Xem Nhiều 3/2023 #️ Táo Tàu Chữa Bệnh Gì Và Nên Dùng Táo Đen Hay Táo Đỏ? # Top 3 Trend | Drosetourmanila.com

Xem Nhiều 3/2023 # Táo Tàu Chữa Bệnh Gì Và Nên Dùng Táo Đen Hay Táo Đỏ? # Top 3 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Táo Tàu Chữa Bệnh Gì Và Nên Dùng Táo Đen Hay Táo Đỏ? mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Táo Tàu, đại táo, táo Bắc, táo đen, táo đỏ, hồng táo, hắc táo… thực chất là mấy loại và có thể chữa bệnh gì? Khi nào nên dùng loại nào?

Táo Tàu (táo Bắc, đại táo)

Nghe tên gọi, có lẽ bạn cũng đã đoán ra nguồn gốc của loại táo này rồi, phải không ạ?

Mặc dù táo Tàu được trồng ở nhiều nơi trên thế giới nhưng Trung Quốc lại là nước gắn liền với tên gọi của nó. Được biết, Trung Quốc là quê hương của các loại táo (với hơn 400 loại), trong đó nhiều loại cho sản lượng cao và chất lượng rất tốt.

Trong nhiều năm qua, phần lớn lượng táo Tàu ở Việt Nam đều được nhập từ Trung Quốc, vì vậy mà nó còn được gọi là táo Bắc. Thời gian gần đây, táo Tàu được nhập thêm từ nhiều nguồn khác như Hồng Kông, Hàn Quốc…

Gọi là táo Tàu, táo Bắc, đại táo, hồng táo, hắc táo, táo đen hay táo đỏ… thì cũng vậy, cũng đều để chỉ quả của loài thực vật có tên khoa học là Ziziphus jujuba, thuộc họ Táo (1).

Táo đen và táo đỏ, loại nào tốt?

Trong các thang thuốc Bắc, bạn thường thấy một vài quả táo có màu đen, to và nhăn nheo nhưng ăn vào thì rất ngọt.

Đây là loại táo Tàu đã qua sơ chế bằng cách hun khói và thường được tẩm thêm dược liệu (bằng cách cho vào thùng gỗ có gai rồi quay cho lủng lỗ, sau đó ngào đường cùng với rễ con, thân và lá cây địa hoàng) để tăng dược tính (7).

Chính vì vậy, loại này thường được dùng kèm trong các thang thuốc Bắc với công dụng điều hòa các vị thuốc. Nó được gọi là “táo đen”, tức “hắc táo” (“hắc” là màu đen). Lúc còn nhỏ, mình rất thích lục lọi các thang thuốc Bắc của mẹ để ăn vụng mấy quả này.

Còn một loại thứ hai mà bạn thường thấy trong sâm bổ lượng, chè thập cẩm và các loại nước mát khác là “táo đỏ”, tức “hồng táo” (“hồng” có nghĩa là màu đỏ).

Đó là những quả táo có lớp vỏ màu nâu đỏ và lớp thịt hơi ngả vàng, ăn vào thì mềm xốp và ngọt thơm. Nếu vào tiệm thuốc Bắc mua táo để nấu các món ăn vừa bổ dưỡng, vừa trị bệnh thì chắc chắn bạn sẽ được giới thiệu loại táo này!

Nói tóm lại, cả hai loại này đều được gọi là táo Tàu (hay đại táo, táo Bắc), chúng có tác dụng tương đương và đều có thể ăn chơi hoặc dùng làm thuốc. Tuy nhiên, so với táo đỏ thì táo đen có dược tính cao hơn nhưng lại hơi có mùi thuốc. Chính vì vậy, táo đen thường được dùng trong các thang thuốc Bắc còn táo đỏ thì chuyên dùng trong các món ăn tẩm bổ, chữa bệnh (thực dưỡng).

Táo Tàu, quả to hay quả nhỏ là tốt?

Táo Tàu, về kích cỡ thì có loại quả nhỏ như chúng ta thường thấy nhưng cũng có loại quả to và dài (gấp 3, 4 lần quả nhỏ). Loại quả to này có màu sẫm hơn, xốp mịn, mềm và thơm ngọt hơn.

