Cập nhật thông tin chi tiết về Những Ảnh Hưởng Của Cà Phê Đến Thận mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những ảnh hưởng của cà phê đến thận
Có những nghiên cứu đã được thực hiện để xem cà phê ảnh hưởng đến mọi thứ từ hệ thống miễn dịch đến nguy cơ mắc bệnh tim và thậm chí là nguy cơ ung thư như thế nào. Cuộc tranh luận về việc cà phê tốt hay xấu cho sức khỏe đã thực sự bùng nổ trong hơn một nghìn năm, kể từ khi cà phê được phát hiện lần đầu tiên ở Ethiopia.
Thật khó tưởng tượng rằng, đã có những lúc cà phê thậm chí bị cấm ở một vài nơi trên thế giới, vì lý do sức khoẻ hoặc tôn giáo!
Nghiên cứu về tiêu thụ cà phê và bệnh thận
Các kết quả của nghiên cứu phân tích nói trên cũng tương tự như một nghiên cứu khác trên thế giới, cụ thể là Bờ biển Thái Bình Dương của Nicaragua, nơi tỷ lệ lưu hành bệnh thận mãn tính ở các làng trồng cà phê thấp hơn đã được ghi nhận.
Cơ chế chính xác về tác dụng bảo vệ thận của cà phê vẫn còn phải được nghiên cứu nhiều hơn nữa, nhưng những lý giải ban đầu được đưa ra là do vai trò của các chất chống oxy hoá có trong cà phê, cùng với tác dụng chống tiểu đường của cà phê.
Ảnh hưởng của cà phê đối với người bị bệnh thận di truyền
Trong quá khứ, các nghiên cứu khoa học cơ bản đã chỉ ra rằng caffeine có thể làm tăng nguy cơ phát triển các nang ở thận ở những bệnh nhân mắc bệnh thận đa nang. Tuy nhiên, trong nhiều nghiên cứu lâm sàng hiện nay, tiêu thụ cà phê không được coi là một yếu tố nguy cơ cho sự tiến triển của bệnh thận đa nang.
Nguy cơ sỏi thận
Do đó, bệnh nhân bị sỏi thận, đặc biệt là những người có sỏi canxi oxalate, nên coi cà phê là một yếu tố nguy cơ và đặc biệt thận trọng khi sử dụng loại đồ uống này.
Nguy cơ ung thư thận
Bằng chứng về nguy cơ ung thư thận do cà phê còn chưa được làm rõ. Các nghiên cứu thường cho thấy giảm nguy cơ ung thư biểu mô tế bào thận nếu tiêu thụ cà phê.
Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, sự kết hợp này dường như đúng đối với cà phê chứa caffeine. Tiêu thụ cà phê không caffein dường như làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào thận, một loại ung thư thận đặc biệt, nhưng cần phải nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn mối liên kết tiềm tàng này.
Ảnh hưởng gián tiếp của cà phê đối với chức năng thận
Tăng huyết áp khi uống cà phê cũng thường gặp hơn ở những người đã có tiền sử tăng huyết áp.
Tuy nhiên, vẫn có bằng chứng ngược lại. Có dữ liệu cho thấy rằng nếu uống cà phê hàng ngày không vượt quá 3-4 ly (với mỗi ly 200ml có từ 100-200 mg caffeine), không có sự gia tăng nguy cơ bệnh thận ở những người trẻ tuổi khỏe mạnh .
Cà phê không có caffein và tăng huyết áp
Cà phê đã được chứng minh có thể tăng hoạt động của hệ thần kinh cũng như huyết áp, kể cả khi không chứa caffein. Do đó, khi uống cà phê không chứa caffeine, huyết áp vẫn có thể tăng lên, từ đó đưa đến giả thiết rằng, có thể có những chất khác trong cà phê chịu trách nhiệm cho tình trạng tăng huyết áp.
Lời khuyên
Với các bằng chứng sẵn có, mặc dù cà phê có thể làm tăng huyết áp đối với những người uống cà phê không thường xuyên và ở những người bị tăng huyết áp trước đó, nhưng dường như cà phê không làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Trên thực tế, có nhiều bằng chứng khác nhau cho thấy vai trò bảo vệ của cà phê đối với bệnh thận, đặc biệt ở phụ nữ. Bệnh nhân có sỏi canxi oxalat có thể vẫn muốn kiểm soát khẩu phần cà phê với hàm lượng oxalat. Bằng chứng cho thấy cà phê có thể làm tăng hoặc giảm nguy cơ ung thư thận vẫn còn nhiều tranh cãi.
Thông tin thêm trong bài viết: Cà phê bột: có lợi hay không?
Võ Dung – Viện Y học ứng dụng Việt Nam – Theo Verywell
Uống Cà Phê Có Ảnh Hưởng Đến Huyết Áp Cao?
