Cập nhật thông tin chi tiết về Cháo Yến Mạch Và Lợi Ích Vàng Đối Với Sức Khỏe mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Loại hạt này có công dụng tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch, kiểm soát đường huyết,… Và còn rất nhiều công dụng trong việc nâng cao sức khỏe cho gia đình bạn.
Ngày nay, chúng ta có thể dễ dáng mua hạt yến mạch tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, đại lí cao cấp một chút. Vì vậy, sản phẩm này cũng hết sức đa dạng về chủng loại. Đầu tiên là loại nguyên hạt, nó khá dai và nấu tốn nhiều nước, thời gian nấu cũng lâu. Thứ hai là loại cắt nhỏ, loại này chia thành 2,3 phần và nó tốn ít nước hơn. Loại tiếp theo là dạng cán, có thể nói đây là dạng phổ biến nhất và hay được dùng nhất. Cuối cùng là dạng ăn liền, chỉ cần chan nước sôi là dùng được nagy. Vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, nó chứa ít thành phần dinh dưỡng hơn các loại còn lại.
1. Tác dụng của cháo yến mạch
Ăn vào bữa sáng rất ngon miệng lại tốt cho sức khỏe cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Chúng giúp tăng khả năng vận động cơ bắp, chống ung thư, cải thiện làn da, bảo vệ tim và tránh suy nhược thần kinh…
Bột yến mạch giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa một cách nhanh chóng và cung cấp năng lượng triệu để cho cơ bắp giúp tăng khả năng vận động, cơ thể dẻo dai hơn. Đây cũng là một trong những thực phẩm thiên nhiên giúp cải thiện làn da hiệu quả, đặc biệt là làn da bị vảy nến và chàm eczema. Ngoài ra, chúng còn là chất chống viêm nhiễm và làm lành vết thương.
Dùng loại ngũ cốc này mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bị đau tim, béo phì và tiêu đường, giảm cholesterol trong máu, phòng tránh bệnh loãng xương, ung thư… Bột yến mạch cũng có tác dụng củng cố hệ miễn dịch, cải thiện đời sống tình dục bởi trong yến mạch có nhiều sắt, kẽm, vitamin B, calcium và folic acid giúp kích thích tố sinh dục.
Ăn dặm bằng yến mạch không những rất tốt cho trẻ mà còn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Đặc biệt, các nguyên liệu chế biến không đắt khiến các mẹ không còn lo âu về vấn đề tài chính trong việc chăm sóc sức khỏe, giúp con có một chế độ dinh dưỡng hợp lí.
Trẻ nếu không được thay đổi khẩu vị sẽ rất dễ chán ăn. Do đó, chúng ta phải chủ động thay đổi các thành phần dinh dưỡng, nhất là nên nấu kèm với bột yến mạch để thay đổi khẩu phần, tạo cảm giác lạ miệng, các bạn nhỏ sẽ cảm thấy thích thú hơn.
Đây thật sự là một loại cháo rất tốt cho bé trong giai đoạn ăn dặm
Ngoài ra, chất xơ hòa tan, protein, khoáng chất sắt, canxi, magie cùng thành phần vitamin nhóm B, B6 có rất nhiều trong hạt yến mạch trong hạt yến mạch có rất nhiều nên các bà mẹ bỉm sữa an tâm là các bạn sẽ không bị táo bón (cái này tốt hơn nhiều so với cám gạo).
Ở độ tuổi mới bắt đầu tập ăn bột thì đây có lẽ là loạt hạt tốt nhất, mang lại nhiều lợi ích nhất, phù hợp nhất.
2. Nguyên liệu cần thiết để nấu cháo yến mạch
– Yến mạch nguyên hạt: 150gr
– Thịt bò: 50gr
– Cà rốt: ½ củ
– Rau mùi: 2 nhánh
– Gia vị: muối, dầu cá cho bé
3. Cách nấu cháo yến mạch nguyên hạt ngon, bổ dưỡng
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Thịt bò bạn chọn mua phần có màu sắc đỏ tươi, khi ấn tay vào thịt có độ đàn hồi. Sau đó, bạn mang thịt đi rửa sạch rồi cho máy xay xay nhuyễn.
– Cà rốt gọt vỏ, cắt thành khúc nhỏ.
– Rau mùi bạn nhặt sạch, đem ngâm với nước muối chừng 30 phút, vớt ra để ráo nước rồi tiến hành băm nhỏ và cho vào một chén riêng.
Bước 2: Hấp cà rốt
– Cà rốt sau khi sơ chế thì bạn mang đi hấp hoặc luộc chín mềm rồi tán nhuyễn cho bé dễ ăn.
Bước 3: Nấu cháo yến mạch cho bé nguyên hạt
– Trước tiên, để nồi lên bếp ga rồi cho một lượng nước vừa đủ. Khi nước đã sôi, bạn từ từ cho hạt yến mạch đã chuẩn bị trước. Đặc biệt, bạn hãy thả nhẹ nhàng và không đổ ào một lúc một lượng lớn. Sau đó, khuấy đều tay để hạt được chin đều mà không bị nát.
– Sau khi yến mạch chín bạn cho thịt bò xay nhỏ và cà rốt tán nhuyễn vào, bạn khuấy đều cho thịt và cháo hòa quyện với nhau. Tiếp tục đun khoảng 5 phút thì bạn bắt đầu nêm một chút muối vào món cháo, sau đó là cho rau mùi đã thái nhỏ vào.
Bước 4: Hoàn thành và cho bé ăn cháo thôi nào!
4. Nấu cháo yến mạch cho bé 6 tháng tuổi
Các bé ở độ tuổi này có nhu cầu dinh dưỡng hoàn toàn khác so với giai đoạn trước đó. Trẻ thật sự cần những thức ăn bổ sung chất cho cơ thể vì nguồn sữa mẹ sau 6 tháng không đủ đáp ứng các chất thật sự cần thiết hàng ngày cho trẻ.
