Cập nhật thông tin chi tiết về Tác Dụng Của Nghệ Tươi Giúp Chữa Bệnh &Amp; Làm Đẹp mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đặc điểm tự nhiên của nghệ vàng
Cây nghệ là một loại cây thân thảo, thuộc họ Gừng và có đặc tính sống lâu năm. Tên khoa học của nó là Curcuma longa. Còn trong ứng dụng y học, thảo dược này lại được biết đến với cái tên khương hoàng.
Loại cây này có xuất xứ từ khu vực Đông nam Ấn Độ và du nhập vào nước ta cũng đã khá lâu. Cây cao trung bình 1 – 1,2m. Mọc thẳng đứng, thân có màu vàng cam. Lá nghệ mọc xen kẽ nhau và tạo thành hai hàng song song nhau. Cuống lá dài chừng 50 – 70cm. Phiến lá đơn, hình lưỡi mác. Phần củ và rễ nằm sâu dưới đất. Khi thu hoạch, người ta chủ yếu sử dụng phần củ là chính.
Tác dụng chữa bệnh của nghệ tươi
Qua nhiều công trình nghiên cứu, người ta xác định được các công dụng chính của nghệ tươi đó là:
Khả năng
tăng cường
miễn dịch của nghệ
Trong thành phần của nghệ tươi có những thành phần có khả năng kích thích túi mật, giảm sự tiết dịch mật và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa. Vì vậy chúng giúp quá trình tiêu hóa trong cơ thể diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. Đồng thời thành phần của nghệ cũng giúp cơ thể hấp thu được các dưỡng chất một cách tuyệt đối hơn.
Hỗ trợ chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa
Với những chứng bệnh như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, trào ngược dạ dày thực quản… Thì sử dụng nghệ tươi đều đặn còn là một giải pháp hữu hiệu. Nó sẽ giúp loại bỏ những triệu chứng khó chịu mà người bệnh đang phải gánh chịu. Đồng thời hỗ trợ làm lành những tổn thương, viêm nhiễm trên niêm mạc của dạ dày, niêm mạc đại tràng hoặc niêm mạc thực quản.
Cách chữa trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nhất
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Với hoạt chất curcumin, công dụng của nghệ tươi còn được phát huy đối với những ai bị mắc bệnh về tim mạch. Bởi nghệ sẽ giúp giảm nồng độ lipoprotein, duy trì mức độ cholesterol luôn ổn định. Nhờ đó mà cơ thể sẽ hạn chế được nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch cũng như nguy cơ đột quỵ
Giúp giảm cân và chống béo phì
Khi dùng nghệ tươi thường xuyên, nó sẽ cải tiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Khi đó lượng mỡ thừa được đốt cháy một cách nhanh chóng. Vì vậy mà rất nhiều người đã biết tận dụng phương pháp ăn nghệ tươi giảm cân và đã đạt được những kết quả bất ngờ.
Tác dụng
của củ nghệ
trong làm đẹp
Trong lĩnh vực làm đẹp, chăm sóc da người ta cũng sử dụng nghệ tươi rất phổ biến. Thực tế đã chứng minh, dùng nghệ tươi làm đẹp da và trị mụn là những công dụng mà nhiều chị em phụ nữ tin tưởng.
Ổn định lượng đường huyết trong cơ thể
Nghệ tươi là thảo dược có tác dụng điều hòa lượng đường huyết ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến tác dụng này. Vì vậy mà nhiều người chưa biết tận dụng để chữa bệnh.
Cách sử dụng nghệ tươi hiệu quả tại nhà
Tác dụng của nghệ tươi có rất nhiều. Nhưng ăn nghệ tươi đúng cách lại là vấn đề mà nhiều người trăn trở. Theo tìm hiểu, hiện nay nghệ tươi được sử dụng theo hai cách chính đó là:
Sử dụng nước ép nghệ tươi
Theo cách này, mọi người sẽ sơ chế củ nghệ thật sạch sẽ. Cụ thể là rửa sạch đất cát bám bên ngoài vỏ, sau đó dùng dao cắt bỏ lớp vỏ bên ngoài. Rửa qua nước một lần nữa và cho vào máy xay nhuyễn. Hoặc nếu không có thể cho vào giã nát cũng được.