Một công trình nghiên cứu vừa chứng minh một cách rõ ràng rằng cà phê, một ít lâu sau khi được uống, gây nên một sự tăng cao nhanh của huyết áp. Vậy không phải là vô ích khi kiểm chứng xem cà phê có thể gây nên tăng huyết áp về lâu về dài hay không?
Những yếu tố dinh dưỡng được biết rõ làm gia tăng nguy cơ cao huyết áp là sự thừa sodium, sự thiếu hụt tương đối potassium, và uống rượu quá độ. Những mối tương quan này đã được xác lập rõ. Nhưng thế đối với cà phê thì sao?
Những hậu quả về sau
Như vậy có cái gì khác với caféine trong cà phê đã ảnh hưởng lên huyết áp. Cà phê đặc biệt chứa potassium, magnésium, manganèse và một lượng cao polyphénols. Trong các chất này, chỉ có potassium đã chứng tỏ có một tác dụng đáng kể lên huyết áp, nhưng cũng không loại trừ những thành phần khác cũng bù lại tác dụng của caféine.
Tóm lại, có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng cà phê không có tác dụng thật sự lên huyết áp. Vậy hiện nay không có một luận cứ thuyết phục nào cho rằng nếu ta muốn ngăn ngừa cao huyết áp thì cần phải tránh cà phê.
Cách phát hiện bệnh tăng huyết áp
Chỉ có một cách duy nhất, đơn giản và dễ thực hiện để biết có bị tăng huyết áp hay không là đo huyết áp định kỳ. Mỗi người cần biết rõ số đo huyết áp như số tuổi của mình.
Đo huyết áp có thể được thực hiện tại bệnh viện, phòng khám hoặc tại nhà. Máy đo huyết áp có thể là loại máy đo cột thủy ngân, máy đo loại đồng hồ hay máy đo tự động. Tuy nhiên cần sử dụng loại băng đo huyết áp cuốn ở cánh tay. Nếu đo tại nhà cần thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ và hướng dẫn của nhà sản xuất máy và cần phải biết cách đo huyết áp đúng.
Có một chiếc máy đo huyết áp tại nhà và kiểm tra thường xuyên là điều vô cùng cần thiết. Và sản phẩm máy đo huyết áp JPN1 được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe đó. Sản phẩm được sản xuất tại Nhật Bản ứng dụng công nghệ Intellisense tiên tiến, cảm biến thông tin sinh học kết hợp công nghệ fuzzy logic đặc tính cao cho kết quả đo nhanh, chính xác cao, máy chạy êm, tự động hoàn toàn và rất dễ thao tác, sử dụng.
Việc phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa được các biến chứng khôn lường, nhất là tai biến mạch máu não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim… và các căn bệnh nguy hiểm khác.
Máy đo huyết áp OMRON được Hiệp hội tăng huyết áp Anh ( BHS ) và Hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu ( EHS ) chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tại Việt Nam, đây cũng là thương hiệu máy đo huyết áp duy nhất được Hội tim mạch học Việt Nam khuyên dùng.
(Theo Le Generaliste)
Uống Cà Phê Mỗi Ngày Có Tốt Không? Có Ảnh Hưởng Sức Khỏe?
PHỤ LỤC NỘI DUNG BÀI VIẾT I. Sự phổ biến của cà phê đối với cuộc sống II. Uống cà phê có tốt không? 1. Cà phê đen hay cà phê sữa thì tốt? a. Uống cà phê đen có tốt không? b. Uống cà phê sữa có tốt không? 2. Uống cà phê vào buổi sáng hay buổi tối thì tốt? a. Khung giờ uống cà phê lý tưởng nhất b. Uống cà phê sau khi ăn giúp tiêu hóa tốt hơn c. Uống cà phê giúp trước khi vận động d. Uống cà phê khi cảm thấy uể oải
I. Sự phổ biến của cà phê đối với cuộc sống
Có thể nói rằng cà phê hiện nay không còn là một loại thức uống thông thường đối với cuộc sống của nhiều người. Vậy thì uống cà phê nhiều và thường xuyên có tốt không? Ý nghĩa của nó như thế nào?
– Sử dụng cà phê hiện nay là thói quen, là một cách gắn kết và giúp chúng ta thưởng thức cuộc sống.
– Cà phê mang lại sự tỉnh táo, minh mẫn trong cuộc sống cũng như công việc hằng ngày.
– Cà phê còn có rất nhiều tác dụng tốt cho cuộc sống như: chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, giảm cân giữ dáng…
Và còn rất nhiều tác dụng tốt khác mà cà phê có thể mang lại cho chúng ta…
II. Uống cà phê có tốt không?
1. Cà phê đen hay cà phê sữa thì tốt?
Hạt cà phê sau khi được chế biến và rang xay thành bột cà phê thì được pha chế khác nhau tùy thuộc khẩu vị của nhiều người. Thông thường, cà phê đen và cà phê sữa là sự lựa chọn khá phổ biến.
a. Uống cà phê đen có tốt không?