5. Cháo yến mạch kết hợp với chuối
Nguyên liệu: Nguyên liệu món cháo yến mạch cho bé với chuối không quá khó kiếm. Bao gồm: Yến mạch 50g, Chuối chín 1 quả, Sữa 250ml, Nước và phô mai con bò cười nửa miếng
Chế biến: Chuối cần được nghiền nhuyễn. Tiếp theo, cho sữa vào nồi rồi nấu sôi để đảm bảo không còn vi khuẩn. Cuồi cùng cho yến mạch vào chuối vào nồi rồi khuấy thật đều cho đến khi mịn. Nhớ đổ cháo ra rây rồi cho phô mai vào khuấy đều. Thật đơn giản đúng không nào. Các mẹ hãy nhanh tay chép lại rồi bỏ túi để khi cần có thể dùng luôn nha.
6. Cách giảm cân bằng cháo yến mạch
Ngoài những công dụng trên thì yến mạch còn được sử dụng như một loại thuốc giúp phái đẹp giảm cân nhanh chóng và không gây hại cho sức khỏe.
Giảm cân bằng yến mạch là một phương pháp được nhiều người áp dụng bởi nó mang lại hiệu quả nhanh và không gây hại đến sức khỏe như các phương pháp thông thường. Vậy nên gần đây, nó đã trở thành một “liều thuốc tốt” dành cho phái đẹp. Bên cạnh đó việc lưu ý cách nấu yến mạch giảm cân không ngán cũng giúp cho quá trình giảm cân được thuận lợi hơn, duy trì được thực đơn giảm cân, đạt kết quả như mong muốn và tự tin hơn về vóc dáng của mình.
Chỉ cần ăn một lượng nhỏ cháo yến mạch cũng có thể giúp no nhanh, không còn thèm ăn, và vẫn đủ cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra yến mạch còn giúp cơ thể đốt cháy chất béo nhanh chóng, do vậy giúp giảm béo rất tốt.
Cách ăn kiêng giảm cân nhanh với cháo yến mạch
Để giảm cân nhanh bạn có thể nấu cháo yến mạch giảm cân ăn hàng sáng. Hoặc có kế hoạch giảm cân trong một thời gian nhất định. Khoảng từ 7 – 10 ngày ăn liên tục.
Thực đơn buổi sáng: Ăn 1 bát con cháo yến mạch, 1 quả trứng gà luộc.
Thực đơn buổi trưa: Cũng ăn một lượng yến mạch như trên nhưng 2 quả trứng gà.
Thực đơn buổi tối: Duy nhất 1 bát con cháo yến mạch.
Cách nấu cháo nguyên hạt giảm cân: Rất dễ thực hiện mà không phức tạp một chút nào, bạn chỉ cần 2 nắm tay đầy hạt yến mạch + 4 bát nước sôi đun sôi đợi 5 phút, sau đó tắt bếp để nguội khoảng nửa tiếng cho cháo nở và chia chỗ đó ra làm 3 phần ăn trong ngày. Bảo quản nhiệt độ mát để cháo không bị hỏng.
Lưu ý: Bạn có thể nấu cháo bằng yến mạch nhưng hãy nhớ là không được cho đường, muối hoặc bơ vào vì như thế đây không còn là món ăn giúp giảm lượng mỡ trong cơ thể nữa. Trong ngày bạn hãy chịu khó vận động và dành 20 phút thể dục cho đến khi ra nhiều mồ hôi để thúc đẩy nhanh quá trình giảm cân.
7. Công thức nấu cháo yến mạch trứng gà ngon không cần chỉnh
Cháo yến mạch trứng gà có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Món ăn với 2 nguyên liệu chính là trứng gà và bột yến mạch – Như bạn biết đấy trứng gà là nguồn cung cấp protein và các vitamin cần thiết giúp ích trong việc điều trị bệnh tiểu đường, tiểu đường sẽ hút các chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin và thông qua việc đi tiểu thì lượng đường quá mức trong máu sẽ được đẩy ra ngoài. Bột yến mạch chứa nhiều chất xơ ở dạng beta – glucans, giúp ích cho hợp chất insulin nhạy hơn để chuyển hóa glucose từ đó giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Với món ăn ngon, đơn giản mà có nhiều công dụng như vậy sẽ là một gợi ý tuyệt vời cho bữa sáng của gia đình đấy.
Nguyên liệu
200gr bột yến mạch
3 quả trứng gà ta
Vài nhánh hành lá
gia vị
Cách nấu
Bước 1:
Trứng gà ta bạn đập vào 1 tô cho chút xíu muối ăn vào rồi khuấy đều. Hành lá rửa sạch, thái khúc ngắn.
Bước 2: Dùng một nồi nấu cháo, bạn cho lượng nước vừa đủ vào, cho bột yến mạch vào khuấy đều cho bột hòa tan vào nước rồi đặt lên bếp đun với lửa vừa.
Bột yến mạch khi đun sẽ bị chìm dưới đáy nồi và sẽ bị cháy vì vậy trong quá trình đun bạn nhớ vừa đun vừa khuấy đều, như vậy đến khi nồi cho đến khi nào nồi cháo sôi thì bạn hạ nhỏ lửa, lúc này không cần khuấy nhiều, thỉnh thoảng khuấy là được. Khi nào cháo chín và hơi sánh lại thì bạn nêm gia vị vào nồi cháo cho vừa ăn.
Bước 3: Cuồi cùng, hãy đổ trứng gà vào nồi cháo từng chút một, đổ và khuấy cùng lúc để trứng hòa quyện với cháo, đun thêm một vài phút cho cả hai cùng chín rồi tắt bếp.
Múc cháo ra tô rắc thêm chút hành lá vào rồi thưởng thức khi còn nóng.