Mặc dù hai loại này đều có tác dụng tương tự nhưng theo Đông y, loại quả to, có màu tím đỏ thì thịt sẽ dày hơn và là loại tốt hơn. Tuy nhiên, thông thường người ta vẫn dùng loại quả nhỏ để nấu nước ngọt, nấu sâm bổ lượng vì nó được bán phổ biến hơn, giá rẻ hơn (tầm 80 – 100 k) và cũng dễ dùng hơn.

Gợi ý: Theo kinh nghiệm thì táo đỏ Hàn Quốc thơm ngon, thịt mềm, quả to và hạt nhỏ hơn. Nếu có điều kiện, bạn nên mua loại này (mức giá thường dao động từ 120 – 180 k).

Táo Tàu, dùng quả tươi, quả sấy giòn hay quả khô mềm?

Về độ ngon để ăn chơi thì quả táo tươi là ngon nhất vì vừa giòn lại vừa ngọt. Tuy nhiên, về màu sắc thì quả tươi trông không mấy bắt mắt (nhìn giống như đã bị úng). Hơn nữa, nếu bạn ở xa vùng trồng thì cũng khó mua được quả tươi.

Kế đến là loại quả đã sấy giòn (hút chân không nữa thì càng tốt) vì nó ngọt phao và giòn rộp. Hơn nữa, táo sấy giòn còn có mùi thơm đặc trưng của quả sấy, rất hấp dẫn.

Với loại này, bạn nào thích ngọt thì ăn đến mấy mươi quả cũng không thấy ngán vì càng ăn càng thơm, càng ăn càng ghiền mặc dù lời khuyên dành cho mọi người là chỉ nên ăn dưới 15 quả mỗi ngày. Với táo Tàu sấy giòn, có những quả rất cứng, nhai vào nghe một cái “rụp” thì tưởng như đã rụng răng!

Cuối cùng là táo phơi khô hoặc sấy khô mềm, loại này phổ biến nhất và thường dùng làm thuốc hay nấu các món thực dưỡng. Hiển nhiên, táo Tàu ở dạng này thì mềm hơn hai dạng kia nên dễ ăn hơn, nhất là với những người lớn tuổi.

Táo Tàu (táo đen, táo đỏ) được dùng để chữa bệnh gì?

Bên cạnh đó, táo Tàu còn được biết đến là vị thuốc:

Điều hòa khí huyết.

Bồi bổ tỳ vị, giúp ăn ngon.

Nhuận phổi, điều trị ho.

Sinh tân dịch và điều hòa doanh vệ.

Tốt cho tim, điều trị thiếu máu.

Điều trị rối loạn thần kinh, dễ cáu gắt.

Giúp ngủ ngon và dễ đi vào giấc ngủ.

Điều trị tiêu hóa kém, tiêu chảy và kiết lỵ.

Điều hòa các vị thuốc khác trong cùng thang thuốc.

Bảo vệ gan (theo Tây y)…

Dùng táo Tàu như thế nào?

Cách dùng táo Tàu tiện lợi nhất là ăn không hoặc sắc lấy nước uống, liều lượng từ 6 – 15 g quả mỗi ngày (hoặc từ 5 – 10 quả).

Nếu không dùng thuốc sắc, bạn có thể lấy táo Tàu ngâm rượu uống, tuy nhiên, cách này ít được dùng và cũng có một số kiêng kị nhất định về đối tượng. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy táo Tàu móc bỏ hạt rồi lấy phần thịt làm thành dạng viên để uống (cách này thì tốn công hơn) (2) (3).

Trên thực tế, táo Tàu thường được kết hợp với nhãn nhục, kỷ tử hoặc các vị khác tùy tình trạng bệnh.

Thành phần dinh dưỡng trong táo Tàu, táo Tàu (đại táo) chứa bao nhiêu calo?

Trong 100 g quả táo Tàu tươi  có 77, 86 g nước, 20, 23 g đường, còn lại là các chất đạm, chất béo, vitamin (A, B1, B2, B3, B6, C) và khoáng chất (Can xi, Sắt, Magie, Mangan, Phot pho, Ka li, Na tri, Kẽm…). Mức năng lượng trong 100 g quả tươi là 79 kcal.

