Cập nhật thông tin chi tiết về Măng Cụt Loại Trái Cây Với 16 Công Dụng Tốt Cho Sức Khỏe mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Măng cụt là loại trái cây phổ biển ở miền Nam Việt Nam, có chứa hơn 80 vitamin tốt cho cơ thể, nhưng chúng ta lại thường ăn phần thịt quả mà bỏ qua phần vỏ. Vỏ măng cụt được xem như là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh. chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn vì sao nên giữ lại vỏ khi ăn loại quả này.
Còn gọi là sơn trúc tử. Măng cụt có tên tiếng Anh là Mangostanier, tên khoa học là Garcinia mangostana L. Và thuộc họ Bứa Clusiaceae (Guttiferae).
Là một loại cây thân to, có chiều cao từ 20-25m, thân màu nâu đen sậm, có nhựa màu vàng. Lá cây mọc đối có hình thuôn dài 15-25cm, dày và dai, có mặt trên lá xanh đậm hơn mạt dưới. Hoa lưỡng tính có cuống, có đốt, màu trắng hoặc hồng nhạt. Hoa đực mọc thành cụm 3-9 hoa, có lá bắc.
Quả măng cụt có hình cầu, đường kính 4-7cm, vỏ ngoài có màu đỏ tím, dày và cứng, ruột quả màu trắng trong, phía dưới có lá dài, phía đỉnh có đầu nhụy. Trong quả có 6-18 hạt, được bao quanh lơp áo hạt màu trắng, ngọt thơm.
Phân bố và thu hái măng cụt
Măng cụt có nguồn gốc từ Mã Lai, Myanma, Indonexia, Thái Lan. Sau này được trồng rộng rãi ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Ấn Độ, Philipine, Việt Nam,…
Ở Việt Nam, măng cụt được trồng nhiều ở các tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai, Bình Dương,…Do cây phù hợp thời tiết nóng ẩm nên cây không trồng được ở miền Bắc, xa nhất chỉ đến Huế.
Thu hái và bảo quản: Cây nở hoa vào tháng 2-5 và ra quả vào tháng 5-8. Hái quả khi quả có màu hồng, khi hái phải thật sự cẩn thận và tránh va chạm mạnh. Măng cụt khi bảo quản ở 2 độ trong túi plastic kín có thể giữ được 21 ngày, ở 13 độ trong túi plastic đục lỗ có thể giữ được 28 ngày. Măng cụt sau khi ăn, vỏ thái nhỏ đem phơi khô hoặc có thể dùng tươi.
Thành phần hóa học của măng cụt
Giá trị dinh dưỡng có trong 100g quả măng cụt gồm: 73kcal năng lượng, cacbohdrat 17,91g, chất xơ 1,8g, chất béo 0,58g, chất đạm 0,41g, các loại vitamin như B1, B2, B3, B5, B6, B9 và vitamin C. Chất khoáng gồm canxi, sắt, magie, mangan, photpho, kali, natri, kẽm.
Vỏ quả măng cụt có chứa khoảng 7-13% tamin, chất nhựa và chất mangostin, có tinh thể hình phiến nhỏ, màu vàng tươi, nhựa có chứa hợp chất đắng xanthones. Lá măng cụt có chứa nhiều xanthones loại di và tri- hydroxy methoxy.
Trong đông y, măng cụt có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.
Tác dụng chữa bệnh và một số bài thuốc từ măng cụt
Măng cụt là loại quả có chứa hợp chất xanthone (nhóm chống oxy hóa) nhiều nhất, có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư, và hợp chất này có nhiều trong vỏ quả măng cụt.
1. Chữa tiêu chảy
Bài thuốc 1: Lấy 24g vỏ măng cụt, 2g hạt thì là, đem sắc lấy nước uống, uống 2 lần trong ngày.
Bài thuốc 2: Lấy khoảng 8-10 vỏ măng cụt cho vào nồi đất có nước, rồi phủ kín bằng lá chuối, đun sôi kỹ cho đến khi nước có màu sẫm, chia uống ngày 3-4 bát.
2. Chữa lỵ: Lấy 8g vỏ măng cụt đem nướng thơm, 10g rau má, 8g khổ sâm, 8g củ rối sao đen, 8g vỏ lựu, 8g rau dền tía, 8g gương sen, 6g hạt cau già, 4g vỏ quyết nướng, 4g cam thảo. Tất cả đem đun kỹ chắt lấy nước uống trong ngày.