Nhiều người nghĩ rằng dùng cà phê đen hằng ngày có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và não bộ. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học về cafe khẳng định rằng việc sử dụng cà phê một cách chừng mực thậm chí con giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Tại Mỹ, các chuyên gia khuyến nghị một người trưởng thành chỉ nên dùng khoảng 3 – 5 tách cafe mỗi ngày là tối đa để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe. Hàm lượng caffein rất cao trong cà phê đen giúp chúng ta:
– Hàm lượng caffein là chất kích thích giúp đẩy mạnh sự hoạt động của nơron thần kinh, giúp bạn tỉnh táo và cải thiện trí nhớ.
– Cà phê đen cũng giúp sản sinh chất dẫn truyền thần kinh Serotonin mang lại cho bạn cảm giác hưng phấn, tâm trạng tốt hơn.
– Uống cà phê đen thường xuyên còn giúp tăng cường hoạt động của gan, giảm nguy cơ bệnh tiểu đường và giảm được nguy cơ ung thư.
Tuy nhiên: việc uống quá nhiều cà phê đen có thể làm tăng sự trầm trọng đối với bệnh trầm cảm và một số cơ quan trong cơ thể như gan, thận, bao tử, đường ruột… Vì vậy hãy chỉ nên uống một lượng cafe đen vừa phải mỗi ngày để giữ sức khỏe.
b. Uống cà phê sữa có tốt không?
Cà phê sữa dù chứa hàm lượng caffein ít hơn so với cà phê đen nhưng những hiệu quả của nó đối với sức khỏe vẫn được đảm bảo.
– Tỉnh táo, tăng cường trí nhớ, tăng tâm trạng, hưng phấn.
– Tăng hoạt động của gan, giảm các nguy cơ ung thư.
– Tạo cảm giác no để bạn giảm cân hiệu quả.
– Cà phê sữa còn thơm ngon dễ uống hơn phù hợp với nhiều đối tượng
– Lượng đường và sữa nạp nhiều vào cơ thể sẽ làm bạn tăng cân, tăng nguy cơ về bệnh tiểu đường, tăng cholesterol…
– Uống nhiều cà phê mỗi ngày sẽ ảnh hưởng tới gan, thận…
2. Uống cà phê vào buổi sáng hay buổi tối thì tốt?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì bạn nên uống cà phê vào buổi sáng và chiều là tốt nhất, việc uống cà phê buổi tối chắc chắn sẽ gây nên sự rối loạn đến giấc ngủ đêm của bạn. Để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn là nên uống cà phê vào thời điểm nào tốt nhất thì bạn không nên bỏ qua những gợi ý ngay sau đây:
a. Khung giờ uống cà phê lý tưởng nhất
Các chuyên gia đã nghiên cứu và thống kê được rằng có 2 khung giờ tốt nhất để các bạn có thể thưởng thức cà phê và mang lại hiệu quả tuyệt vời nhất:
– Từ 10h – 11h30 sáng: Khi mới ngủ dậy thì các cơ quan trong cơ thể còn chưa vận hành trơn tru, hàm lượng hóc môn gây căng thẳng corisol còn cao nên không phù hợp để uống cà phê vào thời điểm này vì dễ gây ra những cảm giác không tốt như căng thẳng, mất tập trung, bồn chồn khó chịu… Từ 10h trở đi hàm lượng cortisol giảm xuống và cơ thể cũng bắt đầu uể oải, 1 tách cà phê vào thời điểm này là cực kì tuyệt vời.
b. Uống cà phê sau khi ăn giúp tiêu hóa tốt hơn
Các chuyên gia khuyên rằng sau bữa ăn khoảng 30 phút là thời điểm bạn có thể thưởng thức một ly cà phê. Uống cà phê sau khi ăn giúp tăng cường hoạt động của quá trình tiêu hóa. Tuy vậy, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng việc uống cà phê sẽ ức chế sự hấp thu sắt nên những người có bệnh thiếu máu nên hạn chế sử dụng loại thức uống này.
c. Uống cà phê giúp trước khi vận động
Một ly cà phê trước khi tập thể dục hoặc tham gia các chương trình vận động 30 phút sẽ hỗ trợ rất nhiều cho cơ thể khi vận động, nó giúp tăng cường sự chuyển hóa năng lượng của quá trình trao đổi chất. Bạn sẽ luôn cảm thấy khỏe khoắn và dồi dào sức lực.
d. Uống cà phê khi cảm thấy uể oải
Theo Thanh Ngân
Suy Thận Uống Cà Phê Có Sao Không Và Nam Giới Nên Lưu Ý Những Gì?
