Xem Nhiều 3/2023 #️ Procalcitonin (Pct) – Một Dấu Ấn Mới Để Chẩn Đoán Nhiễm Khuẩn # Top 11 Trend | Drosetourmanila.com

Xem Nhiều 3/2023 # Procalcitonin (Pct) – Một Dấu Ấn Mới Để Chẩn Đoán Nhiễm Khuẩn # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Procalcitonin (Pct) – Một Dấu Ấn Mới Để Chẩn Đoán Nhiễm Khuẩn mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

CN Nguyễn Thị Huyền Ngân – Khoa Hóa sinh

Procalcitonin (PCT) là một tiền nội tiết tố có 116 acid amin với trọng lượng phân tử khoảng 12,7 kD. PCT được biểu hiện ở tế bào nội tiết thần kinh(các tế bào C của tuyến giáp, mô phổi và tụy) và bị cắt ra bởi men thành các dạng chưa có hoạt tính đầy đủ như calcitonin, katacalcin và một đoạn có N tận cùng. Trong máu của người khỏe mạnh chỉ chứa một lượng nhỏ PCT. Khi bị nhiễm trùng, lượng PCT gia tăng.

Điều có thể xảy ra là nhiều mô sản sinh PCT trong cơ thể phản ứng lại với nhiễm trùng huyết như đã thấy ở các mô thử nghiệm ở động vật. PCT có trong máu bệnh nhân nhiễm trùng chỉ chứa 114 acid amin không có dipeptide có N tận cùng là Ala-Pro.

Nồng độ PCT rất thấp ở người khỏe mạnh bình thường ( < 0.046 ng/ml) và  thường thấy gia tăng ở các bệnh nhân nhiễm trùng huyết, đặc biệt là trường hợp nhiễm trùng huyết nặng và sốc nhiễm trùng. PCT được xem là một  dấu ấn tiên lượng nhằm củng cố tiên đoán nhiễm trùng huyết ở bệnh nhân.

Trong viêm tụy cấp, PCT là một chỉ số đáng tin cậy cho mức độ nghiêm trọng và các biến chứng nguy hiểm.

Ở bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp mắc phải trong cộng đồng hay viêm phổi do máy thở, xét nghiệm PCT được đề nghị sử dụng làm hướng dẫn để quyết định sự cần thiết của việc điều trị kháng sinh và theo dõi mức độ thành công của trị liệu.

* Nguyên lý xét nghiệm:

Nguyên lý bắt cặp. Tổng thời gian xét nghiệm: 18 phút.

Thời kỳ ủ đầu tiên: Kháng nguyên trong mấu thử (30μL), kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng PCT đánh dấu biotin, và kháng nguyên đơn dòng đặc hiệu kháng PCT đánh dấu phức hợp ruthenium phản ứng với nhau tạo thành phức hợp bắt cặp.

Thời kỳ ủ thứ hai: Sau khi thêm các vi hạt phủ streptavidin, phức hợp miễn dịch trên trở nên gắn kết với pha rắn thông qua sự tương tác giữa biotin và streptavidin.

Hỗn hợp phản ứng được chuyển tới buồng đo, ở đó các vi hạt đối từ được bắt giữ trên bề mặt của điện cực. Những thành phần không gắn kết sẽ bị thải ra ngoài buồng đo bởi dung dịch ProCell/ProCell M. Cho điện áp vào điện cực sẽ tạo nên sự phát quang hóa học được đo bằng bộ khuếch đại quang tử.

Các kết quả được xác định thông qua một đường chuẩn xét nghiệm trên máy được tạo nên bởi xét nghiệm 2-điểm chuẩn và thông tin đường chuẩn chính qua mã vạch trên hộp thuốc thử.

*  Yếu tố ảnh hưởng và hạn chế:

– Xét nghiệm không bị ảnh hưởng bởi vàng da (billirubin < 428μmol/L hoặc < 25 mg/dL), tán huyết (Hb <0.559 mmol/L hoặc <0.900 g/dL), lipid huyết (Intralipid< 1500 mg/dL) và biotin (<123 nmol/L hoặc <30 ng/mL).

– Tiêu chuẩn: Độ phục hồi trong khoảng ± 15% giá trị ban đầu.

