Cập nhật thông tin chi tiết về Có Nên Dùng Các Loại Thuốc mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(Ngày đăng: 10/05/2016 – Lượt xem: 10291)
Bà mẹ nào cũng biết sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ vì những lý do như căng thẳng, mệt mỏi, chế độ ăn uống chưa hợp lý hay dùng nhiều kháng sinh khi sinh mổ mà bị mất sữa, ít sữa. Vậy có nên dùng thuốc hoặc thảo dược lợi sữa.
Bà mẹ nào cũng biết sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ vì những lý do như căng thẳng, mệt mỏi, chế độ ăn uống chưa hợp lý hay dùng nhiều kháng sinh khi sinh mổ mà bị mất sữa, ít sữa. Vậy có nên dùng thuốc hoặc thảo dược lợi sữa.
Tạp Chí Chuyên đề Nhi Khoa (Mỹ) (The Pediatrics – Vol 132, Số 3, Tháng 9/ 2013) của nhóm nghiên cứu của bác sĩ Hari Cheryl Sach đã đưa ra câu trả lời chi tiết và cập nhật nhất về mối quan tâm này như sau:
“Thuốc lợi sữa và các hoạt chất kích sữa, thường được dùng để hỗ trợ tăng lượng sữa, đặc biệt ở các bà mẹ sinh non, hoặc giúp phát sinh khả năng tạo sữa (induce lactation), vd khi bà mẹ chưa mang thai lần nào, nhưng muốn có thể tạo sữa để nuôi con nuôi bằng sữa mẹ.
Tuy nhiên, chưa có đủ bằng chứng khoa học về tác dụng của các chất lợi sữa này, kể cả các loại thuốc như domperidome và metoclopramide, hay các phương pháp thảo dược.
Mặc dù đã từng có vài nghiên cứu chứng minh domperidone có tác dụng lợi sữa cho các bà mẹ có con sinh non, nhưng sữ dụng nó có an toàn cho bà mẹ hay không thì chưa được nghiên cứu và kết luận. FDA Mỹ đã ban hành khuyến cáo năm 2004 về việc sữ dụng domperidone ở bà mẹ cho con bú và thuốc này không được duyệt tại Mỹ, do đó, nếu nhãn thuốc này có được bán ở nước khác, thì cm cũng không nên dùng khi cho con bú.
Một số nghiên cứu quy mô nhỏ khác, công bố năm 1990, cho rằng metoclopramide giúp tăng nồng độ prolactin, cũng có nghĩa giúp mẹ sản xuất được nhiều sữa hơn, ở mẹ sinh non cũng như sinh đủ tuần. Tuy nhiên, những nghiên cứu tiếp sau đó lại không đưa ra được kết quả tương tự. Nồng độ thuốc metoclopramide trong sữa mẹ cũng tương tự như nồng độ trong máu người lớn. Cơ thể sơ sinh lưu giữ lượng thuốc này mà không thải ra được có thể tích tụ trong cơ thể và gây ngộ độc. Trong khi đó, bản thân thuốc metoclopramide có các phản ứng phụ như gây yếu cơ, trầm cảm, rối loạn hệ tiêu hoá.
Mặc dù một nghiên cứu thử nghiệm nhỏ (8 bà mẹ) cho rằng phương pháp hít oxitocin giúp tăng lượng sữa, nhưng một thử nghiệm khác (51 bà mẹ) thì lại không có được kết quả tương tự. Ống hít Oxytocin không còn thấy bày bán ở Mỹ.
Tương tự, mặc dù nhiều kinh nghiệm được lan truyền về tác dụng lợi sữa của loại thảo dược, như fenugreek (cỏ cà ri), tuy nhiên các nghiên cứu chính quy lại cũng không khẳng định được hiệu quả như được lan truyền. Các nghiên cứu đến thời điểm này đều chưa công nhận hiệu quả/ tác hại việc sữ dụng thường xuyên các sản phẩm thảo dược lợi sữa.
Việc sử dụng kéo dài fenugreek (cỏ cà ri) có thể cần giám sát tình trạng đông máu và nồng độ đường glucose trong máu. Vì những lý do này, các sản phẩm thảo dược nói trên phụ nữ cho con bú không nên sữ dụng các loại thảo dược này thường xuyên.
Mặc dù, các bà mẹ cho con bú sử dụng thường xuyên các sản phẩm thảo dược (đến 43% bà mẹ cho con bú trong một cuộc khảo sát năm 2004), vì cho rằng thảo dược là an toàn. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu và kết luận rõ ràng về độ an toàn và độ tin cậy của nhiều sản phẩm thảo dược này. Nhiều sản phẩm thảo dược chưa được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả và tác dụng phụ.