Khi nghệ đã nhuyễn, hãy cho một cốc nước lọc vào để lọc lấy nước cốt và loại bỏ bã. Khi dùng, các bạn có thể uống luôn dung dịch nước ép này. Hoặc kết hợp cùng với một chút đường hay mật ong đều không ảnh hưởng gì đến tác dụng của nó.
Dùng nghệ tươi ở dạng củ thái lát
Nếu không sử dụng ở dạng nước ép, các bạn có thể dùng nghệ theo cách thái lát. Nghệ sau khi sơ chế, các bạn dùng dao cắt thành những lát mỏng. Sau đó có thể dùng nghệ ngâm rượu, nghệ trộn cùng mật ong để hấp cách thủy… hoặc có thể trực tiếp đắp nghệ tươi lên mụn, lên da đều được.
Để bảo quản nghệ tươi được lâu mọi người nên bảo quản nghệ trong bóng mát, trong tủ lạnh. Hoặc lâu dài hơn, các bạn hãy chế biến nghệ tươi thành tinh bột nghệ để sử dụng mà vẫn bảo đảm được chất lượng lẫn công dụng của thảo dược này.
Nghệ tươi vốn không còn xa lạ gì đối với mỗi người chúng ta nhưng không mấy ai hiểu rõ về những công dụng thần kỳ mà nghệ tươi đem lại. Mang trong mình nhiều hoạt chất quý không chỉ giành cho y học mà còn nhiều lĩnh vực khác như làm đẹp,..
Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất: Tác dụng của nghệ tươi với da mặt, ăn nghệ tươi có tác dụng gì, uống nghệ tươi có tác dụng gì, cách ăn nghệ tươi, tác dụng của củ nghệ vàng, tác dụng của nghệ vàng và mật ong, nghệ tươi có tác dụng gì cho da mặt, ăn nghệ có đẹp da không, tác dụng của nghệ đỏ, uống nước nghệ tươi đun sôi, cách giã nghệ lấy nước, uống nước nghệ tươi trị mụn, cách bảo quản nghệ tươi được lâu, uống nước nghệ tươi có giảm cân không, uống nước nghệ tươi chữa dạ dày, cong dung cua nuoc ep nghe, máy ép nghệ, ăn nghệ tươi hàng ngày có tốt không, cây nghệ ra hoa, bôi nghệ tươi lên môi, đắp nghệ tươi lên mụn, nghệ tốt cho da, tinh bột nghệ ngâm mật ong, nghệ ngâm mật ong bị sủi bọt, nghệ tươi ngâm mật ong để được bao lâu.
Nghệ Trắng, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Nghệ Trắng
Nghệ trắng
Tên khác
Nghệ trắng, Ngải trắng, Ngải mọi, Nghệ sùi
Tên khoa học Curcuma aromatica Salisb., thuộc họ Gừng – Zingiberaceae.
Cây Nghệ trắng
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)
Mô tả:
Cây thảo cao khoảng 20-60cm (1m), có thân rễ khỏe, với những củ hình trụ mọc tỏa ra có đốt, ruột màu vàng. Lá rộng hình giáo, nhẵn ở mặt trên, có lông mềm mượt ở mặt dưới, dài 30-60cm, rộng 10-20cm; cuống lá ngắn ôm lấy thân. Cụm hoa ở bên, mọc từ gốc, gồm một nón vẩy lõm, lợp lên nhau, màu lục, 3-6 hoa và ở phần trên có những vẩy khác lớn hơn, thưa, màu hồng, bất thụ; hoa màu tím ở phiến ngoài của tràng hoa, màu vàng trên phiến giữa; phiến này lớn hơn nhiều so với phiến ngoài.
Hoa tháng 4 tới tháng 6.
Bộ phận dùng:
Thân rễ – Rhizoma Curcumae Aromaticae, thường gọi là Uất kim.
Nơi sống và thu hái:
Loài của Á châu nhiệt đới, phân bố rừng hầu khắp nước ta. Cũng thường được trồng trong các vườn gia đình để lấy củ thơm và có bột như bột Hoàng tinh. Thu hoạch thân rễ vào mùa thu hay đông, loại bỏ rễ con. Rửa sạch, ngâm nước 2-3 giờ, ủ mềm, bào mỏng, phơi khô hay sấy khô.