– Kết quả xét nghiệm không bị nhiễu bởi các yếu tố thấp khớp với nồng độ lên đến 1500 IU/mL.

– Hiệu ứng mẫu phẩm có nồng độ cao không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm với nồng độ PCT lên đến 1000 ng/mL.

– Thử nghiệm in vitro được tiến hành trên 18 loại dược phẩm thường sử dụng và 10 loại dược phẩm đặc trị. Không có hiện tượng nhiễu tới xét nghiệm.

– Trong một số hiếm trường hợp, nhiễu có thể xảy ra do nồng độ kháng thể kháng kháng thể đặc hiệu kháng chất phân tích, kháng streptavidin hay ruthenium quá cao của mẫu phẩm phân tích. Xét nghiệm đã được thiết kế phù hợp để giảm thiểu các hiệu ứng này.

– Nồng độ PCT có thể tăng trong vài trường hợp nhất định không do nhiễm trùng. Bao gồm các trường hợp sau đây, nhưng không giới hạn:

Sốc tim kéo dài hay nghiêm trọng.

Bất thường tưới máu cơ quang nghiêm trọng kéo dài.

Ung thư phổi tế bào nhỏ hay ung thư biểu mô tế bào C tủy của tuyến giáp.

Ngay sau khi chấn thương nặng, can thiệp phẫu thuật lớn, phỏng nặng.

Việc điều trị gây kích thích giải phóng các cytokine tiền viêm.

Trẻ sơ sinh (<48 giờ sau khi sinh).

Với mục tiêu chẩn đoán, kết quả xét nghiệm cần được đánh giá kèm theo tiền sử, thăm khám lâm sàng và các phát hiện khác.

* Giá trị bình thường:

0.046 ng/mL (hay <0.046μg/L)

* Giá trị có ý nghĩa lâm sàng:

Giá trị PCT < 10 ng/ml : Không chỉ định dùng kháng sinh

Giá trị PCT < 0.25 ng/ml : Không khuyến cáo dùng kháng sinh, nếu trị liệu giảm xuống mức này thì tiếp tục dùng cho hiệu quả

Giá trị PCT 0.5-2.0 ng/ml: Nhiễm khuẩn do đáp  ứng viêm hệ thống tương đối, nguyên nhân có thể là chấn thương, phẫu thuật sau chấn thương, sốc tim…

Giá trị PCT 2.0 – 10 ng/ml: Đáp ứng viêm hệ thống nghiêm trọng, nguyên nhân bởi nhiễm trùng hệ thống và nhiễm khuẩn huyết, chưa có suy đa tạng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu hãng Roche

https://www.researchgate.net/publication/7556157_Procalcitonin_in_bacterial_infections_-_Hype_hope_more_or_less

Xét Nghiệm Procalcitonin Giúp Chẩn Đoán Nhiễm Khuẩn Đường Huyết

1. Tổng quan về Procalcitonin và xét nghiệm Procalcitonin

Procalcitonin hay PCT khi gặp tổn thương nặng sẽ bị kích thích và được sản xuất bởi các tế bào C ở tuyến giáp hoặc một số tế bào khác trong cơ thể như tế bào phổi, gan, monocyte,… Procalcitonin là tiền chất của hormone calcitonin và bao gồm 116 acid amin.

Xét nghiệm này là phương pháp đo lường nồng độ Procalcitonin trong máu để chẩn đoán và đánh giá nguy cơ, mức độ nhiễm khuẩn huyết hay sốc nhiễm khuẩn ở người bệnh. Đây được coi là một marker đặc hiệu cho nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết.

Xét nghiệm Procalcitonin giúp chẩn đoán nguy cơ nhiễm khuẩn huyết

Tuy là một xét nghiệm tương đối mới nhưng xét nghiệm này đã được công nhận vai trò bởi FDA nên đang dần được áp dụng phổ biến hơn tại các trung tâm xét nghiệm uy tín.

Thông thường, xét nghiệm này được chỉ định ở những bệnh nhân nặng ở khoa cấp cứu, điều trị tích cực hay những bệnh nhân bị nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết. Procalcitonin chủ yếu được định lượng từ những ngày đầu của bệnh và thường xuyên sau đó để chẩn đoán và theo dõi điều trị.

