoảng cách từ Hà Nội đến Đà Nẵng khoảng vài trăm km, khoảng cách từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh khoảng hơn 1500 km. Tuy nhiên trong vũ trụ, Kilômét lại là đơn vị đo quá nhỏ để sử dụng. Lấy một ví dụ, khoảng cách đến thiên hà gần chúng ta nhất, thiên hà Andromeda, là 21×10^18 km, tức là 21.000.000.000.000.000.000 km. Đó là một con số quá lớn và trở nên khó khăn để viết và trình bày. Vì lý do đó, các nhà thiên văn học mới phải sử dụng một đơn vị đo khoảng cách khác.

Nếu bạn bước với tốc độ trung bình 20 phút một dặm, thì bạn phải mất 225 triệu năm mới hoàn tất hành trình của mình (không ăn uống hay ngủ nghỉ gì cả).

Còn nếu bạn quá giang trên một máy bay siêu thanh X-43A của NASA với vận tốc 9.68 Match (máy bay nhanh nhất thế giới hiện nay), bạn sẽ tốn khoảng 97 nghìn năm để băng qua khoảng cách này.

Bạn cũng cần mang theo một túi đồ dự trữ khổng lồ nữa chứ. Trung bình, một người trưởng thành tiêu thụ 80 calo trên mỗi dặm đi bộ, vì thế bạn sẽ cần đến 2 nghìn tỷ thanh năng lượng để nạp nhiên liệu cho chuyến đi của mình. Bạn cũng cần cả một đống giày để thay những chiếc đã rách. Một đôi giày trung bình thọ được 500 dặm, vì thế bạn sẽ ngốn khoảng 11,8 tỷ đôi.

Và hơn hết, dù cho tất cả những nỗ lực đó, bạn cũng chẳng đi được bao xa trong thiên hà mênh mông: ngôi sao gần Mặt trời nhất, Proxima Centauri, cũng nằm cách chúng ta 4,22 năm ánh sáng.

Vì vận tốc ánh sáng trong chân không có giá trị khoảng 299 792 458 m.s-1, một năm ánh sáng ứng với khoảng: 9.460.730.472.580,8 km, 5.879.000.000.000 dặm, 63.241 AU, 0,3066 parsec.

Một năm ánh sáng bằng… 225 triệu năm đi bộ

Nếu chuyến cuốc bộ của bạn bắt đầu trước khi khủng long xuất hiện trên Trái đất, thì để hết quãng đường một năm ánh sáng, nó chỉ vừa mới kết thúc mới đây thôi.

Một năm ánh sáng – khoảng cách mà ánh sáng đi trong một năm, được sử dụng như là đơn vị cơ bản đo khoảng cách giữa các liên hành tinh – bằng khoảng 5,9 triệu dặm. Nếu bạn bước với tốc độ trung bình 20 phút một dặm, thì bạn phải mất 225 triệu năm mới hoàn tất hành trình của mình (không ăn uống hay ngủ nghỉ gì cả).

Còn nếu bạn quá giang trên một máy bay siêu thanh X-43A của NASA với vận tốc 9.68 Match (máy bay nhanh nhất thế giới hiện nay), bạn sẽ tốn khoảng 97 nghìn năm để băng qua khoảng cách này.

Bạn cũng cần mang theo một túi đồ dự trữ khổng lồ nữa chứ. Trung bình, một người trưởng thành tiêu thụ 80 calo trên mỗi dặm đi bộ, vì thế bạn sẽ cần đến 2 nghìn tỷ thanh năng lượng để nạp nhiên liệu cho chuyến đi của mình. Bạn cũng cần cả một đống giày để thay những chiếc đã rách. Một đôi giày trung bình thọ được 500 dặm, vì thế bạn sẽ ngốn khoảng 11,8 tỷ đôi.

Và hơn hết, dù cho tất cả những nỗ lực đó, bạn cũng chẳng đi được bao xa trong thiên hà mênh mông: ngôi sao gần Mặt trời nhất, Proxima Centauri, cũng nằm cách chúng ta 4,22 năm ánh sáng.

T. An (theo Popsci)

(tổng hợp nhiều nguồn)

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Ánh Sáng Là Gì? Năm Ánh Sáng Là Gì? Một Năm Ánh Sáng Bằng Bao Nhiêu Km?

Ánh sáng là gì?

Ánh sáng là từ phổ thông dùng để chỉ các bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong vùng quang phổ nhìn thấy được bằng mắt thường của con người (tức là từ khoảng 380 nm đến 700 nm). Giống như mọi bức xạ điện từ, ánh sáng có thể được mô tả như những đợt sóng hạt chuyển động gọi là photon.

