Cập nhật thông tin chi tiết về Sau Khi Sinh Có Nên Ăn Gừng? mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chia sẻ ngay
Gừng là một trong những gia vị khá quen thuộc và mang nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên sau khi sinh có nên ăn gừng còn khiến nhiều người băn khoăn. Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này.
Gừng có vị thơm đăc trưng, thường được dùng trong chế biến những món ăn hàng ngày và ngoài ra có một tác dụng đặc biệt hơn là chữa bệnh. Có thể dùng gừng để chữa một số bệnh như: Đau cơ bắp, táo bón, nhiệt miệng,… Gừng có giá thành rẻ và rất dễ trồng, tuy nhiên nhiều người e ngại việc sau khi sinh có nên ăn gừng bởi tính nóng của nó.
Kích thích tiêu hoá: Trong giai đoạn bé bú mẹ, các chị em thường gặp những triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng. Khi đó sử dụng một tách trà gừng là giải pháp tốt nhất để cải thiện tình trạng này, ngoài ra ăn gừng thường xuyên cũng giúp hệ tiêu hoá của mẹ làm việc tốt hơn, tăng cường giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn.
Giảm buồn nôn: Đa số các sản phụ thường buồn nôn nhưng sẽ có thể khắc phục và ngăn ngừa nếu uống đều đặn mỗi buổi sáng uống thêm tách tà gừng.
Lưu thông máu: Do trong trà gừng có chứa các vitamin thiết yếu, axit amin, các khoáng chất cần thiết để giúp máu được lưu chuyển trong cơ thể dễ dàng hơn.
Bớt căng thẳng: Việc sử dụng trà gừng sẽ khiến cho cơ thể được làm dịu bởi hương thơm và tác dụng chống oxy hoá, sẽ giúp các chị em giảm đáng kể căng thẳng sau khi sinh.
Giảm cân sau sinh: Vì gừng có tính nóng nên sẽ giúp cơ thể tác động mạnh, đẩy mỡ thừa ra khỏi cơ thể hiệu quả.
Sau Khi Sinh Có Nên Ăn Dứa Không Các Mẹ? Lưu Ý Khi Ăn Dứa Là Gì
Mẹ sau sinh có nên ăn dứa không? Ăn dứa có gây mất sữa không?
Sau sinh có nên ăn dứa không? Đây sẽ là câu trả lời cho bạn:
Trong dứa có tới 86% là nước, còn lại là thành phần cacbohydrat. Dứa có tác dụng rất tốt trong việc nhuận tràng, tạo cảm giác no lâu. Đặc biệt với những người đang có nhu cầu giảm cân, dứa hỗ trợ làm giảm cảm giác thèm ăn. Bởi dứa hầu như có rất ít chất béo và protein.
Theo một số nghiên cứu chỉ ra, dứa chứa nhiều vitamin C tốt cho da, vitamin A tốt cho mắt và vitamin B tốt cho sự phát triển mô. Bên cạnh đó, các enzym trong quả dứa giúp nhanh liền sẹo rất tốt.
Vậy sau sinh có nên ăn dứa không? Phụ nữ sau sinh ăn dứa sẽ làm mềm tử cung và tạo ra những cơn co bóp. Điều này giúp đẩy nhanh sản dịch ra ngoài. Đồng thời làm lành các vết thương ở vùng kín.
Phụ nữ sau sinh ăn dứa có gây mất sữa khô ng? Theo đó, dứa không gây mất sữa, nhưng một số tài liệu cho thấy nếu mẹ bỉm sữa ăn quá nhiều dứa có thể làm giảm estrogen giảm dẫn đến tình trạng tắc tia sữa.
Công dụng của dứa với phụ nữ sau sinh
– Dứa là loại quả quen thuộc, có vị chua chua, ngọt ngọt thanh mát. Thành phần chủ yếu của dứa là nước, carbs (đa số là đường sucrose, fructose và glucose), vitamin và chất xơ. Hầu như dứa không có protein hay chất béo có thể ảnh hưởng đến vóc dáng của mẹ sau sinh.
– Thay thế các loại thuốc chống đông : mỗi ngày có thể uống 1 cốc nước ép dứa hoặc ăn ½ quả dứa. Dứa có thể thay thế các loại thuốc chống đông như coumarin, warfarin…
– Dứa chữa liền sẹo : một số enzym của quả dứa làm nhanh lành vết thương ở da hay các vết bỏng. Khi dùng chất chiết xuất từ dứa sẽ giúp làm sạch vết thương lấy đi các vật lạ và mô chết để giúp vết thương nhanh lành lại. Chất Bromelin còn giúp giảm hiện tượng phù nề, các vết bầm tím trên da và đau nhức.
