Xem Nhiều 6/2023 #️ Cảm Cúm Có Nên Xông Hơi Không? # Top 6 Trend | Drosetourmanila.com

Xem Nhiều 6/2023 # Cảm Cúm Có Nên Xông Hơi Không? # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cảm Cúm Có Nên Xông Hơi Không? mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cảm cúm là bệnh thường gặp đặc biệt là khi thời tiết thay đổi hoặc cơ thể có sức đề kháng yếu dễ bị nhiễm bệnh. Ngoài việc uống thuốc trị cảm, nhiều người còn áp dụng cách xông hơi theo các bài thuốc dân gian. Vậy cảm cúm có nên xông hơi không? Cảm cúm xông lá gì thì nhanh khỏi? Xông giải cảm bằng dầu gió có tốt không?

Đa phần đối với các loại cảm cúm, cảm lạnh, việc chữa khỏi dứt điểm vô cùng quan trọng vì nếu để lâu sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu, thậm chí là gây ảnh hưởng đến công việc, đời sống hằng ngày. Nhiều trường hợp còn gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. 

Thông thường, khi bị cảm cúm mọi người thường uống thuốc, tuy nhiên có nhiều người lựa chọn phương pháp giải cảm để trị bệnh. Cảm cúm có nên xông hơi, cảm cúm xông hơi lá gì, lá xông cảm cúm bao gồm những loại nào là những câu hỏi thường gặp nhất. Để hiểu rõ về tác dụng của cảm cúm xông hơi, bạn cần biết khi cảm cúm xông hơi có tốt không, những người nào không nên xông hơi… 

1. Cảm cúm có nên xông hơi?

Xông hơi là biện pháp phổ biến, không chỉ điều trị cảm cúm, tuy nhiên xông hơi giải cảm cúm vẫn gây nhiều băn khoăn về độ an toàn cũng như hiệu quả. Phương pháp xông hơi giải cảm được áp dụng khá lâu đời để chữa cảm mạo khi mới bị cảm. Nước kết hợp với các loại lá chứa dược thảo khi được đun nóng sẽ tạo ra hơi nước có tác dụng làm giãn mạch ngoại biên, tăng cường lượng máu, giúp cơ thể thoải mái, mồ hôi toát ra thải độc, hạ nhiệt. 

Xông hơi giải cảm là biện pháp quen thuộc (Ảnh: Internet)

Nhiệt độ cơ thể ổn định nhờ vào sự lưu thông ở tuyến da, khi bị cảm, lỗ chân lông bị bít lại gây tắc nghẽn, nhiệt độ cũng từ đó tăng lên kéo theo các triệu chứng sốt, đau đầu, đau họng, rát họng, da khô, người khó chịu đau nhức… Tinh dầu trong các loại xông lá trị cảm cúm, lá xông giải cảm lạnh… sẽ làm thông các ống dẫn mắt, mũi, tai, xoang, từ đó giảm đau, chống viêm, hạn chế cảm giác chóng mặt, khó thở. Sau khi xông người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. 

Chính vì vậy áp dụng cảm cúm xông hơi, lá xông cảm cúm… đều được, tuy nhiên tùy vào cơ thể, mức cảm cúm như thế nào mới có thể dụng phương pháp này. 

2. Phương pháp xông hơi giải cảm cúm

Xông hơi giải cảm bao gồm xông mũi trị cảm cúm, xông hơi trị cảm cúm… tuy nhiên làm thế nào để xông hơi được hiệu quả lại là nỗi băn khoăn của nhiều người.

Lá xông cảm cúm gồm những gì? Có một số loại lá thường được dùng để giải cảm cúm xông hơi bằng các loại lá quen thuộc là sả, bưởi, cúc tần, kinh giới, ngải cứu.. 

Cách làm:

– Lấy một nắm lá xông cảm cúm sạch, rửa bằng nước sau đó cho vào nồi đun sôi từ 5 – 10 phút. 