Lợi Ích Của Yến Mạch Đối Với Sức Khỏe Của Trẻ Nhỏ
10/03/2020 10:03
Yến mạch đã có cách đây khoảng 4000 năm và được coi là “nữ hoàng của các loại ngũ cốc”, bởi lợi ích sức khỏe của yến mạch và cách sử dụng vô cùng đơn giản. Theo nghiên cứu của trường Đại học Tufts (Mỹ) và báo cáo của NPR (Đài Phát thanh National Public Radio – Mỹ) vào năm 2006, bột yến mạch chính là một trong những siêu thực phẩm giúp bé tăng IQ ngay từ những năm tháng đầu đời.
Nếu như các loại ngũ cốc khác phải trải qua rất nhiều các bước sơ chế xử lý khác nhau làm giảm đi dưỡng chất thì yến mạch không hoàn toàn cần các bước này, hạt yến mạch có thể sử dụng được luôn sau khi thu hoạch.
Yến mạch là một trong những thực phẩm lành tính tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ
Các loại yến mạch phổ biến
Yến mạch nguyên hạt: Đây là loại yến mạch ở dạng tinh khiết, chưa trải qua bất kỳ công đoạn chế biến nào nên vẫn còn giữ nguyên 100% chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, loại yến mạch này thường khá dai, do đó thời gian nấu chín thường kéo dài.
Yến mạch cắt nhỏ: Đây là loại yến mạch được cắt nhỏ từ yến mạch nguyên hạt. Loại yến mạch này vẫn giữ được đầy đủ dinh dưỡng như yến mạch nguyên hạt nhưng thời gian nấu thường nhanh hơn.
Yến mạch cán: Là loại yến mạch này được tạo ra bằng cách hấp chín và lăn dẹt yến mạch cắt nhỏ. Đây là loại yến mạch thường được sử dụng nhiều với thời gian nấu khá nhanh.
Yến mạch ăn liền: Đây là loại yến mạch trải qua nhiều công đoạn chế biến nhất. Do được cắt và cán cực kỳ mỏng nên khi mua về, bạn chỉ cần chế nước sôi là có thể dùng được. Tuy nhiên, loại yến mạch này thường chứa ít dưỡng chất hơn so với các loại khác và thường được thêm nhiều chất phụ gia như đường, muối, hương liệu.
Bột yến mạch thô: Yến mạch nguyên hạt được xay nhuyễn để tạo thành bột. Loại yến mạch này thường được dùng trong các sản phẩm cho trẻ nhỏ vì nó khá dễ ăn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì sử dụng yến mạch cắt nhỏ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Đây là loại yến mạch dễ nấu, chưa trải qua bất kỳ công đoạn chế biến nào vì vậy nó sẽ giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất so với các loại yến mạch khác.
Lợi ích của yến mạch đối với sức khỏe trẻ nhỏ
Giàu vitamin và khoáng chất giúp trẻ phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ
Yến mạch là loại ngũ cốc giàu các chất dinh dưỡng và có vai trò quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện kể cả từ chiều cao, cân nặng và trí não.
Lượng vitamin (như các vitamin nhóm B, vitamin K, vitamin E) dồi dào trong yến mạch giúp thúc đẩy các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể, có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học và các chuyên gia về dinh dưỡng, trong bột yến mạch nguyên chất chứa 6 loại vitamin nhóm B (là Vitamin B1, B3, B5, B2, B6 và B9 – axit folic).
Đây đều là những thành phần không thể thiếu, tham gia vào các hoạt động phản ứng bên trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ, đảm bảo hoạt động cũng như sự phát triển của hệ thần kinh trung ương (thông thường, trẻ dưới 1 tuổi cần khoảng 0,4 mg vitamin B1, khoảng 0,5mg vitamin B2 và khoảng 0,3 mg vitamin B6 mỗi ngày trong khi 100 gram bột yến mạch cung cấp 0,14 mg vitamin B1, 0,14 mg vitamin B2 và 0,17 mg vitamin B6).
Ngoài ra, vitamin B9 (axit folic) có trong yến mạch cũng rất quan trọng trong giai đoạn phân chia và lớn nhanh của tế bào như ở trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Chất này cần thiết trong việc nhân đôi ADN và giúp tránh đột biến ADN (vốn là một yếu tố gây ưng thư).
Yến mạch là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Giàu chất chống oxy hóa tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ
Không chỉ dồi dào cung cấp nguồn năng lượng, lợi ích sức khỏe của yến mạch còn được biết tới nhờ một loại đường gọi là beta-glucans.
Đây là loại đường có tác dụng tăng sức đề kháng, tăng cường sản xuất các tế bào của hệ miễn dịch. Chính vì vậy, sử dụng yến mạch cho các bữa ăn dặm của trẻ nhỏ thường xuyên sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi bị tấn công bởi các vi khuẩn và virus gây hại.
Ngoài ra các chất chống oxy hóa có trong yến mạch còn làm giảm nguy cơ một số bệnh lí ở trẻ nhỏ như: đau tim, giảm béo phì, ngăn ngừa các bệnh về loãng xương,…
Thân thiện với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ
Mặc dù yến mạch là loại ngũ cốc rất nhiều dinh dưỡng và năng lượng, nhưng đây lại là một thực phẩm cực kì dễ tiêu hóa.
Yến mạch có chứa tới 11% chất xơ trong đó phần lớn là chất xơ hòa tan, cách chất xơ này giúp bé tiêu hóa dễ dang hơn đồng thời kích thích sự thèm ăn của trẻ nhỏ, từ đó giúp bố mẹ đánh bay nỗi lo về táo bón ở trẻ nhỏ.
