Cập nhật thông tin chi tiết về Cho Trẻ Sơ Sinh Ăn Sữa Ngoài Kết Hợp Với Sữa Mẹ Có Tốt Không? mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trẻ sơ sinh ăn sữa ngoài có tốt không?
Việc cho trẻ sơ sinh ăn sữa ngoài kết hợp với bú sữa mẹ vẫn đảm bảo cho trẻ có đủ tổng lượng sữa cần thiết cho nhu cầu phát triển khỏe mạnh của bé. Trẻ bú sữa mẹ mỗi ngày không những đảm bảo dinh dưỡng cho bé, tăng sức đề kháng mà còn giúp bé giảm các bệnh mẫn cảm và làm tăng thêm tình cảm giữa mẹ và bé.
So với phương pháp nuôi con hoàn toàn bằng sữa ngoài thì phương pháp kết hợp này vẫn đảm bảo cho các tuyến sữa mẹ được kích thích, và nhất là khi bé ăn khỏe hơn sữa mẹ không đủ để cung cấp nhu cầu của bé, biện pháp này giúp tăng đủ sữa cho bé.
Tuy nhiên, cũng phải nói đến một số ít các trường hợp, trẻ uống sữa công thức từ quá sớm nên khó chấp nhận bú mẹ.
Phương pháp cho bé ăn sữa ngoài kết hợp bú mẹ
Khi trẻ bú sữa mẹ mà vẫn không đủ no, hoặc vẫn đang trong giai đoạn bú mẹ hoặc vì lý do nào đó bé không được bú mẹ hoàn toàn. Phương pháp nuôi con kết hợp sữa mẹ với các loại sữa bột hoặc sữa động vật khác chính là phương pháp hữu hiệu nhất.
Có 2 cách cho bé ăn sữa ngoài kết hợp bú sữa mẹ:
Cách 1: Mỗi ngày sau khi cho trẻ bú mẹ, hãy cho bé ăn thêm một lượng sữa bò hoặc sữa bột nhất định. Cách làm này thích hợp cho các bé dưới 6 tháng tuổi, vừa để đảm bảo dinh dưỡng cho bé vừa kích tuyến sữa mẹ ra đều.
thực phẩm dinh dưỡng theo giai đoạn khác để trẻ có thể thích nghi với việc cai sữa sau này. Cách 2: Mẹ có thể thay đổi luân phiên, cứ 1 lần uống sữa mẹ, 1 lần sữa bột hoặc thực phẩm bổ sung. Cách này thích hợp hơn với các bé trên 6 tháng, vừa giúp giảm lượng sữa mẹ. Dần thay thế sữa mẹ bằng các loại sữa và cáckhác để trẻ có thể thích nghi với việc cai sữa sau này.
Cho trẻ sơ sinh ăn kết hợp sữa ngoài như thế nào
Cho trẻ sơ sinh ăn kết hợp sữa mẹ và sữa ngoài như thế nào còn tùy thuộc vào lứa tuổi của trẻ. Trong lần đầu tiên cho bé bổ sung thêm sữa công thức, hãy cho bé uống lượng sữa bổ sung bằng với nhu cầu hằng ngày của bé. Khi pha sữa công thức, hãy xem kỹ tỷ lệ pha và hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Không nên cho trẻ bổ sung quá nhiều sữa công thức bởi sẽ làm trẻ quá no và không muốn bú sữa mẹ trong cữ bú tiếp theo.
Trong khi mẹ cho bé bổ sung sữa công thức thì hãy dùng máy hút sữa để hút sữa ra thường xuyên và bảo quản sữa trong tủ lạnh trong vòng 3-5 ngày. Vẫn khuyến khích nên cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn để có lợi cho sự phát triển của bé.
Bé không chịu ăn sữa bột mẹ phải làm gì?
