Cập nhật thông tin chi tiết về Câu Phủ Định Là Gì? Các Ví Dụ Về Câu Phủ Định mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tìm hiểu nhanh kiến thức về câu phủ định là gì? Đặc điểm nhận dạng và chức năng của câu phủ định. Đồng thời nêu lên một vài ví dụ loại câu này giúp các em hiểu hơn bài học về loại câu này. Mời các em lớp 8 tìm hiểu khái niệm thuật ngữ này trong nội dung bên dưới.
Khái niệm câu phủ định ví dụ minh họa
Khái niệm
Định nghĩa Sách giáo khoa lớp 8 đã nêu rõ: câu phủ định là trong câu đó có các từ ngữ phủ định ví dụ như không phải, chẳng phải, không, chẳng, chả…đây là đặc điểm nhận dạng trong các câu rất dễ nhận thấy.
Câu phủ định còn phủ nhận các hành động, trạng thái, tính chất đối tượng trong câu.
Ví dụ: “Thứ 7 này Hà không về quê” – từ phủ định “không”
“Những người cộng sản chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới”. – Từ phủ định “không”
Chức năng của câu phủ định
– Nhằm phản bác ý kiến, khẳng định của người khác (phủ định bác bỏ).
Ví dụ: ” À không! À không! Không giết cậu Vàng đâu nhỉ! Cậu Vàng của ông ngoan lắm! Ông không cho giết…Ông để cậu Vàng ông nuôi…”
– Thông báo, xác nhận không có các sự vật, sự việc, tính chất cụ thể nào đó (phủ định miêu tả).
Ví dụ:
“Hôm nay thời tiết thật đẹp và không có nắng to”
Phân biệt phủ định bác bỏ và phủ định miêu tả
– Dựa vào vị trí để phân biệt: câu phủ định bác bỏ bao giờ cũng đứng sau một ý kiến, một nhận định nào đó được đưa ra từ trước. Vì vậy câu phủ định bác bỏ thường không đứng ở đầu câu.
Ví dụ:
” Thầy sờ vòi bảo:
-Tưởng con voi như thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa
Thầy sờ ngà bảo:
-Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn
Thầy sờ tai bảo:
-Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc”
(Trích “Thầy bói xem voi”)
– Dựa vào hoàn cảnh để phân biệt. Nhiều khi không thể dựa vào dấu hiệu hình thức để phân biệt thì trong một số trường hợp cần dựa vào hoàn cảnh cụ thể để biết được đâu là phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ.
Ví dụ: “Không, chúng con không đói nữa đâu. Hai đứa ăn hết ngần kia của khoai thì no mỏng bụng ra rồi còn đói gì nữa”
– Phủ định của phủ định: trong câu xuất hiện hai từ phủ định thì câu đó lại là câu khẳng định
Ví dụ:
“Tôi không thể nào không nhớ được buổi đầu tiên đặt chân vào cánh cửa học đường”
– Lưu ý: Một số câu có hàm ý dùng để phủ định nhưng lại không phải là câu phủ định.
Ví dụ:
“Đẹp gì mà đẹp”
“Cuốn sách này có gì mà hay?”
“Làm gì có chuyện đó được”
Ví dụ về câu phủ định
Đây là loại câu rất dễ và sử dụng phổ biến hàng ngày vì vậy các em sẽ tìm thấy nhiều ví dụ minh họa. Một số ví dụ dễ hiểu như:
– Vân đi chơi (1)
– Vân chưa đi chơi (2)
Mục đích câu (1) khẳng định sự việc Vân đi chơi nhưng trong câu (2) phủ định sự việc Vân không đi chơi. Câu (2) mang ý nghĩa ngược với câu (1).
– Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu ! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác. (Nam Cao, Lão Hạc).
Câu phủ định bác bỏ được sử dụng trong câu “Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu”.
– Chú chim bị thương không đứng dậy được nữa, nằm thở dốc.