– Người bị cảm ngồi trên giường, phủ chăn mỏng lên đầu và kín người.

– Đặt nồi nước lá xông hơi vừa đun còn nóng để trước mặt. 

– Mở vung nồi chậm, cho hơi nước thoát ra từ từ, bạn cần lưu ý làm thật cẩn thận để tránh bị bỏng. 

– Trong khi xông, hít thở sâu, chậm để hơi nước có thể tác dụng lên đường hô hấp, mồ hôi cũng sẽ thoát ra dần.

– Khi cảm thấy người nhẹ nhõm hơn, không còn gai người thì dừng lại.

– Sau đó, dùng khăn khô lau mồ hôi và thay quần áo, nghỉ ngơi. 

Xông hơi giải cảm sẽ giúp bạn thoải mái hơn, bệnh nhanh khỏi hơn (Ảnh: Internet)

Cần lưu ý rằng lá xông không nên đun quá kỹ, vì như vậy sẽ làm bay mất tinh dầu của lá. Bạn cũng có thể áp dụng xông tỏi trị cảm cúm bằng cách giã nát tỏi bỏ vào nước nóng và tiến hành các bước tương tự như xông hơi cảm cúm bằng các loại lá như trên. 

Với phương pháp xông giải cảm bằng dầu gió bằng cách pha thêm dầu gió vào bát nước sạch rồi tiến hành tương tự như xông hơi cảm cúm. 

3. Những người không nên áp dụng cảm cúm xông hơi?

Cảm cúm có nên xông lá là một câu hỏi quen thuộc, nhiều người còn mặc định cho rằng ai cũng có thể xông hơi trị cảm cúm được. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm, vì có một số trường hợp không nên áp dụng biện pháp trị cảm cúm xông hơi. Đó là: 

– Người đang bị suy nhược cơ thể hoặc bị sốt siêu vi. 

– Người đang sốt rất cao, sợ nóng, không khát nước, ra nhiều mồ hôi và không sợ lạnh.

– Người có dấu hiệu của đột quỵ như tăng huyết áp đột ngột. 

– Người cao tuổi, già yếu, trẻ sơ sinh, phụ nữ vừa sinh hoặc đang mang thai

– Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt.

– Người có vấn đề về tim mạch.

– Người có biểu hiện tâm thần.

– Người bị tiêu chảy, sốt huyết, mắc bệnh ngoài da.

Cảm cúm xông hơi vẫn được nhiều người sử dụng tuy nhiên theo khuyến cáo của các bác sĩ thì không nên quá lạm dụng phương pháp này quá nhiều vì dễ dẫn đến tình trạng mất nước. Đặc biệt sau khi xông không nên tắm vì lỗ chân lông đang mở, khi gặp nước sẽ bị bít tắc, ảnh hưởng đến sức khỏe, khí huyết lưu thông chậm. 

4. Lưu ý quan trọng khi xông hơi giải cảm 

– Lau sạch mồ hôi rồi mới mặc quần áo.

– Nên tránh nơi nhiều gió

– Kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý như ăn cháo thịt, trứng, tía tô để tăng hiệu quả giải cảm nhanh và tốt cho cơ thể. 

Khi xông hơi nên tránh nơi có gió (Ảnh: Internet)

Chữa Cảm Cúm Bằng Phương Pháp Xông Hơi Và Tắm Hơi Thuốc

Khi cảm cúm bạn muốn xông hơi và tắm hơi thuốc bạn cần lưu ý tới dược liệu khi xông phải đảm bảo về nguồn gốc và quá trình xông hơi cần phải đảm bảo an toàn.

