Cập nhật thông tin chi tiết về Cạo Gió Giải Cảm Tùy Tiện Có Thể Dẫn Tới Tử Vong mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
http://bachkhoasuckhoe.vn – Thói quen cạo gió khi bị cảm có thể dẫn tới nguy cơ bị liệt nửa người, xuất huyết não, đột quỵ.
Cạo gió là một cách làm dân gian được sử dụng phổ biến để trị các chứng bệnh cảm cúm, đau nhức cơ thể, đau đầu. Nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng các này, không cẩn thận sẽ gây hậu quả khó lường. Một cô giáo 35 tuổi đã cạo gió cho chồng khi anh than mệt mỏi trong người. Tuy nhiên, sau khi cạo được 2-3 đường thì người chồng đột ngột ngất đi và hôn mê sâu. Dù được đưa đến bệnh viện gần đó cấp cứu, nhưng người chồng đã qua đời do tăng huyết áp.
Bác sĩ cho biết nguyên nhân là do người chồng có dấu hiệu cảm phong nhiệt. Khi đó cơ thể người chồng đang nóng, nếu cạo gió thì làm cơ thể nóng hơn khiến huyết áp tăng cao dễ dẫn đến xuất huyết não, dẫn đến tử vong.
Những trường hợp nào không nên cạo gió
Không cạo gió cho trẻ em: Khi trẻ bị cảm chỉ nên xoa dầu cho trẻ. Nếu cạo gió cho trẻ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hỏng da, khí huyết không thông.
Không cạo gió khi cảm nhiệt: Theo BS. Nguyễn Xuân Hướng (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam), người bị sống phong nhiệt dễ bị biến chứng méo mồm, liệt nửa người, xuất huyết não, đột quỵ. Cơ thể của người cảm phong nhiệt có nhiệt độ rất cao, nếu cạo gió trong trường hợp này sẽ khiến cho huyết áp tăng cao dẫn đến nguy cơ bị xuất huyết não. Dấu hiêu nhận biết người bị cảm phong nhiệt là: đau đầu, chảy nước mũi trong, ớn rét. Người bị cảm phong nhiệt thường có biểu hiện đau họng, miệng khô, sốt nóng, ra mồ hôi, sợ gió, ho có đờm, đau lưng, miệng khô, khát, nước tiểu vàng…
Người bị bệnh tim, cao huyết áp không nên cạo gió: Người đang mắc bệnh tim mạch hay có tiền sử bệnh tim mạch tuyệt đối không được cạo gió. Nguyên nhân là vì những động tác mạnh khi cạo gió có thể gây kích ứng và làm bùng phát trở lại các cơn đau tim nguy hiểm. Cạo gió cũng không được áp dụng cho người bị tăng huyết áp vì nó có thể gây giãn mạch và làm nặng thêm tình trạng thiếu máu não. Hậu quả là người bệnh bị méo miệng, mắt không khép, thậm chí tử vong.
Không nên cạo gió cho phụ nữ có thai vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi: Theo các nhà chuyên môn, tuyệt đối không cạo gió cho phụ nữ mang thai, vì những động tác này gây kích ứng quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Cạo gió làm nặng thêm tình trạng của người bị đau vai gáy: Theo các chuyên gia, chứng đau vai gáy có nguyên nhân chủ yếu là do gối quá cao, nằm ngủ không đúng tư thế nên các mạch máu và cơ bị chèn ép. Nếu bị nhồi máu cơ tim cấp, huyết áp cao, tai biến mạch máu não… có thể sẽ dẫn đến liệt nửa người, đột quỵ, thậm chí tử vong. Cạo gió gây xuất huyết dưới da nên có thể gây tụ máu chèn ép thêm hay tạo ra phản xạ co thắt cơ, làm cơn đau nhức nặng hơn.
Không cạo gió cho người mắc bệnh Hemophilia (bệnh máu không đông): Do cạo gió làm vỡ các mao mạch dưới da nên rất nguy hiểm đối với những người bị mắc bệnh Hemophilia (bệnh máu không đông).
1. Cách cạo gióKhông cạo gió quá lâu và không dùng lực quá mạnh khiến cho da bị xước hoặc xuất huyết làm bệnh nhân đau đớn và rát bỏng nhiều ngày. Dụng cụ cạo gió cần cầm thẳng không nên cầm nghiêng vì dễ gây xuất huyết. Không cho bệnh nhân đi ra ngoài ngay sau khi cạo gió để tránh bị cảm lại.
2. Vị trí cạo gióThông thường là dọc hai bên cổ gáy, từ cổ dọc xuống đến vai, kín hết diện vai, dọc hai bên cột sống rồi tỏa ra hai bên mạng sườn, kín hết diện lưng, chứ không được đánh ở giữa cột sống. Đánh hai bên cột sống, Đông y gọi là đánh hai bên kinh bàng quang chứ không được đánh giữa kinh đông (giữa cột sống).
