Cập nhật thông tin chi tiết về Ăn Lạc Như Thế Nào Để Chống Ung Thư Kéo Dài Tuổi Thọ? mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giá trị dinh dưỡng của lạc cao hơn lương thực, có thể sánh ngang với trứng gà, sữa, các loại thịt, nếu thường xuyên ăn có thể phát huy được tác dụng chống ung thư. Ngoài ra trong 100g lạc còn chứa 8,48 mg kẽm, có thể tăng cường chức năng miễn dịch, trì hoãn lão hóa. Vậy nên ăn lạc như thế nào mới phát huy hoàn hảo lợi ích to lớn đó?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, lạc rất giàu dinh dưỡng, là thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe rất tốt, lạc hàm chứa một số lượng lớn các sterol thực vật, rất có ích đối với sức khỏe, đặc biệt là chất sitosterol-β có tác dụng phòng ngừa ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến sữa và bệnh huyết áp tim mạch.
Các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu sâu hơn phát hiện, trong lạc còn hàm chứa “resveratrol”, chất này có hoạt tính sinh vật rất mạnh, không những có thể ngăn chặn ung thư mà còn có thể ức chế kết dính tiểu cầu, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim và nhồi mãu não.
Ăn lạc không nên bỏ vỏ lụa mới tốt cho sức khỏe
Công dụng dưỡng sinh của lạc
Giảm thấp cholesterol
Lạc vị ngọt tính bằng, giúp khỏe tỳ và dạ dày, nhuận phổi hóa đờm, ích khí chặn máu, dùng hợp với những người có tỳ hư giảm béo, ăn ít thiếu sức, ho khô có đờm, phụ nữ không đủ sữa sau khi sinh. Chất béo trong lạc có thể làm cho cholesterol trong gan phân giải thành acid dịch mật, thúc đẩy bài tiết đào thải phân ra ngoài, từ đó giảm thấp hàm lượng cholesterol để phòng ngừa xơ vữa động mạch.
Lạc giữ ấm dạ dày
Lạc có tác dụng dưỡng dạ dày, ấm dạ dày, đặc biệt có thể chống đau dạ dày sau khi tiết trời sương giá, vì vậy vào những lúc thời tiết như thế này nên lựa chọn một số thực phẩm giữ ấm dạ dày như lạc, bí đỏ, khoai lang, cà rốt, bắp cải vv.
Trì hoãn lão hóa
Hàm lượng acid amin và protein cao trong lạc còn giúp nâng cao trí nhớ, trì hoãn lão hóa. Chất VE hàm chứa trong lạc có thể làm chậm tế bào lão hóa và tăng cường chức năng gan giải độc.
Chức năng tạo máu mạnh
Lạc có chức năng chặn máu và nâng cao tiểu cầu, ngoài ra vỏ lụa đỏ của lạc còn mạnh gấp 50 lần so với nhân lạc, vì vậy khi ăn lạc tốt nhất không nên bỏ vỏ lụa bên ngoài.
Lạc không nên ăn sống
Lạc chứa nhiều chất béo, cơ thể hấp thụ các chất béo đó rất chậm, ăn quá nhiều có thể làm cho tiêu hóa không tốt. Mặt khác, lạc sinh trưởng trong đất nên dễ nhiễm ký sinh trùng, ăn sống dễ dẫn đến các bệnh do ký sinh trùng gây ra.
Ngoài ra, lạc là nguồn thức ăn hấp dẫn của chuột do đó dễ lây nhiễm mầm bệnh từ chuột, dễ truyền nhiễm ổ bệnh tự nhiên, đặc biệt là dịch xuất huyết. Vì vậy không nên ăn sống lạc, tốt nhất là luộc chín xong mới ăn.
Lạc luộc dinh dưỡng cao
Một số người có thói quen ăn lạc rang hoặc rán qua dầu mỡ, như vậy sẽ gây thiệt hại cho thành phần glycerides trong vỏ lụa, vì vậy, nên ăn lạc cùng với vỏ lụa mới có dinh dưỡng cao nhất. Ngoài ra, lạc dễ bị độc tố nấm flavus lây nhiễm, sau khi luộc các độc tố nấm này cơ bản đã được dùng hòa vào trong nước, như vậy ăn vào mới không gây hại cho sức khỏe.
