Xem Nhiều 6/2023 #️ Dấu Hiệu Babinski Trong Thực Hành Lâm Sàng Thần Kinh Học # Top 10 Trend | Drosetourmanila.com

Xem Nhiều 6/2023 # Dấu Hiệu Babinski Trong Thực Hành Lâm Sàng Thần Kinh Học # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Dấu Hiệu Babinski Trong Thực Hành Lâm Sàng Thần Kinh Học mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đa xơ cứng

Nhồi máu ổ khuyết

U, abscess hay dị dạng thông động tĩnh mạch não

Trước 1 hoặc 2 tuổi, những kích thích gây hại như đau, nóng, .. đối với chân gây ra phản xạ gấp mu chân về phía cẳng chân. Đây là một phản xạ nguyên thủy, biến mất sau 2 tuổi. Sau đó, sự phát triển bình thường của hệ thần kinh TW làm giảm phản xạ gấp này, các ngón chân có xu hướng đi chếch xuống (phản xạ da lòng bàn chân bình thường). Trong đáp ứng Babinski (+), sự suy giảm chức năng neuron vận động đã tác động đến phản xạ thông thường và làm cho phản xạ nguyên thủy trở lại. Trong giai đoạn tối cấp, đáp ứng Babinski có thể chưa xuất hiện, phải mất vài giờ hay vài ngày sau đó.

Dấu Babinski có độ nhạy 45% và độ đặc hiệu 98%.

Nên chú ý các trường hợp Babinski (+) giả sau đây:

Ngón cái cụp xuống trước rồi sau đó mới duỗi ra.

Kích thích quá mạnh làm chân rụt đột ngột nên ngón cái sau đó như duỗi ra.

Trong một số trường hợp viêm tủy xám vùng thắt lưng cùng do chỉ tổn thương nhóm cơ gấp các ngón chân nên khi chúng ta tạo ra sự kích thích thì chỉ còn lại các cơ duỗi hoạt động vì thế ngón cái duỗi ra nhưng khi bảo bệnh nhân gấp ngón chân thì không làm được.

Các loại phản xạ trong y học lâm sàng thần kinh

Phản xạ được định nghĩa đơn giản là sự đáp ứng của hệ thần kinh với kích thích bên ngoài hoặc bên trong qua hệ thần kinh trung ương. Cơ sở của phản xạ là cung phản xạ gồm các nơron cảm giác và nơron vận động. Khi khám thần kinh lâm sàng nội khoa có hai loại phản xạ:

Phản xạ có điều kiện: phản xạ này rất phức tạp, thông qua vỏ não như Pavlov đã từng mô tả.

Phản xạ không điều kiện: phản xạ này thông qua tủy sống gồm phản xạ da niêm mạc và phản xạ gân xương.

Phản xạ kết mạc mắt ( V1, VII)

Phản xạ hầu họng (IX,X)

Phản xạ da bụng (D8-9, D10, D11-12)

Phản xạ da bìu(D12-L2)

Phản xạ da lòng bàn chân và dấu Babinski.

Tư thế: bệnh nhân nằm ngửa, chân hơi doãi ra ngoài.

Địa điểm kích thích: kích thích dọc bờ ngoài bàn chân, vòng xuống phía lòng bàn chân gần nếp gấp các ngón chân.

Phản xạ xuất hiện: bình thường phản xạ sẽ trả lời bằng ngón cái và các ngón khác cụp xuống.

Trường hợp bệnh lý, ngón cái sẽ duỗi ra và các ngón con xoè ra như nan quạt ( dấu Babinski+).

Dấu hiệu Babinski có giá trị tuyệt đối trên lâm sàng, có thể viết theo phương trình sau đây: Babinski (+): có tổn thương thực thể của bó tháp.

Do đó khi khám phản xạ để phát hiện dấu Babinski, cần phải rất thận trọng:

Phải khám đi khám lại nhiều lần, nhất là các trường hợp nghi ngờ.