3. Hỗ trợ giảm cân: Lấy vỏ măng cụt thái nhỏ phơi khô, mỗi lần dùng lấy 1 nắm nhỏ đun nước uống hàng ngày. Xanthones có trong măng cụt có khả năng làm các tế bào bền hơn, thấm nước và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, đồng thời làm giảm ảnh hưởng của các cholesterol xấu và chống béo phì.
5. Phòng ngừa ung thư: Lấy vỏ măng cụt thái nhỏ phơi khô, đun kỹ lấy nước uống. Hoặc có thẻ dùng 6g vỏ măng cụt, 8g cỏ nhọ nồi, 8g rau sam, 8g rau má, 8g cỏ sữa, 6g trà xanh, 4g vỏ quýt, 4g cam thảo và 3 lát gừng tươi. Lấy tất cả sắc lấy nước uống trong ngày.
6. Chống lão hóa: Dùng nồi đất sắc lấy nước từ vỏ măng cụt khô, uống trong ngày mỗi lần dùng 1 nắm đun sôi trong 5 phút. Hoặc dùng quả măng cụt là sinh tố cũng là cách làm đẹp da và ngăn ngừa lão hóa.
7. Trị mụn: Vỏ măng cụt nạo lấy phần thịt, phơi khô, rồi nghiền nhỏ. Mỗi lần dùng trộn thêm với 4 thía cafe dầu oliu, trộn đều thành hỗ hợp sánh rồi đắp lên mặt khoảng 20 phút, rửa sạch lai mặt bằng nước ấm. Mỗi tuần 1 lần, một loại mặt nạ vừa rẻ lại vừa an toàn và hiệu quả.
8. Trị nám và tàn nhang: Nạo lấy phần thịt của vỏ măng cụt tươi, cho vào máy xay xay nhuyễn, thêm vào 1 thìa mật ong và 1 thìa nước cốt chanh, trộn đều hỗn hợp thành dạng sệt rồi đắp lên mặt, để 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Nên dùng mặt nạ 1 tuần 1 lần và nhớ dùng kem chống nắng khi ra ngoài.
9. Chữa các bệnh viêm da như eczema, vẩy nến: Lấy nước đun từ vỏ măng cụt, bôi rửa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương, đây là phương pháp điều trị tự nhiên và không sợ phản ứng phụ khi sử dụng.
10. Giải nhiệt cơ thể: Nước ép măng cụt thêm một ít nước cốt chanh, đường và đá sẽ là thức uống giải khát tuyệt vời không thể thiếu vào màu hè.
11. Cân bằng axit trong dạ dày: Ăn quả măng cụt, do kháng thể xanthones có trong quả mang cụt sẽ tiêu diệt sự sinh sôi và phát triển của các vi khuẩn trong dạ dày để cân bằng axit trong dạ dày và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
12. Tăng cường khả năng miễn dịch: Trong măng cụt có hàm lượng vitamin C và E phong phú, nên ăn măng cụt sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
13. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Người bị bệnh tiểu đường nên thêm măng cụt vào thực đơn của mình, do khả năng làm thấp và điều hòa lượng đường trong máu của măng cụt.
14. Giảm huyết áp: Nhờ đặc tính chứa nhiều xanthones, măng cụt làm giảm huyết áp rất hiệu quả. Vì vây, loại quả này rất tốt cho những người bị cao huyết áp.
15. Giảm lượng cholesterol: Măng cụt làm giảm tác dụng gây lão hóa cholesterol xấu và ngăn ngừa các mảng bám nguy hiểm trong mạch máu. Bằng cách ăn trực tiếp quả măng cụt cũng có thể giảm lượng cholesterol và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
16. Chữa vết rạn da ở phụ nữ sau sinh: Lấy vỏ măng cụt phơi 2 nắng cho se lại, cho vào bình kín rồi đổ ngập rượu ngâm trong 2 tuần, sau đó lấy xoa lên vùng da bị rạn sẽ đạt hiệu quả nhanh chóng.
Ăn quá nhiều măng cụt có thể gây ra một số phản ứng dị ứng như nổi mẩn đỏ, mề đay, sưng, ngứa ở những người bị nhạy cảm.
Nếu ngày nào cũng ăn măng cụt thì trong vòng 1 năm, cơ thể có thể bị nhiễm axit latic nặng, các triệu chứng nhiễm axit lactic là buồn nôn, cơ thể mệt mỏi. Trong tình trạng nặng hơn có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Vì những triệu chứng trên, không nên quá lạm dụng măng cụt, và cũng không nên ăn quá nhiều.