Ở dạng khô, 100 g quả táo Tàu có mức năng lượng khá cao: 287 kcal, với 73, 6 g đường và 19, 7 g nước (theo Wikipedia) (4).

Các bài thuốc tham khảo

1. Điều trị giảm tiểu cầu trong công thức máu: lấy 30 g táo Tàu và nửa lá sen, sắc lấy nước uống (3).

2. Điều trị dị ứng, ngứa và nổi mẩn ngoài da: dùng 60 g táo Tàu và 60 g cam thảo, sắc lấy nước uống (3).

3. Điều trị cam tẩu mã ở trẻ em: lấy 1 quả táo Tàu và 6 g hoàng bá, đốt thành than rồi tán nhỏ, xát vào răng và chỗ lở loét (6).

Cần lưu ý gì khi dùng táo Tàu (táo đen, táo đỏ) chữa bệnh?

1. Kiêng kị: Có tài liệu cho rằng ăn táo Tàu cùng với hành sẽ tổn thương ngũ tạng và ăn táo Tàu với cá sẽ gây đau bụng, đau lưng. Vì vậy, tốt nhất là chúng ta nên tránh những sự kết hợp này (3).

2. Đối tượng cần tránh: Những người thấp nhiệt, khí trệ, bụng đầy trướng không nên dùng táo Tàu.(3) (5). Ngoài ra, những người đang bị nhiệt gây đau răng và đờm cũng không nên dùng (6).

3. Bảo quản: Táo Tàu dễ bị sâu mọt và các côn trùng phá hoại, vì vậy, cần chú ý trong lưu trữ.

4. Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.

Facebook Cây hoa lá: https://www.facebook.com/cayhoalacom

Tư liệu tham khảo

Táo Tàu, https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A1o_t%C3%A0u , truy cập 23/11/2019.

Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

, t1, NXB Khoa học và kỹ thuật, năm 2004, trang 730.

Phạm Thiệp – Lê Văn Thuần – Bùi Xuân Chương, Cây thuốc bài thuốc và biệt dược, NXB Y học, 2000, trang 84.

Jujube, https://en.wikipedia.org/wiki/Jujube , truy cập 23/11/2019.

Đại táo, http://baophuyen.com.vn/portals/0/quangcao/tracuudongduoc/TUDIEN/THUOC/DAITAO.HTM , truy cập 23/11/2019.

Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, trang 908.

Đại táo, https://thuocdantoc.vn/duoc-lieu/dai-tao, truy cập 23/11/2019.

Táo Tầu Đen/ Đại Táo

Thông Tin Chi Tiết

Giá: 80,000vnđ/500gr 

Táo tầu đen ( đại táo)

Táo tầu đen được đóng gói hút chân không

 Mô tả cây :

Đại táo là một cây nhỡ hay cây to có thể cao tới 10m. lá mọc so le, lá kèm, thường có dạng thành gai. Cuống lá ngắn 0,5 – 1cm, phiến lá hình trứng, đầu hẹp lại, dài 3 – 7cm, rộng 2 – 3,5cm, mép có răng cưa thô, trên mặt rõ 3 gân chính, gân phụ cũng nổi rõ. Hoa nhỏ, mọc thành tán ở kẽ lá, mỗi tán gồm 7 – 8 hoa. Cánh hoa màu vàng xanh nhạt. Đài, tràng, nhị đều 5. Quả hạch hình cầu hay hình trứng, khi non có màu nâu hoặc xanh nhạt, khi chín có màu đỏ sẫm. Vỏ quả mẫm vị ngọt. Mùa hoa tháng 4 – 5, mùa quả tháng 7 – 9.

Táo tầu đen

Đại táo, còn gọi là táo tàu, táo đen, hồng táo, có tên khoa học là Zizyphus jujuba Lamk, là một vị thuốc rất thông dụng trong y học cổ truyền và cũng là một loại thực phẩm quen thuộc thường được dùng để chế biến các món ăn, làm đồ tráng miệng, làm bánh hoặc làm mứt. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, đại táo có giá trị dinh dưỡng rất cao. Ước tính, cứ mỗi 100g đại táo có chứa 1,2g protid, 23,2g glucid, 0,2g lipid, 14 mg Ca, 23 mg P, 0,5g Fe, 0,01mg vitamin A, 0,06mg vitamin B1, 540mg vitamin C. Theo tính toán, lượng vitamin C trong đại táo tươi cao gấp 16 lần long nhãn tươi, 26 lần lệ chi tươi (quả vải) và 82 lần bình quả tươi (loại táo to nhập khẩu từ châu Âu hoặc Trung Quốc). So với nho khô, lượng đạm, các vitamin và nguyên tố vi lượng cao gấp nhiều lần.

