Cập nhật thông tin chi tiết về 4 Mẹo Chữa Ho Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi chữa ho cho trẻ sơ sinh mẹ nên ưu tiên sử dụng các mẹo dân gian, hạn chế dùng thuốc kháng sinh sớm để tránh hiện tượng kháng kháng sinh.
Ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể, việc trẻ bị ho không phải là vấn đề đáng ngại. Mẹ chỉ cần bình tĩnh sử dụng cách chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng bài thuốc từ thiên nhiên cũng giúp hạn chế tình trạng này hiệu quả.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho ở trẻ sơ sinh
Ở điều kiện sinh lý bình thường các phản xạ ho có tác dụng tích cực nhiều hơn là tiêu cực. Bằng sự thở ra rất mạnh, ho giúp làm sạch đường thở, tống xuất đàm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp, giúp nhung mao hô hấp hoạt động tốt.
Ho khan là bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Ho khan thường phát ra do thanh quản bị viêm và phản ứng của khí quản khi nhiệt độ thay đổi trong đêm, do đó trẻ em thường thở khò khè. Trẻ dưới 3 tuổi thường dễ mắc bệnh này và hay xảy ra vào ban đêm.
Ngoài ra, nhiều trẻ ho kèm theo tiếng khò khè là do đường thở phía dưới của trẻ bị tăng tiết dịch nhầy, thường do nhiễm vi khuẩn hay virut hoặc một vật nào đó mắc trong khí quản của trẻ. Nếu ho xuất hiện đột ngột có thể do trẻ đã nuốt thức ăn hoặc nước uống nhầm đường hô hấp, thay vì xuống thực quản thì nó lại chui vào khí quản của trẻ.
Ho lúc nửa đêm thường xuất hiện do trẻ bị dị ứng, hen suyễn hay nhiễm lạnh. Nếu trẻ bị ho có đờm và sổ mũi kèm theo sốt 39-40 độ C hay cao hơn thường là trẻ bị viêm phổi, viêm họng cấp hay viêm phế quản
Mẹo chữa ho đơn giản
Sau khi sinh thường bé sơ sinh rất dễ bị cảm lạnh, viêm mũi họng do nhiễm siêu vi, từ đó gây ho. Trường hợp này phụ huynh không cần dùng thuốc trị ho mà chỉ cần chăm sóc đúng cách như giữ ấm, nghỉ ngơi, dinh dưỡng đầy đủ chất. Bệnh có thể tự khỏi sau 7-10 ngày và không ảnh hưởng nhiều đến trẻ.
Khi trẻ ho có kèm theo đờm thì mẹ nên vỗ rung long đờm cho trẻ, khum bàn tay lại rồi vỗ đều vào lưng trẻ, phần giữa hai bả vai làm nhịp nhàng liên tục, nên để trẻ nằm hoặc ngồi với tư thế đầu hơi dốc xuống. Sau động tác này, trẻ có thể sẽ ho nhiều và nôn khạc đờm, cần làm lúc trẻ đói, tốt nhất là buổi sáng ngủ dậy khi trẻ chưa ăn gì.
Massage gan bàn chân cho trẻ cũng rất hiệu quả. Dùng một vài giọt dầu như dầu ô-liu hoặc dầu hạnh nhân, tinh dầu bạc hà cho vào lòng bàn tay, xoa đều rồi massage lòng bàn chân cho trẻ, vuốt nhẹ nhàng và đều tay theo chiều từ gót chân đến ngón chân.
4 bài thuốc dân gian chữa ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Dân gian truyền miệng nhiều bài thuốc chữa ho cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ.
1. Quất hồng bì ngâm đường phèn
Trong quất hồng bì có chứa tinh dầu giúp kích thích hệ hô hấp, long đờm và tống đờm ra ngoài. Ngoài ra, vitamin C trong quất hồng bì còn giúp trẻ tăng sức đề kháng và chống cảm cúm. Mỗi ngày cho trẻ dùng 1 thìa quất hồng bì ngâm đường phèn không những có tác dụng chữa ho cho trẻ, mà còn rất có lợi nhiều mặt cho sức khỏe của trẻ.
