Xem Nhiều 3/2023 #️ Phong Tục Lì Xì Ngày Tết Có Ý Nghĩa Gì? # Top 7 Trend | Drosetourmanila.com

Xem Nhiều 3/2023 # Phong Tục Lì Xì Ngày Tết Có Ý Nghĩa Gì? # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Phong Tục Lì Xì Ngày Tết Có Ý Nghĩa Gì? mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lì xì đầu năm vốn tồn tại từ lâu, nguồn gốc của phong tục này cũng được thêu dệt ra khá nhiều câu chuyện. Có chuyện kể rằng ngày xưa, ở Đông Hải có rất nhiều yêu quái thường xuyên gây hại bá tánh, song những ngày thường chúng luôn bị các thần tiên ở hạ giới canh giữ. Tuy nhiên, hàng năm các vị thần tiên đều phải về trời vào thời điểm giao thừa. Lúc này, yêu quái lộng hành quấy rối trẻ em đang ngủ, khiến trẻ thường giật mình khóc thét và bị sốt, nên bố mẹ thường không dám ngủ để thức canh con trẻ.

Một lần có 8 vị tiên đi ngang nhà kia thấy vậy liền hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ mấy đứa trẻ, cha mẹ chúng đem gói những đồng tiền này vào tấm vải đỏ để xua đuổi yêu quái. Phép lạ này nhanh chóng lan truyền ra khắp nhân gian, nên khi Tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những cái túi màu đỏ tặng trẻ con, để trẻ chóng lớn và khỏe mạnh hơn, từ đó trở thành tục lì xì đầu năm như hiện nay.

Một câu chuyện khác lại kể rằng, tiền lì xì được biến thể từ tục “đặt áp tế tiền” – là những đồng tiền được xâu bằng chỉ đỏ, buộc lại theo hình con rồng hoặc thanh kiếm để ở giường với mục đích chống tà ma, bảo vệ giấc ngủ cho trẻ nhỏ. Theo thời gian, mọi người để tiền trong những bao giấy màu đỏ để trao cho nhau vào dịp năm mới với ý nghĩa chúc nhau sung túc, khỏe mạnh, an khang. Lì xì từ đó trở thành phong tục không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới. Dù có bao nhiêu “dị bản”, phong tục trao lì xì đầu năm luôn gắn liền với mong ước sức khỏe dồi dào và cầu chúc những điều may mắn đến với người thân yêu.

Từ rất lâu, lì xì trở thành một tục lệ không thể thiếu trong những ngày Tết. Mừng tuổi không giới hạn trong ngày mùng 1 mà còn có thể kéo dài sang ngày mùng 2, 3 cho tới mùng 10. Có lẽ, điều mà những đứa trẻ luôn chờ đợi và háo hức nhất là được người lớn tặng cho một chiếc bao lì xì đỏ chót, bên trong chứa những đồng tiền xanh đỏ đẹp mắt khiến chúng vui vẻ và hạnh phúc hơn bao giờ hết.

Phong bao lì xì mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa và tốt đẹp. Phong bao là tượng trưng cho sự kín đáo, không so bì hơn thua, để tránh dẫn đến những xích mích không đáng có. Màu đỏ của chiếc bao lì xì tượng trưng cho màu như ý, cát tường, thịnh vượng trong suốt cả năm. Ngoài ra, đó cũng được coi là màu của niềm hy vọng và sự may mắn. Người được nhận lì xì luôn tin rằng những phong bao này sẽ đem lại hạnh phúc và tài lộc trong suốt cả năm. Cứ vào mỗi sáng mùng 1, sau khi dậy sớm và diện những bộ quần áo đẹp, người lớn và trẻ con lần lượt ra chúc tết, chúc thọ và biếu lì xì cho ông bà, bố mẹ. Sau đó, người lớn sẽ tặng cho những đứa trẻ những chiếc bao lì xì đựng tiền cùng với lời chúc mong muốn sự hạnh phúc và tất cả những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với người thân của mình trong suốt một năm.

Không chỉ vậy, lì xì còn được mang tặng cho họ hàng, láng giềng và những người quen biết thay cho lời chào, lời chúc sức khỏe và mong một năm mới an lành, phát tài phát lộc. Số tiền trong mỗi bao lì xì dù ít hay nhiều đều được coi là món quà tinh thần trong dịp đầu năm mới, có ý nghĩa biểu trưng cho một năm mới tốt đẹp và sung túc. Ý nghĩa của một chiếc bao lì xì không nằm ở số lượng là bao nhiêu mà chính là ở những thông điệp mà nó muốn gửi gắm tới người được nhận. Vì vậy, tục mừng tuổi đầu năm đã lưu truyền từ năm này qua năm khác và cho đến tận bây giờ vẫn được gìn giữ. Dù cho thời gian có trôi đi thì sự mong mỏi được nhận chiếc bao lì xì trong ngày đầu năm vẫn không thay đổi, nhất là đối với những đứa trẻ.