Hợp chất xanthanoe có thể gây cản trở quá trình đông máu, tương tác vói thuốc làm loãng máu như warfarin. Do vậy, 2 tuần trước khi phẫu thuật không nên ăn măng cụt vì làm chậm đông máu và tăng nguy cơ chảy máu trong hoặc sau khi phẫu thuật.
Chỉ dùng vỏ quả măng cụt khô, không dùng tươi.Khi chế biến măng cụt thành thuốc tránh dùng dụng cụ bằng sắt, mà dùng gỗ hoặc nồi đất.
Do măng cụt có tính hàn nên tránh ăn kèm những loại trái cây như dưa hấu, đậu tương, bai rượu,..
Trong trường hợp quá liều lượng có thể uống trà gừng nấu đường đỏ để giải độc.
Một số bài thuốc từ măng cụt trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên nhận được tư vấn và hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng.
Cây Cải Xoăn Loại Rau Có 16 Công Dụng Tốt Cho Sức Khỏe
Cải xoăn hẳn là cái tên không mấy quen thuộc cho đến những năm gần đây lại được các bà nội trợ cố gắng tìm mua. Cây có nguồn gốc từ Mỹ và được nhập trồng tại nước ta vào năm 2015, là một loại rau có giá trị dinh dưỡng dồi dào tốt cho sức khỏe. Không những vậy mà còn là một thảo dược quý được dùng để chữa bệnh. Hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại rau này qua bài viết này.
Có tên là Kale, thuộc loài Cải bắp dại (Acephala group), họ Cải (Barissicaea). Nó là loài có họ hàng gần gũi với cây cải bắp.
Cải xoăn không chỉ là một loại rau trong thực phẩm mà còn là một cây thuốc quý. Nó thuộc thân thảo, sống lâu năm. Thân cao 1-1,5m, nhẵn, có màu tía, không phân nhánh. Lá có màu xanh hoặc tím, trong đó lá giữa không tạo thành đầu. Lá xoăn tít, cuống lá dài, có màu theo màu lá. Gân lá phân thành hình xương cá, theo gân chính ở giữa.
Phân bố và thu hái cải xoăn
Cải xoăn có nguồn gốc từ các nước ôn đới. Tại Việt nam, giống cải xoăn được trồng phổ biến nhất là cải xoăn Kale, được nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam từ năm 2015. Rau được nhiều ở Đà Lạt.
Sau khi gieo trồng khoảng 70-90 ngày là có thể thu hoạch để làm thực phẩm. Rau được cắt lấy lá từ ngoài vào trong, sau đó giữ lại cây để cây ra lá tiếp.
Thành phần hóa học của cải xoăn
Theo nghiên cứu, trong 1 chén rau cải xoăn có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Đó là vitamin A 206% RDA, vitamin K 684% RDA, vitamin C 134% RDA, vitamin B6 9% RDA, mangan 26% RDA, magie 6% RDA, đồng 10% RDA và hơn 3% RDA gồm: vitamin B1, B2, B3, sắt và photpho.
Có chứa 33 calo, 6g cacbohydrate và 3g protein. Hàm lượng chất béo thấp, phần lớn là các axit béo omega 3 hay còn gọi là alpha linolenic. Ngoài ra còn có các chất chống oxy hóa cao như vitamin C, beta-carotene, flavonoid và polyphenol.
1. Làm giảm cholesterol
Trong cải xoăn có chứa axit bile sequestrants có khả năng làm giảm tổng lượng cholesterol ttrong cơ thể.
2. Chống ung thư
Cải xoăn đã được chứng minh có chứa các hợp chất có tác dụng bảo vệ tế bào chống lại bệnh ung thư. Trong đó bao gồm indole-3-carbinol và sulforaphane, là những chất có khả năng ngăn chặn sự hình thành ung thư ở cấp độ phân tử, phòng chống các bệnh ung thư.
3. Chứa hàm lượng vitamin K dồi dào
Là chất dinh dưỡng giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch, chống đông máu và giúp xương chắc khỏe. Một chén cải xoăn thô có chứa lượng vitamin K cao gấp 7 lần lượng vitamin K được khuyến cáo nạp vào trong một ngày.
4. Chống oxy hóa
Với hàm lượng vitamin C cao, beta-caorotene dồi dào, được chuyển hóa thành vitamin A khi vào cơ thể, giúp cơ thể chống lại những tổn thương oxy hóa bởi các gốc tự do trong cơ thể.
5. Giảm cân
Cải xoăn có rất ít calo nhưng có hàm lượng nước cao, chứa một lượng nhỏ protein với chất xơ sẽ giúp bạn nhanh chóng có cảm giác no và không muốn ăn thêm đồ ăn vặt.