Thành phần hoá học:
Vị thuốc Nghệ trắng
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )
Công dụng:
Hành khí giải uất, lương huyết phá ứ lợi mật, trừ hoàng đản. Công dụng: Thường dùng trị: 1. Tức ngực, trướng bụng; 2. Nôn ra máu, chảy máu cam, đái ra máu; 3. viêm gan mạn, xơ gan đau nhức, hoàng đản; 4. kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh; 5. Động kinh.
Người ta còn dùng củ giã ra ngâm trong rượu hoặc sao lên và lẫn với những vị thuốc khác để trị đau Thấp khớp.
Tính vị:
Vị cay, đắng, tính mát;
Qui kinh:
Can.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Nghệ trắng
Chữa viêm khớp hiệu quả
Nghệ trắng kết hợp với nhọ nồi (sao cháy), hương phụ tử chế, mần tưới (sao vàng) mỗi vị 20g, tô mộc 16g, ngải cứu 12g (sao đen), sắc uống 2 lần trong ngày để chữa băng huyết, máu xấu, đau bụng kinh. Ngoài ra, nhân dân vùng đồng bằng miền nam dùng thân, rễ nghệ trắng chữa sưng tấy, tê thấp. Nghệ trắng còn được coi như một vị thuốc bổ dùng cho phụ nữ sau sinh.
Nôn ra máu:
Nghệ trắng, Địa long, Đơn bì, Chi tử, mỗi vị 10g, sắc uống.
Nơi mua bán vị thuốc Nghệ trắng đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Nghệ trắng ở đâu?
Nghệ trắng là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc Nghệ trắng được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.
Giá bán vị thuốc Nghệ trắng tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: Gọi 18006834 để biết chi tiết
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng
+ Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện. Khi nhận được thuốc khách hàng thanh toán tiền COD.
Tag: cay nghe trang, vi thuoc nghe trang, cong dung nghe trang, Hinh anh cay nghe trang, Tac dung nghe trang, Thuoc nam
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Lựu, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Lựu
Quả Lựu – Vị thuốc thạch lựu bì
Tên khác:
Tên thường gọi: Lựu còn gọi là Thạch lựu, Thừa lựu, Tháp lựu, An thạch lựu, Toan thạch lựu, Thiên tương, thạch lựu bì (vỏ của quả lựu)
Tên khoa học: Punica granatum L.
Họ khoa học: thuộc họ Lựu – Punicaceae.
Cây Lựu
(Mô tả, hình ảnh cây Lựu, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…).
Mô tả:
Cây nhỏ, cao tới 5-6m, có thân thường sần sùi, màu xám. Rễ trụ khoẻ, hoá gỗ, dạng con thoi, màu nâu đỏ ở ngoài, màu vàng nhạt ở trong. Lá đơn, nguyên, mọc đối, bóng loáng. Hoa mọc đơn độc hoặc tụ họp thành cụm 3-4 cái ở ngọn cành. Hoa có 5-6 lá đài hợp ở gốc, 5-6 cánh hoa màu đỏ chói, rất nhiều nhị bầu nhiều ô chứa nhiều noãn xếp chồng lên nhau. Quả mọng có vỏ dày, tròn phía trên có đài tồn tại, có vách ngang chia thành 2 tầng, các tầng này lại chia ra các ô chứa nhiều hạt tròn, có vỏ hạt mọng.
Hoa tháng 5-6; quả tháng 7-8.
Nơi sống và thu hái:
Gốc ở Tây Á, được trồng nhiều ở Bắc Phi châu, nay thành phổ biến. Ở nước ta, Lựu cũng được trồng bằng hạt hoặc bằng cành chiết. Thu hái vỏ rễ, vỏ thân quanh năm, hoa quả thu hái vào tháng 6-7. Đào rễ về rửa sạch, bóc lấy vỏ, bỏ lõi, phơi hoặc sấy khô. Vỏ quả lấy khi còn tươi, bỏ màng trong, thái mỏng, sấy khô; khi dùng vỏ khô thì rửa sạch, cạo bỏ màng trong, đồ cho mềm, thái mỏng, sao qua. Bảo quản nơi khô ráo, không để lâu quá 2 năm.
