Cập nhật thông tin chi tiết về Quốc Tịch Úc Và Bản Sắc Của Người Việt mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Người Việt qua Úc với nhiều mục đích khác nhau. Có người qua để du học, để làm việc, hay để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhiều người khi mới qua cũng chưa xác định rằng, liệu mình có muốn tiếp tục sống ở đây cho đến hết quãng đời còn lại hay không.
Thế nhưng sau một khoảng thời gian ổn định và thích nghi với cuộc sống mới, phần lớn đều muốn ở lại đất nước này. Và từ đó, những day dứt về nước Úc như là một quê hương thứ hai, cũng như về bản sắc Việt trong bản thân mỗi người lại trỗi lên.
Chị H., một nhân viên văn phòng ở Sydney, kể lại quá trình hoà nhập với cuộc sống Úc của mình.
“Mình qua Úc hồi đầu năm 2010, đến nay là tròn 9 năm. Lúc đầu thì mình đi học, là sinh viên, sau đó tốt nghiệp xong cũng bắt đầu nghĩ đến việc… cuộc sống ở đâu thì phù hợp hơn. Lúc đó thì mình nghĩ là ở Úc thì mình cũng không biết là có thực sự phù hợp hay không, nhưng mà mình muốn thử.
“Cho nên mình bắt đầu tìm việc làm và cố gắng tăng số điểm để mà có visa ở lại. Càng ngày càng quen dần với cuộc sống ở đây thì tính đến nay là 9 năm. Mình vừa mới có được quốc tịch hồi tháng rồi.”
Nói về bản sắc Việt của mình, chị H. cho rằng dù đã sống ở Úc gần 10 năm, song chị vẫn cảm thấy mình “hoàn toàn là người Việt Nam.”
“Thú thật là sau 9 năm sống ở Úc thì mình vẫn thấy mình hoàn toàn là người Việt Nam. Mặc dù nói thật là khi về Việt Nam thăm gia đình hoặc đi chơi với bạn bè ở Việt Nam thì mình cũng cảm thấy là cách sống của mình cũng thay đổi khá nhiều so với mọi người ở đó.
“Nhìn lại quá trình sống ở Úc, mình cũng học được rất nhiều, chẳng hạn như cách cư xử với mọi người, hoặc là cách suy nghĩ cũng cởi mở hơn và cũng khác nhiều so với thời gian mình sống ở Việt Nam. Mình thấy quãng thời gian sống ở Úc đã dạy cho mình được nhiều điều. Tuy vậy, mình vẫn không thấy mình trở thành một người Úc hoàn toàn.”
Còn anh Đ., một nhân viên y tế ở Melbourne, thì cho biết anh cảm thấy rất vui khi có được quốc tịch Úc.
“Mình qua Úc từ năm 2003 dưới hình thức là du học sinh trung học. Mình có quốc tịch từ khoảng năm 2015. Nói chung là vui vì mục tiêu chính của mình là có quốc tịch để được định cư tại Úc theo con đường hợp pháp nhất có thể.”
Thế nhưng anh cũng có quan điểm giống với chị H., rằng dù mang quốc tịch Úc, song anh vẫn xem mình là người Việt Nam “chính gốc”.
“Mặc dù đã có quốc tịch Úc nhưng mà mình vẫn coi mình là người Việt, tại vì thực sự mình sinh ra và lớn lên ở Việt Nam.
“Mình có dịp may được qua Úc nên mình có thể tiếp thu được nền giáo dục của một nước tiến bộ như vậy thì mình rất là cảm ơn nước Úc, nhưng mà thực chất thì mình vẫn là dân Việt Nam chính gốc thôi.”
Chị Đ. sang Úc hồi năm 1997 và có quốc tịch hai năm sau đó, chia sẻ rằng chị luôn cố gắng dung hòa cái hay, cái đẹp của cả hai nền văn hóa.
“Mình là người Úc gốc Việt. Người Úc gốc Việt thì dù muốn dù không mình cũng không bỏ đi cái gốc của mình rồi. Nhưng mà nếu 100% Việt thì thực ra ở lâu thì cái suy nghĩ, cái quan điểm cũng thay đổi ít nhiều theo ảnh hưởng của người Úc.
“Với lại mình luôn theo quan điểm là cái gì hay của mình thì mình giữ lại, nhưng mà cái gì hay của người ta thì mình học hỏi theo. Cho nên từ quan niệm nuôi dạy con cái, về vấn đề đa sắc tộc, những cái đó mình cởi mở hơn và mình theo quan điểm của Úc nếu mà mình thấy nó hay.