Trước khi lý giải về vấn đề suy thận uống cà phê có sao không, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu các nhóm đối tượng không nên uống cà phê để từ đó thấy được người suy thận có nên uống cà phê hay không.
Những đối tượng nào không nên uống cà phê?
Người suy thận cũng nằm trong nhóm các đối tượng này. Người ta cho rằng suy thận uống cà phê sẽ làm cho thận phải làm việc nhiều để bài tiết độc tố và lọc máu, điều này làm tình trạng suy thận ngày càng nghiêm trọng hơn.
Cà phê cũng không nên uống nếu bạn đang ở độ tuổi trung niên hoặc cao tuổi. Caffein có trong cà phê sẽ làm bạn bị kích thích thần kinh, rối loạn sinh hoạt và thường xuyên bị mất ngủ. Do đó, bạn nên hạn chế uống cà phê ở độ tuổi này, đặc biệt những nam giới trung niên và cao tuổi bị suy thận uống cà phê lại càng không tốt cho sức khỏe.
Cà phê là thức uống phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Tuy nhiên nó lại không phù hợp với những người có bệnh lý như cao huyết áp, mỡ trong máu cao, đường trong máu cao. Chất caffein có trong cà phê có thể khiến tình trạng bệnh lý của họ trở nên nghiêm trọng hơn và gây khó khăn trong việc điều trị.
Suy thận uống cà phê có sao không và làm thế nào để ngăn ngừa suy thận do uống cà phê?
Dù biết những người suy thận thuộc vào nhóm người không phù hợp để uống cà phê, tuy nhiên nhiều nam giới lại có thói quen uống cà phê mỗi ngày và không thể bỏ được.
1. Vậy nam giới suy thận uống cà phê có sao không?
Nam giới suy thận uống nhiều cà phê thường được khuyến cáo là không nên, tại sao lại như vậy? Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho rằng cà phê có thể tạo điều kiện cho các nang thận phát triển mạnh hơn. Điều này sẽ khiến cho tình trạng nang thận ở nam giới ngày càng nghiêm trọng hơn.
Đối với những bệnh nhân suy thận do có sỏi trong thận, việc suy thận uống cà phê sẽ làm tình trạng sỏi thận nặng hơn. Đặc biệt với những nam giới có sỏi canxi oxalate thì càng phải hạn chế việc sử dụng thức uống này.
Nam giới suy thận uống cà phê có sao không?
Bên cạnh đó, nam giới suy thận uống nhiều cà phê sẽ khiến cho quá trình điều trị gặp nhiều cản trở và có thể khiến bệnh không chữa khỏi được. Điều này có thể làm thận bị tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến nguy cơ ung thư thận ở nam giới.
Có lẽ bạn biết rằng cao huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng suy thận ở nam giới. Khi suy thận uống cà phê, lượng huyết áp trong cơ thể sẽ tăng cao và khiến cho bệnh lý của bạn phát triển mạnh hơn. Do đó, các nam giới bị suy thận nên hạn chế việc uống cà phê để có thể đảm bảo được sức khỏe của mình.
2. Nam giới nên làm gì để ngăn ngừa suy thận do uống cà phê?
Cà phê chỉ có hại khi người bệnh sử dụng quá nhiều. Mới đây, một nhà nghiên cứu tại Bồ Đào Nha còn chỉ ra rằng việc uống 2 tách cà phê mỗi ngày có tác dụng rất tốt với các bệnh nhân bị suy thận mãn tính và có thể kéo dài tuổi thọ của họ.
Nam giới nên làm gì để hạn chế tình trạng suy thận do uống cà phê?
Tuy nhiên việc nam giới suy thận uống cà phê vẫn nên hạn chế. Nếu bạn không thể bỏ uống loại thức uống này, bạn có thể uống ở mức độ vừa đủ. Lượng caffein thích hợp sẽ không thể gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh lý của bạn.
Bên cạnh việc hạn chế uống cà phê, người bệnh suy thận cũng nên tạo cho mình một thói quen sinh hoạt lành mạnh. Bạn nên bổ sung chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình, đừng để nó quá nghèo nàn vì điều này có thể khiến cơ thể bị thiếu chất và suy nhược.
Người bệnh suy thận tuyệt đối không nên uống các loại thức uống như rượu, bia,… hoặc hút thuốc lá. Những sản phẩm này có thể làm suy giảm hệ miễn dịch trong cơ thể bạn và khiến tình trạng suy thận của bạn ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Suy thận uống cà phê là việc làm mà nam giới nên hạn chế nếu không muốn căn bệnh của mình nặng thêm. Trường hợp bạn uống cà phê và có các dấu hiệu bất thường, bạn cần dừng ngay thói quen này và đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ khám chữa bệnh một cách hiệu quả nhất.
Bạn đang xem bài viết Những Ảnh Hưởng Của Cà Phê Đến Thận trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!