Xem Nhiều 6/2023 #️ 15 Loại Thực Phẩm Nên Dùng Khi Bị Ốm # Top 6 Trend | Drosetourmanila.com

Xem Nhiều 6/2023 # 15 Loại Thực Phẩm Nên Dùng Khi Bị Ốm # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 15 Loại Thực Phẩm Nên Dùng Khi Bị Ốm mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thầy thuốc nổi tiếng Hippocrates từng nói, “Hãy biến thức ăn thành dược phẩm, và dược phẩm trở thành thức ăn.”

Sự thật là thực phẩm có thể làm được nhiều điều hơn ngoài việc cung cấp năng lượng.

Và khi bạn bị ốm, dùng các loại thực phẩm phù hợp là quan trọng hơn bao giờ hết.

Một số loại thực phẩm có thành phần dinh dưỡng cao, có thể hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật

Các loại thực phẩm này giúp làm giảm triệu chứng và thậm chí chữa lành bệnh nhanh hơn.

1. Xúp gà

Hàng trăm năm trước, xúp gà đã được xem như là một phương thuốc tốt trị các bệnh cảm lạnh thông thường (1).

Xúp gà là món dễ ăn, có nguồn vitamin, khoáng chất, calo và protein cao, là hợp chất dinh dưỡng mà cơ thể rất cần khi bị ốm (2).

Xúp gà còn cung cấp nguồn nước và chất điện giải tuyệt vời, cả hai đều cần thiết cho quá trình hydrat hóa, giúp cơ thể bài tiết dễ dàng hơn.

Cơ thể chúng ta cần rất nhiều nước khi bị sốt (3).

Hơn nữa, một nghiên cứu cho thấy xúp gà có hiệu quả trong việc làm sạch chất nhầy trong mũi hơn bất kỳ loại thực phẩm dạng lỏng nào khác được biết đến.

Điều này có nghĩa xúp gà là một bài thuốc y dược tự nhiên, một phần do món ăn này được dùng nóng (4).

Một lí do khác cho tác dụng này, đó là trong gà có chứa axit amin cysteine. N-acetyl-cysteine, một dạng của cysteine, giúp phân tách chất nhầy và có tác dụng kháng virus, chống viêm và chống oxy hóa (5, 6).

Xúp gà cũng giúp ức chế hoạt động của bạch cầu trung tính, loại bạch cầu này là nguyên gây ra các triệu chứng như ho và nghẹt mũi.

Xúp gà có có tác dụng giúp ức chế các tế bào có hại này, đó là một phần lý do tại sao nó có hiệu quả chống lại một số triệu chứng như cảm lạnh và cúm (1).

Kết luận: Xúp gà là một món ăn lỏng tốt, nhiều calo, protein, vitamin và khoáng chất. Đây cũng là một bài thuốc y dược tự nhiên, có thể ngăn các tế bào gây ho và nghẹt mũi.

2. Các món canh

Tương tự như xúp gà, canh là nguồn cung cấp lượng nước tuyệt vời khi bạn đang bị ốm.

Canh có rất nhiều loại và hương vị, nó chứa nhiều lượng calo, vitamin và các khoáng chất như magie, canxi, folate và phốt pho (7, 8).

Canh cũng có rất nhiều lợi ích khi được dùng nóng, được xem như là một bài thuốc trị bệnh tự nhiên do hơi nóng của nó (4).

Uống nước canh là một phương pháp hiệu quả để giữ nước cho cơ thể, canh được chế biến đa dạng hương vị sẽ khiến người ăn hài lòng. Ngoài ra, dùng canh đặc biệt hữu ích nếu dạ dày của bạn không ổn định và không thể ăn các món đặc.

Nếu bạn là người không thích dùng mặn, khi mua canh chế biến từ cửa hàng, hãy đảm bảo chọn mua loại có mật độ natri thấp. Do hầu hết các loại canh chế biến đều có lượng muối rất cao.

Nếu bạn cho thêm nguyên liệu khi nấu canh, nó sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn – như lượng calo, protein và các chất dinh dưỡng sẽ cao hơn.

Nhiều người cho rằng nước hầm xương có rất nhiều lợi ích và công dụng chữa bệnh, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu xác thực về điều này (8).

Tham khảo bài viết này để biết thêm thông tin về nước canh hầm xương.

Kết luận: Nước canh là một món ăn ngon và bổ dưỡng, có tác dụng lưu trữ lượng nước cho cơ thể, nó cũng được xem là bài thuốc trị bệnh khi dùng nóng.

3. Tỏi

Tỏi cung cấp rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tỏi đã được dùng như một loại dược thảo trong nhiều thế kỷ và đã được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và chống lại các bệnh nấm (9, 10).