“Còn quan điểm Việt Nam của mình còn nhiều cái phong kiến, bảo thủ thì những cái đó mình cảm thấy nó không thích hợp, thì mình sẽ bỏ qua. Cho nên mình cảm thấy là mình dung hòa được hai nền văn hóa.”
“Nếu mình sống ở nước người ta mà mình không nói được ngôn ngữ của người ta, thì mình sẽ bị gò bó rồi mình sẽ cảm thấy khoảng cách rất lớn.” – Chị Đ. (Melbourne)
Tuy nhiên, chị Đ. cho rằng khả năng sử dụng tiếng Anh là rất quan trọng trong việc xóa bỏ rào cản ngôn ngữ và giảm thiểu kỳ thị tại Úc.
“Thời gian mới tới Úc, không biết tiếng Anh nhiều, rồi cũng không tiếp xúc, không mở rộng bên ngoài nhiều, tôi thấy không thay đổi gì nhiều lắm. Sống ở Úc nhưng mà quan điểm, suy nghĩ cũng không thay đổi gì nhiều, cũng không cảm thấy thích hợp lắm với nước Úc.
“Sau này bắt đầu đi học, đi làm, tiếp xúc với người Úc nhiều, mở rộng tầm nhìn ra ngoài, thì mình cảm thấy mình hòa đồng được hơn. Tôi nghĩ vấn đề ngôn ngữ là trở ngại lớn. Nếu mình sống ở nước người ta mà mình không nói được ngôn ngữ của người ta, thì mình sẽ bị gò bó rồi mình sẽ cảm thấy khoảng cách rất lớn, cảm thấy bị tách biệt, bị cô lập.
“Cho nên nếu mình xóa được rào cản ngôn ngữ thì tự dưng mình sẽ thấy sự gần gũi đối với nước Úc và mình cũng giảm thiểu đi được một số vấn đề kỳ thị hay là những vấn đề làm mình không vui.”
“Cho dù mình sống ở Úc càng lâu thì mình cũng không thể nào biến mình hoàn toàn trở thành một người Úc được.” – Chị H. (Sydney)
Chị H. cũng kể rằng hồi mới qua Úc, chị rất tích cực giao tiếp với các bạn bè quốc tế nhằm cải thiện vốn tiếng Anh. Song sau một thời gian, chị dần quay lại nếp sinh hoạt cũ của người VIệt.
“Mình nhớ là thời kỳ đầu tiên khi mình mới qua Úc, mình muốn học và muốn cải thiện vốn tiếng Anh, nên mình ở với các bạn sinh viên quốc tế và người Úc rất nhiều. Nhưng càng ngày có vẻ như bản chất người Việt của mình vẫn kéo mình trở về.
“Mình vẫn không thể nào thay thế hoàn toàn được cách sống, vẫn ăn uống theo kiểu người Việt, sinh hoạt, gặp gỡ cộng đồng người Việt nhiều hơn, và bạn bè mình cũng là người Việt Nam nhiều hơn. Có thể nói là cho dù mình sống ở Úc càng lâu thì mình cũng không thể nào biến mình hoàn toàn trở thành một người Úc được, vẫn là người Việt Nam.”
Chị Đ. ví von tiếng Anh như là chiếc chìa khóa để mở ra những chiếc hộp đóng kín trong xã hội Úc.
“Có nhiều người nói với tôi rằng họ qua Úc lúc lớn tuổi rồi nên cảm thấy không cần thiết học tiếng Anh. Thì thực sự tôi cũng khởi điểm lúc tuổi cũng bắt đầu lớn. Nó khó chứ không dễ. Nhưng mà nhờ tôi xóa dần rào cản ngôn ngữ thì nó đã giúp ích mình rất nhiều, từ việc nuôi dạy con cái, xóa bỏ kỳ thị, dẫn tới sự hòa nhập văn hóa và làm cho mình bớt bị cô lập, bớt bị buồn tẻ.
“Bởi vì nhiều người nói ở Úc buồn như mà thực sự ra nó có nhiều cái rất là hay, giống như những cái hộp đóng kín mà mình cần những cái chìa khóa, đó là chìa khóa ngôn ngữ để mở những cái hộp đó ra, thì có rất nhiều điều hay để khám phá ở đó.”
Nhìn chung, phần lớn người Việt đều bày tỏ lòng biết ơn đối với nước Úc, vì những đãi ngộ về xã hội, y tế hay giáo dục. Chị H. nói:
“Nước Úc đã cho mình sự tự do. Mình nhìn lại quá trình mình ở Úc, thì mình cũng có phần tự hào là mình đã cố gắng và làm việc để mình chọn được một cuộc sống tự do hơn.”