Đối với người có da bàn chân dày thành chai. Phải ủ ấm và có khi phải ngâm nước nóng bàn chân cho da được mềm và tăng cường độ kích thích.

Phải phân biệt với Babinski giả, thể hiện như sau:

+ Khi kích thích, ngón cái cụp vào rồi mới duỗi ra.

+ Hoặc khi kích thích quá mạnh, bệnh nhân phản ứng đột ngột rụt bàn chân lại (từ là duỗi) ngón cái cũng duỗi theo.

Do đó tính chất quan trọng của dấu Babinski, người ta còn dùng nhiều nghiệm pháp khác nhau, nhưng đều nhằm mục đích phát hiện tổn thương bó tháp, có giá trị triệu chứng như dấu Babinski:

Dấu Oppeheim: vuốt dọc theo xương chày.

Dấu Gordon: bóp mạnh vào cơ cẳng chân sau.

Dấu Schaeffer: bóp mạnh vào gân Achilie.

Các nghiệm pháp trên cấu dương tính (có tổn thương bó tháp) thì ngón cái cũng duỗi ra và các ngón con xoè ra như nan quạt.

Ở chi trên, có một dấu hiệu có ý nghĩa như dấu Babinski: đó là dấu Hoffmann.

Bàn tay bệnh nhân để sấp, cầm đầu ngón tay giữa bật vài cái. Dấu hiệu Hoffmann dương tính (bệnh lý) khi mỗi lần bật như vậy, ngón cái và ngón trỏ người bệnh sẽ có động tác khép lại như gọng kìm.

Phản xạ gân xương chi trên

Phản xạ gân xương chi dưới

Thay đổi bệnh lý của phản xạ gân xương

Tăng phản xạ: Tăng phản xạ là giật đoạn chi mạnh, đột ngột, biên độ rộng.

Phản xạ lan truyền: Gõ ngoài vùng gây phản xạ vẫn gây phản xạ.

Phản xạ đa động: Gõ một lần giật 3-4 lần.

Rung giật bàn chân và xương bánh chè.

Các bạn y sĩ đa khoa khi học lâm sàng thì khám phản xạ là bước căn bản trong thực hành lâm sàng chuyên khoa thần kinh đối với mỗi sinh viên. Mỗi phản xạ đều có vai trò nhất định trong việc đánh giá tổn thương ở hệ thống thần kinh. Thăm khám thần kinh không phải là công việc dễ dàng do ở mỗi bệnh nhân khác nhau có các phản xạ ở những mức độ khác nhau, nhiều dấu hiệu dương tính giả khiến người khám đánh giá sai tổn thương, do vậy cần thăm khám cẩn thận và kĩ lưỡng để hạn chế sai sót.

Triệu Chứng Học Lâm Sàng Thần Kinh

Mục đích của việc khám tri giác là để đánh giá xem bệnh nhân tỉnh táo hay hôn mê. Tốt nhất là đánh giá định hướng lực của bệnh nhân, bao gồm:

– Định hướng về bản thân: hỏi tên, tuổi, nghề nghiệp, q uê quán…

– Định hướng về không gian: hỏi nơi bệnh nhân đang nằm.

– Định hướng về thời gian: hỏi thời gian trong ngày, hỏi ngày tháng.

Cẩn hỏi xem bệnh nhân có dùng thuốc ngủ không vì nếu có sẽ làm sai lệch đánh giá. Cẩn đánh giá xem bệnh nhân có tiếp xúc được và hợp tác với người khám hay không. Để đơn giản việc đánh giá, người ta thường áp dụng thang điểm Glasgow khi đánh giá tri giác của bệnh nhân. Điểm Glasgow càng thấp, tri giác bệnh nhân càng xấu.

2.1.1. Độ mềm chắc của cơ:

Nắn bóp bắp cơ của bệnh nhân xem có rắn chắc hay nhão. Trương lực cơ giảm khi độ chắc của cơ giảm.