“Không” từ ngữ phủ định, khẳng định cho việc chú chim bị thương nằm hoàn toàn dưới đất.
Thuật Ngữ –
Câu Phủ Định Là Gì?
Khi hỏi hoặc trả lời một vấn đề, sự việc, câu chuyện thì chúng ta sử dụng nhiều loại câu có nghĩa khác nhau. Như câu khẳng định, câu hỏi, câu cảm thán và một trong những câu được sử dụng nhiều là câu phủ định. Trong seri hướng dẫn học ngữ văn 8 mình sẽ giới thiệu cách sử dụng câu phủ định nha.
Khái niệm câu phủ định
Câu phủ định là loại câu có nghĩa phản bác, không đồng ý, phản đối một ý kiến, sự việc, câu chuyện nào đó. Ở đây nó chỉ mang nghĩa là phủ định với ý kiến người khác đưa ra, không xác định ý kiến mình phụ định có thật chính xác không. Những từ gồm ” không, chẳng, chả, chưa, không phải, đâu có phải (là), đâu (có)… là cách giúp bạn nhận biết câu phủ định chính xác nhất.
Ví dụ: Trâm Anh chưa làm xong bài tập hoặc Hôm nay Trâm Anh đâu có đi học.
Những tính năng chính câu phủ định
Chỉ một vài tính huống hay trường hợp mà ta lựa chọn nên sử dụng câu phủ định sao cho thích hợp nhất.
Dùng để thông báo, xác định
Thông báo, xác định không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó mà bạn chắc chắn là nó sai hoặc không hợp lý. Nó còn gọi là câu phủ định miêu tả. Loại này thường được sử dụng nhất và dễ nhận biết nhất.
Ví dụ: Chiều nay trời không mưa hoặc hôm nay trời chưa mưa.
Dùng để phản bác
Ví dụ: Một đoạn trò chuyện ngắn về cách dùng câu phủ định để phản bác
Tối nay Lan đi xem phim với Tấn không?
Tối nay Lan không đi được vì có hẹn rồi.
Câu phủ định bác bỏ, phản bác bao giờ cũng xuất hiện sau một ý kiến, một nhận xét đã được đưa ra từ trước. Vì vậy, câu phủ định bác bỏ không bao giờ đứng ở vị trí mở đầu đoạn văn.
Tuy nhiên, sự phân biệt giữa câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ nhiều khi không được thể hiện ra một cách rõ ràng qua hình thức hoặc dấu hiệu. Trong những trường hợp như vậy, cần dựa vào hoàn cảnh để xác định đâu là câu phủ định miêu tả hay là câu phủ định bác bỏ cho chính xác nhất.
Kết luận: Người dùng nên cẩn thận khi sử dụng câu phủ định hợp lý nhất, vì các nhận định sai dễ gây hiểu lầm không mong muốn.
Định Nghĩa Và Ví Dụ Về Asterisk
“Một số dấu hiệu quan trọng cổ xưa đã tồn tại qua nhiều thế kỷ và có được những vai trò mới trong cuốn sách in, những người khác không đủ nhỏ hoặc có hình dạng ít phù hợp để sinh sản trong loại kim loại đúc. Hai người còn sống sót như notae , dấu hoa thị và obelus Một số dấu hoa thị xuất hiện thỉnh thoảng trong các bản chép tay thời Trung cổ, nhưng với tần số ít hơn sau đó, trong sách in, nó xuất hiện với chức năng ban đầu của nó, để đánh dấu thiếu sót, nhưng được đặt trong văn bản.