– Những chị em phụ nữ lập gia đình muộn hoặc sau khi sinh con thứ hai, ba mà có vấn đề bất thường về kinh nguyệt. Chị em nên sử dụng dứa làm nước giải khát, vì dứa giàu magiê. Chất này giúp giảm lượng máu xuất huyết nhiều. Hạn chế mất máu và tụt huyết áp.
– Trong dứa tươi chứa chất kháng khuẩn, giúp kháng virut cảm cúm. Nó giúp bôi trơn thành ruột, giúp bài tiết các độc tố. Dứa cũng giúp thanh lọc cholesterol và giúp chống viêm ruột…
– Theo đông y, dứa có vị chua, tính bình, có công dụng giải khát, lợi tiểu, thúc đẩy tiêu hóa, kháng viêm, tẩy độc…
Với những công dụng tuyệt vời trên. Những chị em lăn tăn liệu các mẹ sau sinh có nên ăn dứa hoàn toàn có thể yên tâm. Tuy nhiên, chỉ ăn với liều lượng vừa phải. Bởi không ít bà mẹ vì quá ngon miệng nên ăn hơi nhiều làm hạ thấp lượng Estrogen. Việc này khiến tia sữa bị tắt, ảnh hưởng đến quá trình chăm con.
Sau sinh nên ăn dứa bao nhiêu là đủ?
Sau sinh có nên ăn dứa không? Nên ăn bao nhiêu dứa là đủ? Mặc dù mang lại nhiều lợi ích đặc biệt cho sức khỏe, nhưng nếu lạm dụng loại quả này sẽ không tốt.
Với người bình thường, mỗi ngày chỉ nên ăn 1/2 quả dứa. Riêng phụ nữ sau sinh chỉ nên ăn từ 2-3 lần/tuần. Mỗi quả chỉ 30 gram/lần.
Bên cạnh đó, dứa cũng chứa nhiều axit nên tránh ăn dứa lúc đói hay lúc no. Vì nó có thể ảnh hưởng đến dạ dày. Nên ăn 30 phút sau bữa cơm.
Đồng thời, mắt dứa là nơi thường tiềm ẩn nhiều nấm độc gây ngứa ngáy, buồn nôn, nổi mẩn đỏ… Các mẹ hãy gọt vỏ, bỏ mắt kỹ càng trước khi ăn.
Khi mua nên chọn những quả dứa ngon, không có vết sâu đục hay bị rơi rớt bầm dập. Tốt nhất nên chọn những quả còn nguyên cùi, có lá dứa trên đỉnh đầu đang xanh tươi.
Đối với mẹ sau khi sinh có nên ăn dứa. Các mẹ nên ăn lúc dứa vừa chín là thơm ngon, bổ dưỡng nhất. Mẹ tránh ăn dứa lúc quá chín và đường đã lên men. Dù đã gọt sạch vỏ hay chưa thì cũng nên bảo quản dứa trong tủ lạnh. Việc này giúp dứa luôn tươi ngon và giữ được các vitamin bổ dưỡng lâu dài. Lúc ăn nên bỏ cùi phía trong để hạn chế cảm giác rát lưỡi và kích ứng vùng miệng.
Ngoài ra, trong thành phần quả dứa có chứa serotonin làm tăng huyết áp. Nó cũng làm co thắt huyết quản mạnh nên không tốt cho người bị huyết áp cao. Phụ nữ sau sinh có nên ăn dứa? Nên ăn với lượng vừa phải. Kết hợp cùng các loại rau củ quả, thịt, cá, trứng, sữa đầy đủ dưỡng chất đi kèm. Điều này nhằm giúp đảm bảo sức khỏe trong suốt thời kỳ cho con bú.
Như vậy, qua những thông tin trên, câu hỏi mẹ sau sinh có nên ăn dứa đã tìm được câu trả lời. Mong rằng các chị em luôn bổ sung dứa đúng cách để có sức khỏe và vóc dáng đẹp. Để bé yêu được chăm sóc tốt và nhanh lớn cùng mẹ thưởng thức các món ăn ngon mỗi ngày.