Nó cũng gây kích thích hệ thống miễn dịch (11).

Có khá ít các nghiên cứu chất lượng cao khám phá ra được lợi ích của tỏi đối với các bệnh thông thường như cảm và cúm, nhưng một số lại cho kết quả rất khả quan.

Một nghiên cứu cho thấy những người hay ăn tỏi có tỉ lệ bị ốm ít hơn. Nhìn chung, nhóm dùng tỏi có số ngày bị ốm thấp hơn 70% so với nhóm dùng giả dược (12).

Trong một nghiên cứu khác, những người dùng tỏi không chỉ ít bị ốm hơn, họ còn hồi phục nhanh hơn trung bình 3.5 ngày so với nhóm dùng giả dược (13).

Ngoài ra, một vài nghiên cứu cho thấy chiết xuất tỏi ngâm lâu có thể tăng chức năng miễn dịch và làm giảm mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh và cúm (14).

Thêm tỏi vào xúp gà hoặc nước canh, vừa làm tăng hương vị, vừa giúp chúng có hiệu quả hơn trong việc chống lại các triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm.

Kết luận: Tỏi có tác dụng chống lại vi khuẩn, virus và kích thích hệ miễn dịch. Nó giúp bạn tránh được bệnh tật cũng như phục hồi nhanh hơn khi bị ốm.

4. Nước dừa

Giữ ẩm cơ thể là một trong những điều quan trọng nhất cần phải làm khi bị ốm.

Cung cấp nước cho cơ thể là đặc biệt quan trọng khi bạn bị sốt, đổ mồ hôi nhiều hoặc bị nôn mửa, tiêu chảy, có thể làm bạn mất nhiều nước và chất điện phân.

Nước dừa là loại thức uống tuyệt hảo nên dùng khi bạn bị ốm.

Ngoài vị ngọt thơm ngon, trong nước dừa còn chứa glucose và các chất điện giải cần thiết giúp bù nước cho cơ thể.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nước dừa giúp cung cấp nước bị mất sau khi tập thể dục và các trường hợp tiêu chảy nhẹ. Nó cũng không gây nhiều khó chịu cho dạ dày như các loại đồ uống khác (15, 16, 17).

Ngoài ra, một số nghiên cứu trên động vật cho thấy nước dừa có chứa chất chống oxy hoá, giúp chống lại sự oxy hoá cũng như có thể kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn (18, 19, 20, 21).

Tuy nhiên, có nghiên cứu cho thấy rằng nước dừa gây ra sự đầy hơi nhiều hơn các đồ uống điện giải khác. Hãy uống một cách chậm rãi nếu bạn chưa từng dùng nước dừa trước đây (22).

Kết luận: Nước dừa có vị ngọt và thơm ngon. Nó cung cấp nước và chất điện phân bạn cần trong khi bị ốm.

5. Trà nóng

Bạn không cần phải lo lắng về việc trà sẽ khử nước. Mặc dù một số loại trà có chứa caffein, nhưng số lượng đó quá nhỏ để có thể khiến nước bị mất (23).

Nhấm nháp trà mỗi ngày là một cách tuyệt với để giữ được lượng nước trong cơ thể cũng như giảm tắc nghẽn ở xoang mũi cùng một lúc.

Trong trà cũng chứa polyphenol, là loại chất tự nhiên được tìm thấy trong thực vật, có nhiều lợi ích về sức khoẻ. Bao gồm chống oxy hóa, chống viêm, và chống lại các tác nhân gây ung thư (24, 25, 26, 27).

Tanin là một loại chất polyphenol được tìm thấy trong trà. Ngoài hoạt động như chất chống oxy hoá, tannin cũng có tính kháng virus, kháng khuẩn và chống nấm (28).

Một nghiên cứu trên chuột cho thấy acid tannic trong trà đen có thể làm giảm lượng vi khuẩn thường gặp phát triển trong cổ họng (29).

Trong một nghiên cứu khác, trà Hibiscus làm giảm sự phát triển của cúm gia cầm trong ống nghiệm. Trà Echinacea cũng làm giảm thời gian bị cảm lạnh và cúm (30, 31).

Ngoài ra, một số loại trà có các công dụng đặc biệt, làm giảm cơn ho hoặc đau họng, đã được chứng minh là có hiệu quả trong các nghiên cứu lâm sàng (32, 33).

Tất cả các công dụng này khiến trà trở thành một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của bạn khi bị ốm.