Bộ phận dùng:
Vỏ quả- Pericarpium Granati, thường gọi là Thạch lựu bì.
Vỏ cây, vỏ rễ, hoa, thịt quả cũng được sử dụng nhưng ít hơn
Bào chế thạch lựu bì
Vỏ quả lựu rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát dùng dần
Ngoài ra có thể sao lên, hoặc sao cháy (thán thạch lựu bì)
Thành phần hoá học:
Vỏ rễ chứa một hàm lượng tanin cao (2%) và 0,5-0,7% alcaloid toàn phần trong đó có pelletierin, isopelletierin, methylpelletierin và pseudopelletierin. Isopelletierin là alcaloid có hoạt tính trị giun cao. Vỏ thân cũng chứa pelletierin và các alcaloid khác nhưng hàm lượng thấp hơn. Còn có acid betulic và 3 chất base khác.
Vỏ quả chứa granatin, acid betulic, acid ursolic và isoquercetin.
Dịch quả chứa acid citric, acid malic và các chất đường glucose, fructose, maltose.
Tác dụng dược lý:
Các nhà khoa học Mỹ phát hiện, trong trái lựu có chứa hợp chất có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Thí nghiệm trên chuột cho thấy, với những con chuột đã được cấy tế bào ung thư, ở nhóm được dùng nước lựu các khối u phát triển nhỏ hơn, so với nhóm không dùng nước lựu. Nước ép trái lựu còn có tác dụng làm giảm cholesterol trong huyết tương máu, tăng lưu lượng máu trong động mạch vành tim, do đó có thể phòng ngừa đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim.
Tác dụng chống ký sinh trùng: chất pelletierine trong Thạch lựu bì có tác dụng mạnh đối với giun móc, Isopelletierine, một thành phần trong vỏ cây Thạch lựu tác dụng còn mạnh hơn. Tác dụng mạnh do chất tanin trong vỏ. Thạch lựu làm giảm sự hấp thu các chất alkaloit và làm tăng tác dụng của nó chống giun.
Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, thuốc có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lî, trực khuẩn mủ xanh, lao và nhiều loại nấm gây bệnh. Thuốc có tác dụng kháng virus cúm.
Độc tính: Trên súc vật thí nghiệm, liều cao của alkaloit trong thuốc làm cho súc vật ngưng thở và chết. Tác dụng phụ thường gặp ở người là chóng mặt, rối loạn thị giác, mệt mỏi, giật đùi chân, run giật, cảm giác kiến bò. Liều cao dẫn đến giãn đồng tử, đau đầu, nặng gây chóng mặt hoa mắt, nôn, tiêu chảy, buồn ngủ.
Vị thuốc thạch lựu bì
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)
Tính vị
Vỏ quả lựu là Thạch lựu bì”, còn có tên là “Thạch lựu xác”, “Toan thạch lựu bì”, “Toan lựu bì”, “Tây lựu bì” có vị chua, chát, tính ấm.
Quả có vị chua ngọt, tính ấm;
Quy kinh:
Quả có tác dụng vào kinh vị , đại tràng.
Vỏ lựu tác dụng vào 2 kinh Đại tràng và Thận
Tác dụng:
Quả có tác dụng sinh tân chỉ khát (làm tăng thủy dịch trong cơ thể và giải khát). Nếu là loại lựu chua, còn có thêm tác dụng sáp trường (làm săn niêm mạc ruột), chỉ huyết (cầm máu), dùng chữa hoạt tả (ỉa chảy), kiết lỵ lâu ngày, băng lậu, khí hư, đới hạ. Loại quả ngọt, ngoài tác dụng sinh tân chỉ khát và chữa kiết lỵ lâu ngày, còn có thêm tác dụng sát trùng, có thể dùng chữa đau bụng do một số loại ký sinh trùng gây nên.
Vỏ quả có tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng. Vỏ thân và vỏ rễ có vị đắng, chát, tính ấm, có độc; có tác dụng sát trùng trừ sán.