Còn anh Đ. thì chia sẻ rằng nếu chọn sống giữa Úc và Việt Nam, thì anh sẽ chọn sống ở Úc khi trẻ.
“Riêng độ tuổi mình thì mình nghĩ mình sẽ sống ở Úc nhiều hơn, tại vì thực sự có nhiều việc mà mình cảm thấy hợp lý hơn, ví dụ như an ninh xã hội tốt hơn, vấn đề y tế cũng tốt hơn, thì nó có thể giúp cho mình làm việc một cách tối ưu, và con mình sẽ hưởng được một nền giáo dục tốt.”
Thêm thông tin và cập nhật Like SBS Vietnamese FacebookNghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại chúng tôi
Phân Tích Được Và Mất Của Người Sở Hữu Hai Quốc Tịch Hiện Nay
NỘI DUNG BÀI VIẾT:
1. Lợi ích của việc mang 2 quốc tịch
1.1. Cơ hội kép
Đối với những người mang hai quốc tịch thì sẽ nhận được cơ hội đến từ 2 nước khác nhau. Bạn sẽ được hưởng mọi quyền lợi đến từ 2 quốc gia như sở hữu tài sản, hưởng phúc lợi, bầu cử cũng như có thể lựa chọn nơi sinh sống nào để học hành cũng như đóng mức học phí ưu tiên nhất có thể.
1.2. Tăng quyền tự do đi lại
Sở hữu nhiều quốc tịch giúp cho bạn có thể được giao lưu văn hóa giữa các quốc gia khác nhau. Bạn có thể dễ dàng đi lại 2 quốc gia mà không cần quan tâm quá nhiều tới vấn đề phải xin thủ tục, làm visa và đóng những khoản phí phát sinh nào khác.
1.3. Được chào đón ở cả hai nước
Việc đi lại dễ dàng ở 2 nước giúp cho bạn luôn cảm thấy yên tâm cũng như được chào đón nhất, có thêm 1 quê hương nữa để đi về, được hưởng những tinh hoa văn hóa khi khi tới ngôi nhà mới của mình.
1.4. Được bảo vệ nhiều hơn
Song song với việc sở hữu hai quốc tịch thì bạn sẽ được chính phủ, luật pháp của cả 2 quốc gia bảo vệ nhiều hơn. Khi đi làm việc ở những quốc gia khác thì bạn đều nhận được sự hỗ trợ của 2 quốc gia này ở các lãnh sự quán. Có thể đi lại như một người bản xứ mà không phải thực hiện những bước xin phép đi lại với đại sứ quán tại nước sở tại..
1.5. Thoải mái du lịch
Sự thuận tiện về vấn đề giấy tờ đi lại giúp cho bạn có thể thoải mái đi du lịch mà không cần phải xin giấy phép, visa hay phải đối mặt với những câu hỏi tại đại sứ quán. Đặc biệt đối với những người có thêm quốc tịch ở các quốc gia Châu Âu thì việc đi lại lại càng dễ dàng hơn rất nhiều.
1.6. Ổn định về kinh tế
Giữa thời kỳ kinh tế có nhiều thay đổi mạnh mẽ như hiện nay thì việc sở hữu 2 quốc tịch giúp cho bạn có những thuận lợi nhất định về kinh tế. Bạn có thể lựa chọn nơi cư trú phù hợp nhất để ổn định kinh tế cho bản thân nhưng vẫn có thể thay đổi nếu như đất nước kia có nhiều cơ hội cho bản thân mình hơn.
1.7. Đặc cách sở hữu quốc tịch thứ hai do kế thừa từ gia đình
Đối với một số quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ thì sẽ được công nhận quốc tịch Mỹ nếu như con cái của bạn được sinh ra trên đất nước này. Họ sẽ làm những xác minh như dòng dõi gia đình, sự kết nối với bố mẹ hay động lực khi bạn muốn sở hữu một quốc tịch thứ 2 …thì con cháu của bạn sẽ được sở hữu những đặc cách này.
1.8. Hiệu quả đến từ bài toán thuế với quốc tịch kép
1.9. Hưởng dịch vụ tái định cư ở châu Âu khi có song tịch
Nếu có những trường hợp không mong muốn xảy ra như bất ổn chính trị, cơ hội nghề nghiệp ít, kế hoạch nghỉ dưỡng, thiếu tự do đi lại…thì bạn hoàn toàn có thể di chuyển đến đất nước khác để được hưởng phúc lợi cũng như an sinh xã hội, để đảm bảo cho mình cũng như gia đình có một cuộc sống lý tưởng nhất.
