Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Sinh Viên Cần Biết Khi Học Tại Trường Đh Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đại học sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh mang đặc thù là một trường đào tạo kỹ thuật thuộc hàng Top của nước ta. Các bạn sinh viên khi học ở ngôi trường này đều cảm thấy rất thoải mái và thích thú bởi không gian và sự năng động của nó. Là một sinh viên của trường Đại học Sư phạm kỹ thuật, chắc chắn bạn cần phải biết đến những điều này để có thể thành công trong con đường học tập tại giảng đường Đại học của mình.
1. Trang phục lịch sự khi đến trường.
Nghe từ Sư phạm là các bạn có thể hình dung ngay đến việc ăn mặc của người sinh viên khi bước vào ngôi trường này…
Việc thực hiện trang phục đúng quy định vừa tôn lên vẻ đẹp của sinh viên mà còn tôn thêm nét đẹp của ngôi trường mang tên Sư phạm kỹ thuật này.
THỰC HIỆN TRANG PHỤC ĐÚNG QUY ĐỊNH
Bạn nên mặc trang phục theo quy định của nhà trường- Áo: sơ mi, thun có cổ;- Quần: dài, nhìn lịch sự, không lòe loẹt;- Giầy dép: dép có quai hậu, hoặc giầy;- Đeo thẻ sinh viên.Nếu không thực hiện nghiêm túc và thường xuyên, tuy bạn có thể qua được cổng bảo vệ, nhưng bạn sẽ gặp phiền phức khi gặp đội thanh niên xung kích của trường, giao tiếp với thầy cô, với các cán bộ trong trường, đặc biệt là tại các phòng phục vụ sinh viên như: Đào tạo, Công tác Học sinh – Sinh viên, Kế hoạch – Tài chính, Thư viện, Văn phòng khoa, Văn phòng Đoàn – Hội, Trung tâm Truyền thông và sự kiện…Ngoài ra, dành một ít phút trước khi đến trường để có một trang phục chỉnh chu sẽ giúp bạn cảm thấy giao tiếp tự tin hơn, hành xử lịch thiệp hơn. Điều này sẽ giúp bạn thêm tính gọn gàng, cẩn thận và chuyên nghiệp, là bước đệm để thể hiện trong các công sở hiện đại, văn minh sau này.
2. Tận dụng thời gian để đọc sách tại thư viện trường
Lời khuyên đầu tiên: hãy tham gia một cách nghiêm túc lớp học tập sử dụng thư viện do Thư viện tổ chức. Đọc kỹ Nội quy Thư viện và thuộc lòng những ý chính trong đó.
PHÒNG ĐỌC THƯ VIỆN SPKT
Ở thư viện UTE, có hai loại hình mượn sách: mượn giáo trình và mượn sách tham khảo.
– Mượn giáo trình là mượn 1 lần cho 1 học kỳ.
– Mượn sách tham khảo là mượn trong một thời gian ngắn (3 tuần/lần) .
Khi mượn giáo sách, tránh thất lạc, nên ghi tên, số điện thoại, mã số sinh viên bằng bút chì vào trang đầu của sách. Chỉ nên ghi chú vào sách bằng bút chì hoặc dán sticky-note.
Trước khi trả sách, hãy xóa sạch những dấu tích bằng bút chì. Khi trả giáo trình, nên đi trước ngày hết hạn khoảng 1 tuần, vì những ngày cuối cùng sẽ rất đông. Nhớ mang theo cục tẩy (gôm) để có thể xóa tại chỗ những chỗ còn sót vết bút chì.
Ngoài ra, thư viện còn có phòng đọc tại chỗ, phòng máy tính nối mạng miễn phí phục vụ sinh viên thường xuyên.
3. Đóng học phí đầy đủ, đúng thời hạn
Bị kỷ luật vì lý do không thực hiện đúng quy định học phí của nhà trường là một điều dễ mắc phải tại UTE.
Nên nhớ là mỗi kỳ có 2 đợt đóng tiền (trừ HK3, học hè). Nếu đủ khả năng, hãy đóng hết ở đợt 1. Tốt nhất là nên đóng khi trường bắt đầu thu tiền, vì lúc này ít người, thủ tục nhanh gọn. Chậm nhất là cũng nên hoàn thành khoảng 1 tuần trước hạn chót. Nếu phát hiện ra các khoản phát sinh thì cũng dễ dàng xử lý kịp thời.
Bạn có thể kiểm tra tiền học phí của mình bằng cách dùng máy vi tính của phòng Kế hoạch – Tài chính hoặc tự kiểm tra qua số tín chỉ mình đăng ký vào mỗi đầu kỳ học, chú ý mức học phí cho các nhóm môn học khác nhau như: lý thuyết/thực hành, học lần đầu/học lại… Tốt nhất là nên kiểm tra bằng cả 2 cách.
Đối với những bạn có hoàn cảnh có khăn:
– Bạn có thể tìm hiểu thủ tục vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội để học tập.