Nếu người bệnh ho, ngứa cổ họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực. Nếu bụng lạnh đau cạo thêm vùng bụng, nếu nhức dọc chi trên thì cạo thêm cánh tay và cẳng tay.
3. Kỹ thuật cạo gióChọn nơi kín gió, bảo người bệnh nằm ngay ngắn, tĩnh tâm, toàn thân thư giãn. Sát trùng dụng cụ cạo gió, thoa dầu gió lên vùng cần cạo rồi dùng lực vừa phải miết đều theo hướng một chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài sao cho người bệnh cảm thấy nóng ấm, dễ chịu là được. Ở vùng lưng có thể dùng lực mạnh hơn một chút. Lần lượt cạo từ vùng này sang vùng khác. Thông thường, mỗi vùng cạo từ 3-5 phút là da ửng đỏ.
Sử Dụng Dầu Gió Sai Cách Có Thể Gây Tử Vong
Nhiều người nhất là vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa có thói quen sử dụng dầu gió để chữa một số bệnh thông thường. Nhưng dầu gió vẫn là thuốc và chúng ta không thể sử dụng tùy tiện. Vậy, cách dùng dầu gió như nào cho đúng không phải tất cả mọi người đều biết, sau đây là những thông tin quan trọng về việc sử dụng dầu gió đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Thành phần và tác dụng của dầu gió
Thành phần chủ yếu của dầu gió là được chiết xuất từ các tinh dầu thảo dược như tinh dầu bạc hà kết hợp với một số tinh dầu từ các nguồn nguyên liệu khác như thiên niên kiện, hương nhu, quế, paraphin hoặc khuynh diệp, đinh hương… Trên thị trường, một số loại dầu gió thông dụng có chứa tinh dầu bạc hà, dầu khuynh diệp, dầu tràm…
Dầu gió có vị cay, tính mát, có tác dụng hạ sốt, ra mồ hôi, giảm đau, giảm ho, sát trùng, chống xung huyết, giảm phù nề, làm cho tinh thần sảng khoái, bay hơi nhanh gây mát và tê tại chỗ do đó rất hiệu quả với các trường hợp đau dây thần kinh. Nhờ các tính chất đó mà dầu gió có thể được dùng chữa những chứng bệnh thông thường rất hiệu quả như cảm lạnh, cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau khớp, đau gân, đau cơ bắp, tụ máu, thâm tím, đầy hơi, chậm tiêu, khó tiêu, chống lạnh đường hô hấp, đau dây thần kinh, ho tức ngực, đau bụng, nhức mỏi, chóng mặt, buồn nôn, côn trùng đốt…
Chống chỉ định dùng dầu gió với đối tượng nào?
Trẻ em dưới 24 tháng và bà mẹ mang thai không nên dùng dầu gió. Trong thành phần dầu có menthol có thể khiến trẻ em bị ngộ độc. Vì menthol có đặc tính là ức chế hô hấp, hệ tuần hoàn nên dễ ức chế với trẻ nhỏ, nặng có thể tử vong. Còn với phụ nữ mang thai thì thành phần tinh dầu đặc biệt là long não và menthol có thể qua đường hô hấp vào cơ thể dễ gây sảy thai hoặc thai chết lưu. Những người đang cho con bú cũng cần cẩn thận khi dùng để tránh dây vào bầu ngực khiến trẻ bú vào.
Dầu gió có thể gây ngộ độc?
Trong thành phần của dầu gió có loại chứa eukalyptol và camphor, đặc biệt camphor là một chất độc đối với trẻ em nếu quá trình sử dụng không đúng, hấp thu nhiều vào cơ thể qua phần da trầy xước hay vô tình nuốt phải với lượng nhiều (khoảng 1g) gây tổn thương hệ hô hấp, thậm chí ngưng thở.
Theo các chuyên gia, lượng camphor cho phép trong các chế phẩm dầu gió chỉ khoảng 3 – 11%. Khi bị ngộ độc, camphor có thể gây ngộ độc sau khi tiếp xúc, tuy nhiên với lượng dầu nhiều hay ít mà uống phải sẽ xảy ra những triệu chứng xuất hiện như bỏng miệng, hầu họng, buồn nôn, nôn mửa, lừ đừ, sau đó là co giật, hôn mê, suy hô hấp nặng. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tử vong. Sau khi sử dụng hoặc phát hiện trẻ uống phải có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ ngộ độc, người nhà cần đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa nhi gần nhất càng sớm càng tốt.