Khá nhiều trẻ khi được cho bú thêm sữa bột đã không chịu gây ra rất nhiều lo lắng cho bố mẹ. Có 2 lý do cho việc bé không chịu ăn sữa công thức:
Bé không thích núm ti giả. Trường hợp này, mẹ nên đun sôi núm vú giả để làm nó mềm hơn, lúc đầu nên tập cho bé bú sữa mẹ bằng bình để bé làm quen trước đã.
sữa mẹ. Do vị giác của bé, bé không thích hương vị của sữa công thức. Mẹ hãy thử nhiều các loại sữa bột có mùi vị tương tự như
Những lưu ý khi kết hợp sữa mẹ và sữa ngoài
Ngoài biết các kỹ thuật cho bé bú sữa mẹ kết hợp với sữa ngoài như thế nào thì mẹ cũng nên tìm hiểu thêm về một số biện pháp phòng tránh khi có các vấn đề xảy ra.
Không cho bé ăn sữa mẹ với sữa ngoài cùng một lúc: mỗi cữ bú chỉ nên cho bé bú 1 loại sữa, không trộn chung vì sẽ làm bé khó tiêu hóa. Chẳng hạn sau mỗi cữ bú chưa no, mẹ có thể rút ngắn thời gian cho bé bú. Nếu cữ trước bé bé cạn sữa thì cữ sau cho trẻ bú sữa ngoài, còn nếu cữ trước bé bú chưa hết thì cữ sau lại cho bé bú tiếp. Bởi nếu sữa mẹ không được bú cạn thì tuyến sữa không được kích thích, sữa tiết ra ngày một ít hơn.
Kiên trì cho bé bú mẹ: các chuyên gia vẫn luôn khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ. Một số mẹ có sữa hơi chậm, nhưng sau thời gian ăn uống sau sinh lành mạnh, sức khỏe sẽ từ từ được phục hồi, lượng sữa sẽ tăng lên. Kiên trì cho bé bú sữa mẹ trong thời gian dài, còn sữa công thức là để hỗ trợ khi bé bú mẹ không đủ no mà thôi.
Tóm lại, trẻ sơ sinh ăn sữa ngoài có tốt không còn phụ thuộc vào cách mẹ cho bé sử dụng sữa ngoài như thế nào. Cách tốt nhất vẫn là kết hợp sữa mẹ và sữa ngoài một cách khoa học để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Trẻ Sơ Sinh Vừa Bú Sữa Mẹ Vừa Ăn Sữa Ngoài Có Tốt Không?
Để trả lời cho câu hỏi trẻ sơ sinh dùng sữa nào tốt nhất? Sữa mẹ hay sữa ngoài? Theo các chuyên gia sức khỏe mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kéo dài cho tới khi bé được 2 tháng tuổi.
Trong sữa mẹ có chứa kháng thể tự nhiên giúp bé tăng sức đề kháng, giảm mầm bệnh và chống dị ứng, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng hợp nhất với bé trong giai đoạn đầu đời.
Sữa ngoài hay còn gọi là sữa công thức cũng có những chất dinh dưỡng thiết yếu như DHA, các vitamin, khoáng chất và lợi khuẩn giúp trẻ phát triển toàn diện. Mặc dù vậy, sữa công thức chỉ giúp trẻ bổ sung thêm dưỡng chất chứ không hoàn toàn thay thế được sữa mẹ.
Uống sữa ngoài nhiều đôi khi khiến cho trẻ dễ bị táo bón hoặc tiêu chảy, thậm chí dễ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và dị ứng. Vì thế sữa mẹ chính là sự ưu tiên hàng đầu đối với trẻ sơ sinh .
Cho trẻ sơ sinh vừa bú sữa mẹ vừa ăn sữa ngoài trong trường hợp nào?
Theo các chuyên gia:” Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ”. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa không cung cấp đủ lượng sữa mà bé cần hoặc vì lý do công việc mà không thể cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Những hạn chế của việc vừa cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ vừa ăn sữa ngoài
Bé vừa bú sữa ngoài vừa bú sữa mẹ rất dễ dẫn đến tình trạng không hấp thụ hết thành phần trong sữa mẹ thậm chí bé bỏ bú sữa mẹ.