Theo Đông y, đại táo vị ngọt, tính ôn; vào tỳ, vị, đại táo có tác dụng bổ khí kiện tỳ, hòa vị sinh tân. Dùng khi tỳ vị hư nhược, khí huyết hư, tân dịch bất túc, ăn kém chậm tiêu, hồi hộp đánh trống ngực, mất ngủ… Đại táo có mặt trong rất nhiều đơn thuốc và món ăn thuốc.

Liều dùng: 10-30g, có thể đến 63-125g, bằng cách hầm, nấu, ninh…

Cách dùng táo tàu:

Cơm nếp hấp nhân sâm đại táo: đại táo 20g, nhân sâm 6g, gạo nếp 80g. Hãm khoảng 30 phút, gạn nước riêng, còn sâm táo để riêng. Lấy nước nấu cơm, cơm đơm lên đĩa, đặt sâm táo lên trên. Dùng cho người bị khí hư, cơ thể suy nhược, ăn kém chậm tiêu. Cháo đại táo: đại táo 7 quả, gạo nếp 60g. Nấu đại táo, bỏ bã, lấy nước. Gạo nếp nấu cháo, cháo chín cho nước đại táo khuấy đều, đun sôi là được. Dùng cho người bệnh trúng phong, bại liệt, kinh giật. Hoặc: đại táo 10 quả, gạo tẻ 100g, đường phèn hoặc đường trắng liều lượng thích hợp. Cho gạo, đại táo và nước sạch nấu cho được cháo, thêm đường trắng hoặc đường phèn khuấy đều, để nguội cho ăn. Dùng cho người tỳ vị hư nhược, huyết hư, thiếu máu, ăn kém. Cháo đại táo, sơn dược: đại táo 15 quả, sơn dược 250g, gạo nếp 100g. Ngâm đại táo cho mềm, tách bỏ hạt, sơn dược bỏ vỏ thái lát. Cả hai thứ trộn đường ướp trong 30 phút để sẵn. Gạo nếp nấu thành cháo, cho sơn dược đại táo ướp đường vào, đảo đều, đun sôi 20 phút là được. Dùng cho người bị đái dắt, di tinh, sa tử cung. Gà hầm đại táo nấm hương: đại táo 20g, nấm hương 20g, gà 1 con, bột hồ nước 6g. Thịt gà làm sạch chặt miếng, đại táo bỏ hạt, nấm hương ngâm mềm. Tất cả cho vào nồi, thêm gia vị (dấm, tương, muối đường, bột ngọt, hành, rượu, bột hồ nước) đảo đều, chưng cách thủy khoảng 15 phút. Dùng cho người thiếu máu, ăn kém, chậm tiêu. Đại táo đậu phộng ướp đường phèn: đại táo 30g, lạc nhân 30g, đường phèn 30g. Trước tiên cho lạc nhân (để cả áo vỏ) vào với một lượng nước thích hợp nấu chín. Cho tiếp đại táo, đường phèn đảo đều nấu tiếp trong vài phút. Ăn trước khi đi ngủ. Dùng tốt cho người bệnh viêm gan có men SGOT, SGPT tăng.

Đơn thuốc có

đại táo/ táo tầu đen

:

Bài 1: Đại táo 20 quả, xương ống chân dê 2 cái, gạo nếp lượng vừa đủ. Đại táo rửa sạch, dùng dao khía dọc, xương dê chặt nhỏ, hai thứ đem ninh với gạo nếp thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày, 15 ngày là 1 liệu trình. Công dụng: dưỡng khí sinh huyết, kiện tỳ dưỡng vị, dưỡng can ích thận, thường được dùng để phòng chống chứng thiếu máu. Bài 2: Đại táo 15 quả, mộc nhĩ đen 30g, đường phèn lượng vừa đủ. Mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở hết rồi rửa sạch, thái nhỏ; đại táo rửa sạch, bỏ hạt. Hai thứ đem nấu chín rồi chế thêm một chút đường phèn, ăn nóng. Công dụng: đại bổ khí huyết, dưỡng can ích thận, kiện tỳ dưỡng vị, thường dùng để chữa chứng thiếu máu. Bài 3: Đại táo 10 quả, hải sâm 50g, xương lợn 200g. Đại táo rửa sạch, bỏ hạt; xương lợn chặt nhỏ. Tất cả đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn nóng. Mỗi ngày dùng 1 thang, 10 ngày là 1 liệu trình, giữa 2 liệu trình cách nhau 4 ngày. Công dụng: đại bổ khí huyết, kiện tỳ dưỡng vị, thường dùng để chữa chứng thiếu máu. Bài 4: Đại táo 50g, đậu xanh 50g, đường đỏ lượng vừa đủ. Đại táo rửa sạch, dùng dao khía dọc; đậu xanh đãi kỹ. Hai thứ đem ninh nhừ rồi chế thêm đường đỏ, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: đại bổ khí huyết, kiện tỳ dưỡng vị, ích thận dưỡng can, thường dùng để chữa chứng thiếu máu. Bài 5: Đại táo 10 quả, da lợn 100g, gân chân lợn 15g. Da lợn rửa sạch, thái miếng; đại táo bỏ hạt, cho cả ba thứ vào ninh thật nhừ, chế thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: đại bổ khí huyết, thông kinh hoạt lạc, bổ dưỡng ngũ tạng, dùng để chữa chứng thiếu máu. Bài 6: Đại táo 20g, đẳng sâm 30g, hoài sơn 30g, long nhãn 30g, hoàng kỳ 30g, phục linh 30g, cam thảo 10g, bạch truật 20g, kỷ tử 20g, sơn thù 15g, đương quy 15g, mật ong 200g. Đem tất cả các vị thuốc sắc kỹ với 1.000ml nước, lấy 500 ml rồi cho mật ong vào cô nhỏ lửa thành dạng cao đặc. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 20 ml. Công dụng: đại bổ khí huyết, ôn bổ ngũ tạng, dưỡng can ích tỳ, sinh huyết dưỡng huyết, dùng để phòng chống chứng thiếu máu rất hữu hiệu.

Táo Mèo – 18 Tác Dụng Chữa Bệnh Cực Kỳ Hiệu Quả Từ Quả Táo Mèo

Táo mèo còn có tên gọi khác là Sơn Tra. Mọi người thường nghĩ táo mèo chỉ để ăn chơi, vị chua chứ không có tác dụng gì là mấy. Tuy nhiên, táo mèo là loại chữa bệnh với nhiều phương pháp nhất cũng như là thực phẩm làm đẹp an toàn nhất mà các chị em đang săn lùng rầm rộ.

Táo mèo là gì?

Ở Tây Bắc thường tập trung nhiều nhất quả táo mèo, trước kia người dân chê và coi quả này là quả dại chẳng có tác dụng gì. Vì ăn chát, chua chứ không ngon lành gì. Ở nước ta, táo mèo mọc tự nhiên và được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc như Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái … Cây táo mèo có chiều cao trung bình từ 7m-10m, thân gỗ.

Đặc điểm

Nhìn bề ngoài quả táo mèo khá giống táo xanh ở nước ta, quả mọng và chua, trong lớp vỏ là chất nhớt chứa nhiều vitamin c, khi chín quả có màu ngã đỏ vàng. Ở Trung Quốc người ta gọi táo mèo là Sơn Tra. Cây ăn khá chua, hơi nhớt và mọng nước. Thường dùng chữa bệnh hoặc ngâm rượu, làm giấm táo…

Tuy nhiên khi được biết đến những công dụng tuyệt vời từ quả táo mèo ngoài sử dụng tươi, phơi khô còn có thể lên men, ngâm rượu, ngâm đường đem lại nhiều hiệu quả cao. Đặc biệt giấm táo góp phần rất lớn trong ngành công nghiệp sản xuất, là gia vị món ăn, làm đẹp vô cùng hiệu quả.

Thành phần của táo mèo

Trong mỗi quả táo, có các thành phần chủ yếu như:

Các flavonoid

Oligomeric procyanidins và flavans.