Lạc ngâm giấm
Lạc có chứa các acid béo không bão hòa cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên hàm lượng lipid lại cao, nhiệt lượng lớn, có cảm giác ngậy. Các loại acid hữu cơ trong giấm lại có thể phân giải độ béo ngậy và tạo ra mùi thơm, vì vậy ngâm lạc trong giấm trong 7-10 ngày, mỗi ngày ăn 7-10 hạt, ăn liên tục trong 1 tuần là một liệu trình, cách ăn như vậy sẽ giảm thấp huyết áp, làm mềm mạch máu, giảm tích tụ cholesterol.
Cách ăn tốt nhất
Lạc tươi tốt nhất nên để cả vỏ luộc lên ăn, lạc sau khi nấu chín không những dễ tiêu hóa hấp thụ mà còn có thể lợi dụng được các tác dụng bảo vệ sức khỏe của vỏ lụa và vỏ ngoài của lạc. Vỏ lụa có thể ức chế protit xơ tan chảy, thúc đẩy tạo ra tiểu cầu, tăng cường chức năng thu co của huyết quản mao mạch, giúp chữa trị bệnh về giảm tiểu cầu và ngăn ngừa xuất huyết.
Vỏ ngoài của lạc có tác dụng giảm huyết áp, điều chỉnh cholesterol. Các sách y học thời cổ cho rằng lạc bổ trung ích khí, luộc với nước muối lên ăn sẽ giúp dưỡng phổi.
Cách phối hợp tốt nhất
Cách phối hợp tốt nhất của lạc là với táo đỏ khô. Khi kết hợp lạc với táo đỏ có thể bổ tỳ ích máu, giúp cầm máu nhanh chóng. Đồng thời có hiệu quả chữa trị nhất định đối với người tỳ hư thiếu máu, nôn ra máu, đặc biệt có ích cho phụ nữ.
Tuổi Thọ Của Mèo Là Bao Lâu? Cách Tính Tuổi Của Mèo Như Thế Nào?
Bảng hỗ trợ tính tuổi thọ của mèo so với người
Số năm kể từ khi sinh
Tuổi mèo tương đương với tuổi của con người
Khoảng 1 đến 2 tuần
3 tháng
Khoảng 3 đến 4 tuần
6 tháng
2 tháng
3 tuổi
4 tháng
6 tuổi
6 tháng
14 tuổi
1 năm
18 tuổi
2 năm
22 tuổi
3 năm
26 tuổi
4 năm
30 tuổi
5 năm
36 tuổi
6 năm
40 tuổi
7 năm
44 tuổi
8 năm
48 tuổi
9 năm
52 tuổi
10 năm
56 tuổi
11 năm
60 tuổi
12 năm
64 tuổi
13 năm
68 tuổi
14 năm
72 tuổi
15 năm
76 tuổi
16 tuổi
80 tuổi
17 tuổi
84 tuổi
18 tuổi
88 tuổi
19 năm
92 tuổi
20 năm
96 tuổi
Vậy, mèo có thể sống được bao lâu?
Không có một câu trả lời hoàn toán chính xác cho câu hỏi trên. Với chế độ dinh dưỡng và chăm sóc ngày càng được cải thiện thì tuổi thọ của mèo cũng ngày càng tăng.
Mèo hoang hay mèo thường xuyên sống ở bên ngoài thì tuổi thọ của chúng thường kéo dài từ 4 đến 6 năm, tương ứng từ 30 – 40 tuổi. Riêng đối với mèo được nuôi trong nhà với chế độ chăm sóc tốt có tuổi trọ trung bình từ 14 – 16 năm, tương ứng với 72 – 80 tuổi.
Chú mèo sống lâu nhất thế giới
Hiện đang giữ kỷ lục Guinness về tuổi thọ của loại mèo là chú mèo Nutmeg nước Anh. Chú mèo này đã sống được 32 năm, tương đương 144 tuổi nếu so sánh với con người. Nutmeg đã được đưa đến Tổ chức Thú y Westway ở Newcastle với tình trạng khó thở.