2. Lá hẹ hấp đường phèn
Ngoài tác dụng chữa ho cho trẻ, hẹ còn có công dụng trị cảm, sốt sổ mũi. Hẹ rất lành tính và cách làm cực kỳ đơn giản, chọn từ 5-10 lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ hấp cách thủy và cho trẻ uống 2 lần/ngày, mỗi ngày từ 2-3 thìa cà phê sẽ dịu ngay cơn ho.
3. Cam nướng cũng có thể chữa ho
Quả cam tươi chắc hẳn không còn xa lạ gì với các mẹ rồi, khi lựa cam nên lựa trái có màu vàng tươi. Đem về rửa sạch ngâm nước muối, nướng bằng lò vi sóng rồi bóc vỏ cho bé ăn, có tác dụng cầm ho và giảm đờm. Đây là cách chữa ho được nhiều trẻ ưa thích vì cam nước có mùi vị rất thơm.
4. Chữa ho bằng cải cúc
Cải cúc rửa sạch, thái nhỏ, trộn với mật ong và hấp cách thủy 20 phút cho ra nước, cho bé uống từ 3-5 ngày.
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn
Họ tên Số điện thoại
Phương Pháp Chữa Ho Cho Trẻ Sơ Sinh
– Cho bé nằm úp hoặc ngồi lên đùi bạn rồi vuốt nhẹ dọc theo lưng bé để long đờm. – Chú ý nhiệt độ, nếu nhà bạn sử dụng quạt thì đừng để hướng trực tiếp vào người bé, buổi tối ngủ nên tắt quạt đi để tránh bé nhiễm lạnh thì càng ho nặng hơn. Nếu nhà sử dụng máy điều hòa thì điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, giữ ấm cho trẻ, đừng bật quá lạnh làm bé dễ viêm họng, viêm phổi… – Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá của trẻ khi còn sơ sinh, mẹ nên cho bé bú thường xuyên cũng giúp bé có sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh.
Bài thuốc dân gian chữa ho cho trẻ sơ sinh
– Quất và đường phèn : Chọn 2 – 3 quả rồi rửa sạch cắt làm đôi, trộn chung với đường phèn rồi hấp cách thủy đến khi quất chín nhuyễn (nếu không phải dầm nhuyễn bỏ hạt). Để nguội cho bé uống nhiều lần trong ngày có tác dụng chữa ho hiệu quả nhiễm lạnh cho trẻ sơ sinh rất tốt. – Quất và lá húng chanh: Lựa khoảng 4 – 5 quả quất xanh và chừng 15 lá húng chanh rửa sạch, đem xay nhuyễn. Hấp cách thủy với đường phèn trong 20 phút rồi để nguội, cho bé uống liên tục một ngày 2 lần cho đến khi bé không còn ho nữa thì ngưng. Hai cách trên đều là cách chữa ho cho bé rất hiệu quả.
Phương pháp này không chỉ được áp dụng vào điều trị ho mà đây còn là bài thuốc chữa viêm họng hiệu quả mà người xưa thường hay áp dụng và cho kết quả khá tốt. Nếu như một ngày bạn bị viêm họng và không muốn phải nhờ đến sự hỗ trợ của thuốc kháng sinh thì có thể sử dụng cách này cũng khá đơn giản và hiệu quả.
Lá xương sông chữa ho cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả, ngoài chữa ho thông thường còn chữa ho do cảm cúm, sốt, nôn mửa, ho do phế nhiệt hay ho chúng tôi mẹ chỉ cần lấy lá xương sông và lá hẹ rửa sạch, cắt nhỏ rồi trộn đều với đường phèn đem hấp cách thủy. Khi chín nhớ chắt nước để nguội và cho bé uống 4 – 5 lần trong ngày.
Đó là bài thuốc Đông y Ích phế Chỉ khái thang. Đã có rất nhiều cha mẹ cho bé sử dụng bài thuốc này bởi hiệu quả cũng như sự an toàn mà bài thuốc mang lại.
Bài thuốc được Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc nghiên cứu, kiểm nghiệm lâm sàng và bào chế với thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên như Trần bì, bán hạ, bạch linh, cam thảo, mạch môn, ngũ vị tử, cát cánh, tang bạch bì, huyền sâm, kha tử, sa sâm, bồ công anh, kim ngân hoa, đơn đỏ, bạch quả, thương nhĩ tử… và rất nhiều dược liệu quý khác có tác dụng hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh về đường hô hấp cho trẻ. Không những thế, bài thuốc còn giúp nâng cao sức đề kháng, giúp bé phòng tránh được bệnh tật, đặc biệt mỗi khi thời tiết thay đổi.