“Trong sách in dấu hoa thị và obelus được sử dụng chủ yếu kết hợp với các nhãn hiệu khác như các dấu hiệu de renvoi để liên kết các đoạn trong văn bản với các chú thích phụ và chú thích.” (MB Parkes, Pause and Effect: Giới thiệu về lịch sử chấm câu ở phương Tây . Nhà in Đại học California, 1993)
– “Vào thế kỷ XVII, các ghi chú được đặt ở cuối trang và được liệt kê bằng cách sử dụng một chuỗi các biểu tượng có trật tự với dấu sao và dao găm [†] ở đầu của chúng…
“Vài dấu hiệu khác đã tồn tại khá lâu như cặp này, và cuộc hôn nhân của họ mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các bản văn của chúng tôi sẽ tiếp tục được chiếu sáng bởi những ngôi sao nhỏ và siêu cường của chúng tôi bị thủng bởi những dao găm nghiêm túc trong nhiều năm tới”. (Keith Houston, Nhân vật Shady: Cuộc sống bí mật của dấu chấm câu, biểu tượng và các dấu hiệu đánh máy khác . WW Norton, 2013)
Cấu Trúc Và Cách Dùng Câu Phủ Định Trong Tiếng Anh
Câu phủ định trong tiếng Anh (Negative sentences) được dùng để bộc lộ ý kiến về một điều gì đó là sai, không đúng với sự thật của nó. Thông thường, câu phủ định trong tiếng Anh được thành lập bằng cách cho thêm từ “not” vào trong một câu khẳng định. Tuy nhiên chúng ta cần ghi nhớ một số quy tắc vị trí đặt NOT để chuyển dạng khẳng định sang phủ định.
Câu phủ định trong tiếng Anh cũng giống như câu phủ định trong tiếng Việt, là câu mà trong câu đó có các từ ngữ phủ định ví dụ như không phải, không, chẳng phải, chả phải. Câu phủ định trong tiếng Anh có ý nghĩa phủ nhận các hành động, trạng thái, tính chất tương đối trong câu, một câu phủ định đưa ra là để phản bác ý kiến của câu khẳng định hoặc đưa ra là để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc nào đó. Để hiểu được các dạng và cách dùng câu phủ định trong tiếng Anh thì phải hiểu rõ bản chất thực sự của câu phủ định, để khi áp dụng vào bài tập đạt được kết quả chính xác cao.
2. Cách tạo câu phủ định tiếng Anh
Để thành lập một câu phủ định hoàn chỉnh về nội dung, chúng ta chỉ cần đặt “Not” vào phía sau động từ “Tobe” hoặc các động từ khuyết thiếu ( can, could, should, must, might, may ) hoặc sau các trợ động từ ( do, does, did) nếu trong câu có xuất hiện động từ thường. Đó là cách tạo câu phủ định đơn giản nhất, từ một câu khẳng định, chúng ta chỉ cần thêm “Not” vào các động từ thì nghĩa của câu sẽ chuyển sang dạng phủ định.
Ví dụ về cách tạo câu phủ định :
She is my sister ( thể khẳng định) – Cô ấy là chị gái tôi.
They go to school on monday ( thể khẳng định ) – Chúng tôi đi học vào thứ hai.
He can help you ( thể khẳng định ) – Anh ấy có thể giúp bạn.
I went to the shopping ( thể khẳng định) – Tôi đã đi mua sắm.
3. Cấu trúc câu phủ định các thì trong tiếng Anh trong tiếng Anh
Câu phủ định là một trong ba công thức mà mỗi thì tiếng Anh phải có ( khẳng định, phủ định, nghi vấn), trong tiếng Anh có 12 thì với cấu trúc và cách sử dụng khác nhau và ở mỗi thì trong tiếng Anh có công thức phủ định khác nhau. Tìm hiểu công thức của câu phủ định của các thì trong tiếng Anh :
3.1. Cấu trúc câu phủ định ở thì hiện tại đơn giản
+ Đối với động từ Tobe trong tiếng Anh
Công thức phủ định :
S + am/ is/ are + Not + N/ adj.
Ví dụ : She is not a teacher – Cô ấy không phải là giáo viên.
