Cập nhật thông tin chi tiết về Có Nên Ly Hôn Khi Không Còn Tình Cảm? Tư Vấn Tận Tình Từ Luật Sư mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
“Chào luật sư! Tôi là Thanh, 25 tuổi, hiện là nhân viên văn phòng. Tôi và chồng kết hôn đã được 3 năm song tôi luôn cảm thấy cuộc hôn nhân của chúng tôi là một sai lầm. Chưa tìm hiểu kỹ đối phương mà đã vội vàng quyết định kết hôn, sau khi về một nhà chúng tôi phát hiện ra cả hai có quá nhiều điểm khác biệt trong suy nghĩ, lối sống. Vì vậy chỉ sau vài tháng đầu tình cảm mặn nồng, giữa chúng tôi bắt đầu xảy ra mâu thuẫn, bất hòa. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm sau khi chúng tôi có với nhau một bé gái. Để tránh làm ảnh hưởng tới cháu, mặc dù chúng tôi vẫn sống chung một nhà nhưng cả hai đều sinh hoạt riêng và không quan tâm tới đối phương. Hiện tại, cuộc sống hôn nhân khiến tôi cảm thấy bí bách đến ngạt thở. Vì con tôi mới hai tuổi nên chúng tôi vẫn luôn băn khoăn rằng có nên ly hôn hay tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân vì con. Hi vọng luật sư sẽ tư vấn cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Xem nhanh nội dung bài viết
1. Có nên vì con mà tiếp tục sống?
Đây là điều mà hai bạn đang băn khoăn ở thời điểm hiện tại. Thực chất, mối quan hệ của bạn chỉ còn sự kết nối duy nhất là đứa con. Việc hai bạn đang xem xét mối quan hệ dựa trên sự kết nối này thể hiện cả hai đều quan tâm và muốn con có sự phát triển, môi trường phát triển toàn diện nhất. Thế nhưng, vì con mà tiếp tục chung sống khi đã hết tình cảm có phải là quyết định tốt nhất?
Để các bạn nhận được đáp án cho câu trả lời này, chúng tôi sẽ đưa ra những hệ quả mà các bạn sẽ phải đối mặt khi quyết định không ly hôn dù đã hết tình cảm:
Hãy hồi tưởng xa hơn một chút về thời gian khi các bạn bắt đầu cuộc hôn nhân này. Lý do kết hôn vào lúc 22 tuổi của bạn có phải là tình yêu say đắm với người chồng hiện tại, cảm thấy không thể thiếu được người đàn ông này trong tương lai và muốn cùng anh ta chung sống, cùng anh ta xây dựng tương lai tốt đẹp? Thực tế, tình cảm là nền nóng nhưng chưa đủ để tạo nên ngôi nhà hôn nhân bền vững. Sự tương đồng về lối sống cũng như cách thức giải quyết vấn đề mới là yếu tố hàng đầu giúp các cặp vợ chồng chung sống với nhau dài lâu. Chính vì thế, khi mà ngọn lửa tình yêu không còn rực cháy như thuở ban đầu, một khi những mâu thuẫn, bất đồng trong quan điểm, lối sống xảy ra thì nhiều người trong chúng ta có cảm giác rằng mình đã sai lầm khi kết hôn.
Cố níu kéo đời sống hôn nhân nhưng không còn tình cảm và luôn đau đáu liệu có nên ly hôn sẽ khiến đời sống hôn nhân của bạn chắc chắn không hạnh phúc. Vì đã không còn tình yêu gắn kết giữa hai người, tâm hồn bạn sẽ luôn cảm thấy trống rỗng và cô đơn. Cảm giác luôn khao khát sự yêu thương, quan tâm nhưng lại không thể nhận được sẽ khiến bạn đau khổ và mệt mỏi. Và rồi, cãi vã sẽ xảy ra ngày một nhiều hơn. Bạn sẽ thấy mình và chồng sẵn sàng đôi co với nhau về bất cứ lý do gì dù to hay nhỏ, dù có đáng để tranh luận hay không vì thực chất giờ đây hai bạn không còn sự đồng cảm và thấu hiểu cho nhau mà thay vào đó là sự chán ghét đôi bên.
Sau những cãi vã kéo dài chính là sự im lặng thờ ơ từ ngày này qua ngày khác. Bạn đã chán ngán đối phương đến mức chẳng thèm để mắt tới, chẳng còn quan tâm anh ta đang ở đâu, làm gì, với ai. Nó như một cuộc chiến tranh lạnh kéo dài đẩy hai bạn càng ngày càng xa nhau.