Lê Hấp Đường Phèn Trị Ho Cho Bé Sơ Sinh Hiệu Quả
Lê hấp đường phèn không chỉ là một trong những món tráng miệng phổ biến cho mùa lạnh, mà nó còn là một trong những bài thuốc giúp làm giảm đờm và giảm ho hiệu quả do cảm lạnh thông thường gây nên. Đặc biệt, món tráng miệng này khá dễ làm và an toàn với mọi đối tượng dùng. Vì thế nhiều mẹ thường sử dụng lê hấp đường phèn trị ho cho bé sơ sinh.
Khí hậu Việt Nam ngày càng trở nên khắc nghiệt, thời tiết, mỗi khi chuyển mùa hoặc thay đổi thời tiết trẻ em thường rất dễ bị ho và cảm lạnh. Khi bị ho, thay vì sử dụng các loại kháng sinh long đờm thì việc sử dụng món lê hấp đường phèn chính là một cách rất hiệu quả và an toàn giúp các con hết ho đờm.
Tác dụng của lê hấp đường phèn táo đỏ
Tác dụng của quả lê
Quả lê trong đông y còn gọi là khoái quả có tính mát, vị hơi chua có tác dụng nhuận phế tiêu đờm, giảm ho hiệu quả cho trẻ em. Lê có tác dụng bổ âm, tốt cho lục phủ ngũ tạng, rất tốt trong điều trị các bệnh về đường hô hấp.
Tác dụng của đường phèn
Đường phèn có vị ngọt thanh mát, chứa các dưỡng chất cần thiết để cắt cơn ho và làm dịu cơn đau họng. Đường phèn thường được dùng kết hợp với một số loại trái cây để tạo nên những bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả.
Tác dụng của táo đỏ
Theo Đông y, táo đỏ có tính giữ nhiệt, vị cam, giàu dinh dưỡng như protein, lipit, đường, can xi, phốt pho, sắt, và nhiều loại vitamin A, C, B1, B2, caroten… có tác dụng làm đẹp da, bổ tỳ, bổ huyết, chống lão hóa… Do đó, từ xa xưa, người ta đã dùng táo đỏ trong rất nhiều món ăn và bài thuốc để bồi bổ cơ thể.
Tác dụng lê hấp đường phèn táo đỏ
Khi trẻ bị ho thay vì sử dụng các loại thuốc kháng sinh long đờm thì sử dụng lê hấp đường phèn cùng với táo đỏ được xem là cách vô cùng hiệu quả giúp con hết ho đờm.
Lê hấp đường phèn là sự kết hợp tuyệt vời giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, thanh tâm nhuận phổi, trị ho tiêu đờm, giải khát. Chính vì vậy lê hấp đường phèn là bí quyết chữa bệnh trị ho rất an toàn và hiệu quả cho mẹ và bé.
Hướng dẫn làm món lê hấp đường phèn
Nguyên liệu
– Quả lê Hàn Quốc
– Táo đỏ
– Gừng
– Đường phèn (Hoặc có thể thay bằng mật ong)
– Nồi hấp
Cách làm
– B1: Lê mua về mẹ đem rửa sạch, ngâm nước muối. Sau đó cắt nắp, khoét rỗng ruột. Phần ruột đem nhuyễn rồi chắt lấy nước.
– B2: Ngâm 3 quả táo đỏ nước ấm 15p rồi cắt lát.
– B3: Gừng cạo sơ, rửa sạch, thái sợi nhỏ nhuyễn.
– B4: Cho nước, lê cùng táo đỏ, gừng và 3 thìa đường phèn vào trong quả táo. Các mẹ có thể thay thế đường phèn bằng mật ong để dùng cho các bé lớn từ 2 tuổi trở lên.
– B5: Đun lửa nhỏ cách thủy từ 15 phút đến 30 phút cho lê chín mềm và các nguyên liệu hòa tan là được.
Hướng dẫn sử dụng món lê hấp đường phèn táo đỏ
Món này nên ăn lúc ấm nóng, các mẹ cho con ăn cả cái lẫn nước, có tác dụng trị ho rất tốt.