Cung cấp dinh dưỡng cho những bé bị dị ứng
Yến mạch là một trong những thực phẩm lành tính và không gây dị ứng ở trẻ nhỏ. Đa phần, những bé bị dị ứng lúa mì thường không thể ăn các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch…
Thế nhưng, bé có thể dùng yến mạch bởi trong yến mạch không chứa gluten, không những vậy loại thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như các loại ngũ cốc khác. Chính vì vậy, thêm sữa yến mạch vào chế độ ăn của bé có thể giúp cải thiện dinh dưỡng rất lớn.
Giảm viêm
Trong yến mạch có một nhóm chất chống oxy hóa mang tên Avenanthramide. Đây được coi là chất chống viêm cực kỳ an toàn cho làn da của trẻ, tránh gây ngứa ngáy hay khô da.
Giảm các nguy cơ hen suyễn ở trẻ nhỏ
Hen suyễn là một trong những bệnh phố biến tại trẻ em, bệnh này gây ra các biểu hiện như thở khò khè, viêm đường hô hấp, đau ngực và hụt hơi. Một nghiên cứu cho thấy việc thêm yến mạch vào các bữa ăn dặm của trẻ nhỏ khiến trẻ giảm các tình trạng hen suyễn.
Một số lưu ý khi sử dụng yến mạch để chế biến đồ ăn cho bé
Thông thường bố mẹ có thể bắt đầu sử dụng yến mạch cho bé 6 tháng tuổi. Thời điểm này bố mẹ có thể vừa nấu cháo kết hợp làm sữa cho bé uống kèm sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Yến mạch rất dễ bị mốc do đó mẹ không nên mua với số lượng lớn. Để bảo quản yến mạch, mẹ có thể cho vào hộp kín, để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Tủ lạnh sẽ là một gợi ý không tồi với điều kiện yến mạch phải được bọc kín, riêng biệt với những thực phẩm khác.. Yến mạch được bảo quản tốt có thể để được trong vòng 2 tháng.
Yến mạch nguyên chất rất lành tính và không gây dị ứng. Tuy nhiên, mẹ có thể cho bé thử trước với một lượng nhỏ yến mạch để đảm bảo an toàn cho con. Trong quá trình thu hoạch, vận chuyển hoặc bảo quản, yến mạch có thể bị lẫn với một số loại ngũ cốc khác, điều này có thể gây ra một số phản ứng tiêu cực với những bé bị dị ứng với gluten.
Luôn đảo đều tay và đảm bảo đủ thời gian khi chế biến các món bột, cháo, súp… từ yến mạch. Hạt yến mạch nguyên chất sẽ lâu chín hơn so với gạo nên chúng cần có thời gian ngậm nước để trở nên mềm và dễ chín hơn.
Học cách chế biến thật nhiều món ăn ngon và hạt dinh dưỡng cho bé cùng khóa học Ăn dặm 3in1 – Ăn dặm từ trái tim
Một số món ăn dinh dưỡng được chế biến từ yến mạch
1. Cháo/bột yến mạch
Yến mạch rất dễ kết hợp với các loại thực phẩm khác mà không lo bị dị ứng. Cách đơn giản nhất là thay thế gạo bằng bột yến mạch hoặc yến mạch cán mỏng trong các món ăn dặm của bé, rồi kết hợp với các thực phẩm khác như: bí đỏ, cà rốt, cải bó xôi, trứng, thịt heo, thịt bò, tôm… Hương vị thơm ngon từ yến mạch sẽ kích thích vị giác của bé, giúp bé ngon miệng và không bị ngán
Các mẹ có thể bắt đầu với những món đơn giản như bột yến mạch sữa, bột yến mạch trứng gà, cháo yến mạch cà rốt, cháo yến mạch với tôm và rau cải ngọt, cháo yến mạch thịt heo/bò bằm…
2. Súp yến mạch
Đây là lựa chọn tuyệt vời khi mẹ muốn đổi món cho bé. Đơn giản nhất là súp yến mạch với gà, nấm hương và bắp. Cuối tuần được xì xụp một bát súp yến mạch thơm nức thì chắc chắn các bạn bé sẽ hào hứng hơn rất nhiều đấy các bố mẹ ạ.
Cách làm: Luộc gà với 1 – 2 tép hành tím đập dập. Sau khi gà chín thì vớt ra, xé nhỏ. Nấm hương ngâm cùng nước vo gạo cho bớt mùi, rửa sạch, thái nhỏ. Hạt bắp thái nhỏ, cho vào nồi nước vừa luộc gà nấu đến khi bắp chín mềm thì cho nấm và thịt gà vào nấu cùng. Khi tất cả gần chín thì cho trực tiếp yến mạch vào nấu 3 – 5 phút rồi tắt bếp. Có thể thêm hành ngò thái nhỏ nếu bé ăn được.
3. Sữa yến mạch
Các bố mẹ có thể bổ sung thêm sữa yến mạch vào các bữa lỡ của con. Khi kết hợp với các loại hạt như chia, óc chó, macca…. mẹ khéo tay sẽ chế biến được những món sữa vô cùng thơm ngon và mới mẻ với các bạn bé đấy.
Sữa hạt yến mạch kết hợp cùng hạt chia
Cách làm sữa yến mạch hạt chia:
Ngâm yến mạch với nước đun sôi để nguội (lượng nước gấp 3 lần yến mạch). Sau 2 tiếng thì gạn nước đi, rửa yến mạch 1 – 2 lần bằng nước đun sôi để nguội cho bớt nhớt. Hạt chia ngâm nước ấm khoảng 15 phút cho nở ra. Cho nước đun sôi và yến mạch vào máy xay sinh tố xay nhuyễn và lọc qua rây. Đổ hạt chia vào phần nước mới thu được và cùng xay một lần nữa. Có thể thêm chút đường phèn hoặc đường thốt nốt cho bé dễ uống.