Xông hơi và tắm hơi thuốc là phương pháp chăm sóc sức khỏe đơn giản có nguồn gốc lâu đời trong dân gian dựa trên hình thức tự điều tiết thân nhiệt bằng cách làm cho cơ thể tiết ra mồ hôi. Kinh nghiệm dân gian thường dùng nồi xông trong những trường hợp thông thường như cảm mạo. Khi xông hơi, cơ thể chúng ta sẽ tăng tiết mồ hôi và giãn nở những mạch máu ngoại vi, đây là phương cách hữu hiệu không những giúp cơ thể giải cảm mà còn một số tác dụng đặc biệt khác như tiêu thũng tán thấp (chống phù nề, trừ nặng nề cơ thể), giải độc cơ thể… Xông hơi và tắm hơi thuốc tốt cho sức khỏe là vậy nhưng không phải ai cũng biết cách xông hơi sao cho đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất. Bình thường nhiệt độ của cơ thể ổn định là nhờ sự lưu thông ở tuyến da. Khi bạn bị cảm cúm với các triệu chứng: đau đầu, ngạt mũi, đau họng, rát họng, da khô không có mồ hôi, đau xương, đau mình, muốn nằm… Đông y cho đây là hiện tượng bế biểu do cảm phong hàn. Khi đó, các lỗ chân lông cơ thể bạn đang bị bít lại, đường phế đạo đang bị ách tắc nên làm xuất hiện một loạt những triệu chứng kể trên. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng nồi xông hoặc phòng xông hơi cao cấp như: Phòng xông hơi Daros 16-07, Phòng xông hơi Govern JS 0202, Phòng xông hơi Appollo A-0858 nhập khẩu , Phòng xông hơi Brother BL 2003 chính hãng , v.v…để giúp cơ thể giãn mạch, mở lỗ chân lông hàn tà mở đường cho các virus độc hại thoát ra ngoài. Với những phòng xông hơi bạn có thể xông hơi bằng tinh dầu hoặc bằng thảo dược tự nhiên như việc bạn xông hơi bằng nồi xông.