Với trẻ nhỏ thì bạn có thể lấy phần nước để sử dụng:
– Bé dưới 1 tuổi: Mỗi lần 3ml, ngày uống 2 – 3 lần. Với bé dưới 1 tuổi thì không dùng mật ong mà sử dụng đường phèn.
– Bé 2 – 3 tuổi: Mỗi lần 5ml, ngày uống 3 lần.
– Bé 3 – 10 tuổi: Mỗi lần 10ml, ngày uống 2 – 3 lần.
Áp dụng cách này sau 2-3 ngày bé sẽ giảm ho, giảm chảy nước mũi, sau 3-4 ngày bé sẽ hoàn toàn khỏi hẳn.
Nếu trẻ không chỉ ho mà còn thêm các triệu chứng khác như sổ mũi, nghẹt mũi, thò lò mũi xanh thì các mẹ có thể tham khảo Thuốc sổ mũi ngạt mũi trẻ em Nhật Dương với 100% thảo dược tự nhiên an toàn cho bé.
Nguồn: https://blog.dongynhatduong.net/le-hap-duong-phen-tri-ho-cho-be-so-sinh-hieu-qua/
Cách Rửa Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Bằng Nước Muối Hiệu Quả
Có nên rửa mũi cho bé? 5 thông tin quan trọng cha mẹ cần chú ý!
1. Nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng loại nước muối nào?
1.1. Nước muối tự pha
Nước muối tự pha do áp dụng tỉ lệ tương đối của muối trắng hạt to và nước ấm để hòa tan chúng tạo nồng độ xấp xỉ 0.9% gần như nước muối sinh lý.
Tuy nhiên, việc làm này không được khuyến khích bởi các chuyên gia y tế bởi lẽ nó sẽ xảy ra nhiều hệ lụy như:
Không đảm bảo đúng nồng độ 0.9% ( đây là nộng độ phù hợp với sinh lý của cơ thể) nên không an toàn để rửa mũi cho trẻ. Nồng độ có thể cao quá hoặc thấp quá tùy vào kỹ thuật pha của người thực hiện mà có thể gây ra hiện tượng ưu trương/ nhược trương của tế bào. Cho nên, ở nồng độ đó nước muối tự pha không hoàn toàn phù hợp với sinh lý cơ thể mà đặc biệt là các yếu tố thể dịch.
Ngoài ra, việc sử dụng nước muối tự pha không thể đảm bảo vô trùng tuyệt đối, có thể nhiễm vi sinh vật từ dụng cụ, nguyên liệu, tay người pha chế…mà vô tình đã làm cho sản phẩm không còn “sạch” với mũi của trẻ.
Giai đoạn cuối của sản phẩm nước muối tự pha không qua bước lọc loại khuẩn qua màng lọc 0.2 micromet nên không loại được vi khuẩn.
1.2. Nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý được bào chế bằng phương pháp hòa tan đơn giản gồm 2 thành phần: nước cất, muối NaCl, ngoài ra có một số tá dược có thể có như ( tùy vào mỗi nhà sản xuất): Acid boric, Natri borat, Methylparaben, Propylparaben… ( tuy nhiên các tá dược này có thể gây xót hay kích ứng niêm mạc mũi trẻ)
Các nguyên liệu đầu vào đảm bảo sạch, không tạp chất, vi khuẩn … được kiểm nghiệm rồi mới đưa vào sản xuất.
Quy trình sản xuất được cân đo, đong đếm đúng tỷ lệ để tạo nên dung dịch NaCl 0.9% là dung dịch đẳng trương có nồng độ tương đương các dịch cơ thể ( máu, nước mắt, dịch thể khác…) với áp suất thẩm thấu và độ hạ băng điểm phù hợp không gây kích ứng da, niêm mạc của trẻ.
Thành phẩm tạo thành được kiểm tra, kiểm soát rồi mới đưa vào lưu hành trên thị trường.
Nước muối sinh lý cần đạt các tiêu chuẩn cần có (Sterile A, CE), đây là tiêu chuẩn nhằm đảm bảo cho nó thực sự an toàn cho trẻ sơ sinh.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm nước muối sinh lý, nhưng đáng nói Fysoline Hồng là ống nước muối sinh lý được nhập khẩu chính hãng từ Pháp, đạt các tiêu chuẩn:
Nồng độ NaCl 0.9% đã được kiểm tra chất lượng thành phẩm để lưu hành.