Cẩn trọng khi dùng dầu gió
Để sử dụng dầu gió an toàn, dùng bôi thoa ngoài da là chính để chống viêm nhiễm, kháng khuẩn, giảm đau và làm cho tinh thần sảng khoái. Không nên uống dầu gió để hạn chế các phản ứng phụ nguy hiểm như gây sốc, ngừng hô hấp, ngưng tim. Chỉ xông hơi bằng dầu gió khi cơ thể nhiễm lạnh. Trường hợp người bị cảm, mệt mỏi, khó chịu, chúng ta có thể pha nước tắm với vài giọt tinh dầu khuynh diệp sẽ hỗ trợ trị cảm.
Không uống dầu gió chứa methyl salicylat.
Không dùng dầu gió hơn bốn lần/ngày. Dầu gió chỉ hiệu quả khi sử dụng đúng cách. Nên chọn mua dầu gió có đăng ký tiêu chuẩn chất lượng. Cần đọc kỹ các thông tin hướng dẫn sử dụng kèm theo bao bì.
Trước khi thoa dầu cần rửa sạch, lau khô vùng da bị đau, bôi hoặc xoa bóp một lượng vừa đủ. Không bôi quá nhiều dầu và trên diện rộng. Cũng không nên dùng thường xuyên mà ngưng ngay khi cơn đau đã chấm dứt.
Dầu gió dùng để trị bệnh ngoài da, không nên uống. Xông hơi bằng dầu gió hoặc dùng dầu để thoa ngoài da phụ thuộc vào từng loại bệnh, không thể so sánh phương pháp nào có tác dụng tốt hơn. Nếu da bị sưng tấy do côn trùng cắn, bạn nên dùng dầu thoa vào chỗ vết thương.
Trong dầu gió có thành phần menthol có thể gây hại, thậm chí có trường hợp trẻ nhỏ tử vong khi chỉ nhỏ 1 giọt dầu có hàm lượng menthol 1%. Khi bôi dầu có thành phần bạc hà vào mũi hoặc cổ họng trẻ nhỏ, chúng có thể bị ngừng thở và ngưng tim. Vì vậy, mọi người cần cẩn trọng trước khi sử dụng dầu cao hay bất kỳ loại dầu gió nào có tác động trên cơ thể.
Dầu gió có tác dụng phụ làm tăng bài tiết mồ hôi, khiến thân nhiệt hạ thấp. Vì vậy không được dùng cho người bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao, vừa ốm dậy, người suy nhược, táo bón, tăng huyết áp.
Ngoài ra nếu dùng quá thường xuyên sẽ dễ gây “nhờn thuốc” giảm tác dụng. Khi sử dụng dầu gió với phụ nữ đang mang thai và trẻ dưới hai tuổi, cần phải có ý kiến tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ.
Lê Duy - Tạp chí Dược Mỹ Phẩm
Chớ Tùy Tiện Cho Con Uống Nước Bù Điện Giải Oresol
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm – Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Gần đây có nhiều trường hợp do phụ huynh không biết cách cho con uống oresol gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Oresol là dung dịch bù nước và điện giải rất phổ biến bằng đường uống với thành phần chính là đường, muối nếu pha đúng tỉ lệ mang lại hiệu quả bù nước và điện giải cao. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách uống oresol như thế nào?
1. Khi nào nên uống oresol?
Không nên uống oresol hàng ngày vì bản chất oresol cũng là một loại thuốc và chỉ nên sử dụng với mục đích:
Bù nước, điện giải trong trường hợp trẻ em và người lớn sốt, tiêu chảy, nôn nhiều, mất nước nhẹ và vừa, người bệnh có thể uống được.
Người làm việc môi trường nắng nóng, vận động thể lực nhiều gây ra mồ hôi nhiều.
2. Những nguy hiểm khi uống Oresol không đúng cách
Thành phần chính của oresol là muối và đường. Khi được pha đúng, uống đúng sẽ bù lại lượng nước đã mất giúp trẻ phục hồi. Tuy nhiên, nếu pha không đúng cách sẽ khiến tình trạng của trẻ ngày càng nặng hơn, thậm chí là gây nên các biến chứng thần kinh nguy hiểm hoặc có thể dẫn đến tử vong.
Nhiều trường hợp trẻ có dấu hiệu tăng natri máu do mất nước trong tế bào, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng thần kinh nguy hiểm và có thể gây teo não. Các triệu chứng thần kinh lâm sàng thường gặp gồm mệt mỏi, rối loạn tri giác, hôn mê, co giật. Nguyên nhân dẫn tới việc tăng natri máu trong trường hợp này là do gia đình đã pha oresol không đúng cách.
Vì sợ bé không chịu uống nên nhiều người lớn pha đặc, ít nước đi. Điều này rất nguy hiểm vì pha ít nước dẫn đến hàm lượng muối hấp thu vào máu tăng cao, tăng muối (natri) trong máu gây mất nước các tế bào có thể xuất hiện các biểu hiện như co giật, hôn mê và có thể gây tổn thương não không phục hồi, không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Nếu pha loãng quá dẫn đến lượng muối được bù ít hơn so với nước không đạt được hiệu quả bù muối và dịch, thậm chí nếu uống nhiều có thể gây vỡ tế bào ảnh hưởng tới cơ thể do lượng nước quá nhiều mà natri không đủ.