Các bác sỹ thú y đã không thể cứu Nutmeg sau khi nó bị suy tim khá nặng. Chủ nhân của con mèo, Liz và Ian Finlay, nói rằng cái chết của con vật yêu quý đã để lại một khoảng trống lớn trong cuộc đời họ. Cặp đôi này đã tìm thấy Nutmeg trong vườn và nhận nuôi nó vào năm 1990. Vào thời điểm đó, bác sĩ thú y nói rằng ít nhất Nutmeg đã được 5 tuổi.
5
/
5
(
11
bình chọn
)
Xét Nghiệm Máu Chỉ Điểm Loại Ung Thư Nào?
1. Chất chỉ điểm ung thư là gì
Chất chỉ điểm ung thư là những chất do các tế bào ung thư hoặc các tế bào khác của cơ thể sản xuất đáp ứng với ung thư hoặc một số bệnh lành tính. Hầu hết chất chỉ điểm ung thư vẫn được các tế bào bình thường sản xuất. Nhưng lượng các chất này sẽ tăng rất nhiều trong trường hợp ung thư. Có thể phát hiện chất chỉ điểm ung thư trong máu, nước tiểu, phân, tổ chức u hay các tổ chức khác…
Hầu hết chất chỉ điểm ung thư là những protein. Nghĩa là có tính kháng nguyên nhưng không phải tất cả các kháng nguyên ung thư đều có thể dùng như là chất chỉ điểm ung thư.
2. Vai trò của chất chỉ điểm ung thư
Các chất chỉ điểm ung thư được dùng để phát hiện,chẩn đoán và theo dõi điều trị một số bệnh ung thư. Dù một lượng cao chất chỉ điểm ung thư có thể gợi ý một trường hợp ung thư. Chỉ một mình xét nghiệm này không đủ để xác định chẩn đoán ung thư mà phải kết hợp với các kết quả lâm sàng và cận lâm sàng khác như sinh thiết,chẩn đoán hình ảnh…
Định lượng chất chỉ điểm ung thư trước điều trị giúp bác sĩ điều trị lập kế hoạch điều trị thích hợp.Trong một số trường hợp ung thư,lượng chất chỉ điểm ung thư phản ánh giai đoạn (mức độ lan rộng) của bệnh và/tiên lượng bệnh nhân (diễn tiến và kết quả).
Cũng có thể định lượng định kỳ chất chỉ điểm ung thư trong thời gian điều trị ung thư để theo dõi và kiểm tra hiệu quả điều trị.
Sau khi chấm dứt điều trị,định lượng chất chỉ điểm ung thư giúp theo dõi và phát hiện tái phát.
3. Các chỉ số xét nghiệm miễn dịch chẩn đoán ung thư thường dùng
Các xét nghiệm máu để phát hiện ung thư là xét nghiệm miễn dịch, dựa trên sinh hóa để đo lường sự hiện diện, hoặc nồng độ của các chất chỉ điểm khối u trong máu, nước tiểu, hoặc các mô cơ thể. Mức độ cao của một chất chỉ điểm khối u có thể chỉ ra ung thư.
Alpha fetoprotein (AFP): u tế bào mầm, ung thư biểu mô tế bào gan. Nhất là viêm gan siêu vi B và C hoặc người có khối u gan chưa biết rõ lành hay ác.
Kháng nguyên CEA: ung thư đại trực tràng, ung thư vú, phổi, dạ dày, u lympho, u ác tính…
CA15-3: ung thư vú.
CA27-29: ung thư vú.
CA19-9: Chủ yếu là ung thư tuyến tụy, nhưng cũng có thể giúpphát hiện ung thư đại trực tràng. Và các loại ung thư đường tiêu hóa khác.