Tuyến sữa của mẹ sẽ không được kích thích thường xuyên nên sẽ hạn chế tiết sữa hơn.
Khi cho trẻ bổ sung thêm sữa ngoài rất dễ khiến trẻ dị ứng sữa và bị tiêu chảy. Trong một số trường hợp cơ thể non nớt của bé không hợp với một số thành phần có trong sữa ngoài.
Trẻ bú sữa công thức thường dễ bị nóng trong dẫn đến hiện tượng trẻ bị đầy hơi và táo bón, phân sẽ cứng hơn có mùi nặng hơn khi bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Bên cạnh đó tần số đi vệ sinh của trẻ cũng giảm nếu bú sữa công thức vì sữa khiến bé khó tiêu hơn sữa mẹ.
Trẻ sơ sinh vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài sẽ tăng thêm gánh nặng kinh tế bởi hiện nay các loại sữa công thức cho trẻ thường có giá thành khá cao.
Trẻ sơ sinh vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài chỉ khi mẹ không đủ khả năng cung cấp lượng sữa cần thiết cho bé. Việc cho bé bú kết hợp như vậy cũng có những hạn chế nhất định.
Tóm lại, mẹ càng hạn chế được việc cho trẻ sơ sinh vừa bú sữa mẹ vừa ăn sữa ngoài bao nhiêu thì càng có lợi cho bé bấy nhiêu.
Phương pháp kết hợp bú sữa mẹ và sữa ngoài cho trẻ đúng cách
Khi mới cho bé tập làm quen với sữa ngoài, hãy tập cho bé bú bình trước. Trong vòng 24 tiếng không cho bé bú mẹ, hãy vắt sữa ra bình cho bé bú. Hãy chọn bình có núm vú mềm, độ dài và tia sữa phù hợp.
Lựa chọn loại sữa phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của trẻ. Hãy tham khảo các chuyên gia trẻ sơ sinh dùng sữa loại nào tốt, hãng nào uy tín, đảm bảo để bé phát triển an toàn.
Trẻ uống sữa ngoài khi độ ấm vừa phải, không nên để quá nóng hoặc quá nguội sẽ ảnh hưởng đến vị giác và hệ tiêu hóa non nớt của bé.
Không pha sữa mẹ với sữa ngoài để cho trẻ bú vì sẽ gây lãng phí sữa mẹ. Thậm chí sự kết hợp này còn dễ làm trẻ bị ngộ độc hoặc tiêu chảy.
Mabio – Giải pháp giúp sữa mẹ về nhiều, sánh đặc
Có lẽ rất nhiều mẹ cũng nhận thức được việc sử dụng sữa mẹ là tốt nhất đối với trẻ sơ sinh nhưng vì một số lý do nào đó mà: sữa mẹ ít, mất sữa, sữa loãng không đủ cho bé bú và “đành” phải dùng sữa ngoài – Lý do bất đắc dĩ này lại vô tình khiến cho tình trạng sữa mẹ ngày càng ít đi.
Để chị em yên tâm hơn trong việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, hiện nay trên thị trường có dòng sản phẩm Mabio được coi là “cứu cánh” đắc lực của hàng nghìn bà mẹ bỉm sữa.
Phương pháp cho Nguồn: chúng tôi trẻ sơ sinh vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa ngoài chỉ nên áp dụng khi mẹ không cung cấp đủ lượng sữa và bé cần bổ sung thêm dưỡng chất mà thôi. Trong 6 tháng đầu nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là điều cần thiết nhất để trẻ phát triển toàn diện.
Thành phần của Mabio với 100% thảo dược tự nhiên, không chỉ giúp sữa mẹ về nhiều, đặc hơn mà còn hỗ trợ cải thiện vóc dáng cho chị em. Sản phẩm hiện đã được bày bán ở các hiệu thuốc và có đầy đủ giấy tờ chứng nhận an toàn.