Ánh sáng là chỉ các bức xạ điện từ

Khi nói đến khoảng cách của những ngôi sao khác Mặt Trời trên bầu trời của chúng ta, người ta không dùng đơn vị dặm hay km, mà dùng một đơn vị đo gọi là Năm ánh sáng. Ánh sáng là thứ di chuyển nhanh nhất trong vũ trụ, nó đi với tốc độ 300 ngàn cây số mỗi giây – rất nhanh. Nếu bạn có thể đi được với vận tốc ánh sáng, thì bạn chỉ mất 1 giây để có thể đi vòng quanh xích đạo Trái Đất đến 7,5 lần.

– Năm ánh sáng là gì? Năm ánh sáng là quãng đường ánh sáng đi được trong thời gian 1 năm. Năm ánh sáng là đơn vị đo khoảng cách được dùng chủ yếu trong thiên văn học, có giá trị bằng quãng đường mà ánh sáng vượt qua được trong chân không sau thời gian một năm Julius, ứng với 31.557.600 s.

– Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km? Một năm ánh sáng bằng 9.460.528.400.000km (9,5 ngàn tỷ km), tức là 5.878.499.810.000 dặm.

Bạn hãy lấy số khoảng cách trong một giây nhân cho 31.556.926 – tức là số giây trong một năm, kết quả là 9,4605284 × 10 lũy thừa 12 cây số, tức khoảng 9,5 ngàn tỷ km.

Số thì lớn thật đấy, nhưng rất khó để hình dung con số này lớn đến cỡ nào. Vào thế kỷ 20, nhà thiên văn Robert Burnham – tác giả của quyển Cẩm nang Thiên thể Burnham (Burnham’s Celestial Handbook) đã nghĩ ra cách mô tả dễ hiểu khoảng cách của một năm ánh sáng. Ông đã nén Năm ánh sáng xuống còn Đơn vị thiên văn – khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời, khoảng cách này vào khoảng 150 triệu km – tương đương với 8 phút ánh sáng.

Tinh vân Orion (hay Messier 42) thuộc chòm sao Orion, là một tinh vân cách chúng ta khoảng 1,34 năm ánh sáng.

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, số lượng đơn vị thiên văn trong một năm ánh sáng bằng với số lượng inch trong một dặm, tức là trong một năm ánh sáng có 63 ngàn đơn vị thiên văn và trong một dặm có 63 ngàn inch.

Video:Youtube

1 Đơn Vị Thiên Văn Au Bằng Bao Nhiêu Km, Năm Ánh Sáng

Cách quy đổi 1 đơn vị thiên văn AU bằng bao nhiêu mét, km, dặm, năm ánh sáng, parsec và các đơn vị đo chiều dài phổ biến khác trong thiên văn học. Ngoài ra, chúng tôi cũng giải thích vì sao lại phải dùng tới AU và mục đích của đơn vị này. Trên thực tế, chúng ta hay nghe nói tới năm ánh sáng khi nhắc về khoảng cách giữa các vì sao, giờ thì có thêm AU và không biết 1 AU bằng bao nhiêu km, năm ánh sáng, cũng như ước chừng quãng đường đó đi mất bao lâu.

Trong thiên văn học, người ta quy ước Đơn vị thiên văn AU là khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt trời, vào khoảng 150 triệu dặm. Đơn vị thiên văn thường được viết tắt thành ua (unité astronomique tiếng Pháp) hoặc AU, au (astronomical unit tiếng Anh).

Trên thực tế, khoảng cách các hành tinh trong hệ mặt trời quá lớn nên không thể tính bằng dặm hay km được, vì con số sẽ rất dài, nhưng Năm ánh sáng lại quá lớn so với Hệ Mặt Trời, nên người ta sử dụng Đơn Vị Thiên Văn cho các khoảng cách trong hệ mặt trời.

Đơn vị thiên văn AU là khoảng cách xấp xỉ từ Trái Đất đến Mặt Trời, nhưng do khoảng cách này thay đổi khi Trái Đất của chúng ta quay quanh Mặt Trời nên các nhà thiên văn đã lấy “khoảng cách trung bình” với con số chính xác là 1 AU = 149.597.870.700 mét (khoảng 150 triệu kilômét, hay 93 triệu dặm)

1 đơn vị thiên văn = 149597870700 mét (bằng chính xác) ≈ 92.955807 triệu dặm ≈ 499.004 giây ánh sáng ≈ 4.8481368 phần triệu (4.8481366) của 1 parsec ≈ 15.812507 phần triệu (15.812507) của 1 năm ánh sáng

yeutrithuc.com xin nhấn mạnh thêm, đơn vị thiên văn Au thường được dùng để đo khoảng cách giữa các hành tinh trong hệ mặt trời. Ngoài ra, chúng ta còn có khái niệm năm ánh sáng và parsec nữa.

Khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất xấp xỉ 149,6 triệu kilômét (1 Đơn vị thiên văn AU) nên ánh sáng Mặt Trời cần 8 phút 19 giây mới đến được Trái Đất.