5 Tác Dụng Của Gừng Với Sức Khoẻ Mẹ Sau Sinh Nên Biết
Út Em chào các mẹ.
Gừng là một loại nguyên liệu phổ biến trong các món ăn của Việt Nam và châu Á. Ở nhiều quốc gia, gừng còn được sử dụng như một dược liệu có tác dụng chữa bệnh trong nhiều thế kỷ nay.
Suốt một thời gian dài, gừng được sử dụng để làm thuyên giảm các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, chán ăn, các bệnh do vận động và khi bị đau nhức.
Phần gốc hoặc thân nằm dưới lòng đất (thân rễ) của cây gừng có thể được dùng khi còn tươi, làm bột, phơi khô làm gia vị, chiết xuất làm dạng dầu hoặc đồ uống.
Gừng là một phần quen thuộc trong các gia đình, bên cạnh nghệ thường được trồng phổ biến ở Ấn Độ, Jamaica, Fiji, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a và Úc.
Ở Việt Nam, các mẹ sau sinh rất hay được mẹ chồng / mẹ đẻ cho ăn các món có gia vị được trộn nhiều gừng & nghệ hoặc thoa các sản phẩm có ngâm gừng, nghệ.
Thậm chí nhiều mẹ than chán vì phải ăn quá nhiều. Giờ thì chúng ta cùng tìm hiểu lý do vì sao các cụ lại khuyến khích dùng gừng mặc cho con kêu!
Tác dụng của gừng với sức khỏe con người
Hợp chất phenolic trong gừng được biết đến là một chất có công dụng làm dịu các kích ứng khi tiêu hóa, kích thích nước bọt và mật để sản xuất, ngăn chặn các cơn co thắt dạ dày; giúp truyền thực phẩm và chất lỏng qua đường ruột.
Một nghiên cứu bao gồm 74 tình nguyện viên đã được thực hiện tại đại học Georgia đã cho thấy rằng bổ sung gừng hàng ngày có thể làm giảm đến 25% các cơn đau cơ do tập luyện.
Chức năng giảm các triệu chứng của đau bụng kinh (đau bụng trong một chu kỳ kinh nguyệt) cũng đã được tìm thấy ở gừng. Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng 83% phụ nữ dùng viên nang gừng chia sẻ họ đã cải thiện được những cơn đau so với chỉ có 47% những người dùng thuốc giảm đau.
Trong nhiều thế kỷ, gừng vẫn được dùng để làm giảm các chứng viêm và điều trị những tác nhân gây viêm.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí chuyên ngành đã chứng minh rằng bổ sung gừng củ trong vòng 1 tháng là cách “quản lý free” các dấu hiệu viêm ruột. Những nghiên cứu cũng giải thích rằng bằng việc giảm viêm, nguy cơ bị ung thư ruột cũng giảm.
Ăn gừng tươi hoặc uống trà gừng là phương thuốc gia truyền cho chứng buồn nôn trong điều trị ung thư.
Phụ nữ mang thai bị ốm nghén có thể sử dụng gừng một cách an toàn – có tác dụng giảm buồn nôn và nôn mửa, thường dưới dạng thuốc hoặc kẹo gừng.
Khi thời tiết lạnh, uống trà gừng là một cách hữu hiệu để giữ ấm. Nó làm cơ thể toát mồ hôi, tức là nó thúc đẩy sự ra mồ hôi, làm ấm cơ thể từ bên trong. Như vậy, khi mùa đông bắt đầu đến, trà gừng là rất hữu dụng.
Để làm trà gừng tại nhà, mọi người hãy thái 20-40 lát gừng tươi và ngâm vào cốc nước nóng. Thêm một lát chanh hoặc một chút hương vị mật ong và những vị có lợi khác, bao gồm vitamin C và những loại có tính kháng khuẩn thích hợp.
Phòng hậu sản – phòng lạnh cho phụ nữ sau sinh
Rượu gừng nghệ hạ thổ có nhiều tác dụng rất tốt cho mẹ sau sinh – sản phẩm truyền thống dễ làm này có Gừng là một trong ba thành phần quan trọng.
Rượu, Gừng, Nghệ được ngâm với tỷ lệ cân đối, sau đó hạ thổ trong khu vực râm mát trong 3 tháng 10 ngày. Theo Đông Y, như vậy chất lượng rượu sẽ tốt hơn.