Các dẫn xuất Triterpenne, các acid hữu cơ.

Các phenolic đơn giản.

Trong mỗi quả táo có khoảng 0,7% chất đạm, 0,2% chất béo, 22% chất đường và các acid hữu cơ. Ngoài ra còn chứa một lượng lớn vitamin C, caroten và khoáng chất như canxi, tanin, sắt,…

Công dụng của táo mèo

Chữa đầy bụng: Lấy 30g táo mèo khô, sắc với khoảng 1 lít nước cô cạn còn 2/3 sau đó lấy nước uống thay trà trong ngày, cần uống 2-3 ngày liên tục sẽ thấy hiệu quả.

Tăng cường khả năng tiêu hóa: Dùng 200gr táo mèo đem đi rửa sạch, bỏ hạt ngâm với 300 ml rượu trắng. Khoảng 1 tháng là có thể sử dụng ở bữa ăn 1 chén nhỏ. Tối đa 2 chén nhỏ trên ngày, không nên lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa.

Chữa viêm khớp: Sau mỗi bữa ăn, uống 1 ly nước 200 ml pha với 10 thìa nhỏ giấm táo mèo trộn cùng với mật ong sao cho vừa đủ ngọt. Kiên trì từ 10 ngày trở lên để thấy kết quả.

Chữa bệnh zona: Dùng giấm táo mèo bôi nguyên chất lên chỗ đau, tránh vết thương hở đang rỉ máu ngày 4 lần, ban đêm bôi thêm 3 lần. Sau khi bôi, đắp khăn nhúng giấm táo kín lại và giữ từ 10-15 phút tháo ra rửa sạch lại với nước.

Chữa nấm tóc: Dùng giấm táo mèo xoa chỗ tóc bị nấm ngày 6 lần cách 2 tiếng xoa 1 lần. Hoặc có thể dùng để ủ tóc giúp tóc chắc khỏe, giảm nhờn và bóng mượt.

Mất ngủ, suy nhược thần kinh: Uống 2 thìa nhỏ hỗn hợp giấm táo và mật ong trước khi đi ngủ giúp bạn nhanh đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Nếu sau 1 giờ mà chưa thấy hiệu quả, bạn có thể uống tiếp 2 thìa nữa. Cứ mỗi lần thức giấc, khó ngủ lại uống tiếp 2 thìa. Vị thuốc này lành, có thể dùng lâu dài.

Chữa mỡ trong máu: pha 1-2 muống dấm với nước, uống đều đặn hằng ngày để giảm lượng mỡ trong máu. Thậm chí có thể cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường.

Trị đau nhức họng: Bạn súc họng 1 lần/giờ bằng ly nước có pha 1 thìa giấm táo với mật ong. Bên cạnh đó, sáng sớm có thể ngậm 1 ly giấm táo đậm đặc cũng rất tốt.

Chữa đau nhức: Lấy lòng đỏ trứng gà đánh với một thìa lớn giấm táo và một thìa nhỏ tinh dầu thông bôi lên vùng da nơi đau nhức và xoa mạnh sẽ làm tan máu bầm, giảm đau nhức hiệu quả.

Ngoài ra, dấm táo được cho là phương pháp làm đẹp tự nhiên được nhiều phụ nữ ưa chuộng. Pha dấm táo với nước tỷ lệ 1:2 hoặc 1:1 để làm toner giúp cân bằng độ ẩm cho da, tăng khả năng đàn hồi.

Mặt nạ giấm táo: Trộn giấm táo với mặt nạ đất sét theo tỉ lệ 1:1, có thể thêm vài giọt tình dầu trà, hoa anh thảo… sau đó đắp lên da lưu lại trong 15 phút và rửa sạch, bạn sẽ nhận được ngay làn da trắng mịn và ngăn ngừa mụn.

Se khít lỗ chân lông: Pha giấm táo với nước tỷ lệ 1:1, sau khi rửa mặt sạch bôi hỗn hợp này lên mặt không cần rửa lại với nước, da bạn sẽ căng láng và mịn, lỗ chân lông se khít.

Uống dấm táo pha với nước 1 tuần từ 2 đến 3 lần với hàm lượng vitamin c sẽ giúp đẹp da, giảm cân và tiêu mỡ bụng.