– Bạn có thể tìm hiểu các thủ tục việc miễn, giảm học phí theo quy định của Nhà nước và quy định bổ sung của Nhà trường tại phòng Công tác Học sinh – Sinh viên.
– Bạn có thể tìm hiểu việc viết đơn xin hoãn việc hoàn tất học phí tại phòng Kế hoạch – Tài chính của trường.
4. Nghiêm túc trong học tập và thi cử
Bậc Đại học không có những cột điểm kiểm tra 15 phút, kiểm tra miệng hay kiểm tra 1 tiết như Trung học. Ở đây, mỗi môn học được đánh giá đậu, rớt chỉ qua 1 bài giữa kỳ và cuối kỳ với tỷ lệ điểm khác nhau, thường thì điểm giữa kỳ chiếm 20, 30, 40 hay thậm chí 50% số điểm môn học, tỷ lệ còn lại do điểm cuối kỳ quyết định. Thông thường, trường ĐH Sư phạm kỹ thuật luôn đưa ra cột điểm 50% quá trình cho các bạn sinh viên. Do đó rất quan trọng khi bạn đi học đầy đủ để vững kiến thức làm bài thi giữa kỳ và cuối kỳ. Hình thức thi giữa kỳ rất đa dạng, tùy vào giảng viên giảng dạy của bạn.
Hãy cố gắng để hoàn thành môn học trong kỳ, nếu rớt bạn phải đóng tiền học lại chứ không có chuyện thi lại đâu. Nhà trường đã Tự chủ rồi nên học phí mỗi năm ngày một tăng, nếu bạn để rớt thì số tiền học lại sẽ rất lớn đó. Hãy nhớ: học tập là học cho tương lai của bạn, bạn muốn tương lai của bạn thế nào thì hãy hành xử như thế ấy.
5. Cập nhật thông tin liên tục tại các Kênh thông tin của trường.
Hãy nên biết (bằng cách quan sát những nơi mình đã đi qua, hoặc hỏi người khóa trước…) các bản tin, bảng thông báo chính thức trong trường: các thông tin từ những thông báo của các phòng, khoa, ban cho đến bản tin của Đoàn Hội và các Câu lạc bộ, đội, nhóm trong trường.
TRANG THÔNG TIN ĐOÀN HỘI UTE
Bạn sẽ nắm bắt được các thông tin quan trọng như các thời hạn đăng ký, nộp bài, các sự kiện quan trọng, các ngày nghỉ chính thức… và cả các thông tin thứ yếu như tìm kiếm, trao đổi vật dụng, săn hàng giảm giá, ở ghép nhà trọ… Hãy chú ý là sàng lọc thông tin. Đôi khi, các thông báo tự phát của các bạn sinh viên không mang tính công nhận nhưng có thể hữu ích với một số bạn.
– Website của Trường, các phòng, ban, khoa, trung tâm: http://hcmute.edu.vn/
– Website của Đoàn Hội: https://tuoitre.hcmute.edu.vn/
– Fanpage Thông tin đoàn hội UTE: https://www.facebook.com/thongtindoanhoiute
– Fanpage Phòng truyền thông trường: https://www.facebook.com/pmoute
– Website của diễn đàn sinh viên: http://spkt.net/
6. Chủ động liên hệ khi cần thiết
7. Sức khỏe là trên hết
Bạn nên biết phòng y tế nằm ở đâu, đề phòng chuyện bất trắc xảy ra, bởi sức khỏe là trên hết. Khi gặp vấn đề nghiêm trọng, có thể đấy là nơi sơ cứu đúng cách nhất trong cự ly gần nhất để đưa bạn đến tuyến trên. Hãy nhớ mua bảo hiểm y tế để an tâm học tập.
8. Tham gia các hoạt động Đoàn – Hội của trường thường xuyên
Đây là một nơi khá là gắn liền với các sinh viên năng động. Tuy nhiên, với một số bạn có sự lựa chọn khác, văn phòng Đoàn Hội sẽ được quan tâm khi cần thiết. Dù thế nào đi nữa, bạn nên biết địa điểm văn phòng Đoàn – Hội ngay từ khi mới vô trường. Bạn sẽ biết cách chắt lọc những thông tin tốt khi lựa chọn đi ngang khu vực này. Và nếu có việc liên hệ gấp, bạn cũng tiết kiệm được thời gian, khỏi phải tìm kiếm.
CHIẾN DICH MÙA HÈ XANH SPKT
Hãy cân đối thời gian và tham gia tích cực các hoạt động Đoàn Hội. Ít ra, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin phục vụ cho việc học tập, thời sự xã hội, đời sống và định hướng sau khi ra trường. Hơn nữa, bạn sẽ có thêm một số kỹ năng sống, kinh nghiệm làm việc, bài học rút ra trong quá trình mình tham gia tích cực các hoạt động này.