Tóm lại, các loại thuốc/ thảo dược lợi sữa có vai trò rất nhỏ trong việc hỗ trợ cơ chế sản xuất sữa mẹ và cần được nghiên cứu đầy đủ về các tác động đối với bé. Các bà mẹ nuôi con bú nên tìm đến các chuyên gia sữa mẹ để được tư vấn và áp dụng các phương pháp không dùng dược liệu (kể cả thảo dược), ví dụ như đảm bảo cho bé bú đúng cách, massage, bú/ hút thường xuyên hơn, dùng mhs để tăng thời gian bơm hút và có được sự hỗ trợ tinh thần tối đa trong gia đình và cộng đồng.”
Các mẹ xem các bài viết của Betibuti về cơ chế tạo sữa và các phương pháp: nuôi dưỡng sinh học (da-tiếp-da), khớp ngậm đúng, tư thế bú đúng masage kích sữa, kích sữa nhờ bú hút, nghĩ ngơi hợp lý, tinh thần vui vẻ… là những bước thực hành tối cần thiết, để đảm bảo mẹ luôn có sữa dồi dào cho con yêu, mà không cần sử dụng đến các loại thảo dược nào không rõ chất/ nguồn gốc, cách xử lý/ chế biến/ bảo quản, và không rõ các tác dụng phụ đối với mẹ và bé về lâu dài.
Chúc các mẹ hiểu rõ cơ chế tạo sữa và tối ưu được cơ chế này để tự tin nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ!
Các Loại Thuốc Không Nên Sử Dụng Khi Bụng Đói
Lượt xem: 4964
Các loại thuốc không nên sử dụng khi bụng đói
1. Thuốc kháng sinh, thuốc hạ đường huyết dễ gây đau dạ dày
Việc uống thuốc kháng sinh khi đang đói sẽ khiến cho khả năng hấp thụ dược tính của thuốc giảm đi đáng kể. Đồng thời, thuốc kháng sinh khi vào cơ thể có tác dụng kích thích niêm mạc dạ dày và gây ra khó chịu cho người sử dụng nếu uống thuốc khi đang đói.
Do đó, gần như tất cả các loại thuốc kháng sinh, trong đó phổ biến là Amoxicillin và Cephalosporin đều được các bác sĩ chỉ định sử dụng sau bữa ăn. Ngoài ra, các loại thuốc đường huyết có chứa Metformin cũng dễ gây buồn nôn, nôn, trướng bụng… khi được uống trong lúc đói bụng. Vì vậy, tốt nhất với các loại thuốc này bạn nên sử dụng sau bữa ăn.
2. Uống thuốc giảm đau khi đói sẽ gây buồn nôn, nôn và có thể gây xuất huyết dạ dày
Uống thuốc giảm đau khi đói có thể làm tăng những phản ứng bất lợi xảy ra trong cơ thể như buồn nôn và nôn, đồng thời gây ra chứng táo bón do thành phần của thuốc. Việc uống các loại thuốc này sau khi ăn sẽ làm giảm những tác dụng không mong muốn mà thuốc gây ra.
Các thuốc NSAIDs (kháng viêm không steroid) được dùng để điều trị đau do chúng ức chế thụ thể đau prostaglandins. Thuốc naproxen điều trị đau đầu, đau xương khớp, đau do chu kỳ kinh nguyệt. Ibuprofene có thể làm hạ sốt, giảm đau răng. Aspirin được khuyên dùng như một loại thuốc kỳ diệu vì có khả năng ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ do thiếu máu cơ tim, chúng được sử dụng chống huyết khối. Dùng các loại thuốc giảm đau nhóm Nsaids sau khi ăn có thể hạn chế các tác dụng phụ ở đường tiêu hóa hoặc nguy cơ xuất huyết ruột, dạ dày…
Thuốc giảm đau narcotic: khác với nhóm Nsaids, giảm đau nhóm narcotic là các dẫn xuất của opioid có thành phần và nguồn gốc của thuốc phiện, cơ chế giảm đau tác động trên thần kinh trung ương, thường là: Codein, Hydrocodone, Oxycodone và Morphine. Dùng các loại thuốc này sau khi ăn sẽ tránh được tình trạng nôn, ói, nhóm thuốc này có tác dụng phụ là gây táo bón nên bổ sung thêm chất xơ vào khẩu phần ăn.