2.1.2. Độ ve vẩy:

Hai bàn tay người khám nắm 2 đùi bệnh nhân trong tư thế nằm, lắc

qua lắc lại với một cường độ giống nhau cả 2 bên. Ở chi trên cũng vậy, cầm cẳng tay bệnh nhân lắc qua lắc lại theo chiều gấp duỗi. Trươnglực cơ giảm khi độ ve vẩy tăng,

trương lực cơ tăng khi độ ve vẩy giảm.

2.1.3. Độ gấp duỗi:

Người khám gấp duỗi cổ tay, cẳng tay, cổ chân, cẳng chân bệnh nhân. Trương lực cơ tăng khi độ gấp duỗi bị giới hạn.

– Khám cơ lực ngọn chi và gốc chi, so sánh cơ lực củacác cơ tươngứng2 bên,so

sánh cơ lực của các cơ đồng vận và cơ đối vận.

– Đánh giá cơ lực bằng cách tạo ra những lực đối kháng trực tiếp với tính năng tác

dụng của từng nhóm cơ một và bằng cách xem người bệnh có thểthựchiện được

những cử động chống lại ảnh hưởng của trọng lực.

– Một số tình huống khiến kết quả khám cơ lực có thể sai lệch là:

+ Bệnh nhân đang bị đau hoặc sợ đau nên không tạo ra được một cơlực tối đa.

(ví dụ: viêm khớp, viêm cơ,…).

+ Cơ lực có thể giảm ở bệnh nhân Hysteria, bệnh nhân trong trạng thái lo âu và ở người giả đò bệnh.

– Một số nghiệm pháp (NP) được sử dụng khi thăm khám: NP gọng kìm, NP Barré chi trên, NP Barré chi dưới, NP Mingazzini.

2.3.1. Phản xạ gân cơ

*Cách khám: bệnh nhân ở tư thế thoải mái, dùng búa phản xạ gõ chính xác lên gân cơ muốn khám.

*Đánh giá:

Cần so sánh bên phải với bên trái, chi dưới với chi trên để phát hiện sự bất cân xứng về phản xạ, điều này rất có ý nghĩa về lâm sàng.

2.3.2. Phản xạ da

-Phản xạ da bụng: bệnh nhân nằm ngửa, hai chân chống lên giường, kích thích da bụng bằng cách vạch một đường từ ngoài vào trong bằng kim nhọn, đầu tù, phản xạ dương tính khi cơ bụng giật về bên kích thích.

– Phản xạ da bìu: kích thích vùng da mặt trong đùi bằng kim nhọn đầu tù, đáp ứng bằng sự co bìu cùng bên.

– Phản xạ da lòng bàn chân: kích thích da lòng bàn chân bằng kim nhọn đầu tù từ bờ ngoài (phía ngón chân út) gót chân đi lên phía ngón cái, đáp ứng là ngón cái và bốn ngón còn lại gập về phía lòng bàn chân.

2.3.3. Phản xạ bất thường:

– Dấu Babinski: kích thích như tìm phản xạ da lòng bàn chân, đáp ứng là ngón cái duỗi và bốn ngón kia xòe ra.

– Dấu Lê Văn Thành: người khám dùng ngón cái và ngón trỏ của mình bóp ép quá giữa ngón chân thứ tư hoặc ngón chân thứ hai của bệnh nhân, bất chợt thả ngón đó ra, đáp ứng là ngón cái duỗi ngửa, sau đó trở về vị trí cũ.

– Các dấu tương đương Babinski:

+ Dấu Chaddock: vạch phía dưới mắt cá ngoài của bàn chân.

+ Dấu Oppenheim: vuốt mạnh bờ trong xương chày.

+ Dấu Gordon: bóp cơ tam đầu cẳng chân.

+ Dấu Schaefer: bóp gân cơ Achille.

– Dấu Hoffmann: gập rồi duỗi thật nhanh đốt xa ngón tay giữa, đáp ứng là ngón trỏ và ngón cái gập và úp vào nhau như gọng kìm.