Bởi đối với khu vực Châu Âu thì khi nghỉ hưu sẽ có những phúc lợi riêng cũng như những ưu đãi rất lớn về thuế, vậy nên việc di chuyển đến đây để sinh sống là điều vô cùng hiển nhiên.
2. Hạn chế khi sử dụng hai quốc tịch
Bên cạnh những lợi ích mà song quốc tịch mang lại thì cũng có những hạn chế nhất định đó là bạn cần phải thực hiện nghĩa vụ đối với cả 2 quốc gia như đóng thuế, tham gia nghĩa vụ quân sự, tuân thủ luật pháp cả 2 nước. Điều này cũng khiến cho không ít người gặp khó khăn bởi sự khác biệt về chính trị, văn hóa, thói quen, tập tục ở 2 quốc gia khác nhau. Có thể bạn làm điều này hợp pháp ở quốc gia này nhưng sẽ vi phạm pháp luật ở quốc gia khác là điều rất dễ xảy ra.
3. Người mang 2 quốc tịch phạm tội bị xử như thế nào?
Theo quy định của Luật pháp Việt Nam thì khi phạm tội thì bạn sẽ chịu mọi trách nhiệm về pháp lý khi đang sinh sống trên lãnh thổ đất nước, và đối với người mang hai quốc tịch cũng vậy. Khi bạn vi phạm bất cứ một quy định nào của pháp luật thì cũng sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình khi đang sinh sống tại lãnh thổ Việt Nam như những người mang một quốc tịch bình thường.
4. Các điều khoản quy định về người sở hữu hai quốc tịch
Theo quy định của nhà nước, mỗi công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Còn một số trường hợp ngoại lệ bao gồm: trường hợp được Chủ tịch nước cho phép; người xin trở lại quốc tịch Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn nhập quốc tịch Việt Nam; trẻ em là con nuôi muốn nhập quốc tịch, người lấy vợ, chồng là người Việt Nam vẫn muốn nhập quốc tịch Việt Nam và giữ lại quốc tịch cho họ.
Còn đối với những người đã nhập quốc tịch nước ngoài thì bắt buộc phải thôi quốc tịch Việt Nam trừ một số trường hợp ngoại lệ như: là vợ, chồng, con ruột, bố mẹ đẻ của người mang quốc tịch Việt Nam, người có công đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, có lợi ích cho đất nước Việt Nam, sẽ được cấp hai quốc tịch dựa trên những trường hợp cần được xét duyệt trên theo quy định của nhà nước.
5. Cơ hội sở hữu 2 quốc tịch: Việt Nam – Mỹ bằng đầu tư EB5
Đây là diện đầu tư đang được cân nhắc rất nhiều hiện nay đối với những người có tiềm lực tốt về kinh tế cho chính phủ Mỹ phê duyệt. Đối với diện định cư này, là cơ hội tốt cho những doanh nghiệp, gia đình có kinh tế vững chắc muốn phát triển thêm cũng như cho con em mình được hưởng những phúc lợi tuyệt vời từ quốc gia Mỹ.
Khi hoàn thành hồ sơ cũng như được xét duyệt thì đối với những người định cư theo diện EB-5 này sẽ được hưởng mọi phúc lợi như học tập, đi lại, hưởng chất lượng cuộc sống như một công dân Mỹ thực thụ. Mà số tiền bạn đầu tư cho chính phủ hoàn toàn có thể mang lại một nguồn lợi nhuận lớn cho mình không hề kém so với những công việc đầu tư khác đã thực hiện trước đây.
Quốc Ca Việt Nam Và Quốc Ca Nhật Bản
Việt Nam và Nhật Bản trong những năm gần đây có những bước tiến vượt bậc trong quan hệ giao thương và cả văn hóa nghệ thuật. Trong đó lĩnh vực trao đổi và xuất khẩu lao động được chú ý đặc biệt. Khi bạn đến Việt Nam thì tìm hiểu quốc ca Việt Nam là điều hiển nhiên, và khi bạn đến Nhật Bản thì biết sơ qua bài quốc ca Nhật Bản cũng là điều rất cần thiết.
Vậy bạn đã biết rõ về nội dung cũng như nguồn gốc 2 bài hát cho tổ quốc này chưa? Cùng tìm hiểu thôi nào!