4. Bánh yến mạch
Có rất nhiều món bánh có thể được chế biến từ yến mạch và các nguyên liệu cực dễ kiếm như sữa, bơ, trứng, các loại hạt và quả… Đơn giản nhất có thể kể đến:
Bánh yến mạch bí đỏ: Bí đỏ hấp cách thủy cho mềm. Yến mạch ngâm 30 phút. Xay nhuyễn bí đỏ và yến mạch với nhau. Cho thêm trứng vào hỗn hợp trên, đánh đều rồi để trong 10 phút. Rán với lửa nhỏ cho đến khi chín.
Bánh yến mạch hạt óc chó: Ngâm yến mạch và hạt óc chó cùng nhau trong 2 tiếng, sau đó rửa sạch và xay nhuyễn. Trộn hỗn hợp thu được với trứng, đánh đều rồi để trong 10 phút. Rán với lửa nhỏ cho đến khi chín.
Ăn dặm 3in1(TH)
1 LẦN HỌC – CON ĐƯỢC ĂN NGON TRỌN ĐỜI
10 Tác Dụng Của Yến Mạch Đối Với Sức Khỏe
1. Tác dụng của yến mạch
1.1. Giảm lượng đường trong máu
Giảm lượng đường trong máuKiểm soát lượng đường trong máu là rất quan trọng đối với sức khỏe và đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và những người gặp khó khăn trong việc sản xuất hoặc đáp ứng với insulin, hormon hạ đường huyết.
Beta-glucans trong loại thực phẩm này đã được chứng minh là giúp kiểm soát lượng đường trong máu do tạo thành chất giống như gel trong hệ tiêu hóa của bạn.
1.2. Giảm nguy cơ ung thư
Yến mạch có chứa enterolactone, một lignan có đặc tính phytochemical hoạt động như một chất chống oxy hóa và giúp ngăn ngừa nguy cơ gây ung thư.
Một nghiên cứu bởi các nhà nghiên cứu của Anh và Hà Lan cho biết có mối liên hệ giữa những người ăn chế độ ăn nhiều chất xơ (chủ yếu là ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc như yến mạch) với nguy cơ ung thư đại tràng thấp hơn.
Hơn nữa, nó có chứa avenanthramides, một hợp chất đặc biệt trong yến mạch. Chúng có đặc tính chống viêm và là một phần trong cơ chế bảo vệ của cây yến mạch.
Những hợp chất này được tìm thấy đẻ ức chế sự phát triển của tế bào ung thư mà không gây hại cho những tế bào khỏe mạnh.
1.3. Cải thiện mức cholesterol
Yến mạch giúp cải thiện mức cholesterolYến mạch rất giàu chất xơ hòa tan beta-glucan, đã được chứng minh là làm giảm mức cholesterol trong nhiều nghiên cứu.
Các nghiên cứu cho thấy những người có lượng cholesterol trong máu cao nếu chỉ ăn 3 gam chất xơ hòa tan mỗi ngày có thể giảm tổng lượng cholesterol của họ từ 8% đến 23%.
Hơn nữa, các beta-glucan làm giảm LDL, hay còn gọi là “cholesterol xấu” nhưng không ảnh hưởng đến HDL hay “cholesterol tốt”.
1.4. Thúc đẩy vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa
Không chỉ mang lại nhiều tác dụng như trên, beta-glucan trong yến mạch tạo thành một chất giống như gel khi trộn nó với nước. Chất này bao phủ dạ dày và đường tiêu hóa.
Lớp phủ này làm tăng tốc độ phát triển của các vi khuẩn có lợi và góp phần tạo nên một đường ruột khỏe mạnh.
1.5. Quản lý cân nặng
Yến mạch giúp giảm cân rất tốtYến mạch là một loại thực phẩm ít calo và giàu chất xơ hòa tan, từ đó, nó làm chậm quá trình tiêu hóa và khiến bạn cảm thấy no lâu hơn.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Molecular Nutrition & Food Research” vào tháng 10 năm 2009, một hợp chất trong bột yến mạch được gọi là β-glucan làm giảm cảm giác thèm ăn bằng cách tăng hormone chống đói cholecystokinin.
Các nhà nghiên cứu khi xem xét tác động của yến mạch đối với sự thèm ăn đã kết luận rằng nó làm tăng cảm giác no và giảm ham muốn thèm ăn trong 4 giờ tiếp theo.
1.6. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Chất xơ trong yến mạch có thể nâng cao mức độ miễn dịch của cơ thể.
Theo các nghiên cứu cho biết, nó bảo vệ cơ thể bằng cách tăng cường khả năng của các đại thực bào, bạch cầu trung tính và các tế bào tiêu diệt tự nhiên để đáp ứng và chống lại các vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng.
Ngoài ra, thực phẩm này cũng rất giàu selen và kẽm góp phần chống lại nhiễm trùng, từ đó nó có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.
1.7. Giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn
Ăn yến mạch sớm cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em có thể giảm ⅔ nếu trẻ được cho ăn trong vòng 5 tháng đầu sau sinh. Điều này do đặc tính chống viêm của loại thực phẩm này.
1.8. Bảo vệ da
Yến mạch giúp bảo về các vấn đề về daLoại thực phẩm này được sử dụng như một chất làm dịu để giảm ngứa và kích ứng đồng thời cũng cấp một loạt các lợi ích cho da.
Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, “Bột yến mạch có thể bình thường hóa độ pH của da. Nó cũng giúp giữ ẩm và làm mềm da”
1.9. Giảm táo bón
Đây là một nguồn giàu chất xơ, cả hòa tan và không hòa tan, giúp điều hòa nhu động ruột và do đó ngăn ngừa táo bón.
1.10. Tăng cường năng lượng
Vì carbohydrate là nguồn năng lượng chính trong cơ thể và yến mạch cũng rất giàu carbohydrate nên chúng giúp tăng cường năng lượng khi ăn yến mạch vào buổi sáng.