– Phản xạ tự động tủy: bẻ gập các ngón chân, châm kim, véo da, bệnh nhân có hiện tượng gập bàn chân, cẳng chân về phía bụng.

3. Khám cảm giác

3.1. Các rối loạn cảm giác chủ quan:

Đau, dị cảm, rối loạn cảm giác bản thể.

– Một số dụng cụ để khám: kim nhon, các ống nghiệm đựng nước nóng, lạnh, compa,…

– Bệnh nhân phải trong tình trạng tỉnh táo, trước khi khám phải giải thích rõ cho bệnh nhân biết những điều cần trả lời và phải hợp tác trong khi khám.

3.2.1. Cảm giác nông:

– Cảm giác sờ.

– Cảm giác đau.

– Cảm giác nhiệt

3.2.2. Cảm giác sâu:

– Cảm giác định vị tư thế.

– Cảm giác dẫn truyền xương.

– Cảm giác khối hình tri giác.

– Cảm giác phân biệt hai điểm.

3.2.3. Các biểu hiện của rối loạn cảm giác khách quan:

– Mất cảm giác.

– Giảm cảm giác.

– Tăng cảm giác.

4.1. Liệt mặt một bên:

– Khi bệnh nhân cười, miệng kéo về bên lành.

– Nếp nhăn mũi – má bên liệt mất.

– Nếp nhăn trán bên liệt mất

– Mắt bên liệt nhắm không kín (dấu hiệu Charles – Bell)

4.2. Liệt mặt cả hai bên:

Các triệu chứng ở cả hai bên, cần phải khám kỹ mới phát hiện được.

4.3. Liệt mặt ngoại biên:

Khi liệt toàn bộ một bên mặt.

4.4. Liệt mặt trung ương:

Khi chỉ liệt từ mi mắt dưới trở xuống.

5.1. Liệt mềm:

Giảm hay mất vận động, giảm hay mất cảm giác, giảm trương lực cơ

5.2. Liệt cứng:

Giảm hay mất vận động, giảm hay mất cảm giác, tăng trương lực cơ.

– Dấu cứng gáy: bệnh nhân nằm ngửa thẳng trên giường, không gối đầu, thầy thuốc một tay nâng gáy của bệnh nhân lên, nếu đầu bệnh nhân di chuyển khó khăn thì gọi là dấu cứng gáy dương tính.

– Dấu Kernig: bệnh nhân nằm ngửa thẳng trên giường, đầu không gối, thầy thuốc một tay giữ gối bệnh nhân thẳng, một tay nâng gót chân bệnh nhân đưa cẳng chân lên phía bụng, nếu đầu và lưng bệnh nhân uốn cong ra phía sau và bệnh nhân cảm thấy đau dọc cột sống lưng thì gọi là dấu Kernig dương tính.

– Dấu Brudzinski: bệnh nhân nằm ngửa thẳng trên giường, đầu không gối, thầy thuốc gập đầu bệnh nhân cho cằm chạm trước ngực, một tay thầy thuốc giữ ở vùng dưới cổ, nếu bệnh nhân cưỡng cổ lại và gập hai đầu gối thì gọi là dấu Brudzinski dương tính.

7.1. Rối loạn dinh dưỡng:

Có thể biểu hiện bằng teo cơ, phù nề, loét vùng tì đè.

7.2. Rối loạn cơ tròn: bí tiểu hoặc tiểu tự động.

Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Thành: Bệnh học thần kinh-NXB Y học 1992

2. A.F. Haerer Dejong’s – The Neurologic Examination-Lippincott-Raven 1992

Khám Phản Xạ Thần Kinh: Dấu Hiệu Triệu Chứng, Chẩn Đoán Điều Trị Thần Kinh

Phản xạ là sự đáp ứng của hệ thần kinh đối với kích thích bên ngoài hoặc bên trong thông qua hệ thần kinh trung ương. Cơ sở của phản xạ là vòng cung phản xạ gồm nơron cảm giác và nơron vận động. Có 2 loại phản xạ:

Phản xạ có điều kiện: phản xạ này rất phức tạp và thông qua võ não như Pavlov đã từng mô tả.