9. Văn phòng Hỗ trợ sinh viên
Đừng ngần ngại đến Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Sinh viên trường, nếu bạn thấy điều đó là cần thiết. Có thể bạn sẽ có được những thông tin hữu ích về việc làm thêm, các loại học bổng, các khóa học chuyên môn và kỹ năng, các cuộc thi dành cho giới trẻ… hoặc các dịch vụ như vé xe bus, bảo hiểm xe máy, các ưu đãi từ các cửa hàng, khu giải trí…
10. Tham gia vào các CLB/Đội/Nhóm
CLB KỸ NĂNG SPKT
Bạn có thể tham gia các Câu lạc bộ – Đội – Nhóm, hoặc vận động thành lập các Câu lạc bộ mới, nếu thấy mình có đủ khả năng. Điều này, thứ nhất sẽ phát huy khả năng giao tiếp, phát huy sở trường, khắc phục sở đoản và những trải nghiệm thú vị của các bạn tại trường; thứ hai, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm và cảm thấy cứng cáp hơn từ việc chịu trách nhiệm những gì mình làm; thứ ba, một số phòng khoa ban trong trường hay có các cộng tác viên, một lợi thế cho các bạn, hoặc ít nhất cũng là một sự thoải mái và thuận tiện nếu gặp những người mình đã quen biết tại đó.
11. Phòng tự học/Khu tự học
Nếu nhà trọ đông người, ít có đầy đủ cơ sở vật chất (như bàn ghế, đèn, quạt, internet), hãy tranh thủ tự học tại các phòng học trống (nhiều nơi được phủ sóng WIFI miễn phí cho các bạn truy cập). Tại nơi này vào giờ trưa, cũng có thể là nơi nghỉ ngơi khá tốt cho các bạn. Nhà trường đã xây thêm 2 khu tự học đầy đủ tiện nghi ngay ở trên lầu 5 toà nhà trung tâm cho các bạn sinh viên có thể ghé vô đó để học tập. Đồng thời, dưới tầng hầm Toà nhà trung tâm cũng có khu tự học vô cùng rộng lớn, đây cũng là nơi chia sẻ những bữa ăn miễn phí cho sinh viên nghèo, nơi nghỉ ngơi cực sang trọng với võng xếp và ghế Salon trị giá hơn trăm triệu đồng…
12. Lưu trữ những thứ khi cần thiết
Bốn năm (hoặc bốn năm rưỡi) không phải là dài nếu so với cuộc đời bạn, nhưng đủ để làm bạn quên đi nhiều thứ nếu bạn không cẩn thận và chú tâm vào nó. Bạn nên có một thứ gì đó để lưu giữ những thứ quan trọng, như:
– Một cái kệ (hoặc thùng) để lưu giữ tất cả các sách vở đã học và ghi chép. Sau khi học xong, bạn có thể cho người khác mượn, khi cần thiết có thể mượn lại để tra cứu. Đừng nghĩ đến việc quẳng đi sách vở đã học xong khi chưa hoàn tất chương trình học tập toàn khóa. Với một số sách chuyên ngành, bạn có thể giữ lại đến lúc đi làm.
– Nếu bạn chưa có máy vi tính, hãy trang bị cho mình một ổ cứng di động hoặc một USB, tối thiểu là 4G. Hãy tạo các thư mục (Folder) và lưu những thứ cần lưu, từ các bài tập, giáo trình điện tử, các đồ án, tiểu luận, các tập tin tham khảo, hình ảnh, video… đến các quy định, văn bản, biểu mẫu, thông báo… của nhà trường. Đến một lúc nào đó, nó sẽ cần thiết cho bạn.
– Bạn có thể phân loại tương tự, hoặc nghĩ ra những các khác cần lưu giữ hữu ích cho bạn.
13. Thực hiện tốt nội quy Nhà trường
…và các bạn có ý thức để trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội (đây là vấn đề cốt lõi của sự học tập và cũng là lý do tại sao bạn luôn luôn phấn đấu nỗ lực “sống” cho đến ngày hôm nay)
Theo Nguyễn Thái Hoàng Long
Nguồn: https://sites.google.com/site/nhom7nhapmoncnttspkt/gioi-thieu-ve-truong-dhh-spkt
MECUTEhttps://tuoitre.hcmute.edu.vn– Advertisement –
Những Sai Phạm Chồng Chất Tại Đh Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên
Tuy nhiên, việc xử lý kỷ luật đối với các cá nhân, Hiệu trưởng nhà trường để xảy ra những sai phạm nói trên chỉ như “gió thoảng qua”. Thậm chí, Hiệu trưởng Trần Trung còn được tái bổ nhiệm, khen thưởng và tiếp tục bị tố có những sai phạm khác.
Ra sức “vơ vét” sinh viên
Trường ĐHSPKT Hưng Yên.
