Xem Nhiều 3/2023 #️ Lịch Sử Ra Đời Và Ý Nghĩa Của Ngày Thầy Thuốc Việt Nam # Top 5 Trend | Drosetourmanila.com

Xem Nhiều 3/2023 # Lịch Sử Ra Đời Và Ý Nghĩa Của Ngày Thầy Thuốc Việt Nam # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Lịch Sử Ra Đời Và Ý Nghĩa Của Ngày Thầy Thuốc Việt Nam mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức hội nghị cán bộ y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều

:

– ‘Trước hết là phải thật thà đoàn kết – Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì vượt được mọi khó khăn, giành được nhiều thành tích.

Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các bộ trưởng, thứ trưởng, bác sỹ, dược sỹ cho đến các anh chị em giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân.

– Thương yêu người bệnh – Người bệnh phó thác tính mạng của họ nơi các cô các chú. Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang.

Vì vậy , cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn.’ Lương y phải như từ mẫu’, câu nói ấy rất đúng.

– Xây dựng một nền y học của ta – Trong những năm nước ta bị nô lệ thì y học cũng như các ngành khác đều bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp vơí nhu cầu của nhân dân ta. Y học cần phải dựa trên nguyên tắc: khoa học dân tộc và đại chúng.

Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quí báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cưú và phối hợp thuốc ‘ Đông’ và thuốc ‘ Tây’.

Do đó ý nghĩa sâu sắc của bức thư này, từ năm 1955, ngày 27 tháng 2 được chọn là Ngày thầy thuốc Việt Nam.

Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chǎm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: ‘Lương y phải như từ mẫu’. Phải thật thà đoàn kết, khắc phục khó khǎn, học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn tâm toàn ý xây dựng nền Y học Việt Nam. Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận.

1. Chǎm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khǎn gian khổ vì sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.

3. Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thǎm khám, chǎm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử với người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

4. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chǎm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.

5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy người bệnh.

6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.

7. Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh.

8. Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chǎm sóc và giữ gìn sức khỏe.

9. Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.

10. Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.

11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước

12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch

                                              

Sưu tầm

Lịch Sử Ra Đời Và Ý Nghĩa Của Ngày Thầy Thuốc Việt Nam 27/2

1. Lịch sử ra đời của ngày Thầy thuốc Việt Nam

Cách đây đúng 65 năm, vào ngày 27/2/1955, trong thư gửi Hội nghị cán bộ ngành y tế, chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã gửi tới những lời răn dạy tâm huyết, quý báu. Ba điều quan trọng mà Bác Hồ căn dặn trong bức thư gửi các cán bộ y tế bao gồm:

+ Trước hết là phải thật thà đoàn kết: Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì sẽ vượt được mọi khó khăn, giành được nhiều thành tích.

+ Thương yêu người bệnh: Người bệnh phó thác tính mạng của họ nơi các cô các chú. Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang.

Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, phải coi những đau đớn của bệnh nhân cũng như đau đớn của bản thân, thực hiện đúng tinh thần câu nói “Lương y như từ mẫu”.

+ Xây dựng một nền y học của ta: Trong những năm nước ta bị nô lệ thì y học cũng như các ngành khác bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Y học cần phải dựa trên nguyên tắc: khoa học dân tộc và đại chúng.

Vì những ý nghĩa sâu sắc trong bức thư này, từ năm 1955, Đảng và nhà nước ta đã quyết định lấy ngày 27/2 là ngày tôn vinh các y bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, được gọi là “Ngày Thầy thuốc Việt Nam”.

Ghi nhớ và biết ơn lời dạy ấy của Người, ngành Y tế Việt Nam từng bước phát triển, sáng tạo và hiện đại, dần đáp ứng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Bởi đó mà ngày 27/2 hàng năm không chỉ là ngày cả nước tôn vinh, biết ơn những người thầy thuốc, mà đó còn là ngày để cả nước nhớ về Bác để bày tỏ lòng biết ơn với lời dạy ý nghĩa và tấm lòng luôn yêu thương dân, yêu đất nước của vị lãnh tụ kính mến của cả dân tộc.

2. Ý nghĩa của ngày Thầy thuốc Việt Nam.

Hiểu được nguồn gốc của ngày Thầy thuốc như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của ngày kỉ niệm cao quý này.

Y đức là phẩm chất cao đẹp mà những người làm công tác y tế cần có, như lời Bác Hồ đã từng dạy “Lương y phải như từ mẫu”. Mỗi một người làm công tác y tế cần phải thể hiện được tinh thần trách nhiệm cao, tận tình phục vụ và chăm sóc, thương yêu người bệnh như người thân của mình.