Ở cạnh một người mình không yêu thương sẽ có cảm giác cô đơn, nhất là khi tuổi bạn còn quá trẻ. Liệu hai bạn có chắc mình sẽ không mềm lòng mà rung động bởi những chàng trai, cô gái khác? Đó là những rung động hết sức bình thường nhưng lại là bất thường khi bạn đã có gia đình, nhất là khi những rung động ấy phát triển thành những cảm xúc, hành động rõ ràng.
Từ những hệ lụy diễn ra khi bạn bối rối sống không hạnh phúc có nên ly hôn hay không, những gì con bạn sẽ phải chứng kiến là:
Cảm nhận được sự thờ ơ của bố mẹ. Trẻ con rất nhạy cảm, dù các bạn có “diễn” cảnh hạnh phúc trước mắt con nhưng không thể diễn được trong cả chục năm hoặc hơn nữa. Con bạn sẽ cảm thấy bố mẹ không còn yêu thương nhau, cảm nhận gia đình không còn hạnh phúc.
Con sẽ phải chứng kiến những cuộc cãi vã của các bạn mỗi ngày vì bất đồng trong mọi quan điểm, không tìm được điểm gì chung. Nó sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển về tâm sinh lý của con.
Hôn nhân không tình yêu rất dễ khiến bạn sa ngã rơi vào mối quan hệ ngoài luồng khác, điều này hoàn toàn có thể hiểu được bởi dù chúng ta có là người mạnh mẽ đến đâu thì vẫn luôn cần tình yêu và chỗ dựa về tinh thần. Nhưng kể cả bạn có trăm ngàn lý do để lý giải cho việc có quan hệ với người thứ ba trong khi cuộc hôn nhân giữa hai bạn vẫn đang tồn tại thì đó là hành vi sai trái và bị xã hội phê phán. Con bạn sẽ nghĩ gì khi biết bố mẹ đang sống chung nhưng một trong hai hoặc cả hai lại ngoại tình?
Vì vậy, việc duy trì hôn nhân không tình yêu vì con là hoàn toàn không nên. Một gia đình không phải chỉ cần có bố, mẹ và con cùng sống trong một ngôi nhà là đủ, mà gia đình cần phải có niềm vui, những tiếng cười, sự san sẻ yêu thương,… Nếu bản thân chúng ta không hạnh phúc thì chúng ta không thể làm những người xung quanh mình hạnh phúc. Ly hôn không làm con của bạn mất đi bố hoặc mẹ, nếu các bạn vẫn dành sự quan tâm và trách nhiệm đối với đứa trẻ. Nhưng nếu ở bên nhau mà hai vợ chồng bạn không thể cho mình cảm nhận được niềm hạnh phúc trọn vẹn thì cái mà con bạn mất đi sẽ là niềm tin và có thể có những nhận thức lệch lạc, bi quan về cuộc sống.
2. Tư vấn ly hôn khi không còn tình cảm
Quyết định ly hôn khi không còn tình cảm, bạn phải xác định rõ tình cảm ở đây là gì. Bạn không thể ly hôn chỉ vì sự nguội lòng nhất thời, chỉ vì trong một khoảnh khắc nào đó bạn cảm thấy không còn yêu chồng nữa. Thực tế, hôn nhân giống như bản nhạc có nốt thăng nốt trầm. Khi cao trào thì sôi nổi, lúc trầm lại bình lặng. Vì vậy khi bạn cảm thấy không còn yêu đối phương như trước thì đây có thể chỉ là một giai đoạn hôn nhân mà các bạn phải trải qua.
Tuy nhiên, khi đã cố gắng tìm cách hàn gắn, kết nối lại tình cảm với nhau mà không đạt hiệu quả, vợ chồng vẫn xảy ra tình trạng mạnh ai nấy làm, không quan tâm đến nhau thì việc ly hôn nên được đưa ra cân nhắc. Vì khi đó, ly hôn thực sự là giải pháp tốt nhất để các bạn giải thoát cho chính mình cũng như đối phương.
Trường hợp của bạn, vì chồng bạn cũng có ý muốn ly hôn nên hai bạn có thể làm đơn ly hôn thuận tình. Các bạn tự nguyện ly hôn và thỏa thuận được về quyền nuôi con và quyền chia tài sản thì Tòa án sẽ xem xét và công nhận thuận tình ly hôn. Việc thỏa thuận dựa trên đảm bảo quyền lợi của vợ và con nên bạn sẽ có lợi thế:
Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014: Thuận tình ly hôn
“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Trường hợp hai bạn không thể thỏa thuận được quyền nuôi con và tài sản thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn đơn phương.