Đồng thời, các vitamin B như thiamin, niacin và folate kết hợp với nhau để giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng.
2. Những điều bạn nên biết về yến mạch
2.1. Sự thật thú vị về yến mạch
Sự thật thú vị về yến mạchYến mạch tiếng anh là Oats. Nó có tên là Avena sativa, một loại hạt ngũ cốc thuộc họ Cỏ (Poaceae). Đây là một trong những loại ngũ cốc được con người trồng trọ sớm nhất.
Chúng được biết đến ở Trung Quốc cổ đại cách đây 7000 năm trước Công nguyên và Người Hy Lạp cổ đại là những người đầu tiên được biết đến đã làm ra một loại cháo từ thực phẩm này.
Yến mạch chủ yếu được sử dụng làm thức ăn cho gia súc và chỉ khoảng 5% sản lượng cây trồng trên thế giới được con người tiêu thụ.
2.2. Yến mạch gồm những loại nào?
Các loại yến mạch hiện nayYến mạch có nhiều loại khác nhau dựa trên cách chúng được chế biến như sau:
Tấm yến mạch: Đây là loại đã được làm sạch, chỉ bỏ phần vỏ lỏng lẻo, không ăn được. Rãnh chứa mầm, nội nhũ và cám còn nguyên vẹn.
Yến mạch cắt thép: Loại này được làm bằng cách cắt toàn bộ tấm yến mạch thành hai hoặc ba miếng. Cơ thể phân hủy chúng chậm hơn so với các loại yến mạch khác nên bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn và ngăn ngừa sự tăng đột biến của lượng glucose.
Yến mạch cuộn: Nó được làm từ các tấm yến mạch đã được hấp để có thể đưa qua các máy cán lớn mà không bị nứt. Yến mạch cuộn có hương vị nhẹ và kết cấu mềm hơn so với yến mạch cắt thép.
Yến mạch nhanh: Nó được cán mỏng hơn so với các loại khác nên thời gian nấu nhanh chóng giảm xuống chỉ còn một vài phút là xong.
Yến mạch ăn liền: Loại này chỉ cần thêm nước nóng và viola là bạn có thể thưởng thức ngay.
Yến mạch scotland: Nó được làm từ nguyên tấm yến mạch nhưng không hấp, cuộn hoặc cắt. Do nó có kết cấu nhẹ nên thường được sử dụng trong các công thức làm bánh.
Bột yến mạch: Đây là một loại bột ngũ cốc được làm từ bột yến mạch nghiền mịn và thường được sử dụng trong các món nướng.
Sợi yến mạch được tạo ra bằng cách nghiền lớp vỏ hoặc vỏ ngoài không ăn được của hạt yến mạch.
2.3. Thành phần dinh dưỡng của yến mạch
Yến mạch chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi trong cơ thể như protein, chất xơ, chất béo,… Cụ thể, giá trị dinh dường của loại thực phẩm này được thể hiện dưới bảng sau.
Thành phần dinh dưỡng của yến mạch3. Tác dụng không mong muốn của yến mạch
Mặc dù, yến mạch mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng nó cũng có thể gây những tác dụng bất lợi cho cơ thể như:
Rối loạn đường tiêu hóa.
Cản trở sự hấp thụ canxi của cơ thể.
Khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ vì yến mạch kích thích cơ thể sản sinh melatonin, một chất giúp tạo cơn buồn ngủ.
Khi bạn ăn quá nhiều yến mạch khiến cơ thể tăng tiết insulin, insulin quá nhiều khiến hệ thần kinh trở nên căng thẳng và bạn luôn cảm thấy khó chịu, cáu gắt,…
Tăng nặng tình trạng táo bón vì ăn quá nhiều khiến cơ thể mất nước và làm ảnh hưởng tới nhu động ruột.
4. Một số chú ý khi dùng yến mạch mà bạn nên biết
Để tránh những tác dụng bất lợi kể trên, bạn cần chú ý những điều như sau:
4.1. Những ai không nên ăn yến mạch?
Những đối tượng không nên ăn hay hạn chế sử dụng yến mạch bao gồm
4.1.1. Người bệnh gout
Người bệnh gout không nên ăn yến mạchYến mạch có chứa nhiều protein và các chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, đối với người bệnh Gout nó có thể khiến bệnh trầm trọng hơn nếu sử dụng thường xuyên và lâu dài.
Ngoài ra, đây cũng là loại thực phẩm có hàm lượng purin cao, dễ dàng chuyển hóa purin thành acid uric, nguyên nhân gây bệnh gout và làm cho triệu chứng bệnh nặng hơn.
4.1.2. Người dị ứng với Gluten
Yến mạch có chứa avenin, một chất có chức năng tương tự gluten trong lúa mì. Chất này gây ra những triệu chứng không tốt cho hệ tiêu hóa, thậm chí có thể gây dị ứng yến mạch như các triệu chứng dị ứng Gluten.
4.1.3. Phụ nữ có thai
Phụ nữ mang thai nếu ăn quá nhiều yến mạch dễ làm ảnh hưởng đến quá trình bài tiết hormon, từ đó, nó có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
4.2. Ăn yến mạch đúng cách
Lựa chọn yến mạch thích hợp là điều cần thiết để đảm bảo rằng bạn nhận được những lợi ích tối đa từ những loại ngũ cốc này.
Nên mua yến mạch với số lượng ít vì loại ngũ cốc này có hàm lượng chất béo cao hơn các loại ngũ cốc khác và do đó sẽ nhanh bị ôi thiu hơn.
Ngày nay, yến mạch có sẵn trong các thùng đóng gói sẵn cũng như trong các thùng số lượng lớn.
Trong khi mua bột yến mạch, hãy luôn xem danh sách thành phần trên bao bì để đảm bảo rằng sản phẩm không chứa muối, đường hoặc các chất phụ gia khác.