Có Nên Cho Trẻ Sơ Sinh Uống Thêm Sữa Ngoài?
Chúng ta vẫn thường được nghe rằng sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng có nhiều người nghĩ rằng trẻ sinh ra nên được bổ sung thêm sữa ngoài để con đủ chất dinh dưỡng. Vậy, có nên cho trẻ sơ sinh uống thêm sữa ngoài không? Chúng ta cùng tìm câu trả lời ngay sau đây nhé!
Khi nào trẻ sơ sinh cần uống thêm sữa ngoài?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa, trong sữa mẹ có chứa đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cần cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tổ chức y tế thế giới cho rằng, trong 12 tháng đầu đời của trẻ, sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chính của trẻ, các loại thức ăn khác chỉ là món ăn dặm. Thậm chí các em bé từ 6 tháng tuổi trở xuống thì vẫn được khuyến khích dùng 100% sữa mẹ.
Như vậy có thể thấy được tầm quan trọng của sữa mẹ đối với trẻ là như thế nào rồi. Nếu người mẹ đủ sữa để nuôi con thì nên cho con bú càng lâu càng tốt. Đừng nghĩ rằng con đến giai đoạn ăn dặm thì cho con ăn bột, ăn cháo và uống thêm sữa ngoài mà ngưng cho con bú mẹ. Vì ngoài các chất dinh dưỡng cần thiết thì việc bú mẹ còn giúp trẻ tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp chống lại sự xâm nhập của một số vi khuẩn có hại.
Sữa ngoài không được khuyến cáo dùng hoàn toàn thay thế nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, trẻ sơ sinh cần uống thêm sữa ngoài. Vậy đó là trong những trường hợp nào? Hãy theo dõi phần tiếp theo.
Khi trẻ sinh mổ
Khi vừa ra đời, trẻ sơ sinh đã được đặt lên người mẹ, tìm ngay đến hai bầu vú mẹ để bú. Đó là trường hợp con được mẹ sinh theo cách tự nhiên và tình trạng sức khỏe bình thường.
Nếu trẻ sinh ra bằng phương pháp phẫu thuật, trẻ sẽ không được gần mẹ ngay được, do đó con cũng không thể bú mẹ được nhiều như những đứa trẻ sinh thường. Vì lúc này mẹ phải ở lại phòng phẫu thuật để khâu vết mổ, sau đó còn phải nằm phòng hồi sức mấy tiếng đồng hồ để được chuyền thêm nước hoặc chuyền máu nếu cơ thể mẹ thiếu máu.
Trẻ sinh ra phải có nguồn sữa ngay, thì lúc này rất cần thiết phải có sữa ngoài để con không bị đói, khát. Duy trì cho con bú sữa ngoài đến khi mẹ khỏe hơn và có đủ sữa để cho con bú bình thường là điều cần thiết. Do vậy không thể khăng khăng giữ quan điểm “chỉ cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ”.
Khi người mẹ bị thiếu sữa
Không phải người mẹ nào sau khi sinh cũng có lượng sữa về dồi dào để cho trẻ bú. Có một số mẹ bị khô sữa, có thể là do thân nhiệt nóng, sữa bị khô, hoặc do trước đó mẹ dùng kháng sinh quá nhiều cũng khiến tuyến sữa bị tắc.
Trường hợp khác là mẹ có sữa nhưng không đều, tia sữa yếu khiến trẻ không đủ sữa để bú. Có thể nguyên nhân là do mới sinh xong, sữa chưa về kịp. Nếu như vậy thì vài ba ngày sau ăn uống tẩm bổ tốt sẽ có lượng sữa dồi dào. Còn nếu sữa vẫn không nhiều thì là do cơ địa người mẹ, do tuyến sữa không hoạt động.