Việc phân chia tài sản sẽ dựa vào nguyên tắc được quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”
Về quyền nuôi con, khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:
“Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Vì con của bạn hiện đang dưới 36 tháng tuổi, nên nếu có tranh chấp xảy ra về quyền nuôi con thì Tòa án sẽ giao con cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chứng minh mình đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con bằng thu nhập hàng tháng, thời gian dành cho con, môi trường sống của con…
Tuy không nuôi con song chồng bạn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng và có quyền thăm nom con theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014:
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở”
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Cuộc sống hôn nhân hạnh phúc bắt nguồn từ tình cảm sau đó chuyển dần thành trách nhiệm và nghĩa vụ. Tình yêu không làm nên tất cả nhưng một cuộc hôn nhân không được duy trì bằng tình cảm giữa hai người sẽ không bao giờ là một cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Hơn cả mối quan hệ giữa khách hàng và người cung cấp dịch vụ, với Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự, bạn sẽ nhận được sự thấu hiểu và những chia sẻ tận tâm từ những chuyên gia đã có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các thủ tục ly hôn nói chung và các vụ án ly hôn nói riêng. Sự tận tâm và hiệu quả là những gì Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự cam kết đảm bảo cho bạn!
Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự
Có nên ly hôn khi không còn tình cảm?
Có Nên Ly Hôn Khi Chồng Ngoại Tình? Tư Vấn Từ Luật Sư Lê Hồng Hiển
Chào bạn! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn. Về những vấn đề trên, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Xem nhanh nội dung bài viết
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, mối quan hệ vợ chồng vốn không đơn giản chỉ là quan hệ sống chung giữa nam và nữ nên khi có bất cứ quyết định gì ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ này, bạn cũng phải suy xét thật kỹ.
Người phụ nữ khôn ngoan sẽ không làm ầm lên chuyện chồng ngoại tình cho họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp của chồng biết. Nó chỉ khiến nhiều kẻ tò mò tọc mạch xen vào chuyện gia đình bạn. Hơn nữa, đàn ông rất coi trọng thể diện, kể cả khi chồng bạn có lỗi thì việc bạn tung hê lỗi lầm của anh ta cho thiên hạ biết cũng sẽ khiến anh ta thấy mất mặt, tổn thương lòng tự trọng và bạn sẽ không thể hàn gắn lại tình cảm nếu như để chuyện đó xảy ra.
Khi biết chồng ngoại tình, hãy thật bình tĩnh xem xét mọi khía cạnh của vấn đề. Sự giận dữ ghen tuông sẽ làm bạn mờ mắt và chẳng suy nghĩ được điều gì thông minh.
Trước tiên, bạn hãy phân tích xem:
Người phụ nữ đó là ai, là người quen biết của cả hai hay chỉ là người chồng bạn mới gặp: Nếu là người chồng bạn mới gặp và quen biết trong thời gian gần đây thì chứng tỏ tình cảm giữa họ chưa tiến triển đến mức sâu đậm. Việc ngoại tình giữa họ chỉ là sự bộc phát nhất thời.
Ai là người tiếp cận trước: Dù ai tiếp cận trước thì kết quả vẫn là việc chồng bạn ngoại tình. Nhưng nếu người chủ động tiếp cận là cô nhân tình kia thì bạn nên nhẹ tội của chồng bạn hơn một chút vì ít nhất anh ta cũng không chủ động lừa dối bạn.
Chồng bạn tỏ thái độ như thế nào khi bạn phát hiện: Nếu như anh ta ngay lập tức xin lỗi và cam kết không lặp lại, bạn có thể coi như đó là một động thái tích cực. Tuy nhiên, bạn nên tỉnh táo để phân biệt được đâu là lời hứa thật lòng hay chỉ là lời nói suông nhằm xoa dịu bạn.
Khi phân tích và cho thấy rằng, mối quan hệ đó của chồng bạn không phải là những hành động thường xuyên, không do anh ta chủ động, chồng bạn vẫn khẳng định gia đình là quan trọng nhất và sẵn sàng xin lỗi, chấm dứt mối quan hệ kia vĩnh viễn thì bạn có thể cho chồng mình một cơ hội. Tha thứ sẽ khá khó khăn, thay vào đó, bạn hãy coi như cho anh ta một khoảng thời gian để chứng minh cũng như giành lại niềm tin, tình cảm về phía bạn.
Nếu thực sự có thể cứu vãn, bạn đừng nghĩ tới việc ly hôn vội vàng. Ly hôn, bạn sẽ phải đối mặt với việc phải tự chủ kinh tế, phải giành quyền nuôi con và nếu được quyền nuôi con thì quá trình làm mẹ đơn thân chưa bao giờ là việc dễ dàng.