100% nước muối tinh khiết, không chất bảo quản, an toàn dịu nhẹ với niêm mạc mũi của trẻ.
Dung dịch được đựng trong ống đảm bảo vô trùng, đơn liều dùng 1 lần không gây nhiễm chéo.
Thiết kế phù hợp, đầu ống bo tròn, trơn nhẵn thích hợp với cấu trúc của khoang mũi, không gây tổn thương bất kỳ thành phần nào của mũi.
Sản phẩm chất lượng cao, đạt đầy đủ các tiêu chuẩn CE, Sterile A của châu âu.
Do vậy sản phẩm Fysoline Hồng có thể sử dụng an toàn cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi.
2. Nên dùng dụng cụ rửa mũi nào cho trẻ sơ sinh?
Hiện nay, trên thị trường có một số dụng cụ có thể rửa mũi cho trẻ như:
Ống hút cao su hình chữ U: đây là dụng cụ hút mũi thủ công sử dụng lực hút từ miệng của mẹ để đẩy dịch nhầy ra khỏi hốc mũi. Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi trước khi hút mũi để làm loãng dịch nhầy để hút ra dễ dàng hơn.
Máy hút mũi: sử dụng năng lượng từ điện để tạo một lực hút mạnh, êm, đều để làm sạch mũi.
Không nên sử dụng bơm tiêm xi lanh vì đầu nó rất sắc nhọn và lực tạo ra mạnh có thể gây tổn thương mũi của trẻ.
3. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối
Cha mẹ tiến hành rửa mũi cho bé như sau:
Bước 1: Đặt trẻ nằm đúng hướng: Có thể nằm nghiêng đầu đối diện hoặc áp lưng vào ngực mẹ, cho trẻ nằm một cách thoải mái để tránh tâm lý sợ hãi của trẻ sẽ gây khó khăn cho việc rửa mũi.
Bước 2: Lót khăn ở cổ trẻ: lót một chiếc khăn mềm và sạch bên dưới cổ để thấm dịch rửa mũi.
Bước 3: Tiến hành nhỏ mũi: cố định đầu trẻ nghiêng sang một bên rồi nhỏ vào bên kia từ 2-3 giọt mỗi lần, có thể sử dụng ống hút cao su hoặc máy hút để hút dịch chảy ra từ mũi. Làm tương tự với bên mũi còn lại.
Bước 5: Lau sạch mũi với khăn mềm và sạch. Vệ sinh dụng cụ rửa mũi và bảo quản khô cho lần sử dụng sau.
4. Lời khuyên cho cha mẹ
Một số lời khuyên chúng tôi muốn gửi đến cha mẹ như:
Không nên lạm dụng rửa mũi cho trẻ quá nhiều lần vì như vậy sẽ vô tình làm mất đi lớp chất nhầy tự nhiên của mũi- đây là lớp bảo vệ cho mũi khỏi sự tấn công của bụi bẩn, vi khuẩn, khói bụi đồng thời làm ấm cho đường thở mỗi khi gặp thời tiết lạnh.
Khi rửa mũi cho trẻ cần tiến hành theo các bước đầy đủ đã nêu trên và làm nhẹ nhàng tránh gây tổn thương cấu trúc mũi của con.
Lựa chọn dung dịch rửa mũi phù hợp cho trẻ, ưu tiên những sản phẩm không chứa hóa chất bảo quản an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Thường xuyên kiểm tra tình trạng của con nếu gặp những trường hợp viêm mũi nặng nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ, không nên tự điều trị có thể làm nặng thêm tình trạng của bệnh.
Giữ ấm cho cơ thể mỗi khi giao mùa và giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh nơi bé sinh sống để bảo vệ cơ thể khỏi những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách lựa chọn và sử dụng nước muối nhỏ mắt HIỆU QUẢ
Bài viết đã cung cấp những kiến thức căn bản nhất về nước muối rửa mũi cũng như cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối, hãy là người tiêu dùng thông thái để có thể lựa chọn sản phẩm tốt nhất cho bé và gia đình.
Bạn đang xem bài viết 4 Mẹo Chữa Ho Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!