Chăm sóc tóc: Trộn giấm táo với nước ấm theo tỷ lệ 1:1, thoa hỗn hợp đều lên tóc giữ lại trong vài phút sau đó gội lại bằng nước sạch. Acid có trong giấm giúp tóc chắc khỏe và bóng mượt hơn.

Khử mùi vùng nách: Giấm táo sử dụng nguyên chất sau khi tắm xong xịt lên nách và massage, bạn có thể thỏa mái hoạt động mà không lo đến mùi.

Trị mùi khoang miệng: Trộn giấm táo với nước tỷ lệ 1:1 sau đó sáng dậy súc hỗn hợp này từ 2-3 phút sẽ giảm thiểu các bệnh về nha chu và hôi miệng.

Điều trị chứng giãn tĩnh mạch: Các vùng giãn tĩnh mạch thường do hoạt động nhiều gây khó chịu, bạn có thể ngâm bông vào trong giấm táo sau đó đắp lên nơi bị giãn tĩnh mạch.

Dùng làm nước ngâm chân: ngâm chân vào nước nóng trước khi ngủ làm cải thiện giấc ngủ và xua tan được mệt mỏi. Hãy thêm 1 thìa giấm vào nước để hiệu quả cao hơn và loại bỏ được các lớp tế bào chết ở gót chân.

Tìm hiểu: Húng chó chữa viêm họng, giảm đau đầu, chống trầm cảm, mỡ trong máu

Cách sử dụng táo mèo ngâm rượu

Táo mèo ngâm đường có thể dùng đều đặn hàng ngày. Táo mèo ngâm rượu là phương thuốc vừa dễ sử dụng lại có hiệu quả cao được rất nhiều người tìm mua và ngâm để dùng dần trong nhà. Nên chọn quả táo mèo tươi, nhỏ nặng tay. Táo mèo chọn quả xanh hoặc vàng đều được nhưng táo mèo già thường quả vàng, có mùi thơm. Táo mèo rửa sạch không gọt vỏ để giữ lại nhiều chất nhất.

Táo mèo ngâm rượu

Chẻ đôi quả táo mèo, ngâm vào nước sạch khoảng 6 phút sau đó mang ra để ráo rồi tiếp tục cho vào nước muối ngâm khoảng 20 – 30 phút và tiếp tục rửa lại với nước lạnh. Sau đó cho táo mèo vào ngâm với đường tỉ lệ 1-2. Ngâm trong 1 tuần sau đó chắt hết nước.

Sau đó cho rượu vào cùng tỉ lệ với đường để giữ trên 1 tháng là có thể sử dụng. Mỗi ngày sử dụng 1 ly nhỏ đều đặn rất tốt cho đường tiêu hóa. Lưu ý khi ngâm nhớ phải trụng dụng cụ qua nước sôi nếu không muốn bị lên men trắng và hỏng sau vài ngày mở nắp.

Ngâm táo mèo đường

Nước cốt táo đường chắt ra chỗ khác, để lại quả táo.

Đổ tiếp rượu vào can (chai, lọ) có sẵn táo quả ngâm đường ở trên, sao cho phần bã táo chiếm nửa can, rượu tương ứng nửa còn lại.

Táo nổi trên rượu, chỉ cần sau 2 tuần là có thể dùng rượu táo mèo. Nếu màu chưa đạt màu cánh dán có thể ngâm cùng với táo mèo khô để đạt màu như ý.

Lưu ý khi ngâm rượu táo mèo thì tuả táo để nguyên vỏ thái lát mỏng, không bỏ hạt, đem hong khô. Phải ngâm đúng tỷ lệ táo mèo với rượu như bài viết để đem lại hương vị chuẩn nhất. Nếu hạ thổ thì sử dụng rượu nếp từ 40 độ trở lên. Rượu ngâm từ 3 đến 6 tháng tác dụng rất tốt mà không có phản ứng phụ.

Táo mèo trước đây được biết đến nhiều với công dụng làm đẹp, là bước cân bằng lại độ ẩm cho da sau rửa mặt của phụ nữ. Nhưng đến hiện nay, người ta phát hiện ra nhiều hơn về tác dụng điều trị và hỗ trợ chữa bệnh từ các thành phần hoạt chất có trong táo mèo. Vì vậy, việc ngâm ngay một bình táo mèo trong nhà sử dụng dần là vô cùng có giá trị.