+ Đối với động từ thường trong tiếng Anh
Công thức phủ định :
S + don’t / doesn’t + V ( nguyên thể ) + O.
Hoặc S + do/ does + Not + V ( nguyên thể) + O
Ví dụ:
She does not play table tennis – Cô ấy không chơi bóng bàn.
3.2. Cấu trúc câu phủ định ở thì hiện tại tiếp diễn
Công thức phủ định:
S + am/ is/ are + Not + Ving + O
Hoặc S + amn’t / isn’t / aren’t + Ving + O
Ví dụ :
The children aren’t studying now – Bọn trẻ đang không học bài.
3.3. Cấu trúc câu phủ định ở thì hiện tại hoàn thành
Công thức phủ định :
S + have/ has + Not + V( thêm đuôi ed/ hoặc ở cột 3 bảng động từ bất quy tắc)+ O
Hoặc S + haven’t/ hasn’t + V ( thêm đuôi ed hoặc cột 3 bảng động từ bất quy tắc) + O
Ví dụ:
She hasn’t lived in Ha Noi since she was ten years old – Cô ấy đã không sống ở Hà Nội từ khi cô ấy 10 tuổi.
3.4. Cấu trúc câu phủ định ở thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn
Công thức phủ định :
S + has/ have + Not + been + V-ing + O
Hoặc S + hasn’t/ haven’t + been + V-ing + OVí dụ :3.5. Quá khứ đơn giản –
She has not staying at home for more than tow hours – Cô ấy đã không ở nhà hơn hai tiếng đồng hồ.
3.5. Cấu trúc câu phủ định ở thì quá khứ đơn giản
Công thức phủ định :
+ Đối với động từ Tobe :
S + was/ were + Not + N/ adj
Hoặc S + wasn’t/ weren’t + N/ adj
Ví dụ :
He was not a singer – Anh ấy không phải là ca sĩ.
+ Đối với động từ thường
S + Did + Not + V ( nguyên thể ) + O
Hoặc S + Didn’t + V ( nguyên thể) + O
Ví dụ : She didn’t say anything – Cô ấy không nói gì cả.
3.6. Cấu trúc câu phủ định ở thì quá khứ tiếp diễn
Công thức phủ định:
S + was/ were + Not + V-ing +O
Hoặc S + wasn’t/ weren’t + Not + V-ing + O
Ví dụ :
My sister wasn’t doing her homework when my mother went out of the house – Em gái tôi không làm bài tập về nhà khi mẹ tôi đi ra ngoài.
3.7. Cấu trúc câu phủ định ở thì quá khứ hoàn thành
Công thức phủ định :
S + Had + Not + V ( thêm ed hoặc cột 3 bảng động từ bất quy tắc ) + O.
Hoặc S + Hadn’t + V ( thêm ed hoặc cột 3 bảng động từ bất quy tắc ) + O
Ví dụ :
She was disappointed when she hadn’t passed the exam – Cô ấy cảm thấy thất vọng khi cô ấy không đỗ ki thi.
3.8. Cấu trúc câu phủ định ở thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn
Công thức phủ định :
S + Had + Not + been + V-ing + O
Hoặc S + Hadn’t + been + V-ing + O
Ví dụ :
He does not like to be a painter. He had not been learning drawing since he was young – Anh ấy không thích làm họa sĩ. Anh ấy đã không học vẽ từ khi anh ấy còn trẻ.
3.9. Cấu trúc câu phủ định ở tương lai đơn giản
Công thức phủ định :
S + is/ are/ am + Not + going to + V ( nguyên thể) + O
Hoặc S + isn’t/ aren’t/ amn’t + going to + V (nguyên thể ) + O
Ví dụ :
We aren’t going to help you – Chúng tôi sẽ không giúp bạn.
3.10. Cấu trúc câu phủ định ở tương lai tiếp diễn
Công thức phủ định :
S +shall/ will + Not + be + V-ing + O
Ví dụ :
She will not be waiting for me when I arrive tomorrow – Cô ấy sẽ không đợi tôi khi tôi ra ngoài vào ngày mai.