Trong công tác tuyển sinh các năm 2010, 2011, Hội đồng tuyển sinh nhà trường đã cố ý làm sai quy định tuyển sinh ngành Kế toán và Quản trị doanh nghiệp với 2 loại điểm trúng điểm và 2 loại học phí khác nhau trong cùng một lớp học. Sinh viên trúng tuyển với điểm thấp phải đóng học phí cao hơn 90.000 đồng/tháng.
Lý giải cho việc làm sai trái này, Hiệu trưởng Trần Trung cho rằng năm 2011, thí sinh đăng ký vào Trường tập trung chủ yếu vào 2 ngành Kế toán và Quạn trị kinh doanh. Với điểm chuẩn là 14 điểm thì không đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh cho cả trường và khoa Kinh tế. Nhưng nếu lấy điểm chuẩn là 13 thì sẽ dẫn đến vượt quá chỉ tiêu. Vì vậy, nhà trường đã tạo cơ hội cho chí sinh có điểm chuẩn 13, nếu đóng góp thêm 90.000 đồng/tháng học phí thì sẽ được nhập học!?
Ngoài ra, khi vào học tại trường, sinh viên phải “è cổ” nộp vô số các khoản thu bất hợp lý khác do nhà trường tự lập ra như: tiền giấy thi, giấy nháp với mức 50.000 đồng/sinh viên; tiền học lại, thi lại; tiến phôi bằng 40.000 đồng/sinh viên; tiền chứng chỉ các chuẩn đầu ra, học cải thiện, tiền kiểm tra đầu vào, thi chuẩn đầu ra…
Chỉ tính riêng từ năm 2008 đến 2011, Trường đã thu gần 11 tỷ 500 triệu đồng cho việc học lại, thi lại, học cải thiện điểm của sinh viên. Và trên 500 triệu đồng trong số thu khổng lồ từ mồ hôi, nước mắt của các bậc phụ huynh có con em đang theo học tại ngôi trường này được trích chi cho Ban giám hiệu nhà trường cùng một số Trưởng khoa phòng!
Kết luận thanh tra của Bộ GD&ĐT về những nội dung tố cáo đối với ông Trần Trung
Việc thu tiền hết sức tùy tiện của Ban giám hiệu nhà trường đã bị đoàn thanh tra lật tẩy, làm rõ. Thậm chí, Kiểm toán Nhà nước cũng đã kiến nghị nhà trường phải chấm dứt ngay các khoản thu tùy tiện không có trong quy định. Song trên thực tế, Ban giám hiệu nhà trường và trực tiếp là Hiệu trưởng Trần Trung người chịu trách chính đã cố tình phớt lờ, không thực hiện. Khiến dư luận đặt câu hỏi, phải chăng lợi ích cá nhân nhận được từ các khoản thu tùy tiện từ sinh viên là quá lớn nên không một ai nỡ dừng bỏ?
Việc sinh viên phải chịu mức học phí cao ngất ngưởng trong những lớp học “chui” núp dưới cái tên mỹ miều: Lớp công nghệ thông tin “Dịch vụ chất lượng cao” đã được Hiệu trường Trần Trung “bật đèn xanh”. Cụ thể, ngày 6/6/2011, Hiệu trưởng Trần Trung ký Quyết định số 392/QĐ-ĐHSPKTHY về việc qui định mức học phí năm học 2011-2012, qui định mức thu học phí đối với ĐH chính quy là 395.000đồng/tháng. Nhưng lớp Công nghệ thông tin thu 7.500.000đồng/5tháng và lớp Quản trị kinh doanh thu học phí 2.425.000đồng/5 tháng như vậy là vượt trần quy định. Qua kiểm tra xác minh, thanh tra Bộ GD&ĐT cũng làm rõ lớp đào tạo lớp kỹ sư “Dịch vụ chất lượng cao” khóa 2011-2015 với 17 sinh viên là lớp học “chui” do Trường chưa xin phép Bộ GD&ĐT.
Bổ nhiệm, tuyển dụng cán bộ đều có “vấn đề”
Trong các nội dung tố cáo, đoàn thanh tra cũng làm rõ việc ông Trần Trung bổ nhiệm 21 cán bộ lãnh đạo Trường, Phó khoa và Trưởng, Phó Giám đốc Trung tâm với nhiệm kỳ 2 năm là không đúng với quy định là một nhiệm kỳ 5 năm. Ngoài ra, Hiệu trưởng Trần Trung bổ nhiệm 3 lãnh đạo cấp Trưởng khoa và Giám đốc trung tâm quá tuổi là sai quy định, thậm chí là cả việc ông hiệu trưởng này “nhắm mắt làm ngơ” bổ nhiệm cả những người đã nghỉ hưu giữ chức vụ lãnh đạo khoa.
Năm 2011, Trường ĐH SPKT Hưng Yên đăng thông báo tuyển dụng chuyên viên tiêu chuẩn tốt nghiệp Học viện Hành chính Quốc gia, nhưng trên thực tế nhà trường đã tuyển 10 chuyên viên đều không có đủ tiêu chuẩn này.