Kết luận: Trà là một nguồn cung cấp nước tốt cho cơ thể và hoạt động như một bài thuốc tự nhiên khi dùng nóng. Trà đen có công dụng làm giảm sự phát triển của vi khuẩn trong vòm họng, trà echinacea giúp làm giảm thời gian bị cảm lạnh hoặc cúm.

6. Mật ong

Trên thực tế, mật ong có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ, từng được sử dụng để băng bó vết thương từ thời Ai Cập cổ đại cho đến tận ngày nay (34, 35, 36, 37, 38).

Một số bằng chứng cho thấy mật ong cũng có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch (38).

Những công dụng này khiến mật ong trở thành loại thực phẩm tuyệt vời để dùng khi bị ốm, đặc biệt nếu bạn bị đau họng do nhiễm khuẩn.

Nhiều nghiên cứu cho thấy mật ong giúp ngăn cơn ho ở trẻ em. Tuy nhiên, nên nhớ rằng không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi (39, 40, 41, 42, 43).

Pha khoảng nửa muỗng cà phê (2,5 ml) mật ong với một ly sữa ấm, nước hoặc một tách trà. Nó có tác dụng cung cấp nước, làm dịu cơn ho và kháng khuẩn (43).

Kết luận: Mật ong có tác dụng kháng khuẩn và kích thích hệ miễn dịch. Ngoài ra, nó còn giúp giảm cơn ho ở trẻ em trên 12 tháng tuổi.

7. Gừng

Gừng được biết đến nhiều nhất với tác dụng chống buồn nôn của nó.

Ngoài ra, gừng còn có công dụng tương tự như một loại thuốc chống viêm không chất steroid. Trong gừng cũng đã được chứng minh có chứa các chất chống oxy hoá, chất kháng sinh và chống ung thư (44, 48).

Do đó, khi bạn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, gừng là loại thực phẩm tốt nhất giúp giảm các triệu chứng trên. Ngoài ra, gừng còn có nhiều tác dụng khác khiến nó là một trong những loại thực phẩm hàng đầu nên dùng khi bị ốm.

Sử dụng gừng tươi trong nấu ăn, pha trà gừng hoặc mua soda gừng từ cửa hàng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hãy đảm bảo rằng các thực phẩm bạn dùng đều chứa gừng thật hoặc chiết xuất gừng, không phải chỉ là hương vị gừng.

Kết luận: Gừng rất hiệu quả trong việc giảm buồn nôn. Nó cũng có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa.

8. Các món cay

Các món cay như ớt có chứa chất capsaicin, gây cảm giác nóng, rát khi chạm vào.

Khi ở nồng độ cao, capsaici có tác dụng khử nhạy, thường được dùng làm gel bôi hay miếng giảm đau (49).

Nhiều người cho rằng ăn thực phẩm cay có tác dung gây sổ mũi, làm tan dịch nhầy ở mũi và xoang.

Mặc dù có khá ít nghiên cứu chứng minh điều này, chất capsaicin dường như có tác dụng làm tan chất nhờn, khiến nó dễ được xịt ra. Các loại sản phẩm xịt mũi có chất capsaicin được dùng để giảm tắc nghẽn đường mũi và ngứa mũi (50, 51, 52).

Tuy nhiên, capsaicin cũng kích thích sản xuất dịch nhầy, do đó đây không phải là phương pháp tối ưu nhất (51).

Trị ho là một tác dụng khác của capsaicin. Một nghiên cứu cho thấy việc dùng viên capsaicin cải thiện triệu chứng ở người bị ho mãn tính bằng cách khiến họ ít nhạy cảm hơn với các kích ứng (53).

Tuy nhiên, để đạt được kết quả này, bạn có thể phải cần ăn thực phẩm nhiều gia vị trong vài tuần.

Ngoài ra, không nên cố dùng thực phẩm cay nếu bạn cảm thấy khó chịu ở dạ dày. Thức ăn cay có thể gây ra chứng đầy hơi, đau và buồn nôn ở một số người (54).

Kết luận: Các loại thực phẩm cay có chứa capsaicin, có tác dụng làm tan dịch nhầy, nhưng nó cũng kích thích sản xuất chất nhầy. Ngoài ra, thực phẩm cay có hiệu quả trong việc giảm ho do kích ứng.

9. Chuối

Chuối là một loại thực phẩm tuyệt vời nên dùng khi bạn bị ốm.

Chuối có hương vị nhạt và dễ ăn, nó cũng cung cấp lượng calo cao và chất dinh dưỡng phong phú.

Với những lý do này, chuối là một thực phẩm có trong chế độ ăn uống BRAT (chuối, gạo, táo, bánh mì nướng) thường được dùng để chống buồn nôn (55).