6. Tốt cho xương
Hàm lượng canxi có trong cải xoăn rất cao, một cốc cải xoăn tương đương với lượng canxi từ một cốc sữa, giúp xương chắc khỏe mà ngăn ngừa loãng xương.
7. Tốt cho mắt
Do có chứa hàm lượng cao lutein và beta-carotenene, các chất chống oxi hóa có tự nhiên trong mắt và cần được bổ sung thường xuyên để có đôi mắt khỏe mạnh. Đồng thời, tránh bị đục thủy tinh thể do tia UV gây ra.
8. Tăng cường sức đề kháng
Cải xoan bổ sung một lượng vitamin dồi dào và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vitamin C có trong rau còn nhiều hơn các loại trái cây cam, quýt, bưởi, rất tốt cho hệ miễn dịch và tác động đến quá trình chất trao đổi chất trong cơ thể.
9. Làm đẹp da và tóc
Lượng vitamin C cao giúp sản sinh collagen và chống lão hóa cho da. Các axit béo omega 3 nuôi dưỡng mái tóc, giúp tóc khỏe. Để giúp da và tóc đẹp các bạn nên thường xuyên ăn rau cải xanh. Các bạn có thể dùng rau cải xoăn để ăn kèm với các món ăn như thịt, lạp xưởng, trứng,…
Mặt nạ trị mụn, sáng da: Lấy 1 chén cải xoăn rửa sạch, cắt nhỏ cho vào máy xay sinh tố, thêm nước và xay nhuyễn,, sau đó lọc lấy nước. Trộn thêm 2 thìa mật ong vào quấy đều, đắp hỗn hợp lên trên mặt và để 10 phút cho đến khi khô. Rửa sạch mặt với nước ấm, thực hiện mỗi tuần 2 lần.
10. Tốt cho phụ nữ mang thai
Vitamin K giúp da tăng lưu lượng máu đến vùng tử cung. Đồng thời, polat và sắt trong cải xoăn giúp em bé phát triển khỏe mạnh và không có bất kì khuyết tật bẩm sinh nào.
11. Tăng cường chức năng và hoạt động não
Cải xoăn chứa nhiều flavonoid, sắt và chất béo omega 3. Nó vừa có tác dụng giảm nguy cơ đột quỵ vừa cải thiện trí nhớ và tốt cho não.
12. Ngăn ngừa thiếu máu
Do có chứa lượng sắt cao mà rau cải xoăn giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Hấp
Rửa sạch lá, cắt lá, cắt khúc vừa ăn. Để 5 phút sau mới hấp, hấp trong khoảng 4-5 phút là chín.
Xào
Có thể cho xào cùng với các loại rau cải khác. Không xào quá chín để đảm bảo dinh dưỡng không bị mất.
Trộn salad
Có thể trộn chung với các loại rau hoặc xà lách.
Làm nước uống
Dùng lá cải xoăn xay chung với táo xanh hoặc bông cải xanh, lọc lấy nước uống, tốt cho người bị huyết áp cao và chống táo bón hoặc xay chung với cà rốt, táo đỏ, củ dền, cà chua, dâu tây…giúp bổ máu, sáng mắt, nhuận tràng.
Những người đang dùng thuốc Beta-blockers điều trị bệnh tim nên lưu ý khi bổ sung cải xoăn do hàm lượng kali cao sẽ làm nồng độ kali trong máu.
Những người thận yếu không nên ăn rau cải xoăn do thận không có khả năng đào thải kali dư thừa từ máu, còn có thể gây tử vong.
Khi đang dùng thuốc kháng đông cũng không nên ăn vì nó có thể can thiệp vào hoạt động của các chất làm loãng máu.
Đối với những trường hợp như vậy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về thực phẩm cần tránh khi dùng thuốc.
Trái Cây Và Rau Củ Tươi So Với Đông Lạnh – Loại Nào Tốt Cho Sức Khỏe Hơn?
Rau củ và trái cây tươi là những loại thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe mà chúng ta nên ăn.
Chúng chứa đầy vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa – tất cả các yếu tố này đều giúp cải thiện sức khỏe.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây còn có thể giúp chống lại bệnh tim (1).
Các sản phẩm tươi sạch không phải bao giờ cũng có sẵn, và các loại đông lạnh dường như là sự thay thế thuận tiện hơn.
Tuy nhiên, về giá trị dinh dưỡng của chúng có thể sẽ khác biệt.