Những chiếc bao lì xì gắn kết mọi người với nhau hơn, là lúc được thể hiện tình cảm, sự hy vọng vào một năm mới ấm áp, an lành và gặp thật nhiều may mắn. Cách đón Tết nay và Tết xưa của người Việt đã có ít nhiều thay đổi, nhưng lì xì vẫn là một nét văn hóa đẹp và không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Việt Nam. Anandi.vn tổng hợp

Nguồn Gốc Ý Nghĩa Của Phong Tục Lì Xì Ngày Tết

Lì xì trong dịp Tết vốn là truyền thống từ bao đời nay của người Việt. Tuy nhiên, nguồn gốc của phong tục này thì không phải ai cũng rõ.

Nguồn gốc của phong tục này cũng được thêu dệt ra khá nhiều câu chuyện. Có chuyện kể rằng ngày xưa, ở Đông Hải có rất nhiều yêu quái thường xuyên gây hại bá tánh, song những ngày thường chúng luôn bị các thần tiên ở hạ giới canh giữ. Tuy nhiên, hàng năm các vị thần tiên đều phải về trời vào thời điểm giao thừa. Lúc này, yêu quái lộng hành quấy rối trẻ em đang ngủ, khiến trẻ thường giật mình khóc thét và bị sốt, nên bố mẹ thường không dám ngủ để thức canh con trẻ.

Một lần có 8 vị tiên đi ngang nhà kia thấy vậy liền hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ mấy đứa trẻ, cha mẹ chúng đem gói những đồng tiền này vào tấm vải đỏ để xua đuổi yêu quái. Phép lạ này nhanh chóng lan truyền ra khắp nhân gian, nên khi Tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những cái túi màu đỏ tặng trẻ con, để trẻ chóng lớn và khỏe mạnh hơn, từ đó trở thành tục lì xì đầu năm như hiện nay.

Vì sao lại gọi là ” lì xì”?

Lì xì là phiên âm của từ “lợi thị” trong tiếng Trung, có nghĩa là được lợi, được tiền, được may mắn. Do đó, tiền lì xì là tiền đem lại cái may mắn, điều lành, điều tốt cho trẻ em dịp đầu năm.

Ý nghĩa của phong bao lì xì không nằm ở số tiền mừng mà quan trọng là ở thiện ý, ý nghĩa tốt đẹp của hành động. Tiền lì xì không quy định là mệnh giá nào, thường là những món tiền nhỏ, gồm cả tiền lẻ và tiền chẵn.

Tại sao để tiền lì xì trong phong bao màu đỏ?

Phong bao là tượng trưng cho sự kín đáo, không so bì hơn thua, để tránh dẫn đến những xích mích không đáng có. Màu đỏ của chiếc bao lì xì tượng trưng cho màu như ý, cát tường, thịnh vượng trong suốt cả năm.

Ngoài ra, đó cũng được coi là màu của niềm hy vọng và sự may mắn. Người được nhận lì xì luôn tin rằng những phong bao này sẽ đem lại hạnh phúc và tài lộc trong suốt cả năm.

Ý nghĩa của việc lì xì dịp năm mới

Hàng năm, mỗi khi chuẩn bị đón Xuân sang thì người người, nhà nhà lại để dành ra một khoản tiền để đi mừng tuổi trong dịp Tết, trong ba ngày mồng 1, mồng 2 và mồng 3…

Không chỉ có trẻ em mới được người lớn lì xì mà con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ với ý nghĩa cầu mong sức khỏe, chúc cho ông bà, cha mẹ sống lâu trăm tuổi… Tiếp đó ông bà, cha mẹ sẽ mừng tuổi lại con cháu, mong cho con cháu, ngoan ngoãn, học giỏi, ra ngoài gặp nhiều điều may mắn.

Không chỉ người thân trong gia đình mới mừng tuổi nhau, mà khi khách đến chúc tết, khách ngoài việc chúc tết cho gia chủ còn mừng tuổi trẻ con kèm theo những lời chúc tốt đẹp. Vì thế, bất cứ ai nhận được bao lì xì trong năm mới này cũng đều thấy rất vui mừng và phấn khởi.

PV (Tổng hợp)

Phong Tục Dựng Cây Nêu Ngày Tết Có Ý Nghĩa Gì?

Cây nêu là thân cây được người dân Việt Nam nói chung, gồm cả người Kinh và một số dân tộc thiểu số, đem trồng trước sân nhà mỗi dịp Tết Nguyên đán.

Trong phong tục lâu đời của dân tộc Việt Nam, cây nêu còn mang triết lý âm dương, bao hàm sự thống nhất và tác động qua lại giữa âm và dương hay sự liên kết giữa động và tĩnh, được biết qua hai chữ Càn (Trời) và Khôn (Đất).

Đặc biệt, cây nêu còn coi là cây vũ trụ – nối liền Đất với Trời. Tán tròn bằng giấy đỏ tượng trưng cho Mặt Trời và ngọn nêu là nơi chim thần (sứ giả của Mặt Trời) đậu. Cuối năm (cuối mùa đông) mới trồng cây nêu để đầu năm ngọn nêu vươn lên đón ánh nắng xuân, sức sống xuân.