3. Uống thuốc dạ dày khi đói mang lại hiệu quả kém
Các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày bao phủ bề mặt của niêm mạc dạ dày tạo thành một lớp màng bảo vệ. Các chất này sẽ hoạt động sau khi ăn từ 1 đến 2 tiếng hoặc khi dạ dày cảm thấy khó chịu với cơ chế bao bọc những thành phần mà cơ thể nghi gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Do đó, uống thuốc dạ dày khi đói, thuốc đi vào dạ dày và bị chất bảo vệ niêm mạc “giam giữ” lại, khiến cho hiệu quả của thuốc giảm đi đáng kể. Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên sử dụng thuốc dạ dày nửa giờ sau khi ăn là tốt nhất.
4. Truyền dịch khi đói gây phản ứng tiêu cực.
Truyền dịch khi đang đói, đặc biệt là các loại kháng sinh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe như hạ đường huyết, da nhợt nhạt, nhịp tim đập nhanh, mồ hôi lạnh cùng nhiều triệu chứng khác.
Với các thuốc như ciprofloxacin, levofloxacin… có thể gây ra sự tăng giảm bất thường lượng máu, đánh trống ngực, buồn nôn, nôn và các triệu chứng tiêu hóa khác hoặc làm tăng thêm những tác dụng phụ của thuốc.
Tốt nhất, trước khi truyền dịch, bạn nên bổ sung cho cơ thể một ít tinh bột từ bánh quy, bánh mì, cháo, mì hoặc gạo nếp.
5. Thuốc tránh thai
Dùng thuốc tránh thai hàng ngày vào cùng một thời điểm rất quan trọng để thuốc có hiệu quả, nhưng cũng quan trọng không kém khi phải dùng chúng sau khi ăn, để làm giảm thiểu cảm giác nôn ói… Và khi dùng viên thuốc theo thời gian biểu như thế mà trùng với thời điểm của bữa ăn sẽ rất thích hợp để giúp bạn không quên uống thuốc.
Dược sỹ Vương Lệ Hà – Khoa Dược – VTYT
Thuốc Duphalac Có Nên Dùng Thường Xuyên?
Thuốc duphalac là loại thuốc dùng để điều trị bệnh táo bón cho trẻ em và người lớn. Thế nhưng, nó có thật sự an toàn cho sức khỏe nếu sử dụng thường xuyên.
Thuốc Duphalac
Táo bón là một hội chứng thường gặp trong thực tế điều trị hoặc trong đời sống. Nhiều người đã tự ý dùng thuốc hoặc theo lời mách bảo khiến tình trạng táo bón không được cải thiện, có khi còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn đại tiện mà không đi được, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu, trong điều kiện ăn uống bình thường. Tuy nó không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng việc đi ngoài khó khăn, có thể gây rách và chảy máu hậu môn sẽ làm người bệnh đau đớn, táo bón lâu ngày có thể dẫn đến bệnh trĩ do áp lực rặn mỗi khi đi đại tiện hoặc bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn vì chất thải tích tụ lâu trong cơ thể. Táo bón có thể xảy ra cấp tính trong vài ngày hoặc kéo dài vài tuần và có thể tái phát nhiều đợt.Nguyên nhân gây ra táo bón có thể do bệnh của đại tràng, ăn quá ít chất xơ, uống quá ít nước, ảnh hưởng tâm lý như buồn phiền, lo lắng. Người làm việc tĩnh tại, thiếu vận động, lười đi đại tiện cũng gây ra táo bón. Một số thuốc đang dùng cho một bệnh nào đó cũng có thể gây ra táo bón như các thuốc chứa kim loại (nhôm, canxi, bismuth) trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, các thuốc chứa cao opium (thuốc phiện), thuốc chống trầm cảm, thuộc trị bệnh liệt rung… Các thuốc trị dị ứng (antihistamine), thuốc lợi tiểu, thuốc ngủ, thuốc làm dịu đau, thuốc atropin… cũng là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây nên chứng táo bón.
Cách sử dụng thuốc Duphalac
Duphalac (lactulose 50%) bản chất là đường có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn theo liều chỉ định.
Dầu parafine: là loại thuốc làm trơn phân. Chú ý không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi. Nên dùng buổi tối trước khi đi ngủ, không dùng kéo dài vì gây rối loạn hấp thu mỡ và vitamin tan trong dầu. Hiện nay, người ta cũng có thể thay parafin bằng dầu thực vật (olive) an toàn hơn.