Quốc ca nước Việt Nam – Bài “Tiến quân ca” của tinh thần dân tộc
Mỗi đất nước đều có 1 bài hát quốc ca để thể hiện tinh thần dân tộc và lòng tự tôn khi đi ra biển lớn. Nước Việt Nam của chúng ta cũng vậy! Ai ai cũng có thể cất vang bài quốc ca với sự tự hào dâng cao nhưng còn rất nhiều bạn trẻ vẫn chưa am tường về nguồn gốc xuất xứ của bài hát đặc biệt này. Đây là câu trả lời dành cho bạn!
Nguồn gốc bài quốc ca của nước Việt Nam
Bài hát quốc ca của Việt Nam được chính thức sử dụng từ năm 1976 sau khi được toàn bộ đại biểu quốc hội biếu quyết thông qua. Nguồn gốc của bài hát này chính là bài hát “Tiến Quân ca” do nhạc sỹ Văn Cao sáng tác năm 1944. Trước năm 1975, bài Tiến Quan ca được xem là bài hát biểu tượng cho nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa.
Tên bài hát quốc ca Việt Nam là gì?
Như đã đề cập, quốc ca Việt Nam có tên gọi nguyên bản là ” Tiến Quân ca “. Đây là một bài hát có nhịp mạnh mẽ, ngôn ngữ hào hùng và có sức mạnh khích lệ tinh thần người nghe cực kỳ hiệu quả. Nó được nhạc sỹ Văn Cao sáng tác phục vụ cho Cách Mạng Tháng 8 năm 1945.
Khi được chọn làm quốc ca thì lời bài hát Tiến Quân ca được sửa chữa một số chỗ như thay từ “Việt Minh” thành “Việt Nam”.
Lời bài hát quốc ca Việt Nam
Từ khi được chính thức lưu hành toàn quốc thì bài quốc ca Việt Nam gồm có 2 lời:
Lời 1
Đoàn quân Việt Nam đi Chung lòng cứu quốc Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước, Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca. Đường vinh quang xây xác quân thù, Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu. Vì nhân dân chiến đấu không ngừng, Tiến mau ra sa trường, Tiến lên, cùng tiến lên. Nước non Việt Nam ta vững bền.
Lời 2
Đoàn quân Việt Nam đi Sao vàng phấp phới Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới, Đứng đều lên gông xích ta đập tan. Từ bao lâu ta nuốt căm hờn, Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn. Vì nhân dân chiến đấu không ngừng, Tiến mau ra sa trường, Tiến lên, cùng tiến lên. Nước non Việt Nam ta vững bền.
Học hát quốc ca Việt Nam có khó không?
Học hát quốc ca Việt Nam là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, là sự tôn trọng của mỗi người khi đến sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Các bài quốc ca trong lịch sử Việt từ thời khai hoang lập quốc
Quốc ca đầu tiên của Việt Nam
Từ thế kỷ 19 trở về trước có khá nhiều bài hát dùng trong hoàng cung nội tộc nhưng để xác định chính xác bài quốc ca thì rất khó. Do đó chúng ta chỉ xác định bài quốc ca từ thời vua Bảo Đại – Vị vua cuối cùng của nước Việt Nam.
Vào thời vua Bảo Đại thì nhà vua chọn quốc kỳ là Cờ Long Tinh và quốc ca là bài hát Đăng Đàn Cung được sử dụng chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung. Lúc này miền Nam Kỳ lục tỉnh vẫn còn là thuộc địa của Pháp nên không sử dụng hoặc rất ít nơi sử dụng quốc ca của chế độ vua Bảo Đại.
Quốc ca Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa
Trong giai đoạn 1945 – 1975 thì sự kiện đáng chú ý nhất là hiệp đinh Geneva chia đất nước thành 2 miền và lấy vĩ tuyến 17 làm mốc ranh giới quân sự. Lúc này nước Việt Nam có 2 bài quốc ca ở 2 đầu tổ quốc.
Miền Bắc do Đảng cộng sản lãnh đạo lấy quốc ca là bài hát Tiến Quân ca
Miền Nam do chính phủ Việt Nam Cộng hòa lãnh đạo và quốc ca là bài hát Tiếng gọi công dân
Sau khi chính quyền Việt Nam Công Hòa sụp đổ thì bài hát Tiến quân ca mới chính thức được hát vang trên mọi miền đất nước. Và từ năm 1975 thì bài hát Tiếng Gọi Công Dân cũng không được lưu hành rộng rãi nữa mà dần đi vào quên lãng. Hiện nay chỉ có một nhóm nhỏ các sỹ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa còn sử dụng và thỉnh thoảng có hát tại các sự kiện tưởng niệm tại Mỹ và một số quốc gia khác.