Bài viết này nhằm so sánh giá trị dinh dưỡng của rau quả tươi và rau quả đông lạnh
Thu hoạch, chế biến và vận chuyển
Hầu hết các loại rau quả mà chúng ta mua đều được thu hoạch bằng tay, một số ít được thu hoạch bằng máy.
Tuy nhiên, nhưng công đoạn diễn ra sau đó có sự khác biệt giữa sản phẩm tươi và đông lạnh.
Trái cây và rau tươi
Hầu hết các loại trái cây và rau quả đều được thu hoạch trước khi chín tới. Việc này cho phép chúng có thời gian chín trong quá trình vận chuyển.
Việc này cũng làm cho chúng có ít thời gian hơn để phát triển đủ các vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa tự nhiên.
Ở Mỹ, trái cây và rau quả có thể được thu hoạch và để lưu trữ ở đâu đó khoảng từ 3 ngày tới vài tuần trước khi chúng đến được trung tâm phân phối.
Tuy nhiên USDA tuyên bố rằng một số sản phẩm, như táo và lê, có thể được lưu giữ trong vòng 12 tháng dưới điều kiện được kiểm soát trước khi bán ra thị trường.
Trong quá trình vận chuyển, các sản phẩm tươi sạch thường được cất trữ trong điều kiện ướp lạnh và được kiểm soát, xử lý bằng hóa chất để tránh bị hư hỏng.
Khi đến được siêu thị, rau quả có thể mất thêm từ 1-3 ngày để trưng bày. Sau đó chúng sẽ được giữ trong nhà khoảng 7 ngày trước khi ăn.
Tổng kết: Rau quả tươi thường được thu hoạch trước khi chúng chín hoàn toàn. Quá trình vận chuyển và lưu trữ có thể mất từ 3 ngày tới 12 tháng đối với một số loại sản phẩm.
Rau quả đông lạnh
Trái cây và rau quả dùng để giữ đông lạnh thường được chọn khi đạt độ chín muồi, khi chúng có nhiều chất dinh dưỡng nhất.
Sau khi thu hoạch, rau thường được rửa sạch, sơ chế, cắt, đông lạnh và đóng gói trong vòng vài giờ.
Trái cây thì không được chần qua, vì điều này có thể làm ảnh hưởng tới kết cấu của chúng.
Thay vì thế, chúng có thể được xử lí với axit ascorbic (1 dạng vitamin C) hoặc thêm đường vào để tránh bị hỏng.
Thông thường thì không có hóa chất nào được thêm vào trước khi trữ đông.
Tổng kết: Rau quả đông lạnh thường được thu hoạch khi chín muồi. Chúng thường được rửa sạch, chần qua, đông lạnh và đóng gói trong vòng vài giờ sau khi thu hoạch.
Một số vitamin bị mất đi trong quá trình chế biến sản phẩm đông lạnh
Nói chung, đông lạnh giúp duy trì hàm lượng chất dinh dưỡng trong trái cây và rau quả.
Tuy nhiên, một số chất dinh dưỡng bị phân hủy khi các sản phẩm đông lạnh được lưu trữ lâu hơn một năm (2).
Một số chất dinh dưỡng cũng bị mất đi trong quá trình chần. Trên thực tế, sự mất chất dinh dưỡng xảy ra nhiều nhất ở công đoạn này.
Quá trình chần qua thực phẩm diễn ra trước khi đông lạnh, là việc để sản phẩm vào nước sôi trong một khoảng thời gian ngắn – thường là vài phút.
Làm vậy để tiêu diệt vi khuẩn có hại và ngăn ngừa việc mất hương vị, màu sắc và kết cấu. Tuy nhiên nó cũng dẫn đến việc mất các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, như vitamin B và vitamin C.
Tuy nhiên, điều này không áp dụng cho trái cây đông lạnh, vì chúng không được chần.
Mức độ chất dinh dưỡng bị mất đi khác nhau, phụ thuộc vào loại rau và thời gian chần. Thông thường, dao động khoảng từ 10-80%, trung bình khoảng 50% (3, 4).
Một nghiên cứu cho thấy chần làm giảm hoạt động của các chất chống oxy hóa tan trong nước ở đậu Hà Lan khoảng 30%, ở rau chân vịt khoảng 50%. Tuy nhiên, các mức này không thay đổi trong quá trình bảo quản ở nhiệt độ −4°F hay −20°C (5).
Có thể nói rằng, một số nghiên cứu cũng cho thấy các sản phẩm đông lạnh có thể duy trì mức chống oxy hóa của mình dù bị mất đi các vitamin tan trong nước (6, 7).