Những lúc này dĩ nhiên cần phải bổ sung sữa ngoài cho trẻ sơ sinh. Có thể cho con bú tạm đến khi nào mẹ có sữa trở lại thì ngưng. Mẹ phải chú ý ăn uống nhiều đồ ăn giàu dinh dưỡng, uống nhiều nước để lượng sữa luôn có sẵn cho con bú.
Khi sản phụ có bệnh lý
Khi người mẹ bị bệnh cảm cúm, hay một số bệnh khác trong thời gian cho con bú, hoặc dùng thuốc tây y, hoặc dùng các bài thuốc dân gian thì cũng nên ngưng không cho con bú trong giai đoạn này.
Vì mẹ đang bệnh, sữa mẹ cũng bị ảnh hưởng. Lúc này chất lượng sữa không được như bình thường, sẽ không tốt cho trẻ nếu con bú. Chưa kể đến trường hợp con cũng sẽ bị lây bệnh từ mẹ, những vi khuẩn có hại dễ tấn công con.
Như vậy, khi mẹ bị bệnh thì phải có sữa ngoài cho con bú tạm chờ đến khi mẹ hết bệnh, lượng sữa trở nên nhiều hơn và chất lượng cũng đảm bảo hơn. Khi đó bạn sẽ yên tâm với việc cho con bú đủ chất dinh dưỡng và an toàn sức khỏe tuyệt đối.
Những loại sữa ngoài nào thì tốt cho trẻ sơ sinh?
Đây là câu hỏi mà rất nhiều mẹ băn khoăn. Vì ai cũng muốn chọn cái tốt nhất cho con, trong khi đó thị trường sữa quá bao la, quá nhiều loại sữa được quảng cáo rầm rộ với những lợi ích mang lại cho trẻ như giúp tăng cường trí não, giúp phát triển chiều cao cho trẻ.
Vậy thì bố mẹ biết chọn loại sữa nào?
Theo kinh nghiệm chọn mua sữa cho trẻ sơ sinh mà một số mẹ chia sẻ thì không phải cứ loại nào đắt tiền là tốt cho con đâu, mà quan trọng là loại sữa ấy có hợp với con không. Vì có nhiều trường hợp bố mẹ mua sữa đắt tiền cho con nhưng khi con uống vào là bị táo bón hoặc bị tiêu chảy. Như vậy, trước tiên phải chọn loại sữa hợp với hệ tiêu hóa của trẻ chứ không quan trọng sữa ngoại hay sữa nội.
Thứ hai là vấn đề hương vị của sữa. Vì trẻ còn nhỏ và đã quen với sữa mẹ từ lúc còn trong bụng, nên cần chọn cho con loại sữa có hương vị gần giống với sữa mẹ nhất, độ béo ít, độ ngọt ít để con dễ uống. Hoặc trường hợp con đnag bú mẹ nhưng mẹ bị thiếu sữa, thì lúc này sữa ngoài phải có hương vị như sữa mẹ để con cảm giác quen thuộc. Có nhiều bé không chịu bú chỉ vì loại sữa khác xa với sữa mẹ.
Đồng thời hệ tiêu hóa của con còn khá non trẻ, chọn sữa có hương vị nhẹ cũng giúp con tiêu hóa tốt.
Thứ ba là chọn loại sữa có thương hiệu rõ ràng, dù là sữa ngoại nhập hay sữa của Việt Nam sản xuất. Nên chọn mua ở những nơi có uy tín, cửa hàng chính hãng để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.
Những điều lưu ý khi cho trẻ sơ sinh uống sữa ngoài
Vẫn biết rằng sữa mẹ là tốt nhất, nhưng mỗi người mẹ hãy tự chuẩn bị một lon sữa ngoài trước khi đi sinh. Để phòng khi mình phải phẫu thuật xong không thể cho con bú ngay thì cũng có sẵn sữa cho con. Hoặc trường hợp mình bị khô sữa hay thiếu sữa cũng có sẵn sữa ngoài, không lo con bị đói.