Rượu gừng nghệ dùng để thoa bụng hoặc thoa toàn thân (trừ da mặt và vùng ngực), giúp phụ nữ sau sinh nhanh chóng lấy lại vóc dáng, làn da đẹp, đồng thời phòng lạnh và các chứng hậu sản.
Chú ý: Đây là sản phẩm dùng để THOA, không phải để uống.
Sơ lược về dinh dưỡng trong gừng
Sử dụng gừng tươi là cách dễ dàng để làm gia vị cho các món ăn và đồ uống mà không cần cho thêm sodium không cần thiết (sodium là thành phần trong muối). Vì nó chỉ được dùng với một lượng rất nhỏ nên gừng không làm tăng đáng kể lượng calo, carbonhydrate, protein hoặc chất xơ.
Gừng có chứa một số thành phần kháng viêm và chống oxy hóa khác có lợi cho sức khỏe như hoạt chất gingerol, beta-carotene, capsaicin, axit caffeic, curcumin, salicylate. Gừng cũng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất (trong mỗi 100g gừng):
Carbohydrate: 17,77 g
Chất xơ: 2 g
Protein: 1,82 g
Đường: 1,7 g
Sodium (muối): 13 mg
Vitamin B6: 0,16 mg
Canxi: 16 mg
Sắt 0,6 mg
Vitamin C: 5 mg
Kali: 415 mg
Magie: 43 mg
Photpho: 34 mg
Kẽm: 0,34 mg
Folate: 11mcg
Riboflavin: 0,034 mg
Niacin: 0,75 mg
Cách kết hợp gừng với chế độ ăn
Gừng có thể “kết đôi” với nhiều loại thực phẩm khác nhau như hải sản, cam, dưa, thịt heo, bí đỏ và táo.
Khi mua gừng tươi, hãy chọn củ gừng ta và có vị cay nồng hơn, cần tránh gừng tàu, thường to. Nếu muốn để lâu, nên quấn trong một túi nilong và để trong tủ lạnh.
Gừng tươi cần được gọt vỏ và cắt nhỏ hoặc đập nát trước khi sử dụng. Trong nhiều công thức nấu ăn, 1/8 thìa cà phê bột gừng có thể thay thế cho cả một thìa to gừng tươi thái nhỏ. Bột gừng có thể được mua trong các quầy thảo mộc hoặc gia vị ở hầu hết các cửa hàng tạp hóa.
P/S: Gừng có ích thật, nhưng thi thoảng vẫn phải đổi món, ăn nhiều đúng là chán thật các mẹ ạ!
Có thể thêm gừng tươi vào sinh tố hoặc nước ép
Thêm gừng tươi hoặc gừng khô trong những món xào hay nêm vào salad tự làm tại nhà
Cho gừng tươi vào nước nóng để làm trà gừng theo cách riêng của mình
Sử dụng gừng tươi hoặc khô làm gia vị trong các món cá
Mứt cà rốt gừng
Bánh quy gừng
Súp rau mùa đông
Các món chiên xào cay của Trung Quốc, Việt Nam
Bánh mì kẹp thịt cá ngừ
Cà ri sốt nước dừa Thái
Các loại nước ép
Tác dụng trị bệnh của gừng
Theo lương y Võ Hà gợi ý một số cách sau để dùng gừng trị bệnh
Ngừa cảm lạnh sau khi phải dầm mưa nhiều giờ
Gừng sống 20g,
Gừng sống giã nát, bỏ vào 1 ly nước sôi hoặc trà nóng cho đường vừa đủ ngọt để dễ uống,
Uống lúc còn nóng ngay khi vừa về tới nhà.
Chữa ngoại cảm lạnh do lạnh (nấu cháo cảm)
Gừng sống 10g, hành lá 10g, tiêu sọ 10 hạt. Gạo tẻ 1 nắm nấu cháo, lúc sắp bắc xuống cho gừng sống (xắt nhuyễn) hành lá (cắt ngắn) và tiêu sọ (đâm nát) vào quậy đều. Ăn cháo lúc còn nóng. Ăn xong đắp chăn cho ra mồ hôi.
Chữa trúng hàn đi tả hoặc phong hàn gây tê thấp, ho suyễn, tay chân móp lạnh
Gừng khô tán nhỏ 5g, hòa với nước ấm hoặc nước cháo nóng mà uống.
Chữa nôn mửa khi đi tàu xe
Gừng sống cắt lát mỏng. Ngậm gừng sống nhấm nháp từng chút một, nuốt nước dần cho tới khi hết nôn.