Khi nào nên ly hôn khi chồng ngoại tình? Nếu những trường hợp sau đây phản ánh mối quan hệ của vợ chồng bạn hiện tại thì hãy nghiêm túc nghĩ đến việc ly hôn.
Dấu hiệu ngoại tình cho thấy việc này đã diễn ra trong thời gian dài: Điều này thể hiện rõ anh ta đang ngang nhiên lừa dối và phản bội bạn không chỉ một lần mà rất nhiều lần. Với trường hợp này, khó mà có người phụ nữ nào có thể tha thứ. Sự lừa dối trong hôn nhân thể hiện anh ta không phải là người đáng tin cậy mà bạn có thể nương tựa hoặc đồng hành suốt quãng đời còn lại. Người đã ngoại tình nhiều lần rất dễ “ngựa quen đường cũ” hiếm khi có thể thay đổi. Hơn nữa, bạn đừng cho rằng vì con cái nên không thể ly hôn. Một người cha bỏ mặc gia đình không thể là một tấm gương tốt cho con cái.
Anh ta bỏ bê gia đình: Bỏ bê mọi việc trong gia đình thể hiện việc ngoại tình khiến anh ta mất nhiều thời gian và không còn thiết tha với bạn nữa. Anh ta đã không thể hiện đầy đủ trách nhiệm của người chồng, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của một người chồng làm cho đời sống hôn nhân của bạn rơi vào tình trạng bế tắc, trầm trọng. Đây cũng là căn cứ ly hôn theo điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014: “1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại tòa án không thành thì tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Chồng bạn không đóng góp tài chính cho gia đình: Khi người chồng ngoại tình và không đóng góp tài chính dù anh ta có đủ khả năng thể hiện sự thờ ơ và không quan tâm đến bạn và con. Vì vậy, bạn cũng đừng ngại ngần ly hôn.
Khi quyết định ly hôn với chồng ngoại tình, bạn có thể thỏa thuận với chồng ly hôn thuận tình. Nếu anh ta không đồng ý nhưng bạn vẫn chắc chắn và quyết tâm ly hôn thì bạn có thể yêu cầu ly hôn đơn phương theo quy định của điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014:
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên:
Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Khi ly hôn đơn phương, căn cứ ly hôn của bạn chính là việc người chồng không làm tròn nghĩa vụ của mình, không chăm lo gia đình, không đóng góp kinh tế, lừa dối bạn ngoại tình. Dựa vào những căn cứ này ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc hôn nhân và mục đích hôn nhân của bạn mà Tòa án sẽ giải quyết việc ly hôn.
Hãy đảm bảo rằng bạn nắm trong tay các bằng chứng về việc ngoại tình cũng như việc chồng bạn đã không làm tròn bổn phận của mình để giành lợi thế về quyền nuôi con hoặc chia tài sản khi ly hôn.
Từ những kinh nghiệm giải quyết các vụ việc ly hôn, các luật sư, chuyên gia pháp lý của Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự là những người hiểu rõ tường tận các trường hợp ly hôn cụ thể nên sẽ có cách giải quyết tốt nhất cho khách hàng. Sự thấu hiểu và chia sẻ cũng sẽ giúp cho bạn cảm thấy được thoải mái, không ngại ngần nói ra các vấn đề của mình. Chính vì vậy, khi đứng trước nhu cầu tham khảo và trợ giúp pháp lý, khách hàng hãy liên hệ Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự theo thông tin sau:
Có nên ly hôn khi chồng ngoại tình?
Có Nên Ly Hôn Vì Mẹ Chồng Không? Tư Vấn Từ Luật Sư Có Tâm
Xin chào luật sư! Em tên là Trâm, 27 tuổi, hiện đang làm nhân viên văn phòng. Em kết hôn được gần 2 năm. Sau khi kết hôn, chúng em chung sống với mẹ chồng (bố chồng đã mất) từ đó nảy sinh ra nhiều mâu thuẫn. Mẹ chồng em rất khó tính và không có thiện cảm với em. Bà luôn để ý và trách móc em từng chuyện nhỏ nhặt, cũng không bao giờ tâm sự hay trò chuyện vui vẻ với em khiến em thấy rất áp lực. luôn bị căng thẳng. Còn chồng em thì chỉ luôn bênh vực mẹ và đứng về phía mẹ, chưa bao giờ anh ấy lắng nghe và hiểu cho những khó khăn em gặp phải. Thậm chí còn luôn hiểu lầm, trách móc em rồi dần dần hờ hững với vợ. Em có nghĩ tới chuyện ly hôn nhưng không biết làm như vậy có thỏa đáng hay không, mong được các luật sư giải đáp, tư vấn. Em xin chân thành cảm ơn!