Cây nêu ở đây là cây tre, cây trúc, bương, lồ ô dài khoảng 5 – 6 mét, chặt sạch lá chỉ để lại trên ngọn nhánh lá.

Trên ngọn cây nêu có một vòng tròn nhỏ treo nhiều vật dụng (tùy từng địa phương) như: túi nhỏ đựng trầu cau, ống sáo, những miếng kim loại lớn nhỏ. Khi gió thổi, những vật này va chạm vào nhau phát ra tiếng leng keng. Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của khánh đất, tràng pháo, để báo hiệu cho ma quỷ biết nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu…

Trong những ngày Tết cổ truyền, vào buổi tối trên cây nêu có nơi còn treo một đèn lồng nhằm chỉ đường cho tổ tiên biết đường về ăn Tết với con cháu. Trong đêm trừ tịch cũng như ngày mồng một Tết, ngày xưa khi chưa cấm đốt pháo, người dân còn treo bánh pháo tại cây nêu đốt đón mừng năm mới, mừng tổ tiên về với con cháu, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều bất hạnh của năm cũ, cầu mong một năm mới tốt lành.

Cây nêu được dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo quân về trời, với quan niệm rằng từ ngày 23 cho tới đêm giao thừa, vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu. Ngày dựng cây nêu gọi là thượng nêu, và ngày 7 tháng giêng âm lịch, làm lễ hạ nêu.

T/H

Tục Dọn Dẹp Nhà Cửa Ngày Tết Có Ý Nghĩa Gì?

Tục dọn dẹp nhà cửa ngày Tết là một trong những nét văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Vậy phong tục này có ý nghĩa gì? để biết thêm chi tiết về vấn đề này mời bạn theo dõi bài chia sẻ sau đây của chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Ý nghĩa của phong tục dọn dẹp nhà cửa ngày Tết

Từ lâu phong tục dọn dẹp nhà cửa ngày Tết đã trở thành một nét văn hóa mang đầy ý nghĩa của người Việt. Đồng thời nó còn một đặc trưng phong tục riêng biệt của người Việt.

Dọn dẹp những bừa bộn của năm cũ

Một năm cũ qua đi với những muộn phiền và lo toan trong cuộc sống. Tết đến xuân về là khoảng thời gian mà mọi người trong gia đình có thể sắp xếp lại những gì trong cuộc sống. Những chuyện cũ sẽ được cho qua và đón những điều tốt lành hơn trong cuộc sống mới của mình. Chỉ cần dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và gọn gàng thì chắc chắn cái tết sẽ trọn vẹn hơn rất nhiều. Ngoài ra phong tục dọn nhà ngày Tết còn mang đến một thông điệp chính là sắp xếp những bừa bộn năm cũ để dón một năm mới bình an và may mắn hơn.

Xóa bỏ những phiền não là lo âu

Mỗi một đồ vật trong gia đình đều gắn liền với cuộc sống hàng ngày chính vì khi dọn dẹp những đồ vật này thì chúng ta cũng đang thực hiện ôn lại những kỷ niệm đó. Khi mọi thứ dần xóa bỏ đi những chuyện xấu trong nhà thì tinh thần của các thành viên trong gia đình ngày càng vui vẻ và an lành hơn.

Tục dọn dẹp nhà cửa gắn kết tình cảm thân thiết

Suốt bao nhiêu năm qua, rất hiếm khi gia đình được sum họp đông đủ bởi người lớn thì tất bật kiếm tiền còn trẻ nhỏ thì bận rộn đến trường. Nếu như không có những ngày nghỉ Tết cuối năm thì gia đình khó có được cơ hội cùng nhau dọn dẹp nhà cửa và chia sẻ những chuyện vui buồn trong năm cũ và gắn kết tình yêu thương trong gia đình. Cùng nhau chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống.

Chào đón phúc lộc vào nhà

Theo văn hóa của người Việt, những ngôi nhà sạch sẽ, tươm tất trong những ngày đầu năm sẽ đón được nhiều may mắn và phúc lộc hơn. Không dừng lại ở quan điểm tín ngưỡng, mà thực tế khi nhà cửa được trang hoàng ngăn nắp thì chúng ta sẽ cảm thấy tự tin khi mời bạn bè, bà con tới nhà chơi vào những ngày Xuân. Và ngược lại, những vị khách sẽ cảm thấy được sự tôn trọng khi được chủ nhà tiếp đãi trong bầu không khí ấm áp, không gian lịch sự gọn gàng.

Món quà tri ân cho những người phụ nữ

Trong suốt một năm, từ việc vệ sinh nhà cửa đến chuẩn bị những món ăn hàng ngày phần lớn đều do một tay người phụ nữ làm. Quanh năm nội trợ và thậm chí ngày Tết khối lượng công việc còn nhân lên gấp bội, và đôi lúc chúng ta quên đi sự hy sinh âm thầm của họ. Do vậy, chung tay dọn dẹp nhà cửa cũng là một món quà tri ân đầy ý nghĩa dành tặng cho những người mẹ, người vợ, người chị…trong gia đình.

Bạn đang xem bài viết Phong Tục Lì Xì Ngày Tết Có Ý Nghĩa Gì? trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!