Một người thầy thuốc giỏi không phải chỉ là giỏi về chuyên môn mà còn cần giỏi cả về tâm lý tiếp xúc, chẩn đoán không chỉ cần đúng bệnh tật mà còn cần chẩn đoán đúng tâm lý, nhu cầu của bệnh nhân tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, môi trường sống của họ. Hơn nữa, người thầy thuốc luôn phải có cái tâm trong sáng, không được phụ lương tâm mình, không được phụ lòng dân.

Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, đã có rất nhiều các cán bộ y tế dũng cảm, đi qua mọi nẻo đường của chiến tranh để cứu chữa, chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và nhân dân.

Cũng không ít các y bác sĩ đã hy sinh thân mình để góp sức vào chiến thắng vang dội của dân tộc như người nữ anh hùng, Liệt sỹ – Bác sỹ Đặng Thùy Trâm. Câu chuyện của cô vẫn còn vang mãi trong ký ức những người con Việt Nam đã từng đi qua chiến tranh và cả những thế hệ trẻ chưa từng nếm mùi chiến tranh đau thương.

Chính vì thế, ngày 27/2 hàng năm không chỉ là cơ hội để Đảng, nhà nước và toàn thể người dân tôn vinh những công lao, sự hi sinh, những đóng góp to lớn của những y bác sĩ và những người làm trong ngành y trong công cuộc mang lại sự sống, niềm vui, sức khỏe cho bao bệnh nhân và gia đình, mà còn như một cơ hội để những người làm trong ngành y tế nhìn nhận lại về trách nhiệm và sứ mệnh mà mình đã được giao phó để phục vụ nhân dân.

3. Các hoạt động chính thường được tổ chức vào ngày Thầy thuốc Việt Nam

Để tôn vinh công lao của những y, bác sĩ và những người công tác trong ngành y tế, hàng năm cứ đến ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, Sở Y tế các tỉnh thành đều long trọng tổ chức các chương trình kỉ niệm với sự tham gia của chính quyền và đông đảo các y, bác sĩ đã và đang làm việc trong ngành y tế.

Bên cạnh đó, các bệnh viện, cơ sở y tế của các tỉnh thành cũng tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm kỉ niệm ngày đặc biệt dành riêng cho ngành.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ hay các lãnh đạo cấp cao cũng sẽ dành thời gian đến các bệnh viện lớn, các bệnh viện trung ương để chúc mừng, biểu dương các thành tích mà các y, bác sĩ đã đạt được trong thời gian qua, dành những lời động viên tinh thần các y, bác sĩ cố gắng hơn nữa trong công tác bảo vệ sức khỏe và cứu chữa cho người bệnh.

Các bác sĩ trong bệnh viện cũng sẽ dành thời gian đi thăm hỏi sức khỏe và tặng quà cho các bệnh nhân đang điều trị trong bệnh viện.

Ý Nghĩa Lịch Sử Của Ngày Thầy Thuốc Việt Nam 27/2

Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 hàng năm được xem là ngày tôn vinh các Y, Bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành Y tế và Bộ Y tế .

Hòa chung không khí đón mùa xuân mới của dân tộc, Ngành Y tế đang hướng tới ngày lễ kỉ niệm vinh danh những người Y Bác sĩ của sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Trách nhiệm của ngành Y tế

Người dặn rằng nghành Y tế phải thực hiện đoàn kết, bởi đó là cốt lõi sức mạnh để vượt khó khăn và đạt được thành tích. Sự đoàn kết ấy phải được thực hiện ở tất cả mọi thành viên của ngành, không kể bộ trưởng, thứ trưởng, dược sỹ, bác sỹ,… để cùng nhau thực hiện tốt nhất sự nghiệp phục vụ sức khỏe nhân dân.

Điều căn dặn thứ hai Người tha thiết nhấn mạnh trong thư đó là người Thầy thuốc thì phải thương yêu người bệnh, bởi đó là sứ mệnh vô cùng vẻ vang, cao quý được giao phó. Muốn vậy, mọi người cán bộ, nhân viên Y tế phải yêu thương người bệnh, chăm sóc họ như chính đối với người anh em ruột thịt, xem nỗi đau đớn xày ra với họ cũng như xảy đến với mình.