Sai phạm phải kỷ luật nhưng vẫn được khen thưởng có thành tích
Danh sách 160 người được nhận danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu 2008-2013 có tên ông Trần Trung, người có nhiều sai phạm được chỉ ra trong KL thanh tra của Bộ GD&ĐT.
Trước những sai phạm mang tính nghiêm trọng nói trên, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã kiến nghị Vụ Tổ chức cán bộ xử lý trách nhiệm về các sai phạm đối với ông Trần Trung theo quy định của pháp luật. Bởi theo khoản 1, Điều 35 Điều lệ Trường đại học quy định: “Hiệu trưởng trường đại học người đại diện theo pháp luật của nhà trường; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo quy định của pháp luật và của Điều lệ này”.
Từ thực tế đó, nhiều người băn khoăn: Tại sao một người trực tiếp đã để xảy ra nhiều sai phạm ở Trường ĐHSPKT Hưng Yên như ông Trần Trung vẫn được tái bổ nhiệm? Liệu việc tái bổ nhiệm ông Trần Trung có sai quy định của pháp luật hay không khi mà những sai phạm trên đáng ra người đứng đầu phải chịu trách nhiệm?
Tréo ngoe hơn cả là việc cá nhân Hiệu trưởng Trần Trung người để xảy ra sai phạm đã được thanh tra kiến nghị phải xử lý kỷ luật, thì ngày 14/11/2013, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký Quyết định tặng Bằng khen cho vị hiệu trưởng nhiều sai phạm này do có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục, đào tạo giai đoạn 2008-2013.
Trong khi sai phạm cũ chưa được xử lý dứt điểm, thì Hiệu trưởng Trường ĐHSPKY Hưng Yên Trần Trung tiếp tục bị cán bộ nhà trường tố có thêm những hành vi sai phạm mới như: Lập khống hồ sơ nhà đất để hợp thức đất công thành đất tư mang cá nhân ông Trần Trung; Cố ý làm trái quy định về sử dụng xe ôtô 8 chỗ ngồi BKS 31A-0103 làm phương tiện đưa đón phục vụ việc đi lại hàng ngày từ nhà riêng ở Hà Nội về Hưng Yên và ngược lại; Tuyển sinh đào tạo trình độ Thạc sỹ khi chưa đủ điều kiện về giảng viên cơ hữu có trình độ Tiến sỹ và trên Tiến sỹ theo như quy định; Tuyển sinh đào tạo nghề “chui’ khi chưa đăng ký; Mở thêm các cơ sở đào tạo tại các địa phương nhưng chưa có quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ?
Những sai phạm không được xử lý triệt để, cá nhân để sai phạm như nói ở trên chưa được Bộ GD&ĐT xử lý kiên quyết, mạnh tay thậm chí lại còn được khen thưởng đang khiến dư luận hoài nghi về cách xử lý của Bộ GD&ĐT có hay không sự bao che, dung túng cho sai phạm tại Trường ĐHSPKT Hưng Yên.
Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Tp. Hồ Chí Minh
Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giao thông vận tải với truyền thống gần 30 năm hình thành và phát triển, đã khẳng định thương hiệu của mình trong lĩnh vực đào tạo ngành giao thông vận tải.
Đào tạo đa ngành, đa dạng, chất lượng, đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng
Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh là trường đại học đào tạo đa ngành. Trường hiện có 12 khoa và Bộ môn trực thuộc, 28 phòng ban chức năng, viện, trung tâm, công ty phục vụ các nhu cầu đào tạo, huấn luyện và thực hiện các dịch vụ khoa học kỹ thuật khác, vì vậy bạn có nhiều lựa chọn cho ngành nghề mà mình muốn theo học.
Trường đào tạo 30 chuyên ngành khác nhau trong lĩnh vực giao thông vận tải gồm các nhóm ngành Khoa học Hàng hải, điện, điện tử, Kỹ thuật tàu thủy, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật công trình xây dựng, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Công nghệ thông tin, Truyền thông và mạng máy tính, Kinh tế vận tải, Kinh tế xây dựng, Khai thác vận tải. Trường hiện có 5 chương trình đại học chất lượng cao, 5 chương trình liên kết quốc tế với các quốc gia Anh, Mỹ, Hàn Quốc.
Ngành đào tạo đa dạng
Trường thường xuyên cập nhật các chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo, triển khai thí điểm chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận với chuẩn đầu ra (CDIO), mở rộng các chương trình đào tạo chất lượng cao theo hướng tiếp cận công nghệ và thành tựu tiên tiến để sinh viên ra trường giỏi cả chuyên môn lẫn kỹ năng mềm, đặc biệt là ngoại ngữ.
