Xem Nhiều 3/2023 #️ Các Loại Trà Có Tác Dụng Trong Điều Trị Bệnh Tim Mạch # Top 8 Trend | Drosetourmanila.com

Xem Nhiều 3/2023 # Các Loại Trà Có Tác Dụng Trong Điều Trị Bệnh Tim Mạch # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Loại Trà Có Tác Dụng Trong Điều Trị Bệnh Tim Mạch mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sở dĩ trà có công dụng trong việc bảo vệ trái tim khỏe mạnh là nhờ trong trà có lượng lớn Flavonoid – Các chất chống oxi hóa tự nhiên, có tác dụng làm trung hòa các phần tử tự do gây hại đến các tế bào của cơ thể, tăng khả năng sống sót sau các cơn đau tim.

Các loại trà được sử dụng rất đa dạng, tuy nhiên, có những loại trà được sử dụng như một bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc là một loại trà thảo dược an thần nổi tiếng, có ích trong việc kiểm soát chứng lo âu và các vấn đề về thần kinh.

Trà hoa cúc có chứa Apigenin – một chất chống oxi hóa mà khi liên kết với các thụ thể tương tự trong não sẽ có công dụng như một loại thuốc giảm đau. 

Hoa cúc dùng làm trà hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác như hoa dừa cạn, hoa hòe, gừng,… có tác dụng an thần, điều hòa huyết áp và giảm đau.

Trà đen

Trà đen (hay còn gọi là hồng trà) là loại trà vô cùng gần gũi và được tiêu thụ rộng rãi. Lượng chất chống oxi hóa có trong trà đen cao hơn so với trà xanh, trà trắng hay trà ô long.

Các chất chống oxi hóa có trong trà đen có tác dụng làm giãn mạch vành, giảm các cục máu đông và kiểm soát cholesterol. Trà đen được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, giảm nguy cơ bị tai biến mạch máu não và đau tim.

Trà xanh

Trà xanh có khả năng chống oxi hóa cao gấp 20 lần so với vitamin E. EGCG được tìm thấy trong trà xanh ngăn ngừa ung thư, giảm Cholesterol và kiểm soát các bệnh tim mạch. Đã có những nghiên cứu khoa học chỉ ra tác dụng của trà xanh đối với việc điều trị nhồi máu cơ tim, động mạch vành,…

Trà hoa hồng

Cách pha:

15g hoa hồng phơi khô

3-4 quả táo đỏ

Hãm nước ấm từ 5-7 phút, vớt hoa hồng ra, sau đó thường thức.

Các bệnh về tim mạch vô cùng nguy hiểm với lộ trình điều trị bệnh tim mạch kéo dài và tốn kém. Chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa các bệnh về tim mạch thông qua việc xây dựng lối sống lành mạnh : Chế độ ăn uống dinh dưỡng, vận động sinh hoạt khoa học và thưởng thức những ly trà ngon mỗi ngày để ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh cũng như hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

MỌI THÔNG TIN CẦN TƯ VẤN VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Công ty Cổ phần dược thảo Fansipan

Địa chỉ: 54F Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT tư vấn và lấy thuốc : 0963.015.446

Trà Tim Sen , Trà Tim Sen Có Tác Dụng Gì , Cách Pha Trà Tim Sen Trị Mất Ngủ

Tim sen từ lâu đã là vị thuốc hữu hiệu trong Đông Y trong việc chữa trị mất ngủ và an thần hiệu quả . Với vị đắng và hậu ngọt nên tim sen hiễn nhiên có tính bình . Vậy tim sen là gì ? tim sen có các chứa năng và đặc tính gì ? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết này.

– Tim sen có tên khoa học là Embryo Nelumbinis , là bộ phận nằm giữa hạt sen . Nếu hoa sen được xem là kết tinh của cây sen , hạt sen là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng của hoa sen thì tim sen chính là tinh túy của hạt sen . Tim sen vừa làm mầm sen , giúp duy trì giống nòi vừa và bộ phận chứa nhiều tinh chất tốt cho sức khỏe.

