Cập nhật thông tin chi tiết về Các Chỉ Số Xét Nghiệm Máu Đánh Giá Chức Năng Tuyến Giáp mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Các chỉ số xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp
Rối loạn chức năng tuyến giáp là một tình trạng thường gặp. Trong một số trường hợp rối loạn chức năng tuyến giáp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng điển hình thì các xét nghiệm chức năng tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ chẩn đoán. 1. Tuyến giáp và chức năng của tuyến giáp Tuyến giáp là một tuyến nhỏ có hình bướm, nằm ở trước cổ. Chức năng chính của tuyến giáp là sản xuất hormone điều hòa hoạt động của các tế bào và các mô cơ quan trong cơ thể. Hormone tuyến giáp ảnh hưởng tới tốc độ trao đổi chất của cơ thể và nồng độ của một số loại khoáng chất trong máu.
Tuyến giáp tiết ra hai hormone chính, một trong số đó là T4 và một loại khác là T3. Lượng T4 và T3 do tuyến giáp tiết ra được điều hòa bởi hormone kích thích tuyến giáp (TSH) của tuyến yên.
2.1. TSH (Thyroid stimulating hormone) – Hormone kích thích tuyến giáp Khi nồng độ hormon giáp trong dòng tuần hoàn giảm xuống, vùng dưới đồi bị kích thích để giải phóng ra hormon gây ra giải phóng hormon hướng tuyến giáp (TRH). TRH sẽ kích thích thùy trước tuyến yên sản xuất hormon kích thích tuyến giáp (TSH). Sau đó TSH kích thích sản xuất và giải phóng Triiodothyroxine (T3) và Thyroxin (T4). Xét nghiệm TSH rất có giá trị để chẩn đoán các bệnh lý rối loạn chức năng tuyến giáp và nguồn gốc gây ra rối loạn này. Đây còn là phương tiện giúp dự báo bệnh sẽ ổn định hay tái phát sau khi điều trị. Nếu TSH vẫn ở mức thấp kéo dài chứng tỏ bệnh không có đáp ứng tốt và sẽ dễ tái phát nếu ngưng thuốc. Khi lâm sàng nghi ngờ có tình trạng rối loạn chức năng giáp, xét nghiệm định lượng nồng độ TSH là chỉ định đầu tiên. 2.2. Hormon tuyến giáp
Sau khi được tổng hợp bởi hormon T3, T4 sẽ được phóng thích vào máu và tồn tại dưới 2 dạng: + Dạng gắn với protein huyết tương chủ yếu với TBG, một phần gắn với TBA và TBPA; + Dạng tự do FT3 (Free Triiodothyroxine) FT4 (Free Thyroxine)
– Xét nghiệm định lượng nồng độ T3 toàn phần thường được chỉ định khi bệnh nhân có biểu hiện các triệu chứng cường giáp song nồng độ FT4 bình thường hay ở mức ranh giới. Xét nghiệm giúp đánh giá chức năng tuyến giáp và hỗ trợ chẩn đoán các trường hợp cường giáp do T3. – Xét nghiệm định lượng T4 hữu ích để chẩn đoán tình trạng cường giáp hoặc suy giáp nhất là khi được phân tích đồng thời với FT4 và TSH. – Tương tự, FT3 có thể bình thường trong suy giáp, tuy nhiên, FT3 là xét nghiệm nhạy trong chẩn đoán cường giáp. Ở các bệnh nhân cường giáp, FT3 và FT4 đều tăng, FT3 tăng nhiều hơn. Đôi khi, FT4 tăng còn FT3 bình thường, các trường hợp này thường do bệnh nhân bị cả bệnh không phải tuyến giáp, gây giảm chuyển T4 thành T3, FT3 tăng khi bệnh giảm. 2.3. TPO-Ab (Thyroperoxidase antibodies) – Kháng thể kháng Thyroperoxidase TPO-Ab là tự kháng thể tuyến giáp, phát sinh khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn các thành phần của tuyến giáp (các tế bào tuyến, các protein tuyến giáp) với các protein lạ, xảy ra hiện tượng “tự chiến