Tổng kết: Kết quả của việc chần qua thực phẩm dẫn đến mất một số chất chống oxy hóa, vitamin B và vitamin C. Tuy nhiên, mức dinh dưỡng vẫn ổn định sau khi đông lạnh thực phẩm.
Chất dinh dưỡng trong các loại rau quả tươi và đông lạnh đều giảm đi trong quá trình lưu trữ
Ngay sau khi thu hoạch, trái cây và rau bắt đầu bị mất độ ẩm, có nguy cơ bị hư hỏng và mất chất dinh dưỡng.
Một nghiên cứu cho thấy sự suy giảm chất dinh dưỡng sau 3 ngày thực phẩm được đông lạnh, khi các giá trị giảm xuống dưới mức các loại đông lạnh. Điều này khá phổ biến ở một vài loại trái cây mềm (8).
Vitamin C ở rau xanh bắt đầu bị giảm ngay lập tức sau khi thu hoạch và tiếp tục giảm trong suốt quá trình lưu trữ (2, 5, 9).
Ví dụ, đậu xanh đã được chứng minh là mất tới 51% lượng vitamin C trong vòng từ 24-48 tiếng đầu tiên sau khi thu hoạch (9).
Trong các loại rau được giữ và ướp lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng, hoạt tính chống oxy hóa bị giảm đi (5).
Tuy nhiên, dù vitamin C có thể dễ dàng bị mất đi trong quá trình lưu trữ nhưng các chất chống oxy hóa như carotenoid và phenolic lại có thể tăng lên.
Điều này có thể xảy ra vì một số loại hoa quả lại tiếp tục chín (8, 10).
Tổng kết: Một số loại vitamin và chất chống oxy hóa bắt đầu giảm đi ngay lập tức sau khi thu hoạch. Vì vậy, tốt nhất là nên ăn trái cây tươi và rau xanh càng sớm càng tốt.
Đồ tươi và đồ đông lạnh: Loại nào nhiều dinh dưỡng hơn?
Kết quả từ việc so sánh hàm lượng dinh dưỡng của các sản phẩm tươi và đông lạnh hơi khác nhau một chút.
Điều này là do một vài nghiên cứu dùng những sản phẩm tươi vừa mới được thu hoạch, loại bỏ những ảnh hưởng của thời gian lưu kho và vận chuyển, trong khi một số khác lại sử dụng những sản phẩm từ siêu thị.
Ngoài ra, sự khác biệt trong phương pháp chế biến và đo lường cũng có thể ảnh hưởng tới kết quả.
Tuy nhiên, nói chung bằng chứng cho thấy việc đông lạnh có thể duy trì được giá trị dinh dưỡng và hàm lượng dinh dưỡng của các sản phẩm tươi và đông lạnh là tương đồng (2, 7, 11).
Khi các nghiên cứu đưa ra các báo cáo về việc chất dinh dưỡng giảm đi ở một số sản phẩm đông lạnh, con số này thường nhỏ (3, 8, 12).
Hơn nữa, hàm lượng vitamin A, carotenoid, vitamin E, khoáng chất và chất xơ trong các sản phẩm tươi và đông lạnh là giống nhau. Chúng không bị ảnh hưởng bởi việc chần qua (11).
Các nghiên cứu so sánh sản phẩm trong siêu thị với sản phẩm đông lạnh – như đậu Hà Lan, đậu xanh, cà rốt, rau chân vịt và bông cải xanh – cho thấy hoạt động chống oxy hóa và hàm lượng dưỡng chất tương đương nhau (5, 13).
Tổng kết: Sản phẩm đông lạnh có hàm lượng dinh dưỡng tương tự như sản phẩm tươi sạch. Khi lượng dinh dưỡng bị giảm đi theo các báo cáo ở thực phẩm đông lạnh, con số này thường rất nhỏ
Các sản phẩm đông lạnh có thể chứa nhiều vitamin C hơn
Sản phẩm đông lạnh có thể chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn.
Điều này thường thấy trong các nghiên cứu so sánh sản phẩm đông lạnh với một vài loại sản phẩm tươi nhưng đã được lưu trữ khoảng vài ngày tại nhà.
Ví dụ, đậu Hà Lan hoặc rau chân vịt đông lạnh có thể có nhiều vitamin C hơn đậu Hà Lan mua tại siêu thị hoặc rau chân vịt đã được để ở nhà vài ngày (13).
Đối với một số loại trái cây, làm lạnh khô làm cho hàm lượng vitamin C cao hơn khi so sánh một vài loại hoa quả tươi khác (14).