-Sau khi bổ đôi hạt , chúng ta sẽ thấy tim sen nằm giữa hạt sen , tim se có màu xanh , và màu vàng nhạt dần về phía đầu tim sen . Tim sen dài khoản 10mm , nhỏ khoản 1-2mm , tim sen mới hình thành thường có 2 lá mầm nhỏ và co lại giống hình ngón tay lúc co vào .

-Theo Đông Y : tim sen có vị đắng , tính mát , hậu ngọt . Giúp an thần , giảm sốt , dễ ngủ

-Theo Tây Y: tim sen chứa các thành phần chất gồm : betus , paline , nuciferin , bisclaurin , liensinine , neferine , mytyclon….

– Sen có mặt khắp nơi ở Việt Nam , trên thế giới thì phổ biến tại châu Á , Nam mỹ , Trung phi.

– Sen ra hoa quanh năm , nhưng rộ sẽ vào mùa thu . Tim sen lấy tốt nhất khi hạt sen già , khi vừa thu gương sen xong và lấy ngay thì dưỡng chất trong tim sen sẽ giữ nguyên và hiệu quả nhát .

– Không nên để hạt sen quá lâu mới thu tim sen vì lúc này tim sen sẽ bị héo

– Tim sen có thể uống tươi hoặc dùng sau khi sấy khô.

– Trà lá xanh , trà hoa cúc , trà lài … mỗi loại trà mang một hương vị riêng trà tim sen cũng vậy . Trà tim sen có vị đắng nhẫn của mầm sen non , hậu hơi ngọt và hương thơm của lá sen non . Màu sắc trà tim sen có màu xanh nhạt đặc trưng .

– Trà tim sen có thể pha chung với các loại trà khác như : trà lài , trà lá xanh , hoặc dùng trà tim sen một mình .

Trà tim sen có tác dụng gì

– Tim sen có vị đắng và nhẫn nên khá tốt trong việc hạ nhiệt cơ thể . 1-2 tác trà tim sen mỗi ngày giúp cơ thể bạn dịu mát và căng thẳng

Cách pha trà tim sen trị mất ngủ

-Các yếu tố giúp pha trà tim sen đúng cách :

Yếu tốt nhiệt độ: nhiều suy nghĩ rằng nước sội sẽ pha trà, nhưng thực ra nhiệt độ pha trà tốt nhất là nhiệt độ 95 độ C . bởi nhiệt độ này giúp cho trà tan vừa đủ và trà không bị khét . Khi nước sôi 100% thì trà thường có mùi khét khi pha

Yếu tố thời gian: thời gian pha trà thích hợp để cho trà tan d8u3 hết trong nước không bị quá đắng quá nhẫn, là thời gian từ 2-5 phút.

Yếu tố khối lượng trà: khối lượng trà sen phù hợp khoản 2g.

Cách pha trà tim sen

Rửa sạch tim sen khô hoặc tươi trong nước.

Chuẩn bị tách pha trà , lưu ý tách bằng sứ hay gốm giữ nhiệt tốt và cho hương vị trà pha ra tốt nhất

Chuẩn bị nước sôi khoản 90-95 độ C. Lấy nước sôi làm sạch tách trà trước.

Cho trà vào tách, sau đó đổ nước sôi vào, Trong 3-7 phút có thể dùng.

Cách làm trà tim sen

Cách làm trà tim sen

Cách làm trà tim sen bằng cách sao vàng hạ thổ:

Sao tim sen trên lò nun với nhiệt độ phù hợp. Sao cho tim sen ngã sang màu vàng, phần bên trong vẫn còn màu xanh, tim sen giòn và se lại là được.