Xem nhanh nội dung bài viết
1. Làm sao để biết mẹ chồng thực sự không ưa con dâu hay chỉ là do bà khó tính?
Mẹ chồng thường xuyên xét nét: khi bạn mới về làm dâu, mẹ chồng có thể để ý bạn nhiều hơn để chỉ bảo cho bạn những điều bạn chưa biết, những thói quen sinh hoạt chung, sở thích của mọi người trong gia đình. Tuy nhiên, đã qua một thời gian dài mà mẹ chồng vẫn tiếp tục để ý và bắt bẻ từng chuyện nhỏ bạn làm thì nó đã chuyển thành sự xét nét. Điều đó thể hiện mẹ chồng “không ưa” bạn, không hài lòng với mọi chuyện bạn làm nên mới không vừa ý.
Xem thường con dâu: nhiều bà mẹ chồng không vừa ý với con dâu về học thức, gia thế, hoàn cảnh nên khi tiếp xúc hàng ngày, mẹ chồng thường tỏ thái độ xem thường, không tôn trọng con dâu, cho rằng con dâu không xứng với con trai mình, gia đình mình. Đây là mâu thuẫn không phải hiếm khiến nhiều chị em gặp rắc rối khó hòa hợp với mẹ chồng.
Lời nói của mẹ chồng là nguyên nhân của những sự bất hòa giữa vợ chồng bạn: mẹ chồng không ưa con dâu tất nhiên không muốn cô ta được hạnh phúc, được con trai mình yêu chiều. Vì thế bà mẹ chồng này sẽ tìm mọi cách để hai vợ chồng bạn không có cơ hội gần gũi nhau, hiểu lầm nhau khiến xảy ra những mâu thuẫn, cãi vã và bất hòa. Nếu hai bạn thường xuyên cãi vã mà nguyên nhân từ những lời nói của mẹ chồng thì chắc chắn rằng bà không ưa gì bạn.
Hay “tình cờ” nhắc đến người cũ của con trai: Mẹ chồng bạn rất hay “lỡ lời” nhắc đến những người yêu cũ trước kia của chồng bạn và khen họ trước mặt bạn như cô A nấu ăn ngon, cô B tính khéo léo…tất nhiên chẳng có sự tình cờ nào ở đây cả, mẹ chồng bạn chỉ muốn bạn ghen tuông và tức điên lên vì không bằng những người yêu cũ của chồng.
Luôn giữ khoảng cách: khi mẹ chồng luôn nói chuyện kiểu cách khiến bạn cảm thấy không được thân thiết, điều đó chứng tỏ mẹ chồng bạn không có ý định muốn hòa hợp với bạn. Đó là cách để mẹ chồng bạn cho thấy bà luôn ở vị trí cao hơn và bạn không thể xích lại gần hay thân thiết hơn được.
Hay im lặng: Khi mẹ chồng lờ bạn đi dù bạn có cố gắng kết nối trò chuyện chứng tỏ bà đang muốn truyền tải thông điệp rõ ràng mẹ chồng không ưa bạn. Vì thế, khi mẹ chồng thường tránh nhắc đến bạn, không muốn nhờ vả hay sai bảo gì bạn, không tham gia với bạn về bất cứ vấn đề gì dù đang sống chung chứng tỏ bà đang có mâu thuẫn rất lớn với bạn.
2. Cách cải thiện quan hệ mẹ chồng – nàng dâu
Mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu trong văn hóa Việt Nam trước giờ luôn là một trong những vấn đề “kinh điển” mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải khi kết hôn và sống chung. Chẳng thế mà bộ phim “Sống chung với mẹ chồng” khắc họa những mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu lên đến đỉnh điểm đã khiến dư luận một thời gian dậy sóng. Tuy nhiên, ly hôn vì mẹ chồng quả là lý do khiến chị em không cam tâm. Thực tế thì dù có nhiều mâu thuẫn, bằng mặt nhưng không bằng lòng song chẳng mấy trường hợp ly hôn vì mẹ chồng. Khi mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu gặp sóng gió, những cách giúp bạn cải thiện được mối quan hệ này là:
Luôn giữ thái độ lễ phép với mẹ chồng: Dù mẹ chồng bạn có đối xử với bạn như thế nào, dù bà mẹ chồng có cố tỏ ra trịnh thượng và coi thường bạn ra sao thì đó cũng làm mẹ của chồng bạn và cũng là người bạn phải gọi bằng mẹ chứ không phải bất cứ danh xưng nào khác. Với người lớn tuổi hơn, sự lễ phép khi cư xử là lẽ đương nhiên, với mẹ chồng lại càng phải vậy. Mẹ chồng càng không ưa bạn, bạn càng lễ phép và biết điều thì lấy đâu lý do cho bà ghét bỏ, kiếm chuyện? Đừng nghe những tuyên ngôn nữ quyền, mưu cầu hạnh phúc bằng cách cãi mẹ chồng ngang hàng như bạn đồng lứa của mấy chị em chứng tỏ mình không vừa trên mạng xã hội nếu không muốn mẹ chồng có cớ đẩy bạn ra khỏi nhà và khiến cho chồng bạn thất vọng hay khó xử khi phải đứng giữa hai người.