Cuối cùng, Người mong muốn phải xây dựng được nền y học của riêng dân tộc, phù hợp với nhu cầu của nhân dân và để thể hiện vị thế của bản thân trước thế giới. Y học dựa trên nguyên tắc đảm bảo khoa học dân tộc và khoa học đại chúng, nghĩa là vừa có sự kế thừa vừa là mở rộng phạm vi y học trên cơ sở những kinh nghiệm quý báu của cha ông, phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây mà phát triển.

Lời cuối cùng, Bác động viên ngành Y tế cố gắng hoàn thành sứ mệnh, làm thế nào để xứng đáng với nhiệm vụ vẻ vang đã được giao phó.

Tiếp thu lời dạy của Bác, những năm qua, những người Thầy thuốc chân chính đã không ngừng nỗ lực để đóng góp sức mình vào sự phát triển chung của đất nước. Lương y không chỉ giỏi về chuyên môn kỹ thuật mà còn phải giỏi về tâm lý tiếp xúc để chẩn đoán bệnh chính xác, xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, đồng thời họ cũng phải hiểu biết về những nhu cầu cần thiết của bệnh nhân trong từng hoàn cảnh. Trong quá trình điều trị, người lương y cũng không máy móc chỉ dựa vào phác đồ mà linh hoạt tùy thuộc vào tình trạng người bệnh, nghĩa là không chỉ thấy được cái bệnh, cái đau mà còn thấy được nỗi khổ tâm của bệnh nhân, có như vậy mới là người có tấm lòng nhân từ cao cả, mới không hổ thẹn với chính lương tâm của mình.

Muốn đưa đất nước bước ra biển lớn để thực hiện khát vọng hội nhập toàn cầu thì trước hết mỗi người dân phải có đủ sức khỏe. Sức khỏe là của mỗi người, nhưng đồng thời cũng là cái vốn quý giá của mỗi dân tộc, đất nước. Trong những ngày đầu năm mới, ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 cũng đang đến gần, cán bộ, nhân viên ngành Y Dược nói chung, trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chúng tôi nói riêng xin bày tỏ lòng kính trọng, tri ân sâu sắc đến những người “chiến sĩ áo trắng” đã bền bỉ thực hiện chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo vệ tài sản quý báu của dân tộc.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295 Cơ sở Tân Phú: 73 Văn Cao, phường Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú, TPHCM. Tư vấn: 0996.303.303 – 0886.303.303 Cơ sở Quận 9: 288 Đỗ Xuân Hợp, Phước Long A, Quận 9, TPHCM. Tư vấn: 0996.355.355 – 0886.355.355 Cơ sở Quận 2: 232 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, Quận 2, TPHCM. Tư vấn: 0869.156.156 – 0996.156.156 Cơ sở Quận 6: 189 Kinh Dương Vương, phường 12, quận 6, TPHCM. Tư vấn: 0869.189.189 – 0996.189.189

Ý Nghĩa Và Lịch Sử Ra Đời Của Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20

Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 là ngày lễ nhằm tôn vinh giá trị của người Phụ nữ Việt Nam. Nhân dịp sắp đến dịp lễ kỷ niệm ngày 20-10, xin gửi đến các đọc giả một số thông tin về lịch sử ra đời cũng như ý nghĩa của ngày 20-10 để các bạn cùng tìm hiểu.

1. Ý nghĩa ngày ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10

Ngày Phụ nữ Việt Nam là một ngày lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh phụ nữ Việt Nam, được tổ chức vào ngày 20 tháng 10 hàng năm ở Việt Nam. Vào dịp này, phụ nữ Việt Nam, cũng như phụ nữ tại các nơi khác trên thế giới, được nhiều người bày tỏ sự quan tâm và tôn vinh dưới nhiều hình thức nhưng phổ biến nhất vẫn là tặng hoa hồng, thiệp và kèm theo những lời chúc mừng,…

Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 là ngày đầu tiên trong lịch sử nước ta, một đoàn thể quần chúng của phụ nữ được hoạt động hợp pháp và công khai, nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Đây cũng là lần đầu tiên, người phụ nữ Việt Nam được cầm lá phiếu bầu cử, tham gia các công tác chính quyền và xã hội, nắm giữ nhiều trọng trách trong bộ máy Nhà nước và các đoàn thể quần chúng.

Hơn 80 mùa thu qua, tổ chức Phụ nữ Liên hiệp Hội ngày càng lớn mạnh, người phụ nữ Việt Nam yêu nước ngày càng có tri thức, có sức khỏe, càng năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng.

Trải qua nhiều thăng trầm của xã hội, chị em luôn luôn thể hiện vai trò tích cực, đảm đang, với tấm lòng nhân hậu đã đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước.