CA-125: Chủ yếu là ung thư buồng trứng. Nhưng cũng có thể tăng lên trong trường hợp thư nội mạc tử cung, ung thư ống dẫn trứng…
Kháng nguyên tuyến tiền liệt (PSA):phát hiện ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên không nên xét nghiệm PSA cho tất cả đàn ông với mục đích tầm soát. Vì chỉ có khoảng 20-30% bệnh nhân có PSA cao là có ung thư thật sự. Số còn lại PSA cao do các bệnh khác lành tính như viêm, tăng sinh…
Ngoài các chỉ số trên thì còn khoảng hơn 25 loại dấu ấn khác, tuy nhiên không phải loại dấu ấn nào cũng được sử dụng trong việc chẩn đoán ung thư, chỉ có 3 dấu ấn tạm được dùng để giúp phát hiện sớm ung thư là PSA, AFP và CA-125 (Mặc dù việc này vẫn còn nhiều tranh cãi).
4. Các xét nghiệm dấu ấn ung thư có dùng để chẩn đoán ung thư được hay không
Cũng như với các xét nghiệm chẩn đoán khác, xét nghiệm miễn dịch tìm dấu ấn ung thư có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố dẫn đến kết quả không chính xác.
Kết quả xét nghiệm âm tính giả: Nghĩa là những người bị ung thư, ung thư tái phát hay tiến triển nhưng xét nghiệm các dấu ấn này không tăng.
Kết quả xét nghiệm dương tính giả: tức là người không bị ung thư, nhưng các chỉ số này lại tăng. Ví dụ PSA là dấu ấn của ung thư tuyếntiền liệt, cũng có thể tăng cao ở người bị viêm tuyến tiền liệt hoặc tăng sinh lành tính của tuyến tiền liệt. Hoặc AFP cũng có ở những bệnh nhân bị viêm gan chứ chưa bị ung thư…
Vì vậy, xét nghiệm dấu ấn ung thư không thể dùng đơn độc để chẩn đoán, xác định bệnh mà phải phối hợp với các chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, sinh thiết.
Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, chụp X-quang, chụp CT… Có thể cho thấy hình ảnh chi tiết bên trong các cơ quan trong cơ thể. Như hình ảnh khối u, kích thước khối u, và vị trí di căn.
Thăm dò chức năng: Nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, trực tràng, vv… Cho phép bác sĩ phát hiện các bất thường, ung thư trong cơ thể. Trong quá trình nội soi, nếu phát hiện bất thường nghi ngờ ung thư. Bác sĩ có thể làm thủ tục sinh thiết đồng thời. Nội soi đóng một vai trò to lớn trong chẩn đoán các ung thư. Như: đầu; mặt; cổ. Đường tiêu hóa: thực quản, dạ dày, đại trực tràng. Và ung thư phổi – phế quản.
Chẩn đoán y học hạt nhân bao gồm : ghi hình phóng xạ, chụp xạ hình, phương pháp chụp xạ hình cắt lớp điện toán. Xác định giai đoạn bệnh, đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.
Các xét nghiệm khác: xét nghiệm sinh hóa (PAP, HPV: phát hiện bất thường ở cổ tử cung), xét nghiệm nước tiểu, tìm máu trong phân…
Sinh thiết: sau khi một loạt các xét nghiệm, chẩn đoán và đã xác định được khối u. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện sinh thiết để kết luận về ung thư. Đây là TIÊU CHUẨN VÀNG để chẩn đoán ung thư.
Các xét nghiệm dấu ấn ung thư khá hữu ích trong đánh giá tình trạng bệnh. Cũng như dự đoán diễn tiến của bệnh.
5. Khi nào cần làm các xét nghiệm dấu ấn ung thư
Nên làm trong những trường hợp sau
Ở những người mà người thân ruột thịt bị loại ung thư có tính di truyền.
Những người thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư như hút thuốc lá nhiều và lâu năm…
Những người mắc viêm gan siêu vi B hoặc C. Có nguy cơ cao bị ung thư gan, nên xét nghiệm định kỳ định lượng AFP. Phối hợp với xét nghiệm hình ảnh học như siêu âm, chụp CT gan.
Người có xét nghiệm khác hoặc triệu chứng lâm sàng nghi ung thư.
Những người đã mắc bệnh ung thư đang điều trị hoặc đã điều trị khỏi. Thì trong quá trình theo dõi bệnh cũng cần xét nghiệm định lượng.
Ví dụ một phụ nữ đã điều trị ung thư vú xong và đã khỏi. Thì trong quá trình theo dõi nên xét nghiệm định kỳ CA 15-3.