Thêm vào đó, một nghiên cứu cho thấy quy trình đông lạnh sản phẩm tươi có thể làm tăng lượng chất xơ bằng cách làm cho nó dễ hòa tan hơn (3).
Tổng kết: Trái cây và rau quả đông lạnh có thể có hàm lượng vitamin C cao hơn các sản phẩm đã được bảo quản ở nhà trong vài ngày.
Thông điệp chính
Trái cây và rau tươi được lấy thẳng từ trang trại hoặc vườn nhà là có chất lượng cao nhất.
Tuy nhiên, nếu bạn mua sắm ở siêu thị thì sản phẩm đông lạnh cũng có giá trị tương đương, hoặc trong một số trường hợp, có thể có hàm lượng chất dinh dưỡng nhiều hơn đồ tươi.
Cuối cùng, rau quả đông lạnh rất tiện lợi, tiết kiệm chi phí so với các loại đồ tươi.
Cách tốt nhất là chọn cách kết hợp giữa đồ tươi và đồ đông lạnh để đảm bảo rằng bạn có được hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất cho sản phẩm.
Cây Sả Và 18 Công Dụng Không Ngờ Tốt Cho Sức Khỏe
Cây sả là gì
Còn có tên gọi khác là sả chanh, hương mao, có sả,… Tên khoa học là Cymbopogon citratus (DC) stapf, thuộc họ Lúa (Poaceae). Còn một loại nữa là sả Java tên gọi khác là sả đỏ, sả xòe, tên khoa học là Cymbopogon winterianus.
Sả chanh là dạng cây bụi sống lâu năm, thân cao 1-1,5m, thân rễ trắng xanh hoặc hơi tía. Phiến lá dài khoảng 1m, hẹp, các bẹ lá cuốn chặt vào nhau, mép lá sờ vào hơi nhám, khi vò có mùi thơm dễ chịu. Bẹ lá không có lông, có sọc dọc. Hoa mọc thành cụm gồm nhiều hoa nhỏ không có cuống.
Sả Java cũng mọc dạng bụi, cao 2m nhưng thân gốc có màu hồng hoặc đỏ tím. Rễ cây phát triển khỏe, ăn sâu vào lòng đất 20-25cm. Lá thuôn dài có mép lá nhám, màu xanh, khi trưởng thành rũ xuống 2/3 phiến lá, các bẹ lá quấn chặt lấy nhau bao bọc lấy cây. Hoa mọc thành chùm thẳng đứng.
Phân bố và thu hái sả
Sả chanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và được trồng nhiều ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh miền Bắc nước ta. Sả Java có từ đảo Java ở Indonexia, ngày nay trồng nhiều ở Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Madagascar,…
Hái lá tươi để làm nguyên liệu chính cất tinh dầu. Thân sả thu hái quanh năm, dùng tươi.
Thành phần hóa học của sả
Sả được trồng chủ yếu để lấy tinh dầu có thành phần là geraniol, citronella và citronellol và citra chiếm 65-85%.
Trong đông y, sả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa, thông khí, sát trùng và tiêu đờm.
Cây sả có tác dụng gì
1. Trị ho
Lấy rễ sả 250g, tô tử 250g, sinh khương 250g và trần bì 250g. Tất cả đem giã nát, rồi ngâm với rượu 40 độ để được 200ml. Lấy bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô đủ 500g, mạch môn bỏ lõi 300g, tang bạch bì 200g sao mật. Tất cả đun với nước để được 300ml cao lỏng. Trộn đều cao lỏng và rượu với nhau, mỗi lần uống 10ml, ngày 2-3 lần.
2. Giảm cân
Sả đập dập, chanh tươi thái lát, cho vào nồi đun sôi. Sau đó lọc lấy nước, để nguội bớt rồi pha vào một chút mật ong. Bạn nên uống vào buổi sáng sớm. Sả có tác dụng đốt cháy mỡ thừa và thúc đẩy quá trình trao đổi chất nên sẽ hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
3. Giải cảm
Cho lá sả, lá kinh giới, lá tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, ngải cứu. Ngoài ra có thêm lá tre đun sôi nước rồi trùm chăn kín để xông. Hoặc có thể dùng lá sả, lá tre, lá bưởi, lá ổi, lá tía tô nấu nước, lấy riêng một cốc, nước còn lại dùng để xông, xông xong thì uống cốc nước rồi đắp chăn nằm nghỉ.
4. Giải rượu
Dùng một vài củ sả rửa sạch, giã nát cùng với ít nước lọc, gạn lấy 1 cốc nhỏ. Sau khi xong thì cho người đang say uống. Người đó sẽ nhanh chóng tỉnh và giảm đau đầu hiệu quả.