Vỏ rễ lựu (Thạch lựu căn bì): Có tác dụng tương tự như vỏ quả, cũng có tác dụng sáp tràng chỉ tả, cố băng chỉ huyết, khu trùng, cũng như sát trùng chỉ dương (chống ngứa). Nhưng vỏ rễ có tác dụng sát trùng mạnh hơn, chủ yếu dùng chữa đau bụng do ký sinh trùng. Tuy nhiên vỏ rễ có độc tính, uống vào kích thích dạ dày, nên người bị bệnh dạ dày không sử dụng được.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Lựu
Trị sán dây:
Vỏ rễ Lựu tươi 60g, Hạt cau 40g, nước 750mg. Cho vào nồi (không dùng nồi gang, nồi tôn) ngâm 6 giờ, rồi sắc còn 500ml, lọc bỏ bã. Uống buổi sáng khi đói, chia làm 2 lần cách nhau nửa giờ. Hai giờ sau khi uống thuốc thấy bụng cồn cào khó chịu thì uống một liều thuốc tẩy đến lúc buồn đi ngoài thì ngồi nhúng hẳn mông vào chậu nước ấm để sán ra hết. Trong khi uống nước thuốc cần nằm nghỉ và nhắm mắt (theo Dược liệu Việt Nam).
Lao phổi, viêm phế quản mạn tính ở người già:
Quả lựu tươi chưa chín 1 quả, bóc lấy hạt ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Trẻ em có tích trệ ăn không tiêu, có ký sinh trùng đường ruột:
Dùng nước ép hạt lựu thêm đường và nước cho uống. Tuy hiệu quả kém nhưng an toàn hơn vỏ rễ lựu.
Thanh thử, giải nhiệt, ngừa ra nhiều mồ hôi vào mùa hè
Nấu canh cho một số hạt lựu tươi. Canh này còn phòng chữa chứng đau đầu ở phụ nữ và giúp trẻ em tiêu hoá tốt.
Thực tích (do ăn nhiều thịt) khó tiêu, trĩ và ra máu, phụ nữ bạch đới, kinh nguyệt quá nhiều:
Dùng quả lựu muối nấu với canh thịt heo ăn.
Viêm loét trong miệng:
Lựu tươi 1-2 quả, lấy hạt giã nát, ngâm vào nước sôi rồi lọc lấy nước để nguội ngậm nhiều lần trong ngày.
Tiêu hoá kém, đau bụng, tiêu chảy:
Lựu 2-3 quả bỏ vỏ lấy cùi với một bát rưỡi nước sắc lấy nửa bát rồi đổ vào một ít mật ong, uống làm 2-3 lần trong ngày.
Đại tiện ra máu, tiêu chảy kéo dài:
Ruột quả lựu sấy khô, tán bột. Mỗi lần 10-12g với nước cơm. Hoặc 1 quả lựu tươi nguyên vỏ giã nát sắc với mấy hạt muối để uống.
Sâu răng:
Vỏ thân cây lựu hoặc vỏ quả sắc đặc ngậm nghiêng về phía răng sâu.
Khô miệng, viêm họng, loét lưỡi:
Bóc lấy hạt của 1-2 quả lựu tươi nhai chậm kỹ nuốt nước.
Trĩ loét chảy máu:
Vỏ quả lựu 50 – 100g sắc lấy nước xông rửa hậu môn.
Nước ngâm rửa khi bị đới hạ, khí hư:
Vỏ quả lựu 30g, phèn chua 10g sắc lấy nước ngâm rửa.
Ghẻ ngứa:
Vỏ quả lựu sắc để ngâm, tán bôi lên chỗ tổn thương – có thể ngâm vào rượu hoặc cồn để dùng hoặc lá lựu tươi giã nhuyễn xoa xát.
Chữa són tiểu:
Trái lựu đem thiêu tồn tính (bên ngoài cháy đen, bên trong vẫn giữ nguyên chất quả), tán bột; ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 6g, hòa với nước sôi uống. Dùng chữa són tiểu, nước tiểu nhỏ giọt không tự chủ được, lượng nước tiểu ít, bụng dưới căng tức như mót tiểu; thường gặp ở người già hoặc người mới ốm dậy, cơ thể còn yếu.