Phản xạ không điều kiện: phản xạ này thông qua tủy sống bao gồm phản xạ gân xương và phản xạ da niêm mạc.

Các loại phản xạ

Phản xạ da và niêm mạc Phản xạ kết mạc mắt ( V1, VII):

Dùng bông gòn vuốt nhọn quẹt vào kết mạc mắt nhưng tránh để bệnh nhân nhìn thấy. Bình thường gây chớp mắt. Nếu chớp mắt nhẹ hay không chớp mắt là giảm hoặc mất phản xạ, thường do u góc cầu tiểu não hay bệnh lý mỏm xương đá.

Phản xạ hầu họng (IX, X):

Dùng đè lưởi kích thích thành sau họng hai bên, bình thường gây buồn nôn. Khi mất phản xạ này một bên là có tổn thương dây IX,X thường do bệnh lý lỗ rách sau, u nền não. Còn mất phản xạ này hai bên có thể do hystérie hoặc tổn thương thật sự cả 2 bên.

Phản xạ da bụng (D8-9, D10, D11-12):

Bệnh nhân nằm ngữa 2 chân chống lên, dùng kim không nhọn vạch từ ngoài vào trong đối xứng 2 bên trên, ngang và dưới rốn. Bình thường kích thích bên nào thì rốn lệch về phía bên đó hoặc thấy cơ bụng bên đó giật. Giảm hoặc mâït phản xạ này gặp trong tổn thương tháp hay tổn thương rễ thần kinh D8-12. Khó đánh giá khi bụng nhẻo, quá mập và bụng báng quá căng lúc đó phản xạ này có thể mất nhưng không có ý nghĩa bệnh lý.

Phản xạ da bìu (D12-L2):

Bệnh nhân nằm ngữa 2 chân chống lên hơi ngữa ra ngoài dùng kim vạch từ dưới lên trên ở 1/3 mặt trên trong của đùi. Bình thường kích thích bên nào thì tinh hoàn bên đó nâng lên. Nếu không nâng lên hay nâng lên yếu là có tổn thương tháp.

Vùng và hướng kích thích khi khám phản xạ da bụng, bìu.

Phản xạ da lòng bàn chân (L5-S2):

Bệnh nhân nằm 2 chân duổi thẳng dùng kim vạch dọc bờ ngoài lòng bàn chân từ gót đến hết nếp gấp lòng bàn chân một cách từ từ. Bình thường tất cả các ngón gấp xuống. Khi kích thích như vậy nếu ngón cái duỗi ra từ từ.

Phản xạ da lòng bàn chân bình thường – Các ngón chân gấp xuống

Dấu hiệu Babinski (+) – Ngón chân cái duỗi ra

Các ngón khác xòe ra như nan quạt đó là dấu Babinski(+) gặp trong tổn thương tháp. Nên chú ý những trường hợp Babinski (+) giả sau đây:

Ngón cái cụp xuống trước rồi mới duỗi ra sau.

Kích thích quá mạnh làm rụt chân đột ngột nên ngón cái như duỗi ra.

Trong một số trường hợp viêm tủy xám vùng thắt lưng cùng chỉ tổn thương nhóm cơ gấp các ngón chân nên khi kích thích thì chỉ còn lại các cơ duỗi hoạt động vì thế ngón cái duỗi ra nhưng khi bảo bệnh nhân gấp ngón chân thì không làm được.

Sau khi Babinski phát hiện dấu duỗi ngón chân cái thì một số tác giả khác kích thích nơi khác nhau ở chân nếu có duỗi ngón chân cái gọi là dấu tương đương (+):

Dấu hiệu Oppenheimn là vuốt dọc xương chày từ trên xuống dưới.