Lời bài quốc ca của Việt Nam Cộng Hòa
Quốc ca của chính quyền Việt Nam công hòa có khá nhiều bản, tuy nhiên bản chính thức của bài Tiếng Gọi Công Dân có lời bài hát như sau:
“Này Công Dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng. Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống. Vì tương lai Quốc Dân, cùng xông pha khói tên, Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền. Dù cho thây phơi trên gươm giáo, Thù nước, lấy máu đào đem báo. Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy, Người Công Dân luôn vững bền tâm trí. Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời! Công Dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ! Công Dân ơi! Mau làm cho cõi bờ Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống Xứng danh nghìn năm dòng giống Lạc Hồng!”
Quốc ca Nhật Bản – Tinh hoa tâm hồn Võ Sĩ Đạo
Nguồn gốc bài quốc ca Nhật Bản
Quốc ca Nhật Bản có tên gọi nguyên bản là KimiGayo – dịch theo Hán thư là Quân Chi Đại. Đây là một bài hát cổ đã xuất hiện và được sử dụng từ thế kỷ thứ 10 tại xứ Phù Tang. Lời của bài hát này được sáng tác dựa trên một bản hòa âm cổ trong tác phẩm kinh điển Cổ Kim hòa ca tập xuất hiện vào thời đại Heian trong lịch sử nước Nhật Bản.
Tác giả của bài hát là nhạc sỹ Hiromori Hayashi – Trưởng ban nhạc cung đình nội sảnh Nhật Bản sáng tác năm 1880. Kể từ năm 1893 thì thiên hoàng Minh Trị bắt đầu cho phép lưu hành toàn quốc và phổ cập thành bài quốc ca chính thức của đất nước mặt trời mọc.
Xem lời bài quốc ca Nhật Bản ở đâu?
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin thì bạn có thể tìm thấy lời bài hát quốc ca Nhật Bản tại khắp mọi nơi. Với đầy đủ các phiên bản tiếng Nhật, tiếng Hán, tiếng phiên âm cũng như tiếng Việt nên chúng ta có thể dễ dàng theo dõi lời bài hát.
Bài quốc ca Nhật KimiGayo được dịch sang nghĩa Tiếng Việt như sau:
“Hoàng triều của Người Qua ngàn đời, và tám ngàn đời Những viên sỏi nhỏ kết thành những tảng đá cổ kính rêu phong.”
Mặc dù nổi tiếng với những hình tượng Võ sĩ đạo mạnh mẽ hoặc Yakuza bí ẩn huyền thoại nhưng quốc ca Nhật Bản lại vô cung nhẹ nhàng sâu lắng. Đó giống như một lời tâm tình với non sông, lời trò chuyện sâu lắng và chứa ý nghĩa sâu sắc nhiều tầng mà mỗi người sẽ có góc nhìn và cách hiểu khác nhau.
Học hát quốc ca Nhật Bản có khó không?
Nét tương đồng giữa quốc ca Việt Nam và quốc ca Nhật Bản
Ý nghĩa quốc ca Việt Nam
Thuở nhỏ còn đi học, mỗi thứ hai đầu tuần chúng ta đều được hát quốc ca và hướng về phía quốc kỳ tươi thắm. Những công dân xa quê hoặc đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản đôi khi nhớ về quê hương và thì thầm hát bài quốc ca hào hùng. Đó là ý nghĩa thiêng liêng nhất mà bài quốc ca mang lại cho mỗi chúng ta – Lòng tự tôn dân tộc.
Bài hát Tiến Quân ca với lời nhạc hào hùng mạnh mẽ, từng nốt nhạc cất lên đều thể hiện tấm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc Việt Nam.
Nhiều thế hệ người Việt Nam đã hát Quốc ca với nhiệt huyết từ mỗi trái tim cho dân tộc và đất nước, sự tự hào về truyền thống yêu nước và ý chí bất khuất của một dân tộc nhỏ bé nhưng không tầm thường.
Mỗi câu chữ trong bài hát quốc ca của Việt Nam đều là một lời khuyên nhủ nhẹ nhàng nhưng sâu lắng cho những thế hệ trẻ. Hãy sống và cống hiến cho quê hương đất nước, cùng chung tay đồng lòng bảo vệ tổ quốc và xây dựng non sông ngàn năm vững bền.
Ý nghĩa quốc ca Nhật Bản
Được một nhạc sỹ danh tiếng người Nhật soạn lời và được một nhà soạn nhạc nổi tiếng người Đức hòa âm, bài quốc ca Nhật Bản trở thành một tượng đài của văn hóa xứ Phù Tang.