3.11. Cấu trúc câu phủ định ở tương lai hoàn thành
Công thức phủ định :
S + shall/ will + Not + have/ has + V ( thêm ed hoặc ở cột 3 bảng động từ bất quy tắc) + O
Ví dụ :
She will not has finished university in 4 years time – Cô ấy sẽ không hoàn thành việc học đại học sau 4 năm nữa.
3.12. Cấu trúc câu phủ định ở tương lai hoàn thành tiếp diễn
Công thức phủ định :
S + Will + Not + have been + V-ing + O
Ví dụ :
My brother will not have has studying English for 2 years because she is sick – Em trai tôi đã không học tiếng Anh được 5 năm vì cô ấy bị ốm.
4. Các dạng câu phủ định trong tiếng Anh
4.1. Sử dụng Some, Any để nhấn mạnh câu phủ định trong tiếng Anh
Nếu “Not” chỉ đơn thuần là tạo là ra một câu trần thuật thì cấu trúc đi với “Some” và “Any” được dùng để nhấn mạnh sự phủ định đó. Chỉ cần đặt “Any” trước danh từ làm vị ngữ sẽ nhấn mạnh câu phủ định, còn “Some” trong câu khẳng định sẽ được chuyển thành Any/ No + danh từ/ A single + danh từ số ít trong câu phủ định
Công thức phủ định :
Any + danh từ ( làm vị ngữ)
No + danh từ/ a single + danh từ số ít
Ví dụ :
She has some candy – Cô ấy có một ít kẹo
4.2.Cấu trúc của câu phủ định song song trong tiếng Anh
Công thức phủ định là
Negative …even, still less, much less + N/ V( simple form) : không.. mà lại càng không ( mang ý nghĩa nhấn mạnh trong câu )
Ví dụ:
He does not like to watch horror movies, much less action movies : Anh không không thích xem phim kinh dị lại càng không thích xem phim hành động
4.3. Phủ định kết hợp so sánh
Công thức phủ định :
Negative + comparative ( more/ less ) = superlative
Cấu trúc này mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối, bày tỏ quan điểm, ý kiến mạnh mẽ.
Ví dụ :
She could not agree with his more – Cô ấy không thể đồng ý với ý kiến của anh ấy hơn nữa = Ý kiến của anh ấy là hợp lý, chính xác nhất rồi.
4.4. Phủ định không dùng thể phủ định của động từ trong tiếng Anh
Công thức phủ định :
– Có một số trạng từ chỉ sự thường xuyên như :
+ Hardly, barely, scarcely = almost nothing/ almost not at all = Hầu như không
+ Hardly ever, seldom, rarely = almost never = hầu như không bao giờ
Đó là các phó từ trong tiếng Anh mang ý nghĩa phủ định, khi đã dùng nó trong câu không dùng cấu tạo phủ định của động từ trong câu nữa.
Ví dụ :
She almost never seems to disappoint her parents – Cô ấy hầu như không bao giờ làm bố mẹ thất vọng.
4.5. Thể phủ định của một số động từ đặc biệt trong tiếng Anh thường gặp
Đối với một số động từ động từ có dạng như:
Think, believe, suppose, + That + clause,
Sau khi chuyển sang câu phủ định, phải cấu tạo phủ định ở các động từ đó mà không được cấu tạo phủ định ở mệnh đề thứ hai.
Ví dụ : She does not think I will come here – Cô ấy không nghĩ là tôn sẽ đến đây
4.6. Một số câu hỏi ở dạng phủ định nhưng lại mang ý nghĩa khác ( không dùng dấu ?)
– Dạng phủ định nhấn mạnh sự khẳng định của người nói
Ví dụ :
Shouldn’t you give me another result – Thế bạn đưa tôi một kết quả khác đi
– Dạng phủ định để tán thành, khen ngợi
Ví dụ :
It is very lucky that you do not decide to do it – Thật là may mắn rằng bạn không quyết định làm việc đó.