Polyoxye thyline glycol (microlax): thuốc tube dạng gel dùng để bơm vào hậu môn trước khi đi đại tiện 15 phút. Thuốc này không nên dùng kéo dài vì gây bỏng rát và có thể gây ra tổn thương ở niêm mạc do kích ứng.
Bisacodyl: viên tọa dược (thuốc đạn) hoặc viên uống. Là thuốc tổng hợp kích thích mạnh niêm mạc để tăng nhu động ruột giúp nhuận tràng. Không được dùng cho trẻ dưới 15 tuổi và phụ nữ có thai.
Sorbitol: giúp tăng lượng nước từ mô ruột và lòng ruột theo cơ chế thẩm thấu để làm phân nhão hơn. Thường dùng dạng gói 5g, uống trước khi ăn. Đây là thuốc hay dùng vì dễ uống.
Thuốc các muối của magie sulfat và sữa magie: có tác dụng nhuận tràng, tẩy. Không dùng kéo dài vì có thể gây ngộ độc magie.
Macrogol 4000 (polyethyline glycol: forlax – fortrans) là loại thuốc tẩy mạnh chỉ dùng cho người lớn.
Neostigmin: thuốc tiêm, chỉ dùng trong trường hợp bế tắc đại tiện sau mổ.
Thuốc Ho Mucosolvan Có Tốt Không, Những Ai Nên Dùng Thuốc Này
Ho là tình trạng bệnh lý mà nhiều người dễ mắc phải do thay đổi thời tiết, viêm phế quản, viêm đường hô hấp cấp,… Thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc ho khác nhau để chữa trị, một trong số đó phải kể đến thuốc ho Mucosolvan. Tuy nhiên bạn vẫn chưa hiểu hết về loại thuốc này, liều lượng, cách dùng như thế nào?
Thông tin về thuốc ho Mucosolvan
Ho là một phản xạ có điều kiện do đường hô hấp bị nhiễm trùng, ngứa rát cổ họng, cổ họng có đờm,…Ho không nguy hiểm đến tính mạng nhưng dai dẳng kéo dài và gây nên nhiều căn bệnh khác nguy hiểm cho sức khoẻ con người. Và thuốc ho Mucosolvan có thể giúp cắt giảm cơn ho, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm phế quản, co thắt phế quản,…
Thuốc ho Mucosolvan là gì?
Thuốc ho Mucosolvan là một loại thuốc được kê toa theo chỉ định của bác sĩ khi bạn đi thăm khám tại các cơ sở khám bệnh. Mucosolvan được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như: viên nén, viên bao phim,. Siro cho trẻ nhỏ, dung dịch ống tiêm, viên ngậm Mucosolvan.
Thành phần chính của thuốc ho Mucosolvan
Mucosolvan được làm từ nhiều hoạt chất khác nhau nhưng thành phần chính là Ambroxol hydrochloride. Thành phần này giúp long đờm, giảm ho hiệu quả nhất, trị viêm phế quản.
Thuốc Mucosolvan xuất xứ từ Boehringer Ingelheim France của Pháp. Đây là một trong những đơn vị phát hành thuốc lớn và uy tín nhất trên thế giới nên bạn có thể yên tâm về chất lượng thuốc.
Nhà sản xuất thuốc Mucosolvan
Thuốc là sản phẩm của công ty Công ty dược phẩm Boehringer Ingelheim. Đơn vị có văn phòng đại diện ở Việt Nam tại địa chỉ:
Căn 2603, tầng 26, tháp Đông, Lotte Center Hà Nội, 54 Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP Hà Nội.
Ô 04-09, tầng 14, tòa nhà MPlaza, 39 Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Công dụng của thuốc ho Mucosolvan
Thuốc ho Mucosolvan làm đờm có trong cổ họng mềm ra và thoát ra ngoài cổ họng. Đó là công dụng chung nhất của sản phẩm, tuy nhiên từng bệnh về hô hấp khác nhau mà bác sĩ sẽ kê đơn dạng dung dịch uống, siro hay viên nén, viên bao phim,….Mỗi loại thì lại đặc trị và công dụng khác nhau:
Thuốc ho Mucosolvan dạng viên
Mucosolvan được chỉ định dùng để điều trị các bệnh nhưu viên phổi, viếm phế quản cấp tính, mãn tính theo sự chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó thuốc còn được kê đơn trong việc điều trị tai mũi họng cấp tính,giảm bớt chất nhờn, dịch trong mũi và tai,…
Thuốc ho Mucosolvan dạng tiêm
Dạng tiêm thường dành cho trẻ em, sơ sinh, chuyên dùng để điều trị hội chứng suy hô hấp của trẻ. Với dạng này sẽ có sự chỉ định của bác sĩ và trang thiết bị hiện đại theo dõi và quan sát, không tự ý mua về sử dụng tại nhà.