Luôn thích mua yến mạch cuộn hoặc bột yến mạch từ các cửa hàng chăm sóc sức khỏe.
Khi mua từ các thùng số lượng lớn, hãy đảm bảo rằng các thùng được đậy kín và không có cặn bẩn và hơi ẩm. Các cửa hàng nên có một doanh thu sản phẩm tốt để đảm bảo rằng sản phẩm là tươi.
Bột yến mạch cuộn, giống như tất cả các loại ngũ cốc khác, cần được bảo quản trong hộp kín để tránh độ ẩm và côn trùng xâm nhập.
Nó nên được bảo quản trong tủ tối và mát đến ba tháng hoặc trong tủ lạnh lên đến sáu tháng.
Cám yến mạch có hàm lượng dầu cao nên cần được bảo quản lạnh.
Bột yến mạch có thời hạn sử dụng lâu hơn một chút so với bột mì vì yến mạch có chứa chất chống oxy hóa tự nhiên không gây ôi thiu
Bột yến mạch nên được bảo quản lạnh và sử dụng trong vòng ba tháng. Đảm bảo sử dụng bột yến mạch của bạn trong thời hạn sử dụng được dán trên bao bì.
Lựa chọn và bảo quản yến mạch đúng cách sẽ giúp nó giữ được hương vị lâu hơnBảo quản đúng cách cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng sản phẩm vẫn giữ được độ tươi và hương vị cho đến khi sử dụng.
5. Món ngon từ yến mạch
Thanh bột yến mạch – chocolateNguyên liệu gồm có:
½ cốc sô cô la chip
1 cốc bột mì
1/3 cốc sữa đặc không béo
½ thìa cà phê bột nở
½ chén yến mạch loại cũ
½ thìa muối nở
¼ thìa muối
¼ chén dầu hạt cải hoặc dầu đậu nành
¾ cốc đường nâu
1 thìa cà phê vani
1 quả trứng
2 thìa yến mạch già
2 thìa cà phê bơ mềm
Cách làm như sau:
Bước 1: Đun nóng vụn chocolate và sữa trong một cái chảo ở lửa nhỏ. Tiếp tục khuấy cho đến khi chocolate tan chảy. Để nó bên cạnh. Bây giờ, làm nóng lò nướng đến 120 độ C. Xịt dung dịch nấu ăn vào chảo vuông.
Bước 2: Trộn bột mì, nửa cốc yến mạch, bột nở, muối nở và muối vào một cái bát lớn. Để qua một bên. Dùng nĩa khuấy đều dầu, đường nâu, vani và trứng trong bát vừa cho đến khi hỗn hợp mịn. Khuấy đều hỗn hợp này vào hỗn hợp bột cho đến khi mọi thứ hòa quyện. Dành riêng một nửa cốc bột để làm topping.
Bước 3: Vỗ nhẹ phần bột còn lại vào chảo và phết hỗn hợp chocolate lên trên. Thêm 2 thìa yến mạch và bơ vào bột đã để riêng. Dùng nĩa trộn cho đến khi hỗn hợp vụn. Thả từng thìa nhỏ hỗn hợp yến mạch vào hỗn hợp sô cô la.
Bước 4: Nướng trong khoảng 20 phút hoặc cho đến khi mặt trên săn chắc và vàng. Để nguội trong khoảng 30 phút.
Bước 5: Cho bánh ra đĩa là có thể thưởng thức được rồi.
Món Smoothie chuối – yến mạchNguyên liệu gồm có:
¼ chén yến mạch cán
½ cốc sữa chua
1 quả chuối, cắt thành phần ba
½ cốc sữa
2 thìa mật ong (tùy chọn)
½ thìa quế xay
Cách thực hiện như sau:
5.1. Thanh bột yến mạch – chocolate
5.2. Smoothie chuối – yến mạch
Trong máy xay sinh tố, kết hợp tất cả các nguyên liệu và xay cho đến khi mịn. Lên trên với một chút quế và phục vụ ngay lập tức.
6. Một số câu hỏi thường gặp về yến mạch
Ăn nhiều yến mạch có tốt không?
Ăn yến mạch thường xuyên có tốt không?Như trình bày ở trên, ăn nhiều yến mạch có thể gây dị ứng yến mạch, đầy hơi, chướng bụng, táo bón, gây rối loạn đường tiêu hóa và làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh gout.
Từ 19 – 30 tuổi: 170 gam yến mạch sống (đối với nữ giới) và 226 gam với nam giới.
Từ 30 – 50 tuổi: 170 gam yến mạch sống (đối với nữ giới) và 198 gam đối với nam giới.
Từ 50 tuổi trở lên: 140 gam yến mạch sống (đối với nữ giới) và 170 gam đối với nam giới.
Ăn yến mạch thường xuyên có tốt không?
Ăn yến mạch thường xuyên rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn chỉ nên ăn với lượng vừa phải mỗi ngày. Cụ thể:
Ăn yến mạch thay cơm có tốt không?
Câu trả lời là có. Đối với những người đang mong muốn một chế độ giảm cân lành mạnh có thể dùng yến mạch thay cơm. Điều này là do yến mạch có hàm lượng chất xơ lành mạnh giúp cơ thể hấp thụ nước và tạo cảm giác lo lâu.
Ngoài ra, trong thành phần của yến mạch cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa,…
Yến mạch có ăn được sống không?
Mặc dù yến mạch ăn sống an toàn nhưng bạn vẫn nên dùng chúng với nước, trái cây hoặc sữa để tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
Ăn yến mạch trước khi đi ngủ có thể gây khó tiêuĂn yến mạch sống có thể khiến dạ dày trở nên nặng nề và dẫn đến chứng khó tiêu hoặc táo bón. Hơn nữa, yến mạch sống có chứa acid phytic chống độc khiến có thể khó hấp thu các chất như sắt và kẽm.