4.7. Cách dùng Not.. at all, at all trong câu phủ định
– Not… at all : chẳng chút nào. Nó mang ý nghĩa phủ định đứng ở cuối câu phủ định trong tiếng Anh
Ví dụ :
He didn’t think anything at all – Anh ấy không suy nghĩ bất kỳ điều gì cả.
– At all : được dùng trong câu hỏi, đặc biệt trong câu có sự xuất hiện của những từ if/ ever/ any..
Ví dụ :
Do you dance at all ? – Bạn có thể nhảy được chứ
4.8. Câu phủ định với “ No matter..”
Công thức phủ định
– No matter + who (ai) / what ( cái gì) / which ( cái gì) / where ( ở đâu) / when (khi nào) / how ( như thế nào) + Subject + verb in present : Dù có.. đi chăng nữa.. thì.
– No matter who = whoever, No matter what = whatever
Ví dụ : No matter how fast time flies, I still try – Bất cả thời gian trôi nhanh như thế nào, tôi vẫn cố gắng.
5. Phương pháp nắm chắc câu phủ định trong tiếng Anh
Học tiếng Anh là cả một chặng đường dài đầy khó khăn thử thách đối với các bạn học sinh khi xã hội ngày càng phát triển nhu cầu đòi hỏi trình độ tiếng Anh ngày càng nâng cao. Để học tập kiến thức môn tiếng Anh nói chung, hay nắm chắc các dạng câu phủ định trong tiếng Anh nói riêng thì các bạn trẻ không ngừng trau dồi bản thân, học hỏi và theo đuổi việc học tiếng anh đến cùng.
Một số phương pháp để nắm chắc kiến thức câu phủ định trong tiếng Anh là:
+ Phải nắm chắc từ vựng ngữ pháp tiếng Anh, chăm chú lắng nghe quá trình giảng dạy của thầy cô, có thái độ học nghiêm túc ngay khi còn nhỏ, tạo đam mê cũng như động lực trong việc học tiếng anh hiệu quả.
+ Các bạn học sinh phải biết áp dụng các dạng câu phủ định trong việc thực hành bài tập, luyện tập thường xuyên các dạng bài về câu phủ định trong tiếng Anh để nắm chắc cách làm bài, hiểu nội dung câu nói phục vụ cho các kỹ năng nghe, nói được chính xác và đúng. Làm đầy đủ bài tập về nhà, vấn đề không hiểu nên hỏi thầy cô trên lớp hoặc bạn bè có kiến thức học tập tốt hơn để hoàn thiện bản thân hơn.
+ Cha mẹ cũng cần có phương pháp học tập tốt nhất cho con em mình, lựa chọn gia sư tiếng Anh tại nhà giỏi để củng cố kiến thức cho các bạn khi các bạn thiếu sót ở một số kiến thức mà trên lớp không hiểu hay do mất gốc tiếng Anh từ các lớp dưới thì vai trò gia sư là cần thiết, gia sư với kinh nghiệm chuyên môn đưa ra những phương pháp học tốt và phù hợp với các bạn trẻ, các bạn sẽ thấy thích thú với việc học tiếng Anh và chúng tôi đồng hành với cha mẹ trong việc tìm gia sư tốt, chất lượng, mang lại sự hài lòng cho cha mẹ cũng như giúp các bạn có hành trang kiến thức tiếng Anh tốt nhất, đặc biệt kiến thức về câu phủ định trong tiếng Anh, phục vụ cho chặng đường đi đến thành công, vươn xa tới ước mơ cho các bạn học sinh.
Bạn đang xem bài viết Câu Phủ Định Là Gì? Các Ví Dụ Về Câu Phủ Định trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!