Dấu hiệu Gordon là bóp vào cơ dép.

Dấu hiệu Schaeffer là bóp vào gân gót.

Dấu hiệu Chadock là vạch dưới mắt cá ngoài.

Dấu hiệu Meige là vạch ở gan bàn chân phía trong từ sau ra trước.

Dấu hiệu bật ngược ngón chân giữa lên.

Dấu hiệu Oppenheimn (+).

Phản xạ hậu môn (S4-5):

Bệnh nhân nằm ngữa dơ hai chân lên hay tư thế gối ngực. Kích thích da quanh hậu môn hai bên bình thường gây co rúm hậu môn. Giảm hay mất phản xạ này là do tổn thương tháp hay chóp cùng đuôi ngựa.

Phản xạ gân xương

Dùng búa phản xạ có trọng lượng đã quy định tránh dùng ống nghe hay tay không. Phải gõ đối xứng với cường độ đều nhau (Dùng trọng lượng búa là chính). Không được lên gân.

Phản xạ gân xương chi trên:

Phản xạ mỏm trâm quay (C5,6,7,8): Nằm ngữa, cẳng tay hơi gấp để lên bụng hay ngồi giơ tay ra trước hơi gấp, người thầy thuốc nắm lấy các ngón tay của bệnh nhân nhẹ nhàng rồi dùng búa gõ vào mỏm trâm quay, bình thường gây gấp cẳng tay do co cơ ngữa dài.

Khám phản xạ mỏm trâm quay.

Phản xạ gân cơ nhị đầu (C5,6): Tư thế như khám phản xạ mỏm trâm quay nhưng người thầy thuốc phải đặt ngón tay lên cơ nhị đầu rồi mới gõ lên ngón tay đó, bình thường gây gấp cẳng tay hay có cảm giác giật dưới ngón tay.

Khám phản xạ gân cơ nhị đầu.

Phản xạ gân cơ tam đầu(C6,7): Bệnh nhân nằm ngữa để cẳng tay vuông góc với cánh tay hay ngồi (đứng) giơ cánh tay ra ngang cẳng tay để thỏng rồi dùng búa gõ vào gân cơ tam đầu bình thường gây duổi cẳng tay.

Khám phản xạ gân cơ tam đầu.

Phản xạ gân xương chi dưới:

Phản xạ gân gối (L2-4): Bệnh nhân nằm ngữa luồn tay dưới kheo chân bệnh nhân hơi nâng nhẹ lên hay tốt nhất là ngồi thỏng 2 chân không chạm đất, dùng búa gõ vào gân gối bình thường gây duỗi cẳng chân.

Khám phản xạ gân gối ở tư thế nằm. Khám phản xạ gân gối ở tư thế ngồi.

Phản xạ gân gót (S1): Bệnh nhân nằm ngữa, đặt cẳng chân bên này lên cẳng chân bên kia, thầy thuốc nắm lấy bàn chân đặt lên tạo một góc vuông với cẳng chân hay tốt nhất là quỳ giơ 2 cẳng chân ra khỏi mặt ghế (giường) rồi dùng búa gõ vào gân gót bình thường gây gấp bàn chân.

Khám phản xạ gân gót. Thay đổi bệnh lý của phản xạ gân xương:

Tăng phản xạ: Tăng phản xạ là giật đoạn chi mạnh, đột ngột, biên độ rộng. Có những mức độ tăng hơn như sau:

Phản xạ lan truyền: Gõ ngoài vùng gây phản xạ vẫn gây phản xạ.

Phản xạ đa động:Gõ một lần giật 3-4 lần.

Rung giật bàn chân và xương bánh chè: Bệnh nhân nằm ngữa thầy thuốc nắm lấy bàn chân đẩy lên rồi giữ nguyên tư thế đó hay nắm lấy xương bánh chè đẩy xuống nhanh rồi giữ nguyên tư thế đó. Nếu bàn chân hay xương bánh chè tự đưa lên đưa xuống là (+) và nếu giật chỉ vài cái rồi hết mặc dù còn kích thích là rung giật giả còn rung giật mải cho tới khi nào thầy thuốc thả tay ra mới hết là rung giật thật.