Một lợi ích khác của chuối là chất xơ hòa tan có trong chúng. Nếu bạn bị tiêu chảy, chuối là một trong những thực phẩm tốt nhất bạn nên dùng do nó chứa chất xơ giúp làm giảm chứng tiêu chảy (56, 57, 58).

Trên thực tế, một số bệnh viện sử dụng tinh bột chuối để điều trị bệnh tiêu chảy (59).

Kết luận: Chuối là loại thực phẩm có nguồn năng lượng và chất dinh dưỡng rất tốt. Nó cũng có tác dụng giúp làm giảm buồn nôn và tiêu chảy.

10. Bột yến mạch

Bột yến mạch còn có một số lợi ích cho sức khoẻ, bao gồm kích thích hệ thống miễn dịch và cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu (61).

Một nghiên cứu trên chuột cho thấy beta-glucan, một loại chất xơ có trong yến mạch, giúp giảm viêm ở ruột. Điều này giúp làm giảm các triệu chứng như co thắt ruột, đầy bụng và tiêu chảy (62).

Tuy nhiên, nên tránh mua bột yến mạch nhân tạo với nhiều đường phụ gia. Thay vào đó, thêm một ít mật ong hoặc trái cây để đạt được nhiều tác dụng hơn.

Kết luận: Bột yến mạch chứa một nguồn dinh dưỡng tốt và dễ ăn. Nó giúp kích thích hệ thống miễn dịch của bạn, cải thiện việc kiểm soát đường huyết và giảm viêm ở hệ thống tiêu hóa.

11. Sữa chua

Sữa chua là loại thực phẩm tuyệt vời nên dùng khi bị ốm.

Mỗi cốc sữa chua cung cấp 150 calo và 8 gram protein. Nó cũng giúp làm dịu vòm họng của bạn khi được dùng lạnh.

Sữa chua cũng rất giàu canxi với đầy đủ các vitamin và nhiều khoáng chất khác (63).

Một số loại sữa chua cũng có chứa chất probiotic.

Nhiều bằng chứng cho thấy probiotic có tác dụng giúp trẻ em và người lớn ít bị cảm lạnh hơn, khỏi bệnh nhanh hơn và dùng ít kháng sinh hơn (64, 65, 66, 67, 68).

Một nghiên cứu cho thấy trẻ dùng probiotic khỏe nhanh hơn trung bình 2 ngày, các triệu chứng của chứng cũng ít nghiêm trọng hơn 55% (64).

Một số người cho rằng khẩu phần sữa dùng hàng ngày khiến làm tăng niêm dịch. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu chỉ ra khẩu phần sữa không gây ho, tắc nghẽn hay sản sinh niêm dịch, ngay cả đối với những người đang bị ốm (69).

Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng với các sản phẩm làm từ sữa, hãy thử những thực phẩm lên men khác có chứa probiotic hoặc bổ sung probiotic thay thế.

Kết luận: Sữa chua rất dễ ăn, nó chứa một lượng calo, protein, vitamin và khoáng chất rất tốt. Một số loại sữa chua có chứa chất probiotic, giúp bạn ít bị nhiễm bệnh và hồi phục nhanh hơn.

12. Các loại trái cây

Trái cây có nhiều lợi ích khi bạn ốm.

Trái cây là nguồn thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể (70).

Một số loại trái cây chứa các hợp chất có ích được gọi là anthocyanin, đó là các chất tạo màu cho trái cây như màu đỏ, xanh dương và tím. Một số loại trái cây có thể kể đến như dâu tây, nam việt quất, việt quất và phúc bồn tử (71).

Chất anthocyanin khiến các loại quả này có rất nhiều tác dụng trị bệnh, như tác dụng chống viêm, chống virus và tăng cường mạnh hệ miễn dịch.

Một số nghiên cứu cho thấy các chất chiết xuất từ trái cây có chứa nhiều chất anthocyanin, có tác dụng cản trở sự đeo bám của virus và vi khuẩn đối với tế bào. Chúng cũng gây kích thích các phản ứng miễn dịch của cơ thể (72, 73, 74, 75, 76, 77).

Đặc biệt, quả lựu có tác dụng kháng khuẩn và kháng virus rất mạnh, giúp cản trở các vi khuẩn và virus có nguồn gốc từ thực phẩm, bao gồm E. coli và salmonella (78).

Mặc dù các tác dụng trên có thể không có cùng tác động tương tự lên cơ thể bị nhiễm trùng như trong các thí nghiệm, nhưng dường như chúng vẫn có một vài tác động nhất định.

Trên thực tế, một bài phê bình tìm thấy thấy thực phẩm chức năng flavonoid có thể giúp hồi phục bệnh cảm lạnh nhanh hơn 40% (79).