Tìm hiểu lý do mẹ chồng không ưa bạn: Khó mà có ai tự nhiên ghét mình mà không có lý do gì. Với mẹ chồng, bạn hãy khéo léo để tìm hiểu xem điều gì khiến mẹ chồng không thích ở bạn từ đó có cách giải quyết hợp lý.
Lắng nghe ý kiến của mẹ chồng: Bạn nên tỏ thái độ cầu thị khi được mẹ chồng bảo bạn điều gì. Đừng giữ quan điểm cho rằng mẹ chồng lạc hậu hay không hiện đại. Tỏ vẻ coi thường kinh nghiệm và kiến thức của bà chỉ khiến mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu khó mà cứu vãn. Khi nói chuyện cùng mẹ chồng, bạn nên đóng vai người nghe nhiều hơn,ít đưa ra những ý kiến và đôi khi hãy dành sự cảm thán, đồng tình với mẹ chồng để bà cảm thấy thoải mái và được coi trọng.
Không đổ lỗi: Trong mọi cuộc tranh cãi, đừng bao giờ cố đi đến cùng, “ăn thua” đủ với mẹ chồng để tìm được ai đúng ai sai. Dù bạn có chứng tỏ mình đúng thì cũng chỉ khiến mẹ chồng thêm khó chịu hơn với bạn.
Một giải pháp hiệu quả nhất trong việc cải thiện mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu chính là người chồng. Từ chia sẻ của bạn, có thể thấy mẹ chồng bạn phụ thuộc vào con trai, dành nhiều tình cảm cho con trai khi chồng đã mất. Vì thế, khi có con dâu, con trai không còn là của một mình bà nữa khiến mẹ chồng bạn cảm thấy hụt hẫng từ đó có những hành động mâu thuẫn với bạn.
Hãy nói chuyện với chồng để nhờ anh ta cải thiện mối quan hệ. Hãy phân tích cho chồng bạn hiểu rằng bạn cũng cần nhận được sự cảm thông và chia sẻ. Bạn có thể nhờ người thân hay bạn bè thân thiết của cả hai tâm sự và phân tích đúng sai cho chồng, như vậy sẽ khiến chồng bạn có cái nhìn khách quan hơn. Bạn nên nhấn mạnh với chồng rằng bạn là người yêu quý mẹ chồng và sẵn sàng muốn chung sống hòa hợp.
Nên khéo léo lôi kéo chồng về phía mình vì nếu bạn nhất quyết phân định đúng sai chỉ khiến bạn tự tách khỏi gia đình khi không có ai đừng về phía bạn. Hãy để chồng cảm nhận được thái độ tích cực và nỗ lực hòa nhập của bạn với mẹ chồng sau đó nhẹ nhàng nhờ vả chồng trao đổi những điều bạn cảm thấy chưa phù hợp. Bạn có thể sẽ thiệt thòi một chút trong trường hợp này song hãy nhẫn nại làm tròn bổn phận của mình chứ không nên chán nản hay bất mãn.
Trên thực tế, nhiều người con dâu cũng đã phải ly dị vì người mẹ chồng quá quắt lại thêm người chồng nhu nhược. Từ đó có thể thấy rằng khi mâu thuẫn mẹ chồng- nàng dâu lên đến đỉnh điểm, không thể dung hòa thì ly hôn là giải pháp tốt. Vậy khi nào bạn nên nghĩ tới việc ly hôn?