Trường hợp bệnh nhân gặp chấn thương, phẫu thuật, bội nhiễm do vi khuẩn dẫn đến các mô bị tổn thương cũng được chỉ định xét nghiệm Procalcitonin.

Ngoài ra, xét nghiệm này còn được tiến hành cùng một số xét nghiệm khác như chọc dịch não tủy, công thức máu, cấy máu, CRP để chẩn đoán và loại trừ nhiễm khuẩn cấp, viêm phổi đặc biệt là đối với trẻ em sốt không rõ nguyên nhân, bệnh nhân nặng; cũng như phân biệt với các bệnh lý khác (viêm màng não,…).

Người bệnh khi thấy những biến chứng của nhiễm khuẩn huyết như buồn nôn, rét run, sốt, thở nhanh, lơ mơ, tiểu ít, mạch nhanh,… thì nên đến ngay các trung tâm xét nghiệm uy tín để được thăm khám. Các triệu chứng nặng hơn như một hoặc nhiều cơ quan bị ảnh hưởng (MOF, suy đa tạng), tụt huyết áp, viêm toàn thân,… cũng cần đặc biệt lưu ý.

Sốt, rét run, buồn nôn có thể là biến chứng nhẹ của nhiễm khuẩn huyết

3. Ý nghĩa lâm sàng của xét nghiệm Procalcitonin

Procalcitonin là một thông số có giá trị cao trong công tác chẩn đoán và theo dõi điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, cụ thể như:

– Chẩn đoán và phân biệt tình trạng viêm không do nhiễm khuẩn và viêm do nhiễm khuẩn.

– Theo dõi người bệnh có nguy cơ cao nhiễm khuẩn (bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt, đa chấn thương, sau ghép tạng, sau phẫu thuật) để phát hiện nhiễm khuẩn cũng như các biến chứng của nhiễm khuẩn sớm nhất.

– Tiên lượng và theo dõi diễn biến của các trường hợp viêm nặng như nhiễm khuẩn sepsis, hội chứng suy chức năng đa cơ quan, hội chứng đáp ứng viêm hệ thống, viêm phúc mạc,…

– Đưa ra phác đồ điều trị và chỉ dẫn dùng thuốc kháng sinh để điều trị viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Tùy vào từng bệnh khác nhau mà nồng độ Procalcitonin trong máu cũng có sự thay đổi nhất định:

– Nồng độ PCT < 0,5ng/mL: nhiễm khuẩn nhẹ, nhiễm virus, rối loạn tự miễn, viêm mạn.

– Nồng độ PCT từ 0,5 – 10ng/mL: viêm phổi.

– Nồng độ PCT từ 0,5 – 2ng/mL: bỏng, đa chấn thương, hội chứng đáp ứng viêm hệ thống.

– Nồng độ PCT có thể trở về bình thường vài ngày sau khi người bệnh được điều trị thành công.

Ở bệnh nhiễm trùng phúc mạc, có thể là dấu hiệu tốt cho sự sống sót với độ đặc hiệu 91% và độ nhạy 84% nếu mức độ PCT giảm dần trong 3 ngày đầu. Cũng như vậy, đối với các bệnh nhân nhiễm khuẩn hoặc mắc hội chứng suy đa cơ quan sẽ là tiên lượng xấu nếu nồng độ PCT trong máu tăng dai dẳng và kéo dài. Đặc biệt mức độ PCT thường tăng liên tục ở bệnh nhân đang hấp hối.

4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm Procalcitonin trong máu

– Trong một số ít các trường hợp, kết quả xét nghiệm có thể bị nhiễu do nồng độ kháng thể kháng kháng thể đặc hiệu kháng streptavidin, kháng chất phân tích hoặc ruthenium của mẫu xét nghiệm.

– Xét nghiệm không bị nhiễu bởi tán huyết, vàng da, lipid huyết hay biotin cũng như các yếu tố thấp khớp (với nồng độ lên tới 1500 IU/ mL).