Thêm một ít hoa quả vào bát yến mạch hoặc sữa chua để tăng cường các lợi ích bổ sung. Có thể chế biến trái cây đông lạnh thành sinh tố để làm dịu cơn đau họng.

Kết luận: Nhiều loại trái cây có chứa chất anthocyanin giúp chống lại virus và vi khuẩn cũng như kích thích hệ miễn dịch. Chất Flavonoid bổ sung cũng có rất nhiều lợi ích.

13. Trái bơ

Bơ cũng là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất rất tốt (80, 81).

Bơ là một loại thực phẩm tuyệt vời nên dùng khi bị ốm do chúng cung cấp lượng calo, vitamin và khoáng chất mà cơ thể bạn cần. Bơ cũng khá mềm, vị nhạt và dễ ăn.

Bơ có chứa lượng chất béo lành mạnh, đặc biệt là axit oleic, chúng có tác dụng giúp giảm viêm, và cũng đóng một vai trò trong chức năng hệ miễn dịch (82, 83).

Kết luận: Bơ chứa đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất và chất béo lành mạnh giúp giảm viêm và kích thích hệ miễn dịch.

14. Rau củ xanh

Điều quan trọng nhất khi ốm là phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng điều này dường như khá khó khăn để tìm thấy trong các loại thức ăn dưỡng bệnh điển hình.

Các loại rau xanh như rau bina, xà lách đảo Cos và cải xoăn cung cấp đầy đủ các vitamin, khoáng chất và chất xơ. Chúng đặc biệt cung cấp nguồn vitamin A, vitamin C, vitamin K và folate (84).

Các loại rau có màu xanh đậm cũng có chứa các hợp chất thực vật có lợi. Chúng đóng vai trò như chất chống oxy hoá để bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương cũng như giúp chống viêm (85).

Các loại rau xanh cũng được tin dùng do tính kháng khuẩn của chúng (86).

Thêm rau bina vào món trứng rán để có bữa ăn nhanh đầy chất dinh dưỡng và giàu protein. Bạn cũng có thể cho một ít cải xoăn vào nước ép trái cây.

Kết luận: Rau củ xanh có chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể khi bạn bị ốm. Chúng cũng chứa các hợp chất thực vật có lợi.

15. Cá hồi

Cá hồi là một trong những loại thực phẩm giàu protein nhất, nên dùng khi bị ốm.

Cá hồi mềm, dễ ăn và chứa đầy đủ protein chất lượng cao mà cơ thể cần.

Cá hồi đặc biệt giàu axit béo omega-3, có tác dụng chống viêm mạnh (87).

Cá hồi cũng là một loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin D – loại vitamin rất nhiều người thiếu. Vitamin D có vai trò quan trọng trong chức năng hệ miễn dịch (88).

Kết luận: Cá hồi là nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Nó cũng chứa axit béo omega-3 và vitamin D, chống viêm và tăng cường chức năng hệ miễn dịch.

Thông điệp chính

Nghỉ ngơi, uống nhiều nước và hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết là một trong số trong những điều quan trọng bạn cần làm để giúp cơ thể cảm thấy tốt hơn và hồi phục nhanh hơn khi bị ốm.

Một số loại thực phẩm còn có nhiều lợi ích khác ngoài việc chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể bạn.

Mặc dù không có loại thực phẩm nào có thể chữa hoàn toàn được bệnh tật, việc dùng các loại thực phẩm phù hợp sẽ hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể và từ đógiúp giảm các triệu chứng nhất định.

15 Loại Thực Phẩm Mềm Nên Ăn Sau Khi Nhổ Răng Khôn

Răng khôn còn được gọi là răng hàm thứ ba, răng số 8. Chúng mọc ở phía sau nướu và thường là những chiếc răng cuối cùng xuất hiện. Hầu hết mọi người đều có bốn chiếc răng khôn, mỗi chiếc mọc ở mỗi góc miệng.

Bởi vì có ít không gian ở phía sau miệng, răng khôn có thể phát triển ở các góc nhỏ hoặc chỉ xuất hiện một phần. Chúng được gọi là răng khôn mọc lệch.

Răng khôn mọc lệch có thể gây ra một loạt các vấn đề. Chúng có thể dễ bị nhiễm trùng, làm hỏng răng kế bên, gây ra tình trạng chen chúc hoặc bắt đầu sâu răng vì chúng khó làm sạch. Mọi người thường quyết định nhổ răng khôn để giải quyết những vấn đề này. Tuy nhiên, răng khôn không cần phải nhổ trừ khi chúng thật sự gây ra vấn đề gì đó trong khoang miệng của bạn.