Như vậy đối với bệnh nhân đã bị ung thư hoặc nghi ngờ mắc một loại ung thư. Thì chỉ cần xét nghiệm loại dấu ấn ung thư tương ứng. Điều quan trọng nhất là khi đã xét nghiệm định lượng dấu ấn ung thư rồi. Chính bác sĩ đề nghị làm xét nghiệm đó. Và kết quả của những xét nghiệm khác để có chẩn đoán và xử trí thích hợp. Cũng lưu ý là cho đến nay người ta chưa tìm được dấu ấn ung thư đặc hiệu.
6. Xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư ở đâu
Hiện nay phòng khám xét nghiệm Medic Sài Gòn đang cung cấp cái gói xét nghiệm, sàng lọc tìm chất chỉ điểm ung thư tại nhà và tại phòng khám, rất tiện lợi cho quý khách sử dụng.
Ưu điểm dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của Phòng khám Medic Sài Gòn: ▶️ Không phải tới bệnh viện để làm xét nghiệm ▶️ Không cần xếp hàng lấy số, chờ đợi mòn mỏi đến lượt ▶️ Không tốn thời gian đi lại vất vả ▶️ Không sợ lây nhiễm chéo ▶️ Tư vấn trả kết quả nhanh chóng qua mạng Internet Mọi thông tin chi tiết liên hệ Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn.
Ăn Đậu Phộng Có Béo Không? Ăn Bơ Lạc Thế Nào Để Không Bị Tăng Cân?
Nhiều người trong chúng ta xem đậu phộng như một món ăn vặt khoái khẩu. Trong lúc rảnh rỗi, thay vì lót dạ với bánh kẹo thì bạn lại thích nhâm nhi đậu phộng hơn. Nhưng ăn đậu phộng có béo không nhỉ? Hay ăn bơ lạc có béo không? Đây có phải món có thể ăn thỏa thích không?
Ăn đậu phộng có béo không? Nhâm nhi bao nhiêu lạc là đủ?
Hàm lượng dinh dưỡng trong đậu phộng & bơ đậu phộng
Trước khi “kết tội” đậu phộng có gây tăng cân hay không, ta cần biết 100g đậu phộng chứa bao nhiêu calo, các chất dinh dưỡng chiếm hàm lượng như thế nào.
Trong 100g đậu phộng sống có chứa:
Nhìn chung, đậu phộng đem đến một lượng calo khá lớn, hàm lượng protein cao cùng chất béo có lợi.
Phân tích các thành phần dinh dưỡng của đậu phộng
1. Chất béo
Đậu phộng (lạc) chứa một lượng lớn chất béo, chủ yếu là chất béo không bão hòa đơn và đa, được tạo thành từ axit oleic và linoleic. Chất béo này có lợi cho sức khỏe và thường được sử dụng để làm dầu ăn.
2. Protein
Đậu phộng là một nguồn cung cấp protein khá tốt. 100g đậu phộng chứa bao nhiêu protein? Theo bảng thành phần ở trên là 25.8g. Protein chiếm 22-30% tổng lượng calo, rất cần thiết nếu bạn là người tập luyện cần xây dựng cơ bắp.
3. Carbs
Đậu phộng có tinh bột không? Thật ra là có, nhưng hàm lượng carbs trong đậu phộng ở mức thấp, chỉ chiếm 13-16% tổng trọng lượng. Chỉ số đường huyết (GI) cũng rất thấp. Thực phẩm có GI càng thấp càng ít gây hại cho sức khỏe và có thể sử dụng cho người bệnh tiểu đường.
4. Vitamin và khoáng chất
Đậu phộng là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tuyệt vời, bao gồm:
Biotin: Chất quan trọng đối với phụ nữ mang thai.
Đồng: Một loại khoáng chất vi lượng, thường bị thiếu hụt trong các chế độ ăn kiêng.
Vitamin B3: Hay còn gọi là Niacin, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Vitamin B9: Hay còn gọi là folate hay axit folic, cần thiết cho thời kỳ mang thai.
Vitamin E: Chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
Vitamin B1: Hay còn gọi là Thiamine, giúp các tế bào chuyển đổi carbs thành năng lượng, cần thiết cho chức năng của tim, cơ bắp và hệ thần kinh.