đấu” giữa kháng thể tuyến giáp với các thành phần tuyến giáp. Hiện tượng này gọi là hiện tượng “tự miễn tuyến giáp”, dẫn đến hậu quả là tuyến giáp bị viêm mãn tính, tổn thương, rối loạn cơ năng tuyến giáp, nếu nặng và kéo dài dẫn đến suy giáp, ung thư tuyến giáp. 2.4. Tg (Thyroglobulin ) và Tg-Ab (Anti Thyroglobulin) Tg được sử dụng như một dấu ấn khối u để đánh giá hiệu quả điều trị ung thư tuyến giáp và theo dõi tái phát của các ung thư tuyến giáp thể biệt hóa. Không phải tất cả các loại ung thư tuyến giáp đều sản xuất Tg, hai loại ung thư tuyến giáp phổ biến nhất là ung thư tuyến giáp thể nhú và ung thư tuyến giáp thể nang (trong đó có ung thư tế bào Hürthle), thường tăng sản xuất Tg, dẫn đến tăng mức độ Tg trong máu.
Ở 15 – 20% số bệnh nhân ung thư tuyến giáp có khả năng hệ miễn dịch tự sản xuất tự kháng thể kháng Tg, còn gọi là Anti – Tg. Kháng thể Anti – Tg làm sai lệch giá trị thật của Tg. Vì thế, xét nghiệm Anti – Tg thường được chỉ định cùng xét nghiệm Tg để tìm ra giá trị thật sự của Tg. 2.5. TRAb (TSH Receptor Antibodies) Xét nghiệm TRAb dùng để đo nồng độ TRAb trong máu và tỷ lệ giữa thành phần TRSAb/TRBAb để đánh giá bệnh Basedow. TRAb tồn tại 3 dạng: + TRNAb là tự kháng thể trung gian, không ảnh hưởng đến chức năng tế bào tuyến giáp. + TRSAb và TRBAb là cạnh tranh với TSH và gây hại. Tỉ lệ TRSAb/TRBAb càng lớn thì bệnh Basedow biểu hiện càng nặng và ngược lại. Do đó, xét nghiệm TRAb vừa có thể đánh giá bệnh nhân có tồn tại tự kháng thể TRAb hay không, nghĩa là mắc Basedow hay không và đánh giá mức độ nặng của bệnh nếu xác định được tỷ lệ TRSAb/ TRBAb. Bảng giá trị tham chiếu các xét nghiệm chức năng tuyến giáp:
Hiện nay, các xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp là xét nghiệm thường quy đã và đang được thực hiện tại khoa Hoá sinh, Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao ở nhiều lĩnh vực, trang thiết bị hiện đại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí là địa chỉ tin cậy của nhiều bệnh nhân đến khám, điều trị cũng như thực hiện các xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định bệnh, trong đó có xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp.
Ý Nghĩa Các Chỉ Số Trong Xét Nghiệm Máu
Xét nghiệm máu là xét nghiệm khá đơn giản và thường gồm các loại xét nghiệm sau:
Xét nghiệm công thức máu toàn phần: xác định các chỉ số về hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu từ đó giúp chẩn đoán sớm các bệnh lý của hệ tạo máu như bệnh thiếu máu, suy tủy, ung thư máu hay cảnh báo sớm các bệnh lý viêm nhiễm khác
Xét nghiệm đường huyết: giúp xác định nồng độ đường trong máu để chẩn đoán và theo dõi điều trị trong bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm mỡ máu: giúp xác định hàm lượng cholesterol và triglyceride trong máu.
Xét nghiệm men gan: bao gồm men ALT (còn gọi là SGPT) và men AST ( còn gọi là SGOT) những enzym được giải phóng khi có tổn thương tế bào gan. ALT có chủ yếu trong gan, còn AST không chỉ trong gan mà còn có ở cơ tim, cơ vân, tụy, thận, não, ..Vì vậy, nồng độ ALT đặc hiệu cho các tổn thương ở gan hơn so với AST. Giá trị bình thường của AST là 9 đến 48 và ALT là 5 đến 49.
2. Ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm công thức máu
WBC (White Blood Cell) – Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu
Giá trị bình thường khoảng từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3
Tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp, u bạch cầu, sử dụng một số thuốc như corticosteroid.
Giảm trong thiếu máu bất sản, nhiễm siêu vi ( HIV, virus viêm gan), thiếu vitamin B12 hoặc folate, dùng một số thuốc như phenothiazine, chloramphenicol,..
LYM (Lymphocyte – Bạch cầu Lympho) NEUT (Neutrophil) – bạch cầu trung tính
Thường trong khoảng từ 60 đến 66%.
Bạch cầu trung tính có chức năng quan trọng là thực bào. Chúng sẽ tấn công và “ăn” các vi khuẩn ngay khi các sinh vật này xâm nhập cơ thể do đó thường tăng trong nhiễm trùng cấp.
Tăng trong nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp,…Giảm trong nhiễm thiếu máu bất sản, dùng các thuốc ức chế miễn dịch, nhiễm độc kim loại nặng…
MON (monocyte) – bạch cầu mono
Thường từ 4-8%.
Mono bào là bạch cầu đơn nhân, sau sẽ biệt hóa thành đại thực bào. Đại thực bào bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào và khả năng thực bào mạnh hơn cả bạch cầu đa nhân trung tính.
Tăng do nhiễm virus, lao, ung thư, u lympho,…
Giảm trong trường hợp thiếu máu bất sản, dùng corticosteroid.
EOS (eosinophils) – bạch cầu ái toan
Giá trị thông thường từ 0,1-7%.
Bạch cầu ái toan có khả năng thực bào yếu. Bạch cầu này tăng trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng hay các bệnh lý dị ứng… giảm do sử dụng corticosteroid
BASO (basophils) – bạch cầu ái kiềm
Thường từ 0,1-2,5% và có vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng.
Tăng trong bệnh leukemia mạn tính, sau phẫu thuật cắt lách, bệnh đa hồng cầu…. giảm do tổn thương tủy xương, stress, quá mẫn….
RBC (Red Blood Cell) – Số lượng hồng cầu trong một thể tích máu
Giá trị thông thường khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3
Tăng trong bệnh tim mạch, bệnh đa hồng cầu, tình trạng mất nước
Giảm trong thiếu máu, sốt rét, lupus ban đỏ, suy tủy,…
HBG (Hemoglobin) – Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu
Hemoglobin hay còn gọi là huyết sắc tố là một phân tử protein phức tạp có khả năng vận chuyển oxy và tạo màu đỏ cho hồng cầu.
Giá trị thông thường ở nam là 13 đến 18 g/dl; ở nữ là 12 đến 16 g/dl
Tăng trong mất nước, bệnh tim mạch, bỏng
Giảm trong thiếu máu, xuất huyết, tán huyết
HCT (Hematocrit) – Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần
Giá trị thông thường là 45 đến 52% đối với nam và 37 đến 48% đối với nữ.
Tăng trong bệnh phổi, bệnh tim mạch, mất nước, chứng tăng hồng cầu
Giảm trong mất máu, thiếu máu, xuất huyết
MCV (Mean corpuscular volume) – Thể tích trung bình của một hồng cầu
Tính bằng công thức: HCT chia số lượng hồng cầu và thường trong khoảng từ 80 đến 100 femtoliter (fl).
Tăng trong thiếu máu hồng cầu to do thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, chứng tăng hồng cầu.
Giảm trong thiếu máu thiếu sắt, thalassemia, thiếu máu do các bệnh mạn tính.
MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin) – Lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu
Giá trị này được tính bằng cách lấy HBG chia cho số lượng hồng cầu, thường nằm trong khoảng từ 27 đến 32 picogram (pg).