Sau khi bạn đã loại bỏ răng khôn, dinh dưỡng phù hợp cũng rất quan trọng. Một chế độ ăn uống dinh dưỡng giảm thiểu nguy cơ biến chứng, giúp giảm sưng, cung cấp dinh dưỡng và hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương. Những thực phẩm bạn ăn sau phẫu thuật nên mềm và dễ nhai. Chúng cũng nên có nhiều vitamin, khoáng chất, năng lượng và protein để hỗ trợ chữa lành vết thương.

1. Súp

Súp cà chua hoặc súp bí ngô là món ăn tuyệt vời để ăn sau khi bạn mới nhổ răng khôn. Chúng rất dễ tiêu thụ và không chứa các mảnh thức ăn có thể gây kích ứng khu vực nhổ.

Ngoài ra, súp thường rất giàu vitamin và khoáng chất. Điều này giúp đảm bảo bạn đáp ứng các khuyến nghị dinh dưỡng hàng ngày khi bạn không thể ăn nhiều trái cây hoặc rau quả. Súp cũng có thể giữ cho bạn đủ nước, điều này rất quan trọng sau khi nhổ răng.

Bạn nên để súp nguội rồi ăn, súp nóng có thể gây kích ứng vết thương, khiến vết thương lâu lành. Ngoài ra, hãy chắc chắn súp càng mịn càng tốt để tránh vụn thức ăn dính vào vết thương.

2. Nước dùng từ xương

Giống như súp, nước dùng từ xương là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời sau khi phẫu thuật nha khoa.Không chỉ ngon, chúng còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất. Hơn nữa, nước dùng là một cách tuyệt vời để giữ nước nếu bạn muồn cố gắng uống đủ nước.

Mặc dù không có nghiên cứu trực tiếp về ảnh hưởng sức khỏe của nước dùng từ xương, nhưng các nghiên cứu về các thành phần của nước dùng xương cho thấy nó có thể có lợi ích chống viêm.

Hãy để nước dùng ấm hoặc lạnh để tránh kích thích vết thương.

3. Sữa chua Hy Lạp

Sữa chua Hy Lạp là một thực phẩm giàu protein tốt cho sức khỏe mà bạn có thể thưởng thức sau khi phẫu thuật nha khoa. Nó có một kết cấu mịn và kem khá nhẹ nhàng và có thể giúp làm tê miệng.

Sữa chua Hy Lạp rất giàu protein, vitamin và khoáng chất như canxi và kẽm.

Thực phẩm giàu protein có thể hỗ trợ quá trình phục hồi. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy rằng một lượng kẽm đầy đủ có thể thúc đẩy quá trình lành vết thương. Tuy nhiên, nếu tình trạng kẽm của bạn đã tốt, việc tiêu thụ thêm kẽm có thể không mang lại lợi ích bổ sung nào. Từ đó ta có thể hiểu rằng, nhiều loại thực phẩm giàu kẽm như bít tết và các loại thịt khác rất khó tiêu thụ sau phẫu thuật nha khoa, vì vậy sữa chua Hy Lạp có thể là một lựa chọn tuyệt vời.

4. Khoai tây nghiền

Khoai tây là một loại rau củ đa năng có thể được chuẩn bị theo nhiều cách.

Chúng rất giàu calo và chất dinh dưỡng, cả hai đều quan trọng để có thể phục hồi vết thương. Điều này là do mọi người có cần năng lượng nhiều hơn một chút sau khi phẫu thuật.

Khoai tây nghiền cho phép bạn tiêu thụ nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng chỉ trong một muỗng, thật tuyệt nếu bạn đang vật lộn để ăn đủ thực phẩm.

Chỉ cần đảm bảo rằng khoai tây nghiền của bạn ấm hoặc lạnh, vì thức ăn nóng có thể gây kích ứng vết thương.

5. Trứng đánh

Trứng là một trong những thực phẩm tốt nhất để ăn sau khi mọc răng khôn. Chúng là nguồn protein chất lượng cao và giàu vitamin và khoáng chất.

Khi mua trứng, bạn hãy cố gắng tìm trứng thanh trùng hoặc giàu omega-3, có thể hỗ trợ chữa lành vết thương.

Trứng cuộn có thể dễ nhai và nuốt hơn so với các loại trứng khác.

6. Táo xay nhuyễn

Táo rất cứng và giòn, điều này không lý tưởng sau khi nhổ răng khôn. May mắn thay, ăn táo xay nhuyễn là một cách để tăng lượng trái cây của bạn trong khi tránh kích ứng.