Hợp tác với các quốc gia lớn trên thế giới
Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại
Cùng với sự quan tâm của Nhà nước kết hợp với nội lực của Nhà trường và việc thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đào tạo, cơ sở vật chất của Nhà trường ngày càng mở rộng. Các phòng thí nghiệm, thực hành có chất lượng, các thiết bị mô phỏng hiện đại đạt chuẩn quốc tế, thư viện với trên 24.000 đầu sách, tàu thực tập 2.000 tấn UT-Glory… đã đáp ứng tốt nhiệm vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của Nhà trường. Trường có 3 cơ sở tại TP. HCM và 1 cơ sở tại Vũng Tàu, 1 cơ sở tại Đồng Nai.
Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại
Đội ngũ cán bộ, giảng viên trình độ cao, tâm huyết với nghề
Với phương châm “Lấy chất lượng đào tạo làm hàng đầu, lấy người học làm trung tâm”, giảng viên Trường đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường giao lưu thường xuyên giữa thầy và trò, chú trọng, tạo môi trường dạy và học chuyên nghiệp, khơi gợi sự năng động, sáng tạo của sinh viên, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm giúp sinh viên tiếp thu kiến thức cũng như phát huy tinh thần học tập mọi lúc, mọi nơi.
Đội ngũ giảng viên tâm huyết với nghề
Đào tạo gắn kết với doanh nghiệp tạo nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên Trường
Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên
Nhà trường nhận nhiều đơn đặt hàng từ phía doanh nghiệp đối với sinh viên sắp ra trường cho những ngành cơ khí, đóng tàu, công nghệ thông tin, công trình, điện – điện tử viễn thông, kinh tế vận tải, hàng hải, máy tàu thủy. Nhiều doanh nghiệp đã tổ chức hội thảo tuyển dụng ngay tại trường. Qua đó, sinh viên được biết đến các nhu cầu và tiêu chuẩn tuyển chọn của các doanh nghiệp để có thể chuẩn bị hành trang ngay từ những năm đầu đại học. Thông qua Trung tâm Đào tạo và nguồn nhân lực hàng hải (viết tắt UT-STC, là cơ sở liên doanh giữa Trường Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh và Tập đoàn Đào tạo vận tải biển và giao thông STC – Group Hà Lan), các Tập đoàn Vận tải biển Graig (Anh Quốc), Stolt Tankers B.V (Hà Lan), Wagenborg (Hà Lan), Norgas (Na-uy) đã tiến hành nhiều đợt tuyển chọn sinh viên ngành điều khiển tàu biển và Máy tàu thủy của Trường.
Ngoài quỹ học bổng khuyến khích học tập (gần 06 tỷ đồng/năm) dùng để xét, cấp học bổng cho sinh viên có thành tích học tập từ khá trở lên theo từng học kỳ, hàng năm Nhà trường đã vận động và trao tổng trị giá hơn 1 tỷ đồng cho sinh viên. Các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước luôn đồng hành cùng Trường ĐH Giao thông vận tải chúng tôi trong những hoạt động khuyến học.
Mỗi năm trên 7 tỉ đồng học bổng được trao cho sinh viên
Môi trường học tập năng động, hiện đại, sinh viên có cơ hội tham gia hoạt động cộng đồng, hoàn thiện bản thân
Tuy đặc thù là một trường kỹ thuật, nhưng không vì thế mà sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải TP. HCM khô khan, cứng nhắc. Ngược lại, các bạn sinh viên vô cùng năng động, được tạo điều kiện tối đa để có thể phát triển bản thân, hướng tới cộng đồng. Trường khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt động rèn luyện chính trị tư tưởng thông qua tổ chức Đoàn, Hội sinh viên trong Trường. Các hoạt động tình nguyện xã hội như: Mùa hè xanh, Tiếp sức mùa thi, Hiến máu nhân đạo… luôn thu hút được đông đảo sinh viên tham gia. Nhà trường tổ chức các hoạt động học thuật cho sinh viên tham gia như: tham gia nghiên cứu khoa học, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ…
Sinh viên Trường tự tin, năng động
Tư vấn cho học sinh lựa chọn ngành học phù hợp
Mục tiêu của Trường ĐH Giao thông vận tải TP. HCM là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ mạng giao thông vận tải đa phương thức nối kết giao thông đô thị với vùng, khu vực và quốc tế đồng bộ, thông suốt, an toàn và hiệu quả cùng với chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phát triển kinh tế biển. Nhà trường phấn đấu tiếp tục vươn tới tầm cao mới trong giai đoạn hội nhập giáo dục quốc tế, củng cố vị thế vững chắc của mình trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo để trở thành trường đại học có uy tín trong khu vực và trên thế giới.