Sữa ngoài, hay còn gọi là sữa công thức được các nhà sản xuất chế biến dành riêng cho trẻ với đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu gần như là có hầu hết trong sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu cho trẻ uống sữa công thức sớm và uống quá nhiều thì sẽ gây ra những tác dụng phụ.
Đó là trẻ dễ bị béo phì. Do trong sữa có bổ sung lượng chất béo cần thiết, lượng này sẽ tích tụ dần trong cơ thể bé gây nên tình trạng béo phì nếu trẻ uống sữa kéo dài. Ngoài ra cũng sẽ xảy ra trường hợp dậy thì sớm, nguy cơ dẫn đến tình trạng lão hóa sớm.
Do đó, nên hạn chế cho trẻ uống sữa công thức. Chỉ uống trong những trường hợp bắt buộc. Đặc biệt, nếu cho trẻ sơ sinh uống sữa ngoài thì cần chú ý những điều sau:
– Nên cho con uống một ít trước, theo dõi coi con có biểu hiện dị ứng hoặc hệ tiêu hóa có bị ảnh hưởng không. Nếu con có dấu hiệu táo bón hay tiêu chảy thì phải ngưng loại sữa đó lại.
– Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ pha sữa, bình sữa của trẻ thật cẩn thận trước mỗi khi pha và sau khi con bú xong.
– Không dùng sữa đã quá hạn sử dụng và sau một tháng mở lon nếu không dùng hết thì cũng ngưng, không nên tiếp tục cho trẻ uống lượng sữa bột còn trong lon.
– Không cho trẻ uống quá lượng sữa quy định mỗi ngày ghi trên mỗi lon sữa. Khi pha sữa phải chú ý nhiệt độ của nước cũng như lượng sữa bột cần dùng.
Như vậy chúng ta cũng đã biết, sữa ngoài không phải là không cần thiết, nhưng không nên lạm dụng sữa ngoài mà bỏ qua sữa mẹ. Vì trẻ sơ sinh rất cần sữa mẹ để phát triển tốt nhất. Câu hỏi có nên cho trẻ sơ sinh uống thêm sữa ngoài không còn là quá khó sau khi đọc xong bài viết của chúng tôi. Chúc bạn có thêm những kiến thức bổ ích về nuôi trẻ!
Sữa Morinaga Cho Trẻ Sơ Sinh Có Tốt Không
Sữa Morinaga là 1 trong 3 dòng sữa nổi tiếng nhất tại Nhật, đặc biệt là dòng sữa dành cho trẻ sơ sinh. Sữa Morinaga được rất nhiều bà mẹ Việt Nam tin dùng cho con và phong danh hiệu cho loại sữa này là “sữa rau”.
Vậy sản phẩm sữa Morinaga dành cho trẻ sơ sinh có những điểm đặc biệt gì khiến các mẹ yêu thích đến vậy.
Sữa Morinaga cho trẻ sơ sinh có tốt không?
Sữa Morinaga số 0 được sản xuất và đóng gói tại Nhật Bản. Trên thực tế, đây là một trong số ít các loại sữa hoàn hảo để nuôi trẻ sơ sinh.
Cũng giống như nhiều loại sữa bột khác của Nhật, các chuyên gia dinh dưỡng luôn cố gắng bào chế công thức sữa có thành phần gần giống với sữa mẹ nhất.
Sữa luôn hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ chứ không tập trung ép cho bé tăng cân quá nhanh.
Sữa Morinaga số 0 dành cho trẻ từ 0-1 tuổi, là hãng sữa đầu tiên trên thế giới đưa thành phần Lactoferrin- loại chất đạm chỉ có nhiều trong sữa mẹ vào sữa.
Cùng với đó là Nucleotides giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên gấp 2 lần và duy trì miễn dịch ở trẻ ngay cả khi bé không còn bú mẹ, giúp trẻ ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng.
Sữa Morinaga số 0 bổ sung hàm lượng ARA, Taurine, Choline và DHA cao hơn nhiều so với các loại sữa bột khác.