Chữa mất tiếng hoặc khan tiếng
Củ cải trắng 2 củ, gừng sống 7 lát. Rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống làm 2 hoặc 3 lần trong ngày.
Chữa buồn nôn trong thời kỳ có thai
Gừng sống 20g, giã nát hoặc khoảng 8g bột gừng khô. Bỏ gừng vào một ly nước sôi hoặc nước trà nóng, có thể thêm một chút đường cho dễ uống.
Cuối cùng, cũng nên nhắc lại một kinh nghiệm dân gian rất hữu ích và có thể xem như một biện pháp dưỡng sinh là ăn 1 – 2 lát gừng sống sau mỗi bữa ăn.
Gừng sống vừa giúp kích thích tiêu hóa vừa làm mất đi những mùi thức ăn để lại trong miệng. Ngoài ra, tác dụng “hành khí” của gừng còn tác động tới sự lưu thông của khí huyết, ảnh hưởng tốt đến hệ tim mạch
Một số lưu ý
Gừng tự nhiên thường an toàn với phần lớn mọi người, không gây tác dụng phụ hoặc có thể chỉ gây một chút tác dụng phụ. Nó có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng của trào ngược axit ở một số người. Hiệu quả hay tác dụng phụ của gừng sẽ khác nhau tùy theo từng loại và công thức sử dụng.
Tuy nhiên trong tổng thể chế độ hoặc kế hoạch ăn uống chung thì nó vẫn có tác dụng phòng bệnh vào giúp mang lại sức khỏe tốt. Tốt hơn là nên ăn theo chế độ ăn đa dạng hơn là chỉ tập trung vào một số món ăn cá biệt để có sức khỏe tốt.
Mẹ Sau Khi Sinh Có Được Ăn Yaourt Không? 8 Sai Lầm Khi Ăn Sữa Chua
Yaourt, hay sữa chua là một loại thực phẩm được làm từ sữa lên men. Trước đây, yaourt chủ yếu được làm từ sữa bò, sau này đã có thêm yaourt sữa dê và cả sữa thực vật. Thậm chí, sữa mẹ cũng có thể làm thành yaourt.
Lợi ích của yaourt với bà mẹ sau khi sinh và em bé đang bú mẹ
Nhờ vào sự giàu có về dinh dưỡng, bà mẹ sau khi sinh nếu ăn yaourt sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích:
– Điều đầu tiên, cũng là điều mà chúng ta hay nhắc tới nhất, đó chính là yaourt chứa rất nhiều lợi khuẩn. Chúng vô cùng cần thiết cho đường ruột của cả người mẹ và em bé, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động “mượt mà” hơn.
– Yaourt rất giàu canxi, đây là dưỡng chất tuyệt vời cho hệ xương khớp và răng nướu của cả mẹ và con.
– Yaourt thơm ngon, tạo cho người mẹ cảm giác ngon miệng, thúc đẩy sự thèm ăn. Với những mẹ mắc chứng ăn không ngon miệng sau khi sinh , yaourt chính là một giải pháp không thể bỏ qua.
– Yaourt cũng cung cấp đáng kể protein cho cơ thể người mẹ. Vì thế, sau khi sinh ăn yaourt có thể giúp sản phụ phục hồi vết thương và cơ bắp một cách nhanh chóng.
– Yaourt rất giàu vitamin, trong đó: vitamin A tốt cho mắt; vitamin C tốt cho hệ miễn dịch, da và răng nướu; vitamin B tốt cho dẫn truyền thần kinh và tâm trạng. Thường xuyên ăn yaourt sẽ giúp bà mẹ cảm thấy khỏe mạnh, ít mắc bệnh và vui vẻ hơn.
– Acid lactic trong yaourt đã được các nhà khoa học tại Đại học Marmara, Thổ Nhĩ Kỳ chứng minh là tốt cho răng nướu.
– Lượng kali trong yaourt có khả năng “xóa sạch” lượng natri dư thừa từ những nguồn thực phẩm khác đi vào cơ thể người mẹ. Điều này có thể giúp mẹ tránh được khả năng bị phù nề hoặc tăng huyết áp.
8 SAI LẦM cần tránh khi ăn yaourt với bà mẹ sau khi sinh
Mặc dù là thực phẩm quen thuộc, lại có lợi cho sức khỏe nhưng đa số bà mẹ sau khi sinh vẫn mắc phải nhiều sai lầm khi ăn yaourt.