Photpho: Tham gia vào phát triển và duy trì các mô cơ thể.
Magie: Có tác dụng phòng chống bệnh tim.
5. Các hợp chất thực vật khác
Đậu phộng hay lạc mang đến nhiều hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa có giá trị như p-Coumaric acid, Resveratrol, Isoflavones, Phytic acid, Phytosterols…
ĐÁNH GIÁ CHUNG
Đậu phộng là một món ăn có giá trị dinh dưỡng cao và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, nên có mặt trong các bữa ăn của bạn và gia đình.
Ăn đậu phộng có bị tăng cân không?
Câu trả lời là CÒN TÙY. Bạn chỉ tăng cân một khi lượng calo nạp vào lớn hơn lượng calo tiêu thụ đi mỗi ngày.
Tại sao ăn đậu phộng lại béo? Trong đậu phộng có một lượng lớn calo và chất béo – mối đe dọa đối với cân nặng. Tuy nhiên, nó có khiến bạn phát phì không còn tùy thuộc vào tổng lượng calo từ thức ăn khác trong ngày và mức độ hoạt động của bạn.
Mặt khác, loại thực phẩm này còn bổ sung nhiều protein, chất xơ cùng nhiều dưỡng chất khác, giúp bạn tăng cường cảm giác no và hạn chế ăn vặt hơn.
Có nghĩa là, đậu phộng không có lỗi, lỗi tại bạn sử dụng nó sai cách mà thôi. Còn nếu ăn một cách chừng mực, món ăn này còn giúp bạn giảm cân nữa cơ? Tin được không?
Vì sao ăn đậu phộng giúp giảm cân?
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Khoa Y Đại học Houston năm 2016 đã kết luận, các trẻ em ăn đậu phộng hoặc bơ đậu phộng ít nhất 1 lần 1 tuần, đã giảm cân nhiều hơn các trẻ khác sau 6 tháng. Vậy lý do nào mà đậu phộng lại giúp bạn giảm béo như thế?
1. Giúp bạn no lâu hơn
Đậu phộng là một nguồn dồi dào chất xơ và protein, có tác dụng khiến bạn thấy no lâu hơn, dễ dàng kiểm soát cơn đói, đặc biệt có ích cho những bạn đang trong quá trình ăn kiêng.
2. Duy trì năng lượng trong cơ thể
Chất xơ và protein sẽ ở lại trong cơ thể bạn đến 2.5 giờ đồng hồ. Trong khi đó, năng lượng từ các thức ăn giàu carbohydrate chỉ ở lại được khoảng nửa giờ mà thôi.
3. Tăng tỷ lệ trao đổi chất
Một nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng khả năng tiêu hao năng lượng của một người sẽ tăng lên 11% sau 19 tuần ăn đậu phộng thường xuyên. Điều này cũng có nghĩa là bạn nhanh chóng đốt đi được lượng calo dư thừa, giúp điều chỉnh cân nặng.
4. Đậu phộng chứa nhiều chất béo tốt
Chất béo không bão hòa đơn trong đậu phộng có tác dụng làm giảm mức cholesterol xấu trong máu, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường. Đậu phộng cũng không hề chứa trans fat – loại chất béo xấu gây nhiều tác hại cho sức khỏe.
5. Ổn định lượng đường trong máu
Đậu phộng là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, nghĩa là chúng được tiêu hóa chậm hơn và giải phóng đường dần dần vào trong máu. Do đó chúng cung cấp năng lượng trong thời gian dài và làm giảm cảm giác thèm ăn.
Những lợi ích khác của lạc cho sức khỏe
Bên cạnh những ảnh hưởng đến cân nặng, đậu phộng còn mang lại nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe.
1. Tốt cho tim mạch
Bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Trong đậu phộng có nhiều magie, niacin, đồng, axit oleic cùng nhiều chất chống oxy hóa cần thiết khác. Các nghiên cứu về sức khỏe đã khẳng định rằng ăn nhiều đậu phộng và các loại hạt khác có tác dụng phòng chống các bệnh tim mạch.