– Đối với các bệnh nhân dùng biotin liều cao (trên 5mg/ ngày), nên lấy mẫu sau khi dùng liều cuối ít nhất 8 giờ để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

– Độ phục hồi tiêu chuẩn của xét nghiệm là trong khoảng ± 15% so với giá trị ban đầu.

5. Các trường hợp tăng mức độ PCT không do nhiễm trùng

Không phải lúc nào nồng độ PCT đo được trong máu tăng cao cũng là do bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn gây nên. Có một số bệnh lý cũng có nguy cơ dẫn đến tăng chỉ số PCT như:

– Trẻ sơ sinh (trong khoảng thời gian 48 giờ sau khi sinh).

– Sốc tim nghiêm trọng và kéo dài.

– Người mắc ung thư biểu mô tế bào C tủy ở tuyến giáp hoặc ung thư phổi tế bào nhỏ.

– Người bị phỏng nặng, gặp chấn thương nặng hoặc vừa trải qua cuộc đại phẫu thuật.

– Bất thường tưới máu cơ quang kéo dài và nghiêm trọng.

Sốc tim kéo dài và nghiêm trọng có thể dẫn đến tăng mức độ PCT trong máu

Là phương pháp hỗ trợ công tác chẩn đoán, xét nghiệm Procalcitonin cần được kết hợp với việc thăm khám lâm sàng, đánh giá tiền sử và các phát hiện khác để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Với những thông tin về xét nghiệm Procalcitonin như đã được cung cấp ở trên có thể thấy đây là một công cụ có giá trị cao trong việc chẩn đoán và phân biệt mức độ các trường hợp nhiễm khuẩn. Đây cũng là xét nghiệm đóng vai trò quan trọng là phương tiện theo dõi diễn biến bệnh và hiệu quả điều trị, từ đó giúp làm rút ngắn thời gian sử dụng kháng sinh và giảm chi phí điều trị cho người bệnh.

Hiện nay, tại Hà Nội, bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những bệnh viện hàng đầu về chất lượng với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, hệ thống trang thiết bị y tế tiên tiến. Ngoài ra, đến với MEDLATEC khách hàng còn được trải nghiệm dịch vụ khám chữa bệnh chuyên nghiệp, văn minh và toàn diện.

Hoạt động với phương châm đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đảm bảo sẽ mang lại cho người bệnh kết quả xét nghiệm nhanh chóng và chính xác nhất.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Khám Phản Xạ Thần Kinh: Dấu Hiệu Triệu Chứng, Chẩn Đoán Điều Trị Thần Kinh

Phản xạ là sự đáp ứng của hệ thần kinh đối với kích thích bên ngoài hoặc bên trong thông qua hệ thần kinh trung ương. Cơ sở của phản xạ là vòng cung phản xạ gồm nơron cảm giác và nơron vận động. Có 2 loại phản xạ:

Phản xạ có điều kiện: phản xạ này rất phức tạp và thông qua võ não như Pavlov đã từng mô tả.

Phản xạ không điều kiện: phản xạ này thông qua tủy sống bao gồm phản xạ gân xương và phản xạ da niêm mạc.

Các loại phản xạ

Phản xạ da và niêm mạc Phản xạ kết mạc mắt ( V1, VII):

Dùng bông gòn vuốt nhọn quẹt vào kết mạc mắt nhưng tránh để bệnh nhân nhìn thấy. Bình thường gây chớp mắt. Nếu chớp mắt nhẹ hay không chớp mắt là giảm hoặc mất phản xạ, thường do u góc cầu tiểu não hay bệnh lý mỏm xương đá.

Phản xạ hầu họng (IX, X):

Dùng đè lưởi kích thích thành sau họng hai bên, bình thường gây buồn nôn. Khi mất phản xạ này một bên là có tổn thương dây IX,X thường do bệnh lý lỗ rách sau, u nền não. Còn mất phản xạ này hai bên có thể do hystérie hoặc tổn thương thật sự cả 2 bên.