Ngày 20/10 hàng năm được chọn là Ngày Phụ Nữ Việt Nam, đó là sự ghi nhận của đất nước với những con người được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng: “Cần cù, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang”.

2. Lịch sử ngày 20-10, ngày Phụ nữ Việt Nam

Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có bản sắc phong cách riêng: họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.

Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ Việt Nam là lớp người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nhất nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Ngay từ những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ Việt Nam đã tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, còn có nhiều phụ nữ nổi tiếng tham gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Hoàng Thị Ái, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Minh Khai…

Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ Việt Nam như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ như:

– Năm 1927 nhóm các chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy là ba chị em ở làng Phật Tích (Bắc Ninh) tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, các chị tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng ten và học chữ.

– Nhóm chị Thái Thị Bôi có các chị Lê Trung Lương, Nguyễn Thị Hồng, Huỳnh Thuyên tham gia sinh hoạt ở trường nữ học Đồng Khánh.

– Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An tham gia sinh hoạt hội đỏ của Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập tờ Phụ nữ Giải phóng ở Vinh.

– Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An, Hà Tĩnh có 12.946 chị tham gia phụ nữ giải phóng, cùng nhân dân đấu tranh thành lập chính quyền Xô Viết ở trên 300 xã. Ngày 1/5/1930, đồng chí Nguyễn Thị Thập đã tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh của hơn 4.000 nông dân ở hai huyện Châu Thành, Mỹ Tho, trong đó có hàng ngàn phụ nữ tham gia.

– Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ Việt Nam là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ Việt Nam phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.

Chính vì vậy mà ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ nữ chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử này thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Đảng cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là “Ngày Phụ nữ Việt Nam”.

Vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là “Ngày Phụ nữ Việt Nam”.

Kể từ khi các tổ chức phụ nữ tiền thân ra đời, người phụ nữ Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng phá tan thành trì phong kiến, đánh dấu mốc son lịch sử trong vấn đề bình đẳng giới được xác lập và định chế bằng Hiến pháp và Pháp luật. Tất cả quyền bính trong nước là của nhân dân Việt Nam. Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.

Bác Hồ coi sự nghiệp giải phóng phụ nữ gắn liền với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đến nay phụ nữ đã bình đẳng với nam giới về quyền hạn và nghĩa vụ cả trong gia đình và ngoài xã hội. Có thể nói, những cơ sở pháp lý đó đã thật sự mở ra những cơ hội mới cho phụ nữ Việt Nam trên con đường phát triển. Ðã có hàng trăm công ty, xí nghiệp có uy tín cao trên thị trường trong nước và quốc tế do phụ nữ lãnh đạo. Nhiều chị đã nhận được giải thưởng cao quý của Nhà nước. Lao động nữ trong nhiều ngành đã được công nhận là có chất lượng và kỹ thuật tốt. Phụ nữ tham gia lãnh đạo trong các cơ quan Ðảng , Nhà nước và các đoàn thể xã hội ngày một nhiều.

Trên cơ sở ấy, ý nghĩa của tam tòng trong cuộc sống ngày nay cũng như thân phận người phụ nữ Việt Nam đã hoàn toàn được hoán cải. Cũng là tòng phụ nhưng tòng phụ ngày nay chỉ đơn giản là lễ phép, vâng lời cha mẹ, hiếu thảo với ông bà, kính trên nhường dưới, không còn mang nội dung của thói gia trưởng, với quyền lực tuyệt đối mang tính áp đặt trong gia đình thuộc về người cha.

Ngày nay con cái có quyền tham gia bàn bạc cùng cha mẹ những vấn đề của gia đình. Tòng phụ cũng không còn là ép duyên, bán gả con gái. Hôn nhân ngày nay được xây dựng trên cơ sở tình yêu tự nguyện. Tòng phu ngày nay cũng không nhất thiết người con dâu phải sống chung cùng gia đình nhà mẹ chồng. Vì thế hệ trẻ ngày nay năng động và đầy tính tự lập. Hơn nữa hình mẫu gia đình hạt nhân đang có chiều hướng phát triển mạnh. Mẹ không nhất thiết phải ở với con trai. Tất cả đã được pháp luật, sự tiến bộ của nhận thức quy định và bảo vệ…

Nguồn: Sưu tầm

Bạn đang xem bài viết Lịch Sử Ra Đời Và Ý Nghĩa Của Ngày Thầy Thuốc Việt Nam trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!