Chữa miệng hôi, viêm amiđan:
Dùng trái lựu sắc lấy nước đặc, ngậm và nuốt từ từ, nhiều lần trong ngày.
Chữa thoát giang (sa trực tràng):
Dùng thạch lựu bì, thiến thảo – mỗi thứ 10g, rượu 1 chén con; sắc uống trong ngày.
Chữa ỉa chảy ra toàn nước:
Dùng thạch lựu bì 5g, sơn tra 10g; cả 2 thứ nghiền thành bột mịn, chia thành 2 phần uống trong ngày, dùng nước đã đun sôi pha đường đỏ để chiêu thuốc.
Chữa sỏi thận:
Dùng rễ lựu 30g, kim tiền thảo 30g; sắc nước uống trong ngày.
Chữa phế ung (áp-xe phổi):
Dùng thạch lựu hoa (hoa lựu) 6g, ngưu tất 6g, nhẫn đông đằng (dây kim ngân) 15g, bách bộ 9g, bạch cập 30g, đường phèn 30g; sắc nước uống.
Trẻ nhỏ da viêm loét:
Trẻ nhỏ không được trông nom cẩn thận, da ở cổ, nách, nếp nhăn ở tay chân, bẹn, … có thể bị viêm nhiễm, sưng tấy đỏ đau hoặc lở loét chảy mủ. Có thể dùng lá cây lựu, sấy khô, nghiền thành bột mịn, rắc lên những chỗ bị bệnh.
Tham khảo
Công dụng và chỉ định:
Vỏ quả được dùng trị ỉa chảy và lỵ ra huyết, đái ra máu, băng huyết, bạch đới, thoát giang, đau bụng giun. Ngày dùng 15-30g dạng thuốc sắc, cũng thường phối hợp với các chất thơm.
Vỏ thân và vỏ rễ dùng trị giun, đặc biệt đối với sán dây ở người và đối với cả sán của chó. Ngày dùng 20-60g, dạng thuốc sắc. Hoặc dùng 0,30g pelletierin phối hợp với 0,40g tanin chia làm 3 lần uống. Còn dùng trị Đau răng (ngậm nước sắc).
Thịt quả được dùng trợ tim, giúp tiêu hoá. Dịch quả tươi làm mát hạ nhiệt. Hạt giúp tiêu hoá. Hoa dùng chữa viêm tai đề phòng chảy mủ.
Kiêng kỵ:
– Lựu và bưởi chùm có tương tác với một số thuốc dùng trong điều trị tăng huyết áp (nitatin). Do đó nếu dùng phải thận trọng và cần tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên khoa.
– Không dùng lựu cùng củ cải.
– Người hư tổn, phụ nữ có thai và trẻ em không nên dùng rễ Lựu.
Nơi mua bán vị thuốc Lựu đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Lựu ở đâu?
Lựu là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc Lựu được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.
Giá bán vị thuốc Lựu tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: Gọi 18006834 để biết chi tiết
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng
Tag: cay luu, vi thuoc luu, cong dung luu, Hinh anh cay luu, Tac dung luu, Thuoc nam
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Bạch Quả, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Bạch Quả
Bạch quả
Tên khác
Tên dân gian: Còn gọi là ngân hạnh, áp cước tử, công tôn thụ, Arbre aux quarante écus.
Tên khoa học Ginkgo biloba L.
Họ khoa học: Thuộc họ Bạch quả Ginkgoaceae.
Cây bạch quả
(Mô tả, hình ảnh cây bạch quả, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)
Mô tả cây bạch quả
Cây bạch quả là một cây thuốc quý, dạng cây to, cao 20-30m, thân phân thành cành dài, gần như mọc vòng, trên cành có những cành nhánh ngắn, mang lá có cuống. Phiến lá hình quạt, mép lá phía trên tròn, nhẵn, giữa hơi lõm, chia phiến lá thành hai thùy. Gân lá phân nhánh theo hướng rẽ đôi. Quả hạch, kích thước bằng’ quả mận, thịt màu vàng, có mùi bơ khét rất khó chịu
Phân bố, thu hái và chế biến:
Nguồn gốc Ở Trung Quốc và chỉ thấy trồng Ở Trung Quốc, một ít Ở Nhật Bản.