5. Chữa ho do cảm cúm, cảm lạnh
Lấy 40g củ sả, 30g củ gừng, rửa sạch, giã nát nấu với 650ml nước trong 10 phút. Sau đó lọc lấy nước rồi thêm đường vào nấu thành cao. Khi sử dụng, mỗi lần lấy 1 thìa ngậm và nuốt dần.
6. Trị cảm sốt, không ra mồ hôi do phong hàn
Cho lá chanh, lá sả, lá bưởi, húng chanh, hương nhu, ngải cứu, bạc hà, kinh giới, mỗi loại 4-6g. Sau đó đun nước sôi, rồi xông cho ra mồ hôi.
7. Giải nhiệt, lợi tiểu, tiêu thực
Lấy 30g lá sả tươi rửa sạch, nấu với 1 lít nước trong 5 phút, để nguội và uống.
8. Chữa nhức đầu
Cho lá sả, tía tô, kinh giới, ngải cứu và củ tỏi đập dập rồi nấu nước xông.
9. Khử hôi miệng
Lấy củ sả non rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, tán bột. Mỗi lần dùng 10g ngâm với nước nóng rồi lấy nước để súc miệng.
10. Làm đẹp da
Cho sả đập dập, vài lát chanh, lá tía tô hoặc kinh giới cùng một chút muối vào đun sôi rồi cho ra bát, đưa mặt về hướng hơi bay ra để xông, sau đó rửa lại mặt bằng nước lạnh.
11. Chữa rối loạn tiêu hóa
Cho 30-50g sả tươi đun sôi lấy nước, pha thêm đường, uống khi còn nóng, ngày 2-3 lần.
12. Trị chứng đầy bụng
Lấy 10g mỗi thứ gồm lá sả, vỏ bưởi, mộc thông, trạch tả, cỏ bấc, hồi hương cùng 5g quế, 2g bồ hóng, 2g diêm tiêu, 0,05g xạ hương, đem sắc cách thủy với 200ml nước trong 15-20 phút, chia uống 2 lần sau bữa ăn trong ngày. Liệu trình 2 ngày.
13. Chữa phù nề chân, đái rắt
Dùng lá sả 100g, rễ cỏ xước 50g, bông mã đề 50g, rễ cỏ tranh 50g, rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô. Cho vào ấm đun sôi với 400ml nước cho đến khi còn 100ml, uống 2 lần trong ngày. Liệu trình 3-4 ngày.
14. Trị gàu
Lấy 30g mỗi vị gồm lá sả, lá bưởi, lá hương nhu rửa sạch, đun nước, để nguội rồi dùng nước gội đầu, gội 1 tuần 2 lần, vừa sạch gàu vừa làm mềm và thơm tóc.
15. Chữa tiêu chảy do lạnh bụng
Bài thuốc 1: Dùng 10g rễ sả, 8g củ gấu, 8g vỏ rụt, 6g trần bì, 6g hậu phác, tất cả đem sắc với 3 bát nước cho đến khi còn 1 bát, uống vào buổi sáng khi thuốc còn ấm, dùng liền trong 2 ngày.
Bài thuốc 2: Cho 10g rễ sả, 8g búp ổi, 8g củ riềng già, thái nhỏ, sao sơ qua rồi cho vào đun sôi với 200ml nước, cho đến khi còn 50ml, uống sau khi ăn.
16. Giảm đau
Lấy một lượng tinh dầu xả trộn với gấp đôi dầu dừa rồi massage lên vùng đau như đau khớp, đau cơ,… sẽ nhanh chóng giảm đau.
17. Giảm huyết áp
Khi huyết áp tăng có thể uống một cốc nước sả hoặc một cốc nước trái cây thêm sả sẽ nhanh chóng hạ huyết áp.
18. Ngăn ngừa ung thư
Bổ sung sả vào các món ăn hàng ngày hoặc giã nát lấy nước uống.
Lưu ý khi dùng sả
Sả có tính ấm nên chỉ dùng để trị các chứng bệnh do hư hàn.
Tính ấm và tác dụng làm ra mồ hôi của sả sẽ lam hao khí và tâm dịch nên các trường hợp cơ thể hư nhược và các chứng bệnh do nhiệt gây ra không nên dùng sả.
Không nên sử dụng tinh dầu nguyên chất trực tiếp.
Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng.
Bạn đang xem bài viết Măng Cụt Loại Trái Cây Với 16 Công Dụng Tốt Cho Sức Khỏe trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!