Tăng trong thiếu máu hồng cầu to, trẻ sơ sinh.
Giảm trong thiếu máu thiếu sắt.
MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration) – Nồng độ trung bình của huyết sắc tố hemoglobin trong một thể tích máu
Tính bằng cách lấy HBG chia HCT và thường trong khoảng từ 32 đến 36%.
MCHC tăng giảm trong các trường hợp tương tự MCH
RDW (Red Cell Distribution Width) – Độ phân bố kích thước hồng cầu
Giá trị này càng cao nghĩa là kích thước hồng cầu thay đổi càng nhiều.
Giá trị bình thường từ 11 đến 15%.
PLT (Platelet Count) – Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu
Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Nếu số lượng tiểu cầu quá thấp sẽ gây mất máu, còn số lượng tiểu cầu quá cao sẽ hình thành cục máu đông, gây tắc mạch và có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Giá trị thường trong khoảng từ 150.000 đến 400.000/cm3
Tăng trong chấn thương, sau phẫu thuật cắt lá lách, viêm nhiễm, rối loạn tăng sinh tuỷ xương
Giảm trong suy tủy hoặc ức chế tuỷ xương, cường lách, ung thư di căn, hóa trị liệu, bệnh lý tán huyết ở trẻ sơ sinh,…
PDW (Platelet Disrabution Width) – Độ phân bố kích thước tiểu cầu
Thường nằm trong khoảng 6 đến 18 %.
Tăng trong ung thư phổi, bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm khuẩn huyết, giảm trong nghiện rượu.
MPV (Mean Platelet Volume) – Thể tích trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu
Thường trong khoảng từ 6,5 đến 11fL.
Tăng trong bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường,…giảm trong thiếu máu bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu, bệnh bạch cầu cấp tính,…
Thông thường trong khoảng từ 150 đến 500 G/l (G/l = 109/l).
3. Những điều cần lưu ý trước khi xét nghiệm máu
Không uống thuốc trước khi đi làm xét nghiệm máu: nếu bạn lỡ uống thuốc trước khi làm xét nghiệm hãy thông báo với bác sĩ để bác sĩ đưa ra hướng xử trí phù hợp vì không phải loại thuốc nào cũng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Nhịn ăn: một số xét nghiệm yêu cầu phải nhịn ăn trong vòng 8 – 12 giờ để cho kết quả chính xác như xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm các bệnh lý về gan mật…. Các xét nghiệm khác như HIV, cường giáp,… người bệnh có thể không cần nhịn đói trước khi làm xét nghiệm
Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá…
Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám, Quý khách vui lòng đặt hẹn với các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc để được phục vụ tốt nhất.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Bài viết tham khảo nguồn: Viện sốt rét ký sinh trùng – côn trùng Quy Nhơn
Mcv Là Gì? Chỉ Số Xét Nghiệm Máu Mcv Bất Thường
09/09/2019 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Hồng Điệp Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 19.486 lượt xem
1. MCV là gì?
MCV viết tắt bởi Mean Corpuscular Volume, có nghĩa là thể tích trung bình của hồng cầu. Chỉ số xét nghiệm máu MCV phản ánh thể tích trung bình của hồng cầu, một loại tế bào chiếm số lượng nhiều nhất trong máu, chứa huyết sắc tố giúp cho máu có màu đỏ.
Hồng cầu có vai trò rất quan trọng giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các mô và nhận CO2 từ các mô lên đào thải ở phổi.
Ở một người khỏe mạnh bình thường, chỉ số MCV sẽ nằm ở mức từ 80-100 femtoliter (1 femtoliter = 1/1 triệu lít). Giá trị MCV được phân loại như sau:
– Thiếu máu hồng cầu nhỏ: MCV < 80 fl
2. Chỉ số MCV cao hay thấp cảnh báo điều gì?
2.1. MCV thấp
Bên cạnh viêc tìm hiểu chỉ số MCV là gì, bạn cũng cần nắm được chỉ số MCV thấp hay cao gây hại thế nào cho cơ thể.