Khi chuẩn bị nguyên liệu để xông bạn cần có sự phân chia hợp lý về trọng lượng của các loại thảo dược, chứ không được cho ồ ạt quá nhiều hay quá ít , bạn có thể chuẩn bị nguyên liệu theo công thức sau: Lá tre khoảng 40-50 g. Kinh giới 40-50 g (nếu là hoa thì dùng 10-15 g) Hoắc hương, tía tô, lá chanh, lá long não, cây cứt lợn mỗi loại 30-40 g, tỏi 2-3 củ, địa liền tươi 20-30 g. Khi bắt đầu tiến hành đun nồi xông thì bạn cho dược liệu vào nồi, đổ nước, đun sôi kỹ đến khi có mùi thơm thì bê nồi xông vào vị trí thoáng sạch nhưng kín gió sau đó chùm chăn hay chùm khăn kín người và xông tới khi thấy mồ hôi tỏa ra hết người thì dừng lại. Còn đối với phòng xông hơi cao cấp có phần chân đế thấp bạn bật phòng xông trước tầm 5-10 phút khi đó nhiệt độ trong phòng đủ nóng để làm chín các thảo dược và tạo ra hơi thuốc để xông. Còn với phòng xông hơi có phần chân đế cao như một chiếc bồn tắm độc lập như: Phòng xông hơi Govern JS 0908P cao cấp, Phòng xông hơi Daros HT-21 nhập khẩu, Phòng xông hơi Brother BL 2009 chính hãng, …bạn có thể nằm tắm ngâm với các loại lá thảo dược này. Bạn chỉ nên xông hơi tầm 5-20 phút tùy vào thể trạng của từng người cũng như tùy theo chỉ định của thầy thuốc. Sau xông hơi thì lau khô bằng khăn ấm, ẩm, rồi lau bằng khăn khô, thay quần áo sạch; sau đó nên ăn 1 bát cháo hành hoặc uống nước ấm hoặc thuốc, nghỉ ngơi, đảm bảo thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông. Tuyệt đối không nên tắm ngay sau khi xông hơi vì lỗ chân lông đang hở, nếu gặp lạnh sẽ bít lại nước không thoát được sẽ dẫn đến dễ bị cảm, máu huyết lưu thông chậm. Bạn thắc mắc sao lại chọn những nguyên liệu lá xông như vậy để xông hơi, và đây sẽ là công dụng cụ thể của một số loại thảo dược dùng phổ biến trong quá trình xông hơi chữa cảm cúm: + Lá tre: Tính hàn, vị cay, nhạt, ngọt, vào kinh tâm và kinh phế, giúp giải nhiệt, thanh tâm, tiêu đờm. Chỉ định: Làm thuốc ra mồ hôi, sát khuẩn, chữa viêm nhiễm, phù thũng, cảm sốt. Liều dùng ngày dùng 20-30 g dưới dạng thuốc sắc (uống hoặc xông). + Sả: Chữa cảm cúm, sốt: 10-20g cả cây, nấu nước xông. Nó còn được dùng chữa chàm mặt (rễ giã nát, vắt lấy nước chấm vào vùng bị chàm), đầy bụng, nôn mửa, trung tiện kém. + Tía tô: Tính ôn, vị cay, mùi thơm, vào kinh phế và kinh tỳ. Lá tía tô làm ra mồ hôi, chữa cảm mạo giảm đau, chữa ho, đầy hơi, kém tiêu hóa, nôn mửa, đau bụng do thực tích. Ngày dùng 3-6 g hay 3-10 g dưới dạng thuốc sắc. + Hương nhu: Dùng toàn cây trừ rễ, hái về phơi hay sấy khô. Hái cây lúc ra hoa hoặc 1 số hoa đã kết quả. Tính hơi ôn, vào kinh phế và kinh vị. Tác dụng: Thanh nhiệt giải biểu, hành khí, chỉ thống trường, trừ thấp; chữa cảm mạo, nhức đầu, ra mồ hôi. Thường dùng chữa cảm nắng, sốt, nhức đầu, đau bụng đi ngoài. Dùng khô hay tươi tùy theo bệnh. Dùng tươi thì vò, vắt lấy nước, khô thì sắc hay tán bột. Ngày 3-8 g hay 4-12 g dưới dạng thuốc sắc hay hãm. + Long não: Tính nóng, vị the, có độc, vào kinh tâm và kinh phế. Tác dụng: thông khiếu, sát khuẩn, tiêu viêm, chỉ thống, cầm máu; chữa trúng phong, cấm khẩu, kinh giản, hôn mê, sốt; họng sưng đau, ung nhọt, sang lở. Ngày dùng 0,05-0,2 g dưới dạng bột long não (uống). Dùng ngoài tùy từng bệnh và công thức thuốc cụ thể. C hoi tại nhà.

Và kết quả của quá trình xông hơi chính là: cơ thể bạn thoải mai, nhẹ nhàng hơn vì dùng các loại dược liệu cùng với nước nấu sôi, các chất trong lá đã biến thành hơi nước nên nó rất dễ dàng đi vào đường hô hấp đến tận phế nang. Hơi nước vào khoang miệng, vào niêm mạc mắt mũi và qua da để vào cơ thể. Tới đâu đều có sự trao đổi chất ở đó. Sau khi xông, da của bệnh nhân trở nên mềm mại, nhuận và mát. Đường hô hấp được thông suốt, giảm đau, giảm tiết, hạ khí cho nên bớt đau đầu, chóng mặt, khó thở. Trong các lá xông có kháng sinh, có tinh dầu cho nên có tác dụng chống viêm, tuyên thông phế khí, giảm đau, hạ sốt… Các lỗ chân lông được thông thoáng, da tươi nhuận trở lại. Bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, nhẹ người, khoan khoái hẳn lên. Ngay sau khi vừa xông xong, người bệnh cần lau sạch mồ hôi tránh để thấm ngược và nên ăn thêm bát cháo nóng giải cảm có lá tía tô, hành, tiêu, chanh… Nếu bạn có nhu cầu xông hơi bằng phòng xông hơi cao cấp hay bồn tắm bạn hãy đến với Phòng tắm nhập khẩu – đại lý chính hãng của rất nhiều thương hiệu phòng xông hơi, bồn tắm nổi tiếng như: Phòng xông hơi Govern nhập khẩu Malaysia, Phòng xông hơi Daros cao cấp của Hàn Quốc, Phòng xông hơi Appollo, Phòng xông hơi Euroking, Phòng xông hơi Brother, v.v…hiện nay chúng tôi mở rộng chi nhánh của mình ra nhiều tỉnh thành khác nhau bạn hãy đến với Phòng tắm nhập khẩu để lựa chọn được sản phẩm ưng ý nhất cũng như để hiểu rõ hơn về mục đích của quá trình xông hơi.