Pételot (1954) nói có thấy ở bắc Việt Nam mọc rải rác trong một số vườn hoa và quanh một số ngôi chùa để làm cảnh. Nhưng thực tế qua mấy chục năm chúng tôi không tìm thấy. Hỏi nhiều nhà thực vật danh tiếng cũng đều nói chưa gặp. Tại các hiệu thuốc, bạch quả thuộc loại ít dùng. Thường chỉ dùng quả và nhân. Gần đây y học phương Tây nghiên cứu dùng lá. Những lá bạch quả dùng để nghiên cứu lúc đầu nhập của Nhật Bản và Triều Tiên. Lá bạch quả được dùng để chế những sản phẩm bạch quả của Pháp được trồng và thu hái ở gần Bordeaux.
Thành phần dùng làm thuốc:
Quả bạch quả
Lá bạch quả gọi là ngân hạnh diệp
Thành phần hoá học bạch quả
Nhân bạch quả chứa 5.3% protein, 1.5% chất béo, 68% tinh bột, 1.57% tro, 6% đường.
Vỏ quả chứa ginkgolic axit, bilobol và ginnol.
Lá bạch quả chứa hoạt chất: Các hợp chất flavonoic và các tecpen.
Các hợp chất favonoic là những hợp chất trong đó phần aglycon là một flavonol, phần đường là glucoza và rhamnose.
Nhóm các tecpen gồm có ginkgolite và biloblit có vị đắng. Ngoài hai loại hoạt chất trên, lá bạch quả còn chứa một số axit hữu cơ như hydroxykinurenic, kinurenic, parahydroxybenzoic, vanillic.
Tác dụng dược lý của bạch quả
Y học hiện đại dùng dạng cao có chứa 24% heterosit flavonoic và 6% hợp chất tecpenic mang tên ginkogink hay ginkor dưới dạng ống để uống 5ml hay viên nang. Dùng chữa kem trí nhớ, hay gắt bẳncủa người có tuổi, hay ngủ gà ngủ gật, do tác dụng của vi tuần hoàn.
Vị thuốc bạch quả
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)
Tính vị
– Trung dược đại từ điển: Ngọt, đắng, chát, bình, có độc.
– Trung dược học: Ngọt, đắng, chát, bình.
– Ẩm thiện chính yếu: Vị ngọt đắng, không độc.
– Điền Nam bản thảo: Vị ngọt, bình, tính hàn.
– Cương mục: Ngọt đắng, bình, chát. Ăn chín đắng nhỏ hơi ngọt, tính ấm, có độc nhỏ.
Quy kinh:
– Trung dược đại từ điển: Vào kinh Phế, Thận
– Trung dược học: Có độc, vào kinh Phế.
– Cương mục: Vào kinh Phế..
– Bản thảo hối ngôn: Vào kinh Thủ thái âm, thái dương.
– Bản thảo tái tân: Vào 3 kinh Tâm, Phế, Thận.
Công dụng và chủ trị
Liễm Phế khí, định suyễn ho, cầm đái trọc, súc tiểu tiện. Trị hen suyễn, đàm thấu, bạch đới, bạch trọc, di tinh, bệnh lâm, tiểu tiện nhiều lần liên tiếp.
– Tam nguyên duyên thọ thư: Ăn sống giải rượu.
– Điền Nam bản thảo: Nhọt to không ra đầu, thịt Bạch quả cùng nếp chưng hợp với mật hoàn; với Hạch đào giả nát làm cao uống, trị ăn nghẹn phản vị.(nôn ọe), bạch trọc, lãnh lâm; giã nát đắp huyệt Thái dương, ngừng đau mắt đầu phong, còn đắp vô danh thũng độc.
– Phẩm hối tinh yếu: Nướng ăn chín, cầm tiểu tiện nhiều lần.
– Y học nhập môn: Thanh trọc khí Phế Vị, hóa đàm định suyễn, cầm ho.
– Cương mục: Ăn chín ôn Phế ích khí, định suyễn ho, súc tiểu tiện, cầm bạch trọc; ăn sống giáng đàm, tiêu độc sát trùng;
– Bản thảo tái tân: Bổ khí dưỡng tâm, ích Thận tư âm, cầm ho trừ đàm, sinh cơ thịt, trừ mủ hút độc, tiêu ung nhọt ghẻ lở.