Địa chỉ mua táo mèo khô ở đâu uy tín chất lượng.

Trên thị trường bán táo mèo khô trên cả nước, có rất nhiều địa chỉ bán, nhưng tất cả mọi người đều rât băn khoăn vì không biết tìm đâu đươc nơi đê mua mà sản phẩm an tòan, không tẩm ướp thuốc, tốt cho sức khỏe, thì hôm nay tudiencaythuoc.com giới thiệu một địa chỉ hoàn toàn các bạn có thể yên tâm, đó là thảo dược Đặc Sản Tâm Gia.

Thông tin Thảo dược đặc sản tâm gia.

62/1/28 Trương Công Định, Phường 14 Quận Tân Bình, TP HCM

Điện thoại: 0902743250: Linh

Ăn Táo Đỏ Có Mập Không? Táo Đỏ Có Công Dụng Gì?

Nhiều người khi sử dụng táo đỏ thường có tâm lý băng khoăn liệu rằng ăn táo đỏ có mập không? Thực tế thì ăn táo đỏ không mập mà còn giúp các bạn giảm cân hiệu quả.

Sử dụng táo đỏ mỗi ngày giúp bạn giảm hàm lượng cholesterol xấu tránh được tình trạng xơ vữa động mạch và đẩy lùi sự hình thành cục máu đông trong cơ thể. Giúp bảo vệ cơ thể trước những nguy cơ về bệnh tim mạch, đột tử. Sử dụng nước ép táo đỏ có thể giúp bổ sung nồng độ hemoglobin cải thiện đáng kể hiện tượng thiếu máu.

Táo đỏ có tác dụng làm đẹp da hiệu quả, bổ tỳ, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tăng cường tuần hoàn máu và chống lão hóa, đẩy lùi cảm giác của bàn tay và bàn chân lạnh.

Với nhiều công dụng của táo đỏ từ thiên nhiên, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã nghiên cứu và chế tạo ra sản phẩm táo đỏ sấy khô, đây là một loại sản phẩm tráng miệng có vị ngọt đậm đặc biệt, giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Đây là sản phẩm được rất nhiều người dân Hàn Quốc sử dụng sau mỗi bữa ăn hằng ngày.

Táo đỏ sấy khô Hàn Quốc với nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe đã được các chuyên gia khoa học khuyên sử dụng mỗi ngày để phòng tránh và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.

Táo đỏ sấy khôHàn Quốc có chức năng chữa bệnh huyết áp thấp. Dùng 15-20 quả táo đỏ hầm cùng với gà ăn mỗi ngày sẽ đem lại nhiều lợi ích cho huyết áp của bạn.

Đối với những người mắc các bệnh như sơ gan, huyết thanh cao, bệnh viêm gan cấp. Có thể hàm táo đỏ sấy khô với lạc và đường khoảng 30g. Hầm lạc chín rồi cho đường và táo đỏ khô vào và ăn trước khi đi ngủ 15 phút. Sử dụng trong vòng 30 ngày sẽ làm hạ đường huyết thanh.

Trong táo đỏ sấy khô Hàn Quốc có chứa chất camp, chất nàychống dị ứng và giãn mạch máu hiệu quả. Bên cạnh đó, táo đỏ còn có tác dụng giúp nuôi dưỡng cơ tim.

Công dụng của quả táo như đã nói ở trên, táo đỏ có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, cả về giá trị dinh dưỡng lẫn công dụng phòng, trị bệnh.

Sự kết hợp hoàn hảo của 2 loại trái cây rất tốt từ nhiên nhiên này đã mang lại sản phẩm táo đỏ kẹp óc chó Hàn Quốc cực kỳ hữu ích với sức khỏe chúng ta.

Các công dụng chính của táo đỏ kẹp óc chó Hàn Quốc

Tác dụng của quả óc chó với bệnh tiểu đường

Tin khác:

Bạn đang xem bài viết Táo Tàu Chữa Bệnh Gì Và Nên Dùng Táo Đen Hay Táo Đỏ? trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!