Xông Hơi Giải Cảm Hiệu Quả (An Toàn) Tại Nhà

Xông hơi giải cảm có an toàn không

Theo Y học Đông Y bệnh cảm là do hàn khí bên ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Bệnh thường dễ bị vào những thời điểm giao mùa, mưa nắng thất thường. Khí hậu thay đổi đột ngột khiến cơ thể khó thích nghi và dễ nhiễm lạnh sinh bệnh.

Xông hơi giải cảm là cách vận dụng quy luật điều tiết cơ thể thông qua quá trình bài tiết mồ hôi đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và có tác dụng trị cảm. Khi xông cơ thể sẽ tăng tiết mồ hôi đồng thời giúp giãn nở mạch máu ngoại biên. Từ đó sẽ hỗ trợ cơ thể giải độc, chống phù nề, tán thấp, giải cảm…Xông giải cảm là phương pháp an toàn được ứng dụng từ xa xưa, đem lại hiệu quả nhất định đối với từng người.

Hướng dẫn cách xông hơi hỗ trợ giải cảm trị cúm an toàn

1. Bài thuốc truyền thông

Theo kinh nghiệm dân gian là sử dụng các loại lá có tinh dầu thơm có lợi cho sức khỏe tân ôn giải biểu, trừ phong thông khiếu, kháng sinh khử trùng… Trong đó, thông dụng phổ biến nhất là lá chanh, lá sả, hương nhu, ngải cứu, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá gừng, lá nghệ,… Tinh dầu trong các loại thảo dược theo hơi nước qua niêm mạc mắt, mũi, tai.. Từ đó làm thông các ống dẫn mắt, mũi, tai giúp giảm đau đầu, khó thở. Sau khi xông , người bệnh sẽ cảm thấy được thư giãn, nhẹ người hơn.

Lá sả: tốt cho tiêu hóa, sát khuẩn, khử uế, tiêu đờm, chữa đầy hơi, nôn mửa

Lá bưởi: giải cảm, tiêu thực

Bạc hà: sát khuẩn, chống viêm

Tía tô: khu phong trừ hàn, trị cảm mạo

Hương nhu: thanh nhiệt giải biểu, hành khí, chỉ thống trường, chữa cảm mạo, nhức đầu, ra mồ hôi

Ngải cứu: điều hòa khí huyết.

Khi xông lỗ chân lông sẽ mở to nên bệnh nhân cần xông trong khu vực kín gió tránh giò lùa. Tốt nhất là có điều kiện thực hiện trong phòng xông riêng để đạt hiệu quả tốt nhất. Tiến hành đun sôi nồi thảo dược từ 2 đến 3 loại khoảng 15-20 phút rồi bắt đầu thực hiện:

Đặt nồi xông đặt trước mặt, cởi bỏ quần áo, trùm chăn kín người và nồi xông

Đầu ngẩng và tránh sang một bên tránh hơi nước tạt mạnh vào mặt.

Mở nồi từ từ cho hơi nước thoát ra ở mức vừa phải.

Sau khoảng 10-20 phút, khi nào mồ hôi ra đều toàn thân thì dừng xông.