Phản xạ da bụng (D8-9, D10, D11-12):

Bệnh nhân nằm ngữa 2 chân chống lên, dùng kim không nhọn vạch từ ngoài vào trong đối xứng 2 bên trên, ngang và dưới rốn. Bình thường kích thích bên nào thì rốn lệch về phía bên đó hoặc thấy cơ bụng bên đó giật. Giảm hoặc mâït phản xạ này gặp trong tổn thương tháp hay tổn thương rễ thần kinh D8-12. Khó đánh giá khi bụng nhẻo, quá mập và bụng báng quá căng lúc đó phản xạ này có thể mất nhưng không có ý nghĩa bệnh lý.

Phản xạ da bìu (D12-L2):

Bệnh nhân nằm ngữa 2 chân chống lên hơi ngữa ra ngoài dùng kim vạch từ dưới lên trên ở 1/3 mặt trên trong của đùi. Bình thường kích thích bên nào thì tinh hoàn bên đó nâng lên. Nếu không nâng lên hay nâng lên yếu là có tổn thương tháp.

Vùng và hướng kích thích khi khám phản xạ da bụng, bìu.

Phản xạ da lòng bàn chân (L5-S2):

Bệnh nhân nằm 2 chân duổi thẳng dùng kim vạch dọc bờ ngoài lòng bàn chân từ gót đến hết nếp gấp lòng bàn chân một cách từ từ. Bình thường tất cả các ngón gấp xuống. Khi kích thích như vậy nếu ngón cái duỗi ra từ từ.

Phản xạ da lòng bàn chân bình thường – Các ngón chân gấp xuống

Dấu hiệu Babinski (+) – Ngón chân cái duỗi ra

Các ngón khác xòe ra như nan quạt đó là dấu Babinski(+) gặp trong tổn thương tháp. Nên chú ý những trường hợp Babinski (+) giả sau đây:

Ngón cái cụp xuống trước rồi mới duỗi ra sau.

Kích thích quá mạnh làm rụt chân đột ngột nên ngón cái như duỗi ra.

Trong một số trường hợp viêm tủy xám vùng thắt lưng cùng chỉ tổn thương nhóm cơ gấp các ngón chân nên khi kích thích thì chỉ còn lại các cơ duỗi hoạt động vì thế ngón cái duỗi ra nhưng khi bảo bệnh nhân gấp ngón chân thì không làm được.

Sau khi Babinski phát hiện dấu duỗi ngón chân cái thì một số tác giả khác kích thích nơi khác nhau ở chân nếu có duỗi ngón chân cái gọi là dấu tương đương (+):

Dấu hiệu Oppenheimn là vuốt dọc xương chày từ trên xuống dưới.

Dấu hiệu Gordon là bóp vào cơ dép.

Dấu hiệu Schaeffer là bóp vào gân gót.

Dấu hiệu Chadock là vạch dưới mắt cá ngoài.

Dấu hiệu Meige là vạch ở gan bàn chân phía trong từ sau ra trước.

Dấu hiệu bật ngược ngón chân giữa lên.

Dấu hiệu Oppenheimn (+).

Phản xạ hậu môn (S4-5):

Bệnh nhân nằm ngữa dơ hai chân lên hay tư thế gối ngực. Kích thích da quanh hậu môn hai bên bình thường gây co rúm hậu môn. Giảm hay mất phản xạ này là do tổn thương tháp hay chóp cùng đuôi ngựa.

Phản xạ gân xương

Dùng búa phản xạ có trọng lượng đã quy định tránh dùng ống nghe hay tay không. Phải gõ đối xứng với cường độ đều nhau (Dùng trọng lượng búa là chính). Không được lên gân.

Phản xạ gân xương chi trên:

Phản xạ mỏm trâm quay (C5,6,7,8): Nằm ngữa, cẳng tay hơi gấp để lên bụng hay ngồi giơ tay ra trước hơi gấp, người thầy thuốc nắm lấy các ngón tay của bệnh nhân nhẹ nhàng rồi dùng búa gõ vào mỏm trâm quay, bình thường gây gấp cẳng tay do co cơ ngữa dài.

Khám phản xạ mỏm trâm quay.

Phản xạ gân cơ nhị đầu (C5,6): Tư thế như khám phản xạ mỏm trâm quay nhưng người thầy thuốc phải đặt ngón tay lên cơ nhị đầu rồi mới gõ lên ngón tay đó, bình thường gây gấp cẳng tay hay có cảm giác giật dưới ngón tay.