Điều này chứng tỏ rằng Sữa bột Morinaga tập trung vào phát triển trí não cho trẻ,giúp kích thích não bộ hoạt động, tăng cường khả năng tư duy, tạo nền tảng vững chắc cho trẻ trước khi đến trường.
Tuy hàm lượng DHA trong sữa cao nên mùi vị của sữa có thể kém hấp dẫn so với các loại sữa khác, nhưng thực tế có rất nhiều cha mẹ phản ánh rằng, con họ rất thích uống sữa này.
Lo lắng lớn nhất của các mẹ khi cho con sử dụng sữa bột công thức chính là việc con bị táo bón, bởi táo bón ảnh hưởng rất xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Táo bón không những khiến trẻ đau đớn, biếng ăn, khó tiêu,… mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển sau này của trẻ.
Nếu các mẹ sử dụng Sữa Morinaga cho trẻ sơ sinh thì có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này.
Bởi vì trong sữa có chứa 2 loại đường bổ trợ tiêu hóa là Lactulose và Raffinose, giúp làm tăng lượng vi khuẩn có lợi, có tác dụng ngừa táo bón, đồng thời sữa có chứa Oligosaccharid, giúp trẻ giảm thiểu tối đa nguy cơ bị tiêu chảy.
Đây chính là lý do Sữa Morinaga là một trong số ít các loại sữa phù hợp nhất cho trẻ sơ sinh.
Ngoài ra trong Sữa Morinaga Nhật bổ sung các vitaminA, C, B6 và các dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ phát triển thị giác, tăng khả năng chống nhiễm khuẩn, giảm nguy cơ thừa chất gây béo phì ở trẻ.
Bên cạnh đó, sữa có hàm lượng canxi cao, giúp trẻ phát triển hệ xương, răng vững chắc, cho con cơ thể cứng cáp khỏe mạnh.
Sữa Morinaga có hương vị thanh mát gần giống như sữa mẹ, nên bé sẽ không bỏ bú mẹ khi uống Morinaga và ngược lại.
Đặc biệt, dòng sữa này trên thị trường Việt Nam chưa xuất hiện Sữa Morinaga giả, vì vậy các mẹ có thể an tâm mua sữa mà không lo ngại về vấn an toàn của sữa ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Cách pha sữa Morinaga số 0 của Nhật
Theo tiêu chuẩn về định lượng, cứ 1 thìa gạt ngang sữa bột tương đương với 2.6g và pha với 20ml. Dùng nước đun sôi để nguội khoảng 70 độ C để pha.
– Rửa sạch tay, đặc biệt là các vật dụng pha sữa phải được khử trùng bằng cách đun sôi trong vòng 5 phút và sau đó để ráo nước.
– Lấy lượng chính xác sữa bột mà mẹ cần pha cho con bằng muỗng đi kèm trong hộp sữa, cho vào bình pha sữa đã được khử trùng.
– Cho 2/3 lượng nước cần pha ở nhiệt độ 70 độ C vào bình sữa, sau đó lắc đều cho tan. Tiếp theo cho 1/3 lượng nước đun sôi để nguội vào bình sữa, để điều chỉnh vừa đủ tới lượng sữa cần pha .
Sau khi sữa đã được hòa tan, nhanh chóng cho bình sữa vào dòng nước chảy hoặc cốc nước lạnh để làm nguội sữa trong bình xuống bằng nhiệt độ cơ thể và cho bé bú.
Bảo quản: Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Không để trong tủ lạnh. Khi sữa đã mở hộp thì nên sử dụng hết trong vòng 30 ngày.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư ACS_Cửa hàng SữaBỉm.vn Địa chỉ: 29- Ngõ 54 – Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội Email: kientrucacs@gmail.com, hotline 0904.614.767
Bạn đang xem bài viết Cho Trẻ Sơ Sinh Ăn Sữa Ngoài Kết Hợp Với Sữa Mẹ Có Tốt Không? trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!