Mặc dù chỉ có đôi dòng ngắn gọn và được cất vang chưa đến 1 phút nhưng quốc ca Nhật Bản ẩn chứa rất nhiều hàm ý cao cả và thiêng liêng.
Đây giống như một bức tâm thư mà những thế hệ tổ tiến muốn truyền đạt lạ cho con cháu người Nhật tinh thần của dân tộc, sự biết ơn những thế hệ đi trước và mong muốn xây dựng đất nước cường thịnh lâu dài.
Bài quốc ca này đã từng được bầu chọn là bài quốc ca ý nghĩa nhất thế giới trong một sự kiện âm nhạc của các sinh viên nhạc viện.
Quốc ca Nhật Bản còn được xem như một bức thư tình ngàn năm để gửi tình yêu quê hương đến mẹ thiên nhiên và những đấng sinh thành, lãnh đạo quốc gia.
Đó là lời thì thầm chứa đựng nhiều tầng lớp ý nghĩa. Để từ một bài hát ngắn gọn nhưng đủ sức mạnh để thúc đẩy một dân tộc nhỏ bé, một quốc gia nghèo nàn vươn lên thành con Rồng Châu Á và siêu cường của thế giới.
Điểm tương đồng trong tinh thần của bài quốc ca 2 nước
Xét về nội dung, cả hai bài quốc ca đều hướng đến tình yêu quê hương đất nước và khát vọng độc lập tự chủ. Bên cạnh đó là những ý nghĩa hàm ẩn răn dạy cho các thế hệ sau về non sông đất nước, về cách sống và làm việc cống hiến cho màu cờ sắc áo.
Mỗi bài quốc ca đều thể hiện được vẻ đẹp của tinh thần dân tộc, ca ngợi sự hào hùng của những thế hệ ngàn năm dựng nước giữ nước. Từng câu từng chữ trong 2 bài quốc ca đều làm cho những công dân sở tại thêm yêu nước hơn và thêm động lực để cống hiến cho tổ quốc.
Kết luận
Mỗi đất nước đều có những vẻ đẹp riêng và những bản sắc dân tộc không thể nhầm lẫn. Và bài hát quốc ca chính là biểu tượng cho tinh thần dân tộc độc lập ấy. Từng hoàn cảnh hình thành đất nước mà bài hát quốc ca sẽ có những định hướng nội dung và ý nghĩa khác nhau.
Danh Sách Quốc Gia Cho Phép (Và Không Cho Phép) Hai Quốc Tịch
Danh sách các quốc gia cho phép (và không cho phép) chế độ hai quốc tịch
Sở hữu quốc tịch thứ hai là một bước tiến đến sự tự do hơn. Tùy thuộc vào bạn mà đó có thể là nhiều tự do để bay đến nhiều quốc gia, được tự do sống ở nhiều khu vực pháp lý hơn hoặc tự do dễ lựa chọn lối sống mà bạn muốn.
Chế độ hai quốc tịch là gì?
Chế độ hai quốc tịch nói đến việc một cá nhân được công nhận hợp pháp là công dân ở hai quốc gia cùng một lúc.
Để thực hiện bước đi quan trọng này, bạn cần biết một số điều chẳng hạn như quốc gia nào cho phép chế độ hai quốc tịch. Và những quốc gia không áp dụng. Từ bỏ hộ chiếu gốc của bạn không phải là một kịch bản lý tưởng, tuy nhiên, mậu dịch hộ chiếu cho người khác không phải là một điều xấu. Đó là lý do tại sao việc biết tất cả các thông tin trước khi đưa ra quyết định là rất quan trọng.
Trong khi danh sách các quốc gia cho phép đang ngày càng tăng lên, vẫn có những quốc gia nghiêm cấm mua hộ chiếu thứ hai. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số quốc gia đã có thái độ tích cực hơn đối với việc cho phép công dân của họ giữ quốc tịch kép, thông qua việc công nhận quốc tịch thứ hai / đa quốc tịch hoặc sửa đổi các yêu cầu của họ để nhập tịch.
Các quốc gia cho phép chế độ hai quốc tịch
(* quốc gia chỉ cho phép có hai quốc tịch theo các điều kiện được chọn)
Các quốc gia không cho phép chế độ hai quốc tịch
Lợi ích của chế độ hai quốc tịch
#1 Tính lưu động toàn cầu – Một số hộ chiếu không cho phép bạn đi du lịch đến bất kỳ điểm nào và có thể khá hạn chế. Điều này làm cho việc đi du lịch trở thành một vấn đề phức tạp vì sẽ cần phải xin visa du lịch. Một hộ chiếu thứ hai có thể đưa ra giải pháp cho vấn đề này bằng cách tăng tính lưu động của một cá nhân, loại bỏ hệ thống hành chính quan liêu khỏi phương trình.