Cho tim sen sao vàng vào trong túi giấy và đặt dưới mặt đất cho đến khi ngụi hẳn

Mục đích việc sao vàng giúp giảm bớt tính lạnh và trì trệ của tim sen. Giúp an thần, dễ ngũ

Top 10 Tác Dụng Của Quả Đậu Bắp Trong Điều Trị Bệnh

Đậu bắp là một trong những loại thực phẩm được dùng trong bữa ăn thường ngày. Không chỉ có hương vị thơm ngon, độ nhớt đặc trưng, đậu bắp còn được xem là vị thuốc quý, tốt cho sức khỏe. Vậy đậu bắp trị bệnh gì và có tác dụng như thế nào?

Đậu bắp còn có các tên khác như mướp tây, bắp còi và gôm, còn được biết đến ở các quốc gia nói tiếng Anh là móng tay phụ nữ. Đây là một loài thực vật có hoa có giá trị vì quả non ăn được.

1 Vì sao đậu bắp lại có tác dụng chữa bệnh?

2. 10 tác dụng của đậu bắp khiến bạn tiếc “hùi hụi” vì không ăn thường xuyên

2.1. Phòng ngừa thiếu máu

2.2. Chữa ho và viêm họng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước ép đậu bắp được xem là vị thuốc bình dân giúp trị đau họng và ho. Loại nước ép này có tính kháng khuẩn và khử trùng rất tốt nên giúp cải thiện các triệu chứng ho, đau họng.

Để thực hiện, bạn lấy lá, rễ cây đậu bắp rửa sạch, thải nhỏ rồi phơi khô. Lấy 10-16g đậu bắp khô, sắc lấy nước uống thay trà hoặc dùng để súc miệng hàng ngày.

2.3. Đậu bắp chữa bệnh tiểu đường

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy đậu bắp chứa một số chất tương tự insulin có tác dụng giảm lượng đường trong máu. Vì vậy, những người bị tiểu đường nên thường xuyên uống nước ép đậu bắp để hỗ trợ điều trị bệnh.

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý luôn tuân thủ phác độ điều trị của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc.

2.4. Cải thiện sinh lý phái mạnh

Nghiên cứu khoa học cho thấy, đậu bắp chứa dạng glucide phức polysaccharide và nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Chúng có tác dụng tăng cường dòng máu chảy vào vùng sinh dục, làm cương cứng hiệu quả. Bởi vậy, nhiều nam giới vẫn coi đậu bắp là “thần dược” giúp cải thiện sinh lý phái mạnh.

Các đấng mày râu có thể sử dụng đậu bắp trong bữa ăn hàng ngày với nhiều hình thức khác nhau như ăn sống, luộc, nấu canh…

2.5. Giảm cholesterol xấu

Là một loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan nên đậu bắp giúp giảm cholesterol hiệu quả. Nếu bạn thường xuyên sử dụng nước ép đậu bắp thì mức cholesterol trong máu sẽ giảm nhanh và góp phần bảo vệ hệ tim mạch.

2.6. Cải thiện chức năng hệ tiêu hóa

Chính lượng chất xơ trong đậu bắp đã mang tới tác dụng trị táo bón cho đậu bắp. Hoạt động tương tự như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên, đậu bắp sẽ giúp tăng cường nhu động ruột, đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể.

Đối với những người bị hội chứng ruột kích thích hoặc gặp vấn đề về đường ruột thì không nên ăn quá nhiều đậu bắp vì nó có hàm lượng fructan cao, dễ gây tiêu chảy.

2.7. Tăng cường hệ miễn dịch

Nước ép đậu bắp chứa một lượng vitamin C và chất chống oxy hóa lớn. Bởi vậy, nó rất tốt cho chức năng hệ miễn dịch của cơ thể. Nếu sử dụng các món ăn từ đậu bắp, bạn cần lưu ý nấu ở nhiệt độ thấp, không chín quá để đảm bảo nguồn dinh dưỡng.