Khi mà bạn cảm thấy không được mẹ chồng coi trọng dù bạn luôn cố gắng lễ phép, dành tình cảm thật tâm của mình để đối đã mà mẹ chồng vẫn coi thường bạn thì chứng tỏ dù bạn có cố gắng bao nhiêu cũng không thể dung hòa. Trong những mâu thuẫn mẹ chồng- nàng dâu, thái độ của người chồng chính là mấu chốt để bạn có quyết định ly hôn hay không:
Nếu chồng bạn yêu thương, bênh vực bạn, biết rằng mẹ mình đã có những hành động không đúng và không đổ lỗi cho vợ, bạn có thể tin tưởng và tiếp tục chung sống dù phải chịu thiệt một chút. Bạn cũng có thể đề nghị ở riêng để bớt va chạm hơn.
Khi muốn ly hôn trong trường hợp trên, bạn có thể thỏa thuận với chồng để làm đơn ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương nếu như bạn đã không thể chịu đựng được thêm mà chồng không đồng ý ly hôn. Khi ly hôn đơn phương, bạn nên làm rõ căn cứ ly hôn là chồng không thực hiện nghĩa vụ làm chồng, không giúp đỡ, chia sẻ quan tâm bạn để giúp bạn hòa giải những mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu khiến bạn bị căng thẳng mệt mỏi, không đạt được mục đích hôn nhân là xây dựng gia đình hạnh phúc, vợ chồng quan tâm, yêu thương và chia sẻ cho nhau…
Các luật sư tư vấn ly hôn và chuyên viên tư vấn của Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự là những người đã có nhiều kinh nghiệm khi giải quyết các vụ án ly hôn trong thực tế sẽ cho bạn những lời khuyên chính xác, giúp bạn giành được lợi thế khi ly hôn. Sự tận tâm và hiệu quả là những gì mà của Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự sẽ đảm bảo cho bạn khi sử dụng dịch vụ tư vấn ly hôn.
Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự
Địa chỉ: Số 03 đường Trung Yên 3, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Email: luatsulehonghien@gmail.com
Có nên ly hôn vì mẹ chồng? Tư vấn từ luật sư
Luật Sư Tư Vấn: Vợ Chồng Không Hợp Nhau Có Nên Ly Hôn?
Luật sư tư vấn: Vợ chồng không hợp nhau có nên ly hôn?
Trong cuộc sống vợ chồng, luôn có những biến cố xảy ra dù lớn hay nhỏ. Vậy vợ chồng không hợp nhau có nên ly hôn?
Một gia đình hạnh phúc, đầm ấm bên nhau, cùng nhau nhìn con cái trưởng thành là mong ước của bất kì cặp vợ chồng nào. Tuy nhiên, không phải cuộc hôn nhân nào cũng đều đẹp như mong ước.
Vợ chồng không hợp nhau có nên ly hôn?
Ly hôn quả thực không phải là một quyết định dễ dàng, bởi nó còn bị giàng buộc về nhiều vấn đề, đặc biệt là khi hai người có con. Tuy nhiên, nếu hai vợ chồng đã không còn mang lại hạnh phúc cho đối phương, không trùng quan niệm sống thì việc chia tay là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt là tình trạng hôn nhân ở trong một số trường hợp sau:
Khi xuất hiện bạo lực gia đình
Cuộc sống hôn nhân mà bạn phải chịu sự tổn hại về thể chất lẫn tinh thần thì ly hôn chính là giải pháp tốt nhất để loại bỏ những hiểm nguy và áp lực. Hành vi bạo lực gia đình, xúc phạm thân thể, nhân phẩm của người khác là hành vi đáng lên án.
Tuy nhiên, có nhiều người vì không muốn bị mang tiếng, không muốn mất danh dự hay muốn giữ cho con mình một gia đình đầy đủ mà chấp nhận, chịu đựng và không có suy nghĩ ly hôn. Nhưng kết quả của sự chịu đựng đó là những trận đánh đập không ngừng, gia đình không hạnh phúc, ảnh hưởng đến suy nghĩ và sự phát triển của con trẻ.
Như vậy, chính suy nghĩ tốt cho con vô tình bạn lại khiến con có những suy nghĩ tiêu cực, thiếu vắng đi tiếng cười, niềm vui, không cảm nhận được cảm nhận được tình thương của cha mẹ.
Khi vợ chồng không còn tình cảm
“Nếu không còn yêu chồng có nên ly hôn?”. Đây là một câu hỏi được khá nhiều phụ nữ quan tâm. Vậy câu trả lời là gì? Một cuộc hôn nhân hạnh phúc khi cả hai đều yêu thương, quý trọng và đồng cảm với nhau.
Khi một trong hai đã không còn tình cảm, mà chỉ sống với nhau vì trách nhiệm thì đó là dấu hiệu của một cuộc hôn nhân bắt đầu rạn nứt. Vì một khi sống với nhau bằng trách nhiệm thì tổ ấm ấy đã không còn trọn vẹn, không thể ở bên nhau lâu dài được.