Nếu như chỉ số MCV sau khi xét nghiệm của bạn < 80fl cho thấy cơ thể của bạn đang thiếu hụt sắt hoặc có thể mắc phải các hội chứng thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh) và các bệnh hemoglobin khác.
Nếu chỉ số MCV xuống quá thấp có thể thấy tình trạng thiếu máu trong các bệnh mãn tính, thiếu máu nguyên hồng cầu, suy thận mãn tính hoặc nhiễm độc chì. Phụ nữ mang thai thì chỉ số MCV cũng thấp hơn người bỉnh thường nên cần bổ sung lượng sắt trong cơ thể hợp lý.
Theo số liệu nghiên cứu thì nhu cầu sắt hàng ngày (khuyến cáo của RDI – Mỹ) là:
Từ 3 – 6 tháng tuổi cần 6.6 mg/ngày
Từ 6 – 12 tháng tuổi cần 8.8 mg/ngày
Từ 1 – 10 tuổi: 10mg/ngày
Từ 10 – 18 tuổi cần 12mg/ngày
Nam giới trưởng thành 10mg/ngày và nữ giới trưởng thành 15 mg/ngày. Nữ giới sau mãn kinh 10 mg/ngày. Phụ nữ có thai 45 mg/ngày.
Việc thăm khám với bác sĩ, căn cứ vào kết quả xét nghiệm máu sẽ giúp đánh giá mức độ thiếu hụt MCV trong máu và từ đó bác sĩ sẽ chẩn đoán rõ nguyên nhân và đưa ra biện pháp điều trị tốt nhất cho bạn.
2.2. MCV cao
Để đánh giá chính xác chỉ số MCV, kết quả xét nghiệm máu sẽ cho biết điều này. Và bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để đưa ra biện pháp điều trị tốt nhất giúp ổn định lượng MCV về mức bình thường. Một chế độ ăn uống giàu vitamin C, thịt đỏ, rau xanh, các loại đậu giàu axit folic như đại Hà Lan, hay các thực phẩm giàu vitamin B12 như gan, cá, trứng, sữa, ngũ cốc dinh dưỡng,… sẽ giúp bổ sung lượng sắt thiếu hụt trong cơ thể bạn.
Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu chỉ số MCV là gì và ý nghĩa của thông số này với sức khỏe. Việc thăm khám định kỳ là rất quan trọng giúp đánh giá tình hình sức khỏe hiện tại của bạn. Nếu cầm kết quả xét nghiệm máu trong tay, mà bạn phát hiện thấy có 1 hoặc một vài chỉ số nằm ngoài trị số bình thường cho phép, bạn nên liên hệ với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị tốt nhất.
Xét Nghiệm Công Thức Máu 18 Chỉ Số Phản Ánh Những Gì?
Thứ Hai, 06/05/2019
Công thức máu là gì ?
Công thức máu là một xét nghiệm thường quy được sử dụng trong các xét nghiệm huyết học cũng như các xét nghiệm y học khác. Xét nghiệm công thức máu rất quan trọng để giúp bác sĩ nắm được tình trạng của bệnh nhân và phán đoán được bệnh tình.
Với sự phát triển của y học như ngày nay thì việc thực hiện kiểm tra công thức máu trở nên dễ dàng, đơn giản và chính xác hơn nhiều. Là một xét nghiệm hay được sử dụng nhưng cách đọc công thức máu thì không phải ai cũng biết rõ. Có tới 18 chỉ số xét nghiệm máu phản ánh những ý nghĩa khác nhau.
Số lượng bạch cầu (WBC)
Số lượng bạch cầu (WBC) là chỉ số đầu tiên bạn cần lưu ý khi đọc kết quả công thức máu. Số lượng bạch cầu là số bạch cầu có chứa trong một thể tích máu. Giá trị trung bình của WBC là từ 4300 đến 10800 tế bào/mm3 hoặc cách tính khác là (4.3 – 10.8) x 109 tế bào/l. Nếu số lượng bạch cầu vượt quá hay ít hơn con số trên là dấu hiệu bệnh lý về máu.