Tuy nhiên, nó thường được làm từ sốt táo, thường không có vỏ, làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của chúng. Điều này là do vỏ táo chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Tuy nhiên, một quả táo không vỏ là một nguồn vitamin tốt như vitamin C. Loại vitamin này có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, từ đó có thể hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương.

7. Chuối nghiền

Chuối là một trong những loại trái cây phổ biến nhất trên thế giới. Kết cấu mềm mại của chúng làm cho chúng dễ dàng nhai và nuốt sau khi phẫu thuật nha khoa. Hơn thế nữa, chuối rất bổ dưỡng và cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như kali, vitamin B6, mangan và folate.

Chuối nghiền có thể làm chuối thêm mềm để giảm sự khó chịu trong miệng.

8. Kem chuối

Mọi người thường khuyên bạn nên ăn kem khi bạn hồi phục sau phẫu thuật răng khôn, nhưng nó không phải là một lựa chọn bổ dưỡng.

Dù sự lạnh của kem giúp làm dịu vết thương, nhưng kem lại thường có lượng đường cao, khiến nó rất không lành mạnh.

Kem chuối là một lựa chọn lành mạnh và ngon miệng mà bạn có thể tự làm ở nhà.

Cách làm kem chuối

+ Thành phần

+ Hướng dẫn

Đặt chuối trong tủ đông trong 3-4 giờ hoặc qua đêm.

Cắt chuối đông lạnh thành lát.

Đặt chuối đông lạnh vào máy xay sinh tố và sữa vào. Nếu bạn không uống sữa động vật hoặc đang ăn chay, bạn có thể sử dụng sữa hạnh nhân để thay thế.

Trộn hỗn hợp cho đến khi nó có một sự nhất quán dày, mịn và thưởng thức.

9. Bơ

Bơ là một loại trái cây độc đáo. Trong khi hầu hết các loại trái cây đều chứa nhiều carbs, bơ lại chứa ít carbs nhưng nhiều chất béo lành mạnh. Kết cấu kem mịn màng của bơ làm cho chúng tuyệt vời hơn để ăn khi bạn phục hồi sau khi nhổ răng khôn.

Bơ rất bổ dưỡng và là nguồn vitamin K, vitamin C và kali phong phú.

Thật thú vị, một nghiên cứu trên động vật cho thấy bơ có thể tăng tốc quá trình chữa lành vết thương. Mặc dù nghiên cứu này không chỉ ra liệu bơ có làm tăng tốc độ chữa lành vết thương ở người hay không, nhưng những phát hiện này rất hứa hẹn.

Trong khi bơ thường dễ ăn, bơ dầm hoặc nghiền có thể dễ tiêu thụ hơn trong quá trình phục hồi của bạn.

10. Sinh tố

Sinh tố là một cách tuyệt vời để tăng cường dinh dưỡng của bạn khi bạn cố gắng để ăn một bữa ăn bình thường như lúc trước. Chúng rất dễ tiêu thụ và rất linh hoạt, vì bạn có thể điều chỉnh các thành phần trong sinh tố cho phù hợp với khẩu vị và đáp ứng mục tiêu dinh dưỡng của bạn.

Ví dụ, sinh tố với sữa chua Hy Lạp hoặc một muỗng bột protein có thể tăng lượng protein của bạn đáng kể, điều này rất quan trọng để phục hồi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một lượng protein thấp có thể làm giảm quá trình phục hồi.

11. Hummus

Hummus là một món ăn phổ biến trong ẩm thực Trung Đông, mà trở nên phổ biến trên toàn thế giới.Nó có một nguồn chất béo, vitamin, khoáng chất và protein tốt cho sức khỏe. Điều này làm cho món khai vị trở thành một thực phẩm tuyệt vời cho những người vừa mới nhổ răng khôn.

Bạn có thể làm món khai vị bằng cách trộn đậu xanh, dầu ô liu, tahini, chanh và tỏi trong một bộ xử lý thực phẩm. Ngoài ra, bạn có thể mua hummus từ hầu hết các siêu thị.

Thật không may, bạn có thể không thể thưởng thức món khai vị với khoai tây chiên hoặc bánh mì pita vì kết cấu giòn của chúng có thể động vào vết thương. Dù vậy, ăn hummus không cũng khá ngon.

12. Phô mai

Pho mát Cottage có lượng calo thấp và chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Nó mềm và kem, giúp bạn dễ dàng nhai và nuốt khi bạn đang hồi phục sau phẫu thuật răng khôn. Ngoài ra, phô mai que có chứa protein, có thể hỗ trợ phục hồi vết thương.