#2 Kinh doanh – Sở hữu quốc tịch thứ hai mở ra nhiều cơ hội kinh doanh và ký kết các giao dịch kinh doanh, đó là trường hợp không khả dụng hoặc khó có thể dựa trên hộ chiếu gốc.
#3 Tối ưu hóa thuế – Một số khu vực pháp lý nhất định cung cấp luật thuế với nhiều thuận lợi có thể mang lại nhiều quyền lợi cho bạn và doanh nghiệp. Cho dù điều này bao gồm hiệp định tránh đánh thuế hai lần và tăng vốn, tối ưu hóa thuế sẽ cho phép bạn quản lý tài sản của mình tốt hơn.
#4 An ninh – Sở hữu hộ chiếu thứ hai từ một quốc gia ổn định khiến bạn an tâm hơn. Trong trường hợp có bất kỳ sự bất ổn nào về xã hội, chính trị hoặc kinh tế tại quốc gia của bạn, bạn sẽ vẫn có một kế hoạch B.
#5 Chất lượng cuộc sống – Tùy thuốc vào hộ chiếu mà bạn sở hữu. bạn có thể được cấp quyền tiếp cận vào hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe đẳng cấp thế giới cũng nhưng lối sống được nâng cao về mọi mặt.
Bằng cách sở hữu chế độ hai quốc tịch, các gia đình có giá trị ròng cao có thể mở khóa toàn bộ tiềm lực của họ bằng cách tiếp cận các cơ hội tốt hơn ở một quốc gia khác. Điều này đảm bảo tương lai gia đình của bạn thông qua giáo dục, chăm sóc sức khỏe hoặc đơn giản là một lối sống tốt hơn.
Chương trình đầu tư lấy quốc tịch
Nhiều quốc gia cung cấp nhiều cơ hội để thu hút các cá nhân có giá trị ròng cao và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Tùy thuộc vào ngân sách và lý do của bạn mà đưa ra một kế hoạch B cho mình với các lựa chọn trên toàn thế giới bao gồm Caribbean, Châu Âu và Châu Đại Dương. Thông qua việc lựa chọn các chương trình như vậy, các nhà hảo tâm được cấp các quyền giống như cư dân và công dân của quốc gia đó.
Các chương trình như Chương trình Nhà đầu tư Cá nhân Malta là một trong những chương trình độc nhất và được tìm kiếm nhiều nhất. Bạn được quyền cư trú tại Malta và trong các nước thuộc EU tùy thuộc vào các yêu cầu cư trú tối thiểu và các tiêu chí khác.
Nói tóm lại, Chương trình Nhà đầu tư Cá nhân Malta là cách duy nhất để có được quốc tịch thông qua đầu tư được thiết kế bởi Chính phủ Malta. Chương trình này có thể cung cấp cho bạn và gia đình quyền định cư ở Malta cũng như bất kỳ quốc gia nào trong số 27 quốc gia thành viên EU.
Đội ngũ chuyên gia tận tâm của chúng tôi có thể giúp bạn từng bước để có được quốc tịch Malta.
Tại sao nên chọn Endevio?
Trong một thế giới với sự thay đổi nhanh chóng, quyết định cơ cấu và quản lý tài sản thông qua một văn phòng gia đình có thể là một lựa chọn phức tạp
Cho dù bạn là hoặc làm việc cho một tư nhân thường hay một văn phòng gia đình, chúng tôi cung cấp lời khuyên thống nhất về đầy đủ các dịch vụ bao gồm thuế, cơ cấu đầu tư, công ty và quy định.
Mục tiêu của chúng tôi là giúp các khách hàng có giá trị ròng cao thiết kế và đưa ra một cấu trúc thống nhất, toàn diện và khả thi để giữ và quản lý tài sản cùng với các cố vấn chuyên nghiệp khác. Cho dù mục tiêu của bạn là cải thiện hiệu quả thuế, hoạt động từ thiện, tăng cường bảo vệ tài sản hay đạt được sự chuyển giao tài sản cho thế hệ tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cụ thể trong quá trình thực hiện các mục tiêu này.
Thông qua Endevio và các đối tác chiến lược quốc tế, Endevio có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển và cung cấp các dịch vụ tổng thể phù hợp với từng khách hàng.
Bạn đang xem bài viết Quốc Tịch Úc Và Bản Sắc Của Người Việt trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!