3. Lưu ý khi uống oresol
Để đạt hiệu quả và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe cần chú ý những điều sau khi sử dụng oresol:
Cần đọc kỹ hướng dẫn cách pha oresol, tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng quy định trên bao bì nhà sản xuất. Ví dụ, nếu gói Oresol theo hướng dẫn pha với 200ml thì cần pha chính xác 200ml nước bằng các dụng cụ đo, không ước lượng hoặc đong bằng các dụng cụ đo lường không chính xác.
Sau khi pha dung dịch với nước nên uống hết trong vòng 24 giờ, nếu không uống hết thì sau 24 giờ nên bỏ đi và pha gói mới. Không được bảo quản trong tủ lạnh cho trẻ uống dần.
Không chia nhỏ gói thuốc để sử dụng, vì khi chia nhỏ gói pha sẽ không đảm bảo tỷ lệ chuẩn.
Không được đun sôi dung dịch đã pha, có thể làm mất các phẩm chất của thuốc, bay hơi, tăng độ thẩm thấu.
Chú ý tuyệt đối không được cho thêm đường, chỉ pha oresol bằng nước lọc hay nước đun sôi để nguội, không pha với sữa, nước trái cây, nước ngọt…, hoặc làm theo ý riêng của mình để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Không nên mua những loại oresol pha sẵn, vì chưa biết có đảm bảo được hiệu quả bù nước và điện giải không.
Khi xuất hiện dấu hiệu như trẻ thay đổi ý thức: lơ mơ, li bì, mệt mỏi, nôn nhiều, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
Oresol là một thành tựu khoa học giúp cứu sống nhiều trẻ bị mất nước trên toàn thế giới. Uống oresol tốt hay không phụ thuộc vào cách uống oresol, uống đúng cách mang lại hiệu quả điều trị. Uống sai cách không đạt được hiệu quả điều trị thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Không nên tùy tiện sử dụng oresol phải đọc kỹ và tuân thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất in trên bao bì.
XEM THÊM:
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Sử Dụng Gối Vỏ Đỗ: Chớ Tùy Tiện
(VnMedia) – Nhiều bậc cha mẹ thường lựa chọn gối làm từ vỏ đỗ xanh, đỗ đen để sử dụng cho con mình vì quan niệm vỏ đỗ có tác dụng hút ẩm, giúp thấm mồ hôi, cho bé giấc ngủ ngon và sâu hơn. Quan niệm trên không có gì sai nhưng cũng không vì thế mà gối vỏ đỗ có thể được sử dụng một cách thoải mái và tùy tiện.
PGS. TS. Hồ Bá Do, Giảng viên cao cấp, Học viện Quân y cho biết, theo Đông y, thực tế đỗ và cả vỏ đỗ là giải độc, giải nhiệt, nhất là đậu xanh. Nếu khô nó sẽ hút các chất ẩm. Khi dùng gối đứa trẻ có thể ra mồ hôi thì vỏ đỗ sẽ có thể hút mồ hôi, nhưng khi dùng cần phải quan sát bé và phải lưu ý xem vỏ đỗ là vỏ nguyên hay đã tẩm hóa chất hoặc có chất tẩy rửa.
Ngoài ra cũng cần lưu ý nếu vỏ gối có hóa chất mà không được giặt kỹ cũng sẽ tác động đến làn da vốn nhạy cảm của trẻ. Trước khi dùng gối vỏ đỗ nên dùng thử trước ở người lớn, sau đó mới dùng ở trẻ em và cần phải quan sát thêm khi dùng.
Trên thực tế, do quy trình sấy vỏ đỗ không đảm bảo nên không ít phụ huynh phát hiện ruột gối vỏ đỗ có chứa sâu, bọ, kiến sau một thời gian sử dụng. Sau một thời gian sử dụng những sản phẩm này, nhẹ thì gây ra hiện tượng ngứa ngáy, mất ngủ, rôm sẩy, nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ trong thời gian dài.
Vì vậy trước khi sử dụng gối vỏ đỗ hay các loại gối thảo dược khác các chuyên gia khuyến cáo: Nên mua những loại gối có thương hiệu rõ ràng; Một tháng nên lấy vỏ đỗ trong ruột ra phơi nắng; Khi trẻ có những dấu hiệu ngứa, mẩn đỏ khi nằm gối cần thay gối cho trẻ.
Thuỳ Minh
Bạn đang xem bài viết Cạo Gió Giải Cảm Tùy Tiện Có Thể Dẫn Tới Tử Vong trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!