2.8. Làm đẹp da

2.9. Hỗ trợ điều trị hen suyễn

Vitamin C và các chất chống oxy hóa trong đậu bắp sẽ là “trợ thủ” đắc lực giúp bạn cải thiện các vấn đề về hô hấp như hen suyễn. Thường xuyên ăn và uống nước ép đậu bắp sẽ giúp bạn giảm bớt đi sự khó chịu do hen suyễn.

2.10. Giúp xương chắc khỏe

Ít ai biết rằng loại rau này lại chứa một lượng lớn vitamin K và folate. Đây được xem là “cứu tinh” đối với sức khỏe hệ xương khớp mỗi người nhờ tác dụng tăng mật độ xương, phòng ngừa loãng xương và giúp xương chắc khỏe.

Rõ ràng với tác dụng này, chúng ta có thể thấy đậu bắp chữa bệnh khớp khá hiệu quả. Tuy nhiên, người bị bệnh cần lưu ý: loại thực phẩm này chứa solanine. Thành phần này có thể tác động gây viêm và đau khớp kéo dài với tỷ lệ nhỏ. Bởi vậy, người mắc bệnh khớp cần cân nhắc và không nên ăn quá nhiều đậu bắp.

XEM THÊM:

Rượu Vang Và Bệnh Tim Mạch

Theo bạn rượu vang có lợi hay có hại đối với bệnh tim? Tại Mỹ, từ kết quả của một cuộc điều tra về dịch tễ học cho thấy tỷ lệ người tử vong do bệnh mạch vành tại Pháp chỉ bằng ½ so với Mỹ, mặc dù hai nước này có chế độ ăn giống nhau. Một trong những lý do chủ yếu là nhờ sự am hiểu của người Pháp về tác dụng của rượu vang và bệnh tim. Họ có thói quen sử dụng rượu vang trong các bữa ăn, đặc biệt là loại rượu vang đỏ.

 

Qua đó cho thấy rượu vang và bệnh tim mạch có mối quan hệ với nhau. Nếu dùng một lượng vừa phải thì rượu vang sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người bệnh tim. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều rượu vang cũng như những loại rượu khác thì nó sẽ có tác dụng ngược lại không những đối với bệnh tim mà còn nhiều căn bệnh khác.

 

Rượu vang sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tim nếu dùng vừa phải

 

Trong nhiều nghiên cứu cho thấy rượu vang và bệnh tim mạch có mối quan hệ rất tích cực. Rượu vang, đặc biệt là rượu vang đỏ, chứa những chất có tác dụng ngăn cản quá trình oxy hóa của lipoprotein là nguyên nhân của sự hình thành mảng xơ vữa động mạch. Rượu vang có tác dụng chống đông máu do làm giảm quá trình kết dính cảu tiểu cầu, tác dụng này tương tự như Aspirin, một loại thuốc rất quan trọng trong điều trị bệnh tim mạch.

 

Như vậy, có phải rượu vang và bệnh tim mạch chỉ có mối quan hệ tích cực? Theo nhiều nghiên cứu cho thấy người lớn tuổi và phụ nữ uống quá 200 ml rượu vang/ngày sẽ có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn người không uống rượu. Những người uống 600-800 ml rượu vang/ngày sẽ bị tăng huyết áp tâm thu 9,1 mmHg và tăng huyết áp tâm trương 5,6 mmHg so với người không uốn rượu. Song, nếu uống rượu vừa phải (ít hơn 200 ml/ngày), nguy cơ tai biến mạch não do tắc mạch não lại làm giảm rõ rệt.

 

Nguy cơ tai biến mạch não do tắc mạch não giảm rõ rệt khi dùng rượu vang đỏ

 

Tóm lại, rượu vang và bệnh tim mạch vừa có mối quan hệ tích cực nhưng cũng vừa có mối quan hệ tiêu cực. Vì vậy, lời khuyên cho bạn là nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng rượu đặc biệt là đối với những người bị bệnh tim.

 

Bạn đang xem bài viết Các Loại Trà Có Tác Dụng Trong Điều Trị Bệnh Tim Mạch trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!