Số lượng bạch cầu tăng cho thấy cơ thể bị viêm nhiễm, mắc bệnh máu ác tính hay các bệnh bạch cầu,..
Số lượng bạch cầu giảm khi cơ thể bị thiếu máu do bất sản, bị nhiễm khuẩn hay thiếu vitamin B12 hoặc folate,..
Số lượng hồng cầu (RBC)
Tương tự số lượng bạch cầu, số lượng hồng cầu (RBC) là một trong các chỉ số xét nghiệm máu cần chú ý. Số lượng hồng cầu là chỉ số thể hiện số lượng hồng cầu có trong một thể tích máu. Số lượng hồng cầu ở cơ thể bình thường vào khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3 (hoặc 4.2 – 5.9 x 10 12 tế bào/l)
Khi số lượng hồng cầu tăng, điều này cho thấy cơ thể mất nước hoặc mắc chứng tăng trong hồng cầu. Số lượng hồng cầu giảm khi cơ thể bị thiếu máu.
Lượng huyết sắc tố (Hb)
Lượng huyết sắc tố (Hb hay HBG – Hemoglobin) là chỉ số thể hiện lượng huyết sắc tốt có trong một thể tích máu. Chỉ số này có sự chênh lệch giữa nam và nữ. Các chỉ số xét nghiệm máu bình thường ở chỉ số này đó là:
Với nam: 13g đến 18g/dl (8.1 – 11.2 mmol/l) Với nữ: 12g đến 16g/dl (7.4 – 9.9 mmol/l) Chỉ số Hb tăng cho thấy cơ thể mất nước hoặc có bệnh về tim hoặc phổi. Khi chỉ số này giảm là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu máu.
Thể tích khối hồng cầu (HCT)
Thể tích khối hồng cầu (HCT) là một trong các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu khác mà bạn cần quan tâm trong công thức máu. Đó là tỉ lệ thế tích hồng cầu trên toàn bộ thể tích máu. Chỉ số này cũng thay đổi theo giới tính. Chỉ số HCT ở cơ thể khỏe mạnh bình thường đó là:
Với nam: từ 45% đến 52% Với nữ: từ 37% đến 48% Tỉ lệ này tăng hay giảm đều là dấu hiệu bệnh lý cần chú ý. Chỉ số HCT tăng cho thấy cơ thể dị ứng, mắc bệnh COPD hay bệnh mạch vành, bị mất nước,.. Chỉ số này giảm khi thiếu máu.
Thể tích trung bình hồng cầu (MCV)
MCV là gì ? Thể tích trung bình hồng cầu (hay MCV) là thể tích trung bình của một hồng cầu. Giá trị bình thường của chỉ số này đó là từ 80 đến 100 femtoliter ( 1 femtoliter tương ứng với 1/1 triệu l).
Chỉ số MCV phản ánh nhiều ý nghĩa quan trọng. Chỉ số này tăng cho thấy bạn có thể bị thiếu acid folic hay thiếu vitamin B12, hoặc mắc bệnh gan, suy giáp, nghiện rượu,.. Khi chỉ số này giảm, cơ thể bạn có thể thiếu máu nguyên hồng cầu, do thiếu máu trong các bệnh mạn tính. Chỉ số MCV giảm cũng là dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị suy thận mạn tính hay nhiễm độc chì.
Khoa xét nghiệm, Bệnh Viện Hữu Nghị Lạc Việt sử dụng máy xét nghiệm huyết học tự động Cell-Dyn 1800, nhập khẩu từ Abbott- Hoa Kỳ sẽ giúp bạn có được bảng công thức máu chính xác và nhanh chóng nhất.
Bạn đang xem bài viết Các Chỉ Số Xét Nghiệm Máu Đánh Giá Chức Năng Tuyến Giáp trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!