1. Ăn yaourt ngay sau khi sinh con
Ngay sau khi sinh, bụng dạ của người mẹ còn yếu, nếu ăn yaourt ngay có thể dẫn đến đau bụng, đầy hơi.
Vậy thì sau khi sinh bao lâu bà mẹ mới được ăn sữa chua?
– Với mẹ sinh thường: Cần đợi khoảng 3 ngày sau khi sinh.
– Với mẹ sinh thường: Cần đợi lâu hơn một chút, khoảng 1 tuần sau khi sinh.
2. Ăn yaourt khi bụng trống rỗng
Sau khi sinh ăn yaourt có thể giúp bà mẹ cảm thấy no bụng, nhưng nó không phải là thực phẩm nên ăn lúc đói. Bởi lẽ khi bụng trống rỗng, nồng độ pH cao trong dạ dày có thể giết chết những lợi khuẩn có trong yaourt. Ngoài ra, tính axit trong yaourt cũng có thể làm hại dạ dày.
Thời điểm tốt nhất để ăn yaourt là sau bữa ăn chính khoảng 1 giờ.
3. Cho rằng yaourt tốt với tất cả mọi người
Đúng là yaourt rất tốt cho sức khỏe, thậm chí những bà đẻ sau sinh không dung nạp lactose vẫn có thể ăn, nhưng yaourt lại không phải là thực phẩm dành cho tất cả mọi người.
Theo đó, những bà mẹ hoặc em bé bị dị ứng đạm sữa bò không nên ăn yaourt làm từ sữa bò. Dấu hiệu nhận biết là bị nổi mẩn, đau bụng hoặc nôn mửa sau khi ăn yaourt.
Với những người đã có sẵn bệnh xơ vữa động mạch, viêm mật, viêm túi tụy chỉ nên ăn yaourt không đường.
4. Không đánh răng sau khi ăn yaourt
Yaourt có thể giúp bà mẹ bảo vệ răng nướu, nhưng nếu bà mẹ không đánh răng sau khi ăn yaourt, các vi khuẩn có tính axit trong yaourt sẽ tấn công men răng.
Vì vậy, hãy đánh răng sau khi ăn yaourt khoảng 30 phút.
5. Kết hợp yaourt với bất kỳ nguyên liệu nào
Kết hợp yaourt với nếp cẩm, nha đam hay hoa quả sẽ giúp người mẹ cảm thấy ngon miệng hơn. Tuy nhiên, không nên kết hợp yaourt với những hoa quả chua như cam, chanh, khế bởi protein trong yaourt có thể kết hợp với axit trong quả chua tạo thành hợp chất kết tủa, có hại cho hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, cũng không nên kết hợp yaourt với chocolate hoặc đường.
6. Ăn thật nhiều yaourt để giảm béo sau khi sinh
Dù thế nào thì yaourt cũng chứa một lượng dinh dưỡng và đường nhất định. Ăn quá nhiều yaourt hoàn toàn có thể khiến bà mẹ bị tăng cân.
Bên cạnh đó, ăn quá nhiều yaourt còn có thể làm giảm cảm giác thèm ăn do làm giảm các chất dung môi trong dạ dày.
Nếu sau khi sinh muốn ăn yaourt, bà đẻ chỉ nên ăn khoảng 250 – 500g.
7. Ăn yaourt nóng hoặc lạnh
Đun nóng yaourt sẽ giết chết các lợi khuẩn có trong loại thực phẩm này, làm giảm tác dụng của yaourt. Ngược lại, sau khi sinh nếu ăn yaourt để trong tủ lạnh, bà mẹ lại dễ bị lạnh bụng, đi ngoài.
Cách tốt nhất để ăn yaourt sau khi lấy từ tủ lạnh là bỏ ra ngoài khoảng 20 – 30 phút cho hết lạnh, sau đó thưởng thức.
8. Cho em bé ăn yaourt
Khi còn nhỏ, việc ăn yaourt có thể làm em bé bị đầy bụng, đi ngoài. Chỉ cho con ăn yaourt (bao gồm cả yaourt làm từ sữa mẹ) khi con đã đủ 6 tháng tuổi.
Nguồn: chúng tôi
Bạn đang xem bài viết Sau Khi Sinh Có Nên Ăn Gừng? trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!