Siro ho Mucosolvan
Bất kì bà mẹ nào cũng lo lắng khi con mình bị ho và các vấn đề về đường hô hấp. Siro ho Mucosolvan là loại thuốc ho cho trẻ phổ biến ở Đức. Siro Mucosolvan có mùi hương dễ chịu, dễ dùng cho bé, đẩy lùi nhanh các triệu chứng ho, ho lâu ngày, tiêu điờm và rất an toàn cho bé.
Những ai nên dùng thuốc ho Mucosolvan
Thuốc ho Mucosolvan có thể dùng cho nhiều đối tượng đối tượng khác nhau, người già, trẻ nhỏ, người trưởng thành. Những người mắc các bệnh về viêm đường hô hấp, viêm phế quản, ho lâu ngày, viêm tai mũi họng,…. Những người bị viêm loét dạ dày, hành tá tràng thì không nên sử dụng.
Phụ nữ mang thai có dùng được không?
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng. Vì khi mang thai nội tiết tốt thay đổi sử dụng thuốc đễ khiến bạn động thai, thai nhi không phát triển, tắc tuyến sữa.
Trẻ em có dùng được thuốc ho Mucosolvan không?
Trẻ dưới 5 tuổi muốn sử dụng phải sự chỉ định kê đơn của bác sĩ hoặc tốt nhất không nên dùng. Bởi trẻ nhỏ sức đề kháng kém, thể chất yêu có thể không phù hợp với thành phần của thuốc.
Thuốc ho Mucosolvan có tốt không?
Nhiều người đặt câu hỏi rằng thuốc ho Mucosolvan có tốt hay không thì câu trả lời là có. Bạn chỉ cần sử dụng đúng liều lượng, đúng quy trình và thời gian uống thì Mucosolvan sẽ phát huy hết tác dụng của mình.
Hướng dẫn sử dụng thuốc ho Mucosolvan
Người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn sử dụng được ghi khi mua thuốc hoặc tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Bạn nên uống thuốc sau khi ăn được 30 phút và uống cùng nước lọc để Mucosolvan không ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá của dạ dày. Khi sử dụng hết liều lượng thuốc mà bác sĩ kê cho bạn không sử dụng thêm khi không được yêu cầu, bởi có thể sẽ dẫn đến kháng thuốc hoặc những hệ luỵ sau này.
Với dạng uống: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, ngày sử dụng 3 lần mỗi lần một viên (có thể tăng theo sự chỉ định của bác sĩ).
Với dạng tiêm: Thông thường sẽ là 30mg/kg/ ngày và chia thành 4 lần trong một ngày. Tuynhieen lượng dung dịch tiêm này cũng thay đổi trong quá trình điều trị để phát huy hết tác dụng.
Lưu ý khi dùng thuốc ho Mucosolvan
Trong trường hợp bạn sử dụng quá liều lượng thuốc được yêu cầu bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Còn nếu bạn quên không uống thuốc thì có thể uống vào lần tiếp theo, không uống bù, không uống gấp đôi vì bạn có thể bị sốc thuốc mà gây nên hậu quả không đáng có.
Một vài tác dụng phụ không mong muốn như: đau đầu, choáng nhẹ, nôn, khó tiêu, dị ứng, miệng khô,….Trong trường hợp này bạn nên đến bác sĩ để thăm khám và điều chỉnh cho phù hợp với cơ thể.
Thuốc ho Mucosolvan bán ở đâu?
Hiện nay thuốc ho Mucosolvan được bán ở hầu khắp các nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc. Bạn nên đến những cửa hàng thuốc lớn và uy tín để tránh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Khi đi, cầm theo đơn thuốc mà bác sĩ chỉ định.
Thuốc ho Mucosolvan giá bao nhiêu?
Thuốc ho Mucosolvan tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau nên gía bán của chúng cũng khác nhau. Tuy nhiên giá cả không chênh lệch nhiều hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế của cá nhân:
Thuốc Mucosolvan viên nén: 60.000 VNĐ/ hộp (2 vỉ x 10 viên)
Siro ho Mucosolvan: 150.000 VNĐ/ lọ 100ml
Bạn đang xem bài viết Có Nên Dùng Các Loại Thuốc trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!