2. Ngăn ngừa sỏi mật
10-25% người trưởng thành tại Mỹ mắc bệnh sỏi mật. Các nghiên cứu đã được tiến hành và đi đến kết luận rằng tiêu thụ nhiều đậu phộng có thể làm giảm nguy cơ sỏi mật ở cả nam và nữ giới. Đậu phộng có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu – nguyên nhân chính gây ra sỏi mật.
3. Phòng chống nhiều bệnh nguy hiểm khác
Chất xơ dồi dào trong loại hạt này làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại trực tràng. Chất chống oxy hóa gọi là resveratrol giúp bảo vệ tim và não bộ, chống viêm và ức chế kết tập tiểu cầu.
Tác dụng phụ của đậu phộng
Tốt thì tốt thật nhưng một tin hơi buồn là đậu phộng không phù hợp với tất cả mọi người. Nhược điểm lớn nhất của nó là gây dị ứng. Đáng tiếc, đậu phộng lại là một trong những món ăn gây dị ứng phổ biến nhất. Khoảng 1% người Mỹ mắc chứng dị ứng đậu phộng.
Ăn nhiều đậu phộng có tốt không? Tốt, nếu bạn không bị dị ứng. Và tất nhiên là nhiều thôi đừng nhiều quá. Ăn quá nhiều đậu phộng có thể dẫn đến dư thừa calo và dẫn đến tăng cân, như phần trên chúng ta đã có nói đến, nhưng vẫn phải nhắc lại lần nữa cho bạn nhớ.
Cách ăn đậu phộng để giảm cân, không bị mập
Hãy xem đậu phộng như một món ăn nhẹ lành mạnh, thay cho bánh kẹo ngọt, trà sữa vốn nhiều đường phụ gia và calo. Một số cách chế biến bạn có thể tham khảo là:
Xay chung với các loại sinh tố, whey protein
Ăn kèm với bột yến mạch
Rắc lên chuối đông lạnh
Thêm vào các món ăn mặn như cà ri, gỏi…
1. Ăn đậu phộng rang muối có mập không?
Đây là loại đậu phộng rang được cho thêm đường, muối, ớt cùng 1 số loại gia vị khác. Thực phẩm càng nhiều các chất phụ gia càng không có lợi cho sức khỏe, bạn nên dùng hạn chế.
2. Ăn đậu phộng nước cốt dừa có béo không?
Nước cốt dừa vốn có lượng calo dồi dào. Tuy khi chế biến với đậu phộng thì lượng cốt dừa không nhiều, nhưng nếu bạn đang muốn giảm cân thì vẫn chỉ nên ăn đậu phộng luộc hoặc rang bình thường mà thôi.
3. Ăn bơ đậu phộng có béo không?
Ngoài hạt đậu phộng, có một sản phẩm với thành phần dinh dưỡng tương tự là bơ đậu phộng. 100g bơ đậu phộng có chứa 588 calo, hơi nhỉnh hơn hạt đậu phộng một chút thôi nên cũng không “đe dọa” nhiều đến cân nặng.
Bạn nên chọn mua những loại bơ nguyên chất, tránh thêm nhiều gia vị, hoặc có thể tự làm tại nhà. Công thức là bơ đậu phộng: 1 chén đậu phộng, muối và dầu oliu. Trộn tất cả nguyên liệu lại với nhau với tỷ lệ mà bạn thấy vừa miệng.
Bơ đậu phộng có thể được sử dụng để:
Bơ đậu phộng không gây béo và phù hợp với hầu hết các chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, bạn cần nhớ lượng calo mà nó cung cấp để không nạp quá mức cho phép mỗi ngày.
Như đã nói, việc ăn đậu phộng có tăng cân không còn phụ thuộc vào tổng lượng calo trong thức ăn mỗi ngày và mức độ hoạt động của bạn. Nếu đang muốn giữ cân hay giảm cân, hãy quan tâm đến những loại thực phẩm ít calo nhưng giàu dinh dưỡng, đồng thời tạo thói quen tập luyện thể dục thể thao để giải phóng năng lượng dư thừa.
Bạn đang xem bài viết Ăn Lạc Như Thế Nào Để Chống Ung Thư Kéo Dài Tuổi Thọ? trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!