Nếu tình trạng như vậy cứ kéo dài, các vết rạn nứt càng rõ ràng hơn thì cuộc hôn nhân sẽ rất dễ đổ vỡ. Trong tình cảnh này, bạn đừng suy nghĩ tiêu cực, việc nên làm đó là hãy hâm nóng lại tình yêu của các bạn, hãy hình dung lại khoảnh khắc hạnh phúc nhất hai bạn đã từng cũng như lý do các bạn đi đến quyết định kết hôn. Đó chính là chất keo tốt nhất để hàn gắn các vết rạn nứt kia.
Nếu trong trường hợp tệ hơn, một trong hai đã tìm đến một tình yêu mới, thì nên xem xét đến việc trả tự do cho nhau. Một khi tình cảm đã không còn, níu kéo hay dây dưa chỉ làm tổn thương cho mình. Hãy buông tay và tìm hạnh phúc ở một nơi mới.
Khi hôn nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của con
Hôn nhân không hạnh phúc tác động tiêu cực đến sự phát triển của con cái
Như đã nói ở trên, đối với cha mẹ, con cái là nguồn sống, là lẽ sống của họ. Cha mẹ có thể chấp nhận hy sinh hạnh phúc của mình để cho con cái có một mái nhà đầy đủ, mang “cái mác của gia đình hạnh phúc”.
Càng lớn, con cái sẽ càng hiểu chuyện và nhạy cảm với những thứ xung quanh. Nếu con lớn nên trong một gia không hạnh phúc, có bạo lực gia đình, bố mẹ thường xuyên cãi vã, mâu thuẫn thì sẽ bị tác động lớn đến tâm lý, tính cách và cả hôn nhân của con sau này.
Tuy nhiên, dù gì đi chăng nữa thì con cái vẫn luôn cần có đầy đủ cả bố và mẹ, không có thiếu xót nào lớn hơn tình phụ tử, tình mẫu tử. Vì vậy, chỉ khi những trường hợp căng thẳng leo thang, mâu thuẫn vợ chồng lên đến đỉnh điểm và không thể nào hóa giải được dù đã tìm đủ mọi cách và nhiều lần cố gắng hàn gắn thì mới nên cân nhắc đến việc ly hôn.
Quyết định ly hôn là một con dao hai lưỡi, nó có thể giúp người trong cuộc tìm thấy một hạnh phúc mới, một cuộc sống đích thực, nhưng đôi khi quyết định vội vàng trong cơn cáu giận nó cũng khiến ta đánh mất đi cuộc sống hạnh phúc mà bao nhiêu người ngoài kia khao khát, mà người trong cuộc lại không nhận ra.
Bạn hãy nhớ: – Đừng đưa ra quyết định khi ta đang nổi cáu hoặc mất bình tĩnh; – Nếu còn cách, hãy thử trước khi quá muộn; – Không bao giờ có cặp vợ chồng nào hòa hợp 100%, tất cả đều từ những mài giũa, nhường nhịn nhau để 2 mảnh ghép gồ ghề hợp lại thành 1.
Nếu hoàn cảnh của bạn đặc biệt hơn, và bạn đang phân vân trước các quyết định, hãy thử liên hệ và nghe tư vấn của luật sư hoàn toàn miễn phí tại: Luật sư tư vấn Hôn nhân gia đình
Những căn cứ ly hôn theo quy định của pháp luật
Có 2 trường hợp ly hôn: Ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương. Theo luật Hôn nhân và gia đình 2014, các trường hợp ly hôn được căn cứ theo luật định sau:
Ly hôn thuận tình: Căn cứ vào Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình, các điều kiện để ly hôn thuận tình gồm có:
– Hai vợ chồng thực sự tự nguyện ly hôn.
– Đã thỏa thuận được về vấn đề con chung và tài sản chung.
– Việc thỏa thuận này phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.
Căn cứ đơn phương ly hôn: Căn cứ vào Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình, các điều kiện một bên vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương như sau:
– Vợ/ chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng.
– Làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng , đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Để có thêm những tư vấn chính xác, tận tình hơn hãy liên hệ với công ty luật Dragon. Mọi thông tin bạn có thể trực tiếp liên hệ tới tổng đài tư vấn của công ty luật Dragon 1900.599.979 hoặc truy cập website: https://congtyluatdragon.com
Bạn đang xem bài viết Có Nên Ly Hôn Khi Không Còn Tình Cảm? Tư Vấn Tận Tình Từ Luật Sư trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!