Trường Đại Học Văn Hóa Tp. Hồ Chí Minh Với Công Tác Tuyển Sinh Năm 2022
Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh với công tác tuyển sinh năm 2020
Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở giáo dục đại học công lập có chức năng đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn chất lượng quốc gia về các lĩnh vực: Văn hóa, Du lịch, Thông tin và Truyền thông. Trải qua 44 năm hình thành và phát triển, Nhà trường cung ứng hơn 40.000 cán bộ công tác trong ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Với hai cơ sở đào tạo khang trang hiện đại, ký túc xá đáp ứng 100% chỗ ở nội trú cho người học, nguồn học liệu đa dạng và phong phú, đội ngũ giảng viên cơ hữu trên 90% có trình độ chuyên môn sau đại học được đào tạo tại nước ngoài như: Bỉ, Đức, Nga, Ba Lan, Trung Quốc, Đài Loan và những cơ sở đào tạo sau đại học uy tín ở trong nước, có thể khẳng định rằng Nhà trường đã sẵn sàng với công cuộc tự chủ đại học và hội nhập giáo dục đại học quốc tế.
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 9 khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đề ra chủ trương và chương trình hành động đổi mới giáo dục đào tạo: “Người học là trung tâm- người thày là nòng cốt- công nghệ là then chốt- chất lượng là thước đo sự nghiệp trồng người”, Nhà trường đã tiến hành đổi mới hoạt động giáo dục đào tạo trên các phương diện:
– Lấy người học làm trung tâm- coi trọng phát triển năng lực của người học
Thực hiện “Chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Xây dựng cơ quan văn hóa”, “Nâng cao chất lượng giáo dục”, “Quy chế dân chủ trong hoạt động của Nhà trường”, trong đó quan điểm “người học là trung tâm”, “lấy dân làm gốc” là cốt lõi; để tăng cường vai trò phản biện xã hội, theo kế hoạch công tác định kỳ, Nhà trường tổ chức họp giao ban với đại diện sinh viên; khảo sát ý kiến người học về hoạt động tuyển sinh, đào tạo và tình hình việc làm của người học sau tốt nghiệp nhằm tiếp nhận thông tin và có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp trong quá trình đổi mới hoạt động giáo dục đào tạo;
Thực hiện nhiều chương trình liên kết quốc tế trong giáo dục đào tạo mà người học được thụ hưởng lợi ích: đào tạo sinh viên Lào trình độ đại học; đào tạo tiếng Việt nâng cao cho sinh viên Trung Quốc; Tiếp nhận sinh viên Đức đến trường thực tập; mời giảng viên đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ba Lan, Australia giảng dạy chuyên đề. Ngoài ra, còn có nhiều đoàn sinh viên từ các quốc gia Nam Phi, Nhật Bản, Philippines, Malaysia, Thái Lan đến Trường giao lưu văn hóa nghệ thuật và học thuật; Nhà trường cử sinh viên tham gia hội trại sinh viên các nước châu Á do Trường Đại học Silpakorn,Thái Lan tổ chức hàng năm;
Thường xuyên tổ chức các hoạt động chuyên môn nghề nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng như: “Hướng dẫn viên du lịch giỏi”; “Sách và tôi”, “Hành trang khởi nghiệp”, “Hành trình Di sản”, “Tôi người dẫn chương trình”, “Chúng tôi là sinh viên Thư viện”, “Duyên dáng áo dài”, “Liên hoan tiếng hát dưới mái trường”, “Chủ nhật xanh”, “Xuân tình nguyện”, “Mùa hè xanh”, “Hiến máu nhân đạo”,…; Xây dựng và hoàn thiện trang thiết bị hai khu ký túc xá sinh viên tại 2 cơ sở đào tạo theo hướng “ký túc xá văn hóa, đáng sống, văn minh, hiện đại, nghĩa tình”.
– Phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đãi ngộ nhà giáo được Nhà trường thực hiện thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ nhà giáo phấn đấu đạt được học hàm, học vị đáp ứng chuẩn chức danh nghề nghiệp. Với mục tiêu hướng đến, Nhà trường cử giảng viên học tập ở nước ngoài: Đại học Văn hóa nghệ thuật quốc gia Moskva (Liên bang Nga), Đại học tổng hợp Zielona Gora (Ba Lan) theo chương trình học bổng Eramus plus, Đại học Hannam theo học bổng của chính phủ Hàn Quốc, Đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc), tại Đài Loan theo học bổng của Bộ Giáo dục và Đào tạo Đài Loan.
Khu nhà học thực hành của Khoa quản lý Văn hóa, Nghệ thuật khang trang, hiện đại.
Ngoài ra, Nhà trường còn cử giảng viên giảng dạy chuyên đề tại Trường Đại học Zielona (Ba Lan), cử giảng viên tham gia hội trại các nước châu Á (tại Thái Lan) để chia sẻ về chuyên môn và tích lũy những kinh nghiệm nghề nghiệp.
– Đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo
Nhà trường mạnh dạn và quyết tâm xây dựng chương trình đào tạo trình độ đại học tất cả các ngành, chuyên ngành theo định hướng ứng dụng. Theo đó, giảm tỷ trọng khối lượng kiến thức lý thuyết, tăng tỷ trọng khối lượng kiến thức và kỹ năng ứng dụng- thực hành; giảng dạy lý luận gắn với thực tiễn. Nhà trường ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác với các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp để phối hợp, tận dụng nguồn lực lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm trong đào tạo và nghiên cứu khoa học nhằm giúp quá trình đào tạo gắn với thị trường lao động và nhu cầu của xã hội. Các nhà tuyển dụng lao động tham gia vào quá trình đào tạo: xây dựng chương trình đào tạo; phản biện chương trình đào tạo; giảng dạy; đánh giá kết quả làm việc của sinh viên và cựu sinh viên của Nhà trường.