Khám phản xạ gân cơ nhị đầu.

Phản xạ gân cơ tam đầu(C6,7): Bệnh nhân nằm ngữa để cẳng tay vuông góc với cánh tay hay ngồi (đứng) giơ cánh tay ra ngang cẳng tay để thỏng rồi dùng búa gõ vào gân cơ tam đầu bình thường gây duổi cẳng tay.

Khám phản xạ gân cơ tam đầu.

Phản xạ gân xương chi dưới:

Phản xạ gân gối (L2-4): Bệnh nhân nằm ngữa luồn tay dưới kheo chân bệnh nhân hơi nâng nhẹ lên hay tốt nhất là ngồi thỏng 2 chân không chạm đất, dùng búa gõ vào gân gối bình thường gây duỗi cẳng chân.

Khám phản xạ gân gối ở tư thế nằm. Khám phản xạ gân gối ở tư thế ngồi.

Phản xạ gân gót (S1): Bệnh nhân nằm ngữa, đặt cẳng chân bên này lên cẳng chân bên kia, thầy thuốc nắm lấy bàn chân đặt lên tạo một góc vuông với cẳng chân hay tốt nhất là quỳ giơ 2 cẳng chân ra khỏi mặt ghế (giường) rồi dùng búa gõ vào gân gót bình thường gây gấp bàn chân.

Khám phản xạ gân gót. Thay đổi bệnh lý của phản xạ gân xương:

Tăng phản xạ: Tăng phản xạ là giật đoạn chi mạnh, đột ngột, biên độ rộng. Có những mức độ tăng hơn như sau:

Phản xạ lan truyền: Gõ ngoài vùng gây phản xạ vẫn gây phản xạ.

Phản xạ đa động:Gõ một lần giật 3-4 lần.

Rung giật bàn chân và xương bánh chè: Bệnh nhân nằm ngữa thầy thuốc nắm lấy bàn chân đẩy lên rồi giữ nguyên tư thế đó hay nắm lấy xương bánh chè đẩy xuống nhanh rồi giữ nguyên tư thế đó. Nếu bàn chân hay xương bánh chè tự đưa lên đưa xuống là (+) và nếu giật chỉ vài cái rồi hết mặc dù còn kích thích là rung giật giả còn rung giật mải cho tới khi nào thầy thuốc thả tay ra mới hết là rung giật thật.

Tăng phản xạ gân xương gặp trong liệt cứng (tổn thương tháp).

Giảm hoặc mất phản xạ gân xương: Giảm là khi cơ giật yếu nên không thấy gấp hay duỗi đoạn chi. Mất phản xạ là khi không thấy cơ giật. Khi thấy phản xạ giảm hoặc mất lúc khám tư thế thông thường thì phải khám tư thế tốt nhất. Nếu không thấy đáp ứng thì phải dùng nghiệm pháp Jendrassick (chỉ cho chi dưới) cụ thể như sau bệnh nhân ở tư thế tốt nhất rồi bảo họ móc hai tay lại và kéo mạnh ra, đồng thời lúc đó thầy thuốc gõ vào gân gối hay gân gót nếu không thấy đáp ứng, như vậy là mất phản xạ gân xương. Lúc đó cần khám phản xạ bản thân cơ để xác định mất phản xạ do cơ hay do thần kinh. Nếu phản xạ bản thân cơ còn là do tổn thương thần kinh, còn nếu phản xạ bản thân cơ mất là do bệnh cơ hay do hạ K+ máu Giảm hay mất phản xạ gân xương là do tổn thương thần kinh ngoại biên hay tổn thương tháp giai đoạn liệt mềm hoặc là do bệnh cơ, do rối loạn một số chất điện giải.

Nghiệm pháp Jendrassick. Phản xạ đảo ngược:

Chi giật ngược lại với đáp ứng thường quy, có giá trị như giảm hay mất phản xạ.

Phản xạ chống đở (phản xạ bo co, phản xạ tự động tủy):

Thường gặp ở chi dưới. Khi kích (véo da, châm kim) ở chân thì bàn chân co vào cẳng chân, cẳng chân co vào đùi và đùi co vào bụng. Gặp trong bệnh lý chèn ép tủy từ từ hay giai đoạn muộn của viêm tủy cắt ngang. Ngoài ra còn có giá trị chẩn đoán vị trí tổn thương nếu kích thích từ dưới lên trên đến chổ nào hết xuất hiện 3 co tức là giới hạn dưới của tổn thương tủy.