– Bản thảo tiện độc: Trên liễm Phế kim trừ ho nghịch, dưới hành thấp trọc hóa đàm dãi.
– Hiện đại thực dụng Trung dược: Hạch nhân trị suyễn thở, choáng đầu, ù tai, lâm trọc mạn tính và đái hạ ở phụ nữ. Thịt Bạch quả giã nát làm thuốc vải dán, có tác dụng tạo bọt (?); ngâm dầu cải 1 năm trở lên, dùng trị lao phổi.
– Trung dược Sơn Đông: Trị di tinh, di niệu.
Tác dụng bạch quả:
Tính chất thu sáp, bạch quả ăn chín thời ôn mà ích khí, ích phổi, tiêu đờm, trừ được hen, dẹp được ho khỏi được chứng tiểu tiện, hết được chứng khí hư, bạch đới.
Bạch quả ăn sống giáng được đờm, tỉnh được say rượu, tiêu được độc, sát được trùng.
Nhưng không nên ăn nhiều vì tính nó thu liễm quá mạnh, nên hay sinh chứng đầy tức khó chịu.
Liều dùng:
Nhân bạch quả ngày dùng 10-20g, bóc bỏ vỏ, dùng dưới dạng thuốc sắc hay nướng chín, tán bột.
Thịt quả có độc, không ăn được. Phải ép bỏ dầu, để lâu trên một năm mới dùng. Ngày dùng 3-4 quả. Dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc bạch quả
Chữa cảm lạnh, ho có đờm, có khi thở suyễn, cổ có tiếng khò khè:
Bạch quả 7 trái nướng chín, cùng với lá ngải cứu. Dùng lá ngải như cái tổ, rồi mỗi bạch quả cho vào một tổ lá ngải, lại bọc giấy xung quanh rồi đem nướng cho thơm, bỏ hết giấy, bỏ hết lá ngải, chỉ ăn nguyên bạch quả, ngày 3-4 quả như vậy.
Bạch quả định suyễn thang:
Bạch quả 21 quả sao vàng, ma hoàng 12g, tô tử 8g, khoản đông hoa, chế bán hạ, tang bạch bì đều dùng mật sao các vị đều 8g, hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, hoàng cầm sao qua, đều 6g, cam thảo 4g. Nước 600ml, sắc 3 lần, gạn lấy nước chia uống trong ngày.
Chữa đi đái buốt, tiểu tiện quá nhiều, tiểu tiện trắng đục:
Bạch quả 10 quả, 5 để uống sống, 5 để chín. Gom cả hai thứ vào mà ăn trong ngày.
Tham khảo
Kiêng kỵ
– Trung dược đại từ điển: Người có thực tà cấm dùng.
– Trung dược học: Bổn phẩm có độc, không được dùng nhiều, trẻ nhỏ càng nên chú ý. Ăn quá Bạch quả có thể trúng độc, xuất hiện bụng đau, thổ tả, phát sốt, tím xanh và hôn mê, co rút, nghiêm trọng có thể tê liệt hô hấp mà chết.
– Nhật dụng bản thảo: Ăn nhiều nghẽn khí phong động. Trẻ con ăn nhiều hôn hoắc, phát kinh gây cam. Ăn chung với cá chình mắc chứng nhuyễn phong.
– Cương mục: Ăn nhiều khiến người bụng trước trướng.
Chế độ ăn uống cho bệnh thiếu máu não
Nơi mua bán vị thuốc Bạch quả đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Bạch quả ở đâu?
Bạch quả là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc Bạch quả được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế Tiêu chuẩn NHT.
Giá bán vị thuốc Bạch quả tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: Gọi 18006834 để biết chi tiết
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng
+ Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện. Khi nhận được thuốc khách hàng thanh toán tiền COD.
Tag: cay bach qua, vi thuoc bach qua, cong dung bach qua, Hinh anh cay bach qua, Tac dung bach qua, Thuoc nam
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Bạn đang xem bài viết Tác Dụng Của Nghệ Tươi Giúp Chữa Bệnh &Amp; Làm Đẹp trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!