Lưu ý:

Không nên tắm luôn sau khi xông

Lau người sạch sẽ bằng khăn mềm và mặc quần áo vào

Nghỉ ngơi khoảng 20 – 30 phút rồi có thể tắm.

Sau khi xông nên uống một cốc nước ấm

2. Phòng xông hiện đại

Đây là phương pháp hiện đại giúp bạn tiết kiệm thời gian mà hiệu quả vẫn tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó bạn sẽ dễ dàng thực hiện mà không phải mất nhiều bước như cách truyền thống.

Nếu bạn có phòng xông ướt tại nhà, chỉ cần bật điện trước 5-10 phút, thả thảo dược hoặc tinh dầu vào hộp nguyên liệu của máy xông. Kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm phòng xông rồi bước vào tiến hành xông giải cảm.

Lưu ý đối với những người có tình trạng sau đây không nên sử dụng phòng xông

Bệnh về tim mạch, huyết áp.

Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Người đang dùng thuốc chữa bệnh.

Vừa ăn no.

Vừa sử dụng chất kích thích bia rượu…

Ngoài ra cũng cần lưu ý:

Không ngồi quá lâu trong phòng

Không xông quá nhiều

Không tắm lại ngay sau khi vừa xông giải cảm

Tránh vận động nặng, nên massage cơ thể nhẹ nhàng

Lưu ý khi xông trị cảm cúm tại nhà

Người bị bệnh cảm cúm chỉ cần xông 1-2 lần

Không nên xông quá nhiều sẽ gây mất nước cho cơ thể

Không xông với trường hợp cảm nắng

Sau khi xông lau sạch mồ hôi và mặc quần áo. Tránh những nơi có nhiều gió.

Theo các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ có thai không nên xông để giải cảm. Vì nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột  không tốt cho thai nhi. Ngoài ra khi xông áp lực của nước nóng kết hợp với không gian bí bách sẽ gây ra tình trạng chóng mặt, tụt huyết áp, ngạt thở nguy hiểm tới tính mạng. Chưa kể xông sẽ khiến cơ thể mất nước, cơ thể mệt mỏi.

Hy vọng qua bài viết trên đã hướng dẫn cho các bạn xông hơi giải cảm đúng cách. Để quá trình xông đạt hiệu quả cao và chăm sóc sức khỏe tốt hơn, quý khách có nhu cầu lắp đặt phòng xông liên hệ ngay Hafuco.

Các bạn cũng lưu ý tùy cơ địa từng người mà cách xông giải cảm trị cúm an toàn đạt hiệu nhiều hay ít. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi thực hiện tại nhà!

Xông Hơi Xong Có Nên Đắp Mặt Nạ? Cẩm Nang Xông Hơi Nên Biết

Xông hơi xong có nên đắp mặt nạ? Cẩm nang xông hơi phải biết

xông hơi xong có nên đắp mặt nạ

Trị liệu – làm đẹp bằng xông hơi hiện nay đã rất quen thuộc không chỉ với chị em phụ nữ, nhưng vẫn nhiều bạn thắc mắc rằng:

Một số phương pháp xông hơi mặt phổ biến cho làn da sáng – mịn – khỏe mạnh

Xông hơi da mặt bằng ngải cứu

Ngải cứu là một thảo dược dân gian, có rất nhiều công dụng như điều trị chảy máu cam, chứng mồ hôi trộm, nổi mẩn ngứa ở da do môi trường,.. và ngày nay nó là một nguyên liệu làm đẹp da ưa thích của chị em. Việc sử dụng xông hơi da mặt bằng ngải cứu đem lại nhiều lợi ích cho làn da, giúp giảm mụn, hạn chế tiết dầu đối với da dầu, làm da căng mềm và sáng (trắng hơn).

Xông hơi mặt bằng tía tô

Cũng là nguyên liệu yêu thích của phái nữ dùng kết hợp với xông hơi đem lại nhiều lợi ích như cung cấp vitamin E, C, A và nhiều khoáng chất rất tốt cho làn da. Một trong những phương pháp chăm sóc và làm đẹp hiệu quả đó là xông hơi mặt bằng lá tía tô.