Pho mát Cottage cũng dễ dàng kết hợp vào chế độ ăn uống của bạn. Hãy thử thêm nó vào món trứng cuộn hoặc bỏ vào máy xay sinh tố của bạn.

13. Yến mạch ăn liền

Yến mạch là một trong những thực phẩm lành mạnh nhất trên hành tinh. Chúng chứa đầy, một nguồn chất xơ tốt và chứa nhiều vitamin và khoáng chất.

Yến mạch có kết cấu hơi dai và dính, vì vậy, tốt nhất là bạn nên đợi để ăn món này ít nhất ba ngày sau khi nhổ răng khôn.

Để tránh kích ứng, hãy chắc chắn rằng yến mạch đã nguội trước khi bạn ăn chúng.

14. Bí ngô nghiền

Bí ngô là một loại rau mùa thu phổ biến rất tốt để ăn sau khi bạn đã loại bỏ răng khôn. Kết cấu mềm, mịn của nó giúp bạn dễ dàng nhai và nuốt mà không gây kích ứng.

Hơn thế nữa, bí ngô rất giàu vitamin A, C và E, cũng như các khoáng chất như kali. Những vitamin này có thể giúp thúc đẩy khả năng miễn dịch, do đó có thể giúp cơ thể phục hồi sau khi nhổ răng khôn.

Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng để bí ngô nguội bớt để tránh kích thích vết thương của bạn.

15. Cá hồi

Cá hồi là một trong những loại cá tốt nhất cho sức khỏe mà bạn có thể ăn. Nó cũng rất tuyệt để ăn sau khi phẫu thuật nha khoa vì nó mềm và dễ nhai.

Cá hồi là một nguồn giàu protein và chất béo lành mạnh như axit béo omega-3. Những chất béo này có thể hỗ trợ chữa lành vết thương bằng cách giảm viêm, đặc biệt là nếu bạn đã có mức axit béo omega-3 thấp.

Mặc dù viêm là điều hay gặp phải trong quá trình chữa lành vết thương, nhưng tình trạng viêm quá mức có thể cản trở sự phục hồi nếu nó kéo dài quá lâu.

Các thực phẩm cần tránh

Một số loại thực phẩm có thể kích thích các vết thương trong miệng của bạn khi chúng lành lại sau khi phẫu thuật.

Thực phẩm cay: Có thể gây đau và kích ứng.

Thực phẩm giòn và dễ vỡ vụn: Thực phẩm như khoai tây chiên và bánh quy có thể bị kẹt trong khu vực vết thương và làm gián đoạn quá trình lành vết thương.

Hầu hết các loại ngũ cốc và hạt: Cũng có thể bị dính vào vết thương và làm gián đoạn quá trình lành vết thương.

Thực phẩm nhai: Có thể làm tăng nguy cơ cắn má, môi và lưỡi của bạn, đặc biệt là ngay sau khi phẫu thuật trong khi các giác quan của bạn vẫn còn tê.

Rượu: Tránh uống rượu trong thời gian phục hồi sau khi nhổ răng khôn. Nó có thể gây kích ứng vết thương hoặc tương tác với bất kỳ loại thuốc theo quy định.

Nó cũng rất quan trọng để tránh sử dụng ống hút trong khi bạn phục hồi sau khi nhổ răng khôn. Nó có thể hút và tạo ra sức hút trong miệng làm tăng nguy cơ khô ổ xương răng.

Khô ổ xương răng là một tình trạng đau đớn trong đó cục máu đông đang bảo vệ khu vực nơi răng bị loại bỏ bị bong ra. Kết quả là, xương và dây thần kinh bên dưới tiếp xúc với không khí, gây đau đớn và trì hoãn quá trình chữa lành.

Kết luận

Thực phẩm lành mạnh, mềm không chỉ hỗ trợ phục hồi mà còn giúp ngăn ngừa sự khó chịu.

Những thực phẩm tuyệt vời để ăn sau khi nhổ răng khôn bao gồm sinh tố, súp và nước dùng, sữa chua Hy Lạp, khoai tây nghiền, trứng bác, táo nghiền, chuối, kem chuối, phô mai, bột yến mạch ăn liền, bí ngô nghiền hoặc xay nhuyễn và cá hồi.

Nếu bạn sắp đi nhổ răng khôn, có thể bạn nên để dự trữ tủ của bạn với những thực phẩm tươi này để đảm bảo bạn sẽ được nuôi dưỡng và hài lòng sau khi phẫu thuật.

Nguồn: healthline

Thực Phẩm Dùng Cho Người Bị Tiểu Đường

 Người tiểu đường nên duy trì đường huyết lúc trước ăn và