Đề cao yếu tố chất lượng ứng dụng và thực hành nghề nghiệp trong đào tạo Nhà trường và nhà tuyển dụng phối hợp xây dựng môi trường tham quan thực tế, kiến tập và thực tập tích cực cho người học. Mô hình “Nhà trường đào tạo – xã hội đánh giá” được định hình và phát triển, với nhiều học phần được tổ chức đánh giá kết quả thi bên ngoài Nhà trường như: Tổ chức sự kiện; Phương pháp điền dã Dân tộc học; Văn hóa ẩm thực; các học phần về quản trị, tổ chức điều hành, hướng dẫn tour thực tế ở miền Tây, miền Trung và Tây Nguyên, xuyên Việt…
– Đổi mới cơ sở vật chất và công nghệ quản lý giáo dục
Nhà trường hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo. Hiện nay, Trường có tổng diện tích đất 37.261m 2; Tổng diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học là 43.557m 2; 2 ký túc xá sinh viên với sức chứa 2.500 chỗ ở. Hai cơ sở đào tạo hiện có: hội trường biễu diễn nghệ thuật, khu nhà học thực hành Văn hóa nghệ thuật, phòng thực hành Bảo tàng, phòng thực hành Thư viện, phòng thực hành máy tính, phòng hội thảo; phòng học lớn trên 200 chỗ (2 phòng), phòng học từ 100- 200 chỗ (10 phòng), phòng học từ 50- 100 chỗ (56 phòng), phòng học dưới 50 chỗ (8 phòng), phòng học đa phương tiện (4 phòng). Tất cả các phòng học đều được trang bị máy lạnh và trang thiết bị chuyên dụng, góp phần tạo nên môi trường giảng dạy và học tập thoải mái và thân thiện.
Chỉ tiêu tuyển sinh (dự kiến) năm 2020 của Trường đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh.
Sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng, cẩn trọng, Nhà trường đã quyết định đầu tư và vận hành phần mềm tin học ASC nhằm ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng quản trị đại học toàn diện và tiên tiến. Đặc biệt là, Nhà trường triển khai thực hiện ISO 9001:2015 và kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo bộ tiêu chuẩn mới gồm 25 tiêu chuẩn và 111 tiêu chí do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
– Xây dựng văn hóa chất lượng trong giáo dục và đào tạo
Đảm bảo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo vừa là chủ trương của Nhà nước, vừa là nhiệm vụ hàng đầu của tất cả các cơ sở đào tạo trước xu thế hội nhập giáo dục đại học quốc tế. Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận thức đầy đủ và có kế hoạch hành động cụ thể, tích cực về xây dựng và phát triển chất lượng giáo dục để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.
Sau quá trình huy động các nguồn lực chuẩn bị lâu dài, công phu, kỹ lưỡng, Nhà trường mời đoàn đánh giá ngoài do Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thành lập, tiến hành đánh giá chất lượng Nhà trường vào tháng 9 năm 2019, theo nội dung Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kết quả đánh giá ngoài rất khả quan, ghi nhận nhiều nét đặc biệt của ngôi trường đại học văn hóa là động lực để tất cả các thành viên trong Nhà trường cùng phấn đấu tiếp tục xây đắp văn hóa chất lượng, bởi ai cũng hiểu chất lượng là một quá trình- không phải là một điểm đến!
Năm 2020, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh tuyển sinh các trình độ: thạc sĩ, đại học, liên thông đại học, đại học văn bằng hai. Trình độ thạc sĩ tuyển sinh 80 chỉ tiêu các chuyên ngành: Quản lý Văn hóa, Văn hóa học, Khoa học Thư viện. Trình độ đại học tuyển sinh 750 chỉ tiêu các ngành: Du lịch, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (các chuyên ngành: Quản trị lữ hành, Hướng dẫn du lịch), Quản lý văn hóa (các chuyên ngành: Quản lý hoạt động Văn hóa xã hội, Quản lý di sản văn hóa, Tổ chức hoạt động Văn hóa Nghệ thuật), Văn hóa học (các chuyên ngành: Truyền thông Văn hóa, Công nghiệp Văn hóa, Văn hóa Việt Nam), Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Kinh doanh xuất bản phẩm, Thông tin -Thư viện, Bảo tàng học.
Nguồn: Phòng Đào tạo, QLKH và HTQT
Hoàng Hải – BBT website biên tập
Bạn đang xem bài viết Những Điều Sinh Viên Cần Biết Khi Học Tại Trường Đh Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!