Ăn yến mạch vào buổi tối có tốt không?
Ăn yến mạch là lựa chọn rất tốt cho bữa tối, chúng rất giàu chất xơ giúp bạn no, giúp tránh cơn đói vào ban đêm.
Tuy nhiên, nếu ăn yến mạch trước khi đi ngủ, không có đủ thời gian để tiêu hóa có thể gây khó tiêu, gây ra chứng ợ nóng và ợ hơi làm khó ngủ
Thời điểm tốt nhất để ăn yến mạch?
Hầu hết mọi người thích yến mạch cho bữa sáng, nhưng bạn có thể ăn bất cứ khi nào bạn muốn.
Yến mạch mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm cải thiện hệ tiêu hóa, kiểm soát lượng đường trong máu hay giảm nguy cơ bệnh tim. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây ra một số tác dụng bất lợi cho cơ thể.
Do đó, lựa chọn một chế độ ăn với những thực phẩm phù hợp với sức khỏe là điều rất cần thiết, đặc biệt là người bệnh gout và viêm khớp.
Măng Và Những Lợi Ích Của Măng Tre Đối Với Sức Khỏe
Lợi ích của măng – Măng là một loại thực phẩm rừng được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Không chỉ thế, măng còn là một vị thuốc đông y đã được y học cổ truyền sử dụng từ rất lâu để chữa bệnh. Ngày nay, măng đã được nhiều viện nghiên cứu công bố về thành phần dinh dưỡng khẳng định những lợi ích của măng rất tốt cho sức khỏe chứ không hề độc hại.
Các nội dung chính trong bài viết
Thành phần dinh dưỡng có trong măng tre
Nhìn vào thành phần dinh dưỡng trên, chúng ta có thể thấy rằng măng tươi là một loại rau củ cung cấp ít vitamin A và vitamin C nhưng lại cung cấp nhiều vitamin nhóm B và các khoáng chất thiết yếu như đồng, sắt, kẽm, kali … Do vậy, nếu nói rằng măng không mang lại giá trị dinh dưỡng là hoàn toàn sai lầm vì mặc dù được luộc kỹ, lượng khoáng chất có trong măng vẫn được giữ lại chứ không mất đi.
Những lợi ích của măng đối với sức khỏe
Măng là một loại thực phẩm cung cấp ít calo, ít chất béo không cholesterol. Trong khi đó, măng lại chứa hàm lượng chất xơ tương đối cao giúp chúng ta dễ dàng tiêu hóa mà lại có cảm giác no lâu. Do vậy, măng chính là một trong những loại thực phẩm giúp các bạn hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả. Bạn có thể chọn lựa ăn măng tươi hoặc măng khô đều cung cấp lượng calo rất thấp mà vẫn cung cấp nhiều loại khoáng chất khác cho cơ thể.
Măng tươi giàu các chất chống oxy hóa, giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do một cách tự nhiên là nguyên nhân chính gây ra ung thư. Vì thế, măng cũng là một loại thực phẩm giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư một cách hiệu quả. Ngoài ra, phytosterol có trong măng có tắc dụng ức chế sự phát triển của các khối u trong cơ thể giúp cơ thể đẩy lùi ung thư.
Mặc dù măng tươi có chứa ít vitamin C và vitmain A nhưng lại rất giàu các khoáng chất tốt cho tim mạch như sắt, đồng, kali và các vitamin nhóm B rất tốt cho máu. Trong đó phải kể đến hàm lượng đồng rất cao, trong 100g măng tươi cung cấp 21% nhu cầu đồng cho cơ thể giúp tăng khả năng tái tạo hồng cầu. Ngoài ra, tuy lượng kali có trong măng không cao như quả chuối, khoai tây hay bí đỏ nhưng cũng cung cấp một lượng kali tương đối lớn giúp ổn định nhịp tim và điều hòa huyết áp rất tốt.
Theo nhiều nghiên cứu, măng tre có các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn chống viêm rấ tốt. Có hai cách giúp có được khả năng chống viêm của măng tre, một là dùng măng để làm các món ăn, khi ăn vào cơ thể khả năng chống viêm sẽ phát huy tác dụng. Hai là dùng măng tươi ép lấy nước và bôi lên vết thương cũng có tác dụng chống viêm nhiễm hiệu quả.
Trong 100g măng tre cung cấp 11% mangan, 18% Pyridoxine (B6), 1,5% canxi và 10% kẽm cho nhu cầu khoáng chất trong một ngày của cơ thể. Các chất trên rất tốt cho hệ xương khớp, mangan giúp tăng mật độ xương giúp xương chắc khỏe, kẽm giúp kích thích quá trình tạo xương và chống thoái hóa xương, vitamin B6 giúp ngăn chặn quá trình tích lũy homocysteine gây phá hủy xương. Do vậy, ăn măng tre rất tốt cho hệ xương khớp và chống thoái hóa xương hiệu quả.
Mặc dù lượng vitamin A có trong măng gần như không đáng kể nhưng Riboflavin và thiamin lại có hàm lượng cao rất tốt cho mắt. Đặc biệt, trong 100g măng cung cấp đến 12% nhu cầu thiamin (B1) cho cơ thể, Vitamin B1 giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và còn có tác dụng giúp giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể.
Theo Đông y, măng có vị ngọt hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng hóa đàm hạ khí, thanh nhiệt trừ phiền, tiêu thực giả độc, thông lợi nhị tiện. Măng thường được dùng để chữa các bệnh như sốt cao, ho, viêm họng, lên sởi, thủy đậu, mụn nhọt, lở loét, táo bón …
Bạn đang xem bài viết Cháo Yến Mạch Và Lợi Ích Vàng Đối Với Sức Khỏe trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!