Tăng phản xạ gân xương gặp trong liệt cứng (tổn thương tháp).

Giảm hoặc mất phản xạ gân xương: Giảm là khi cơ giật yếu nên không thấy gấp hay duỗi đoạn chi. Mất phản xạ là khi không thấy cơ giật. Khi thấy phản xạ giảm hoặc mất lúc khám tư thế thông thường thì phải khám tư thế tốt nhất. Nếu không thấy đáp ứng thì phải dùng nghiệm pháp Jendrassick (chỉ cho chi dưới) cụ thể như sau bệnh nhân ở tư thế tốt nhất rồi bảo họ móc hai tay lại và kéo mạnh ra, đồng thời lúc đó thầy thuốc gõ vào gân gối hay gân gót nếu không thấy đáp ứng, như vậy là mất phản xạ gân xương. Lúc đó cần khám phản xạ bản thân cơ để xác định mất phản xạ do cơ hay do thần kinh. Nếu phản xạ bản thân cơ còn là do tổn thương thần kinh, còn nếu phản xạ bản thân cơ mất là do bệnh cơ hay do hạ K+ máu Giảm hay mất phản xạ gân xương là do tổn thương thần kinh ngoại biên hay tổn thương tháp giai đoạn liệt mềm hoặc là do bệnh cơ, do rối loạn một số chất điện giải.

Nghiệm pháp Jendrassick. Phản xạ đảo ngược:

Chi giật ngược lại với đáp ứng thường quy, có giá trị như giảm hay mất phản xạ.

Phản xạ chống đở (phản xạ bo co, phản xạ tự động tủy):

Thường gặp ở chi dưới. Khi kích (véo da, châm kim) ở chân thì bàn chân co vào cẳng chân, cẳng chân co vào đùi và đùi co vào bụng. Gặp trong bệnh lý chèn ép tủy từ từ hay giai đoạn muộn của viêm tủy cắt ngang. Ngoài ra còn có giá trị chẩn đoán vị trí tổn thương nếu kích thích từ dưới lên trên đến chổ nào hết xuất hiện 3 co tức là giới hạn dưới của tổn thương tủy.

Nghiệm Pháp Dây Thắt (Lacet), Kỹ Thuật Và Ý Nghĩa Lâm Sàng

Hiện nay, rất nhiều người hiểu nhầm dấu hiệu dây thắt (Lacet dương tính – Lacet theo tiếng Pháp là dây thắt) là dấu hiệu đặc trưng để chẩn đoán Sốt xuất huyết và mô tả kỹ thuật dây thắt cũng không thống nhất.

Dấu hiệu dây thắt được định nghĩa trên wikipedia như sau: “Le test du lacet, ou signe du lacet, est un examen permettant une évaluation de la résistance ou de la fragilité des vaisseaux capillaires sanguins.”

Nguyên lý của nghiệm pháp dây thắt

Cản trở tuần hoàn máu về tim để làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch, qua đó làm tăng áp lực mao mạch; sau đó giảm áp lực một cách đột ngột. Nếu thành mạch kém bền vững thì Hồng cầu sẽ bị đẩy ra khỏi thành mạch gây nên xuất huyết dưới da với hình thái những chấm xuất huyết nhỏ.

Phương pháp tiến hành nghiệm pháp dây thắt

Quan sát vùng cánh tay và cẳng tay xem có nốt xuất huyết không, sau đó quấn bao hơi của máy đo huyết áp lên cánh tay, bơm hơi máy đo huyết áp (huyết áp kế) lên để đo chỉ số huyết áp. Duy trì với áp lực trung bình (huyết áp tối đa + huyết áp tối thiểu chia đôi) trong 10 phút sau đó tháo hơi nhanh bằng cách rút dây bao hơi ra khỏi adapter và tháo bao hơi của máy đo huyết áp ra. Thời gian duy trì đúng tiêu chuẩn phải 10 phút.