Xông hơi da mặt với chanh và sả

Xông hơi kết hợp tinh dầu chanh và sả là một liệu pháp làm đẹp đang được nhiều chị em phụ nữ áp dụng hiện nay, nó giúp làm sạch da mặt rất tốt, thông thoáng lỗ chân lông và loại bỏ những bã nhờn tích tụ lâu ngày mà cách rửa mặt thông thường không thể làm được.

Xông hơi xong có nên đắp mặt nạ?

Đắp mặt nạ dưỡng da là cách làm đẹp quá phổ thông dành cho phái yếu. Xông hơi giúp lỗ chân lông mở rộng, hơi nước đi sâu vào bên trong làm sạch và loại bỏ mụn cám, mụn đầu đen, mụn ẩn dưới da.

Các bước xông hơi da mặt trị mụn ẩn dưới da

Bước 1: Làm sạch da bằng nước sạch để loại bỏ lớp bã nhờn, lớp trang điểm, bụi bẩn,.. sau đó sử dụng các loại sữa rửa mặt chuyên dụng để loại bỏ sâu hơn các tế bào chết, lấy đi 1 phần mụn cám, đầu đen, mụn ẩn.

Bước 2: Chuẩn bị một tô nước nóng và chiếc khăn bông rộng đủ để phủ bao kín vùng đầu và chùm lên tô nước. Hãy để mặt cách xa tô nước một khoảng cách vừa phải để tránh bị bỏng. Thực hiện trong thời gian 10 – 15 phút.

Bước 3: Chờ trong khoảng thời gian 5 phút để da trở lại trạng thái bình thường rồi mới tiếp tục thực hiện các cách chăm sóc da khác.

Xông hơi mặt xong có nên đắp mặt nạ?

Tùy vào sở thích và cách làm đẹp cá nhân mà mỗi bạn sẽ có những lựa chọn loại mặt nạ riêng cho mình sau khi xông hơi.

+ Muốn se lỗ chân lông có thể dùng mặt nạ đất sét

+ Dưỡng ẩm cho da dùng mặt nạ giấy

+ Ngoài ra có thể tự làm một vài loại mặt nạ: tinh nghệ + mật ong, sửa chua + khoai tây,..

Chú ý: Việc đắp mặt nạ sau khi xông hơi chỉ nên dừng lại ở 10 phút để có được hiệu quả tốt, lạm dụng hay để lâu khiến da mệt mỏi và có thể phản tác dụng.

Có nên xông hơi da mặt thường xuyên? Xông hơi bao nhiêu lần 1 tuần thì tốt?

Chúng ta đều thấy rõ những lợi ích của phương pháp xông hơi và đắp mặt nạ qua bài tìm hiểu ở trên. Tuy tốt như vậy nhưng cũng không nên lạm dụng, thực hiện thường xuyên khiến da khô, nổi nhiều mụn hơn.

Chính vì thế 1 tuần bạn nên xông hơi khoảng 2 lần là một chu trình hợp lý để chăm sóc làn da mặt hiệu quả. Hãy để liệu pháp xông hơi da mặt giúp bạn loại bỏ mụn ẩn, mụn cám, vết thâm,.. làm da thư giãn, sáng hơn, khỏe hơn.

Hiện nay phương pháp xông hơi toàn thân đang được nhiều cơ sở spa, gia đình lựa chọn bởi rất nhiều giá trị lợi ích mà nó đem lại cho sức khỏe. Bạn có nhu cầu lắp đặt phòng xông hơi hay mua máy xông khô – ướt các loại hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số máy 0972.003.001 hoặc đến địa chỉ 17b6 ngõ 332 Hoàng Công Chất – Bắc Từ Liêm – Hà Nội.

Bạn đang xem bài viết Cảm Cúm Có Nên Xông Hơi Không? trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!