Protein Niệu: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Ý Nghĩa Trong Chẩn Đoán Thận Tiết Niệu

Tin chuyên ngành  , 01-06-2020

Protein niệu có thể xuất hiện do một số nguyên nhân không phải tổn thương tại thận, và cũng có dấu hiệu, ý nghĩa giúp chẩn đoán các bệnh lý thận tiết niệu. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết của protein niệu là gì?

Protein niệu là gì?

Protein niệu là định nghỉ chỉ sự có mặt của protein trong nước tiểu. Bình thường, nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít protein do cơ thể sẽ tái hấp thụ protein ở thận.

Protein có trong nước tiểu kéo dài và nhiều sẽ làm thay đổi thành phần protein trong máu giảm, albumin giảm, globulin tăng.

Protein xuất hiện trong máu chủ yếu là tổn thương ở cầu thận. Bình thường cầu thận để cho tất cả các thành phần của huyết tương đi qua, trừ hemoglobin.

Nguyên nhân gây ra protein niệu

Chia làm 2 loại: Protein ngắn hạn và protein thường xuyên

Protein ngắn hạn

Do sốt: Bất cứ sốt do nhiễm khuẩn gì, nước tiểu đều sẽ có 1 lượng ít protein. Hết sốt thì protein sẽ không còn trong nước tiểu

Trong các bệnh: chấn thương sọ não, chảy máu não, màng não co giật cũng sẽ thấy xuất hiện protein ở nước tiểu

Trong bệnh tim: Suy tim phải, gây hiện tượng ứ đọng máu ở thận, áp lực máu trong vi quản cầu thận tăng lên, máu ở cầu thận lâu hơn, xuất hiện trong protein niệu. Khi suy giảm thì cũng sẽ hết protein niệu

Protein thường xuyên

Viêm thận

Viêm cầu thận cấp: thường gặp ở trẻ em hơn là người lớn. Thường bắt đầu bằng đau họng, sốt, tiểu ít và phù. Nước tiểu sẽ có protein, nhiều hồng cầu, bạch cầu, trụ hình hạt, ure máu cao

Viêm cầu thận mạn: Do viên chứng viêm cầu thận cấp hay gặp ở người lớn tuổi

Viêm ống thận cấp

Do ngộ độc chỉ, thuỷ ngâ, người bệnh không tiểu được, ure máu cao, nước tiểu có protein, nhiều hồng cầu, bạch cầu hình trụ hạt.

Thận nhiễm mỡ

Protein xuất hiện trong nước tiểu với hàm lượng cao 25g/l, nước tiểu có thể chiết quang, không có hồng cầu, bạch cầu, trụ hình hạt. Ure máu bình thường. Cholesterol và Lipid tăng cao, profit máu hạ. 

Bột thận

Do viêm hoặc nung mủ lâu ngày như cốt tuỷ viêm, lao, áp xe phổi,.. người bệnh phù to, gan, lách to. Nước tiểu có nhiều protein, không có trụ hạt, hồng cầu, bạch cầu

Ung thư

Xuất hiện protein do tiểu ra máu

Thận to

X quang có hình ảnh đặc biệt

Viêm mủ bể thận

Người bệnh tiểu ra mủ. Protein ở đây là do huỷ hoại tế bào. Nước tiểu có nhiều hồng cầu, nhất là bạch cầu thoái hoá

Protein xuất hiện trong nước tiểu khi có thai

Khi có thai, cơ thể trong tình trạng nhiễm độc, và thường xuất hiện protein ở nước tiểu vapof tháng thứ 3 do viêm thận nhiễm đọc. Những người có protein trong nước tiểu khi mang thai bắt đầu xuất hiện từ tháng thứ 6, phải đề phòng sản giật khi đẻ.

Bạn đang xem bài viết Procalcitonin (Pct) – Một Dấu Ấn Mới Để Chẩn Đoán Nhiễm Khuẩn trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!