Đánh giá kết quả nghiệm pháp dây thắt

+ 3-9 nốt/1cm 2: nghi ngờ: dương tính (+)

+ 10-19 nốt/1cm 2: dương tính (++)

Đặc điểm của nốt xuất huyết: thường có đường kính khoảng một vài milimet, có thể to hơn nhưng đường kính không quá 1cm, màu đỏ, phẳng với mặt da, ấn phiến kính hoặc căng da không mất và biến mất trong 2-5 ngày.

Dấu hiệu dây thắt dương tính (+).

Ý nghĩa của nghiệm pháp dây thắt

Dấu hiệu dây thắt là một dấu hiệu dùng để đánh giá sức bền thành mao mạch. Trong sốt xuất huyết người ta dùng để phát hiện sớm dấu hiệu xuất huyết.

Những trường hợp có dấu hiệu dây thắt dương tính:

– Bệnh nhân có sốt: Do các bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn huyết do não mô, bệnh bạch hầu, thường hàn, bệnh sởi, sốt xuất huyết…

– Bệnh nhân không có sốt: Các bệnh gây xuất huyết khác như:

+ Do thiếu vitamin C, PP.

+ Do bệnh miễn dịch, dị ứng, ví dụ: viêm thành mạch dị ứng.

+ Một số bệnh nội khoa như: lao, đái tháo đường, xơ gan, suy thận…

+ Các bệnh do thiếu hụt các yếu tố đông máu của huyết tương, ví dụ: hemophilie A, B, C, …giảm prothrombin, proconvertin…

– Bệnh tiểu cầu: giảm tiểu cầu nguyên phát, suy nhược tiểu cầu (Glanzmann).

– Hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch (do nhiều nguyên nhân khác nhau).

– Còn gặp trong ngoại khoa, sản khoa, chuyên khoa khác.

– Chẩn đoán Sốt xuất huyết Dengue:

Khi bệnh nhân có đồng thời 2 dấu hiệu giảm tiểu cầu và cô đặc máu thì được chẩn đoán là SXH Dengue và được phân loại theo WHO:

+ Độ I: Sốt + không có xuất huyết tự nhiên, chỉ có dấu hiệu dây thắt (Lacet) (+), có thể tiểu cầu giảm và hematocrit tăng.

+ Độ II: Sốt + xuất huyết tự nhiên (dưới da, niêm mạc, phủ tạng đơn thuần hoặc kết hợp), tiểu cầu giảm, hematocrit tăng.

+ Độ III: giảm tiểu cầu và hematocrit tăng, huyết động không ổn định: mạch lăn tăn, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tâm thu – huyết áp tâm trương dưới 20mmHg), tay chân lạnh, tinh thần lú lẫn.

+ Độ IV: giảm tiểu cầu và hematocrit tăng, sốc biểu hiện rõ: bệnh nhân không có mạch ngoại biên, huyết áp = 0mmHg.

Bài: “Marker sinh học mới (NS1) phát hiện sớm sốt xuất huyết Dengue” trong http://hahoangkiem.com/benh-truyen-nhiem/marker-sinh-hoc-moi-ns1-phat-hien-som-sot-xuat-huyet-dengue-1568.html

Bài: “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue” trong http://hahoangkiem.com/benh-truyen-nhiem/huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-sot-xuat-huyet-dengue-byt-2-2011-1567.html

Nguồn: 1. https://thuocchuabenh.vn/benh-truyen-nhiem/nghiem-phap-day-la-gi-cach-lam-duong-tinh-khi-nao.html

2. D ấu lacet . http://undeath0814.nstars.org/t128-topic

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bạn đang xem bài viết Dấu Hiệu Babinski Trong Thực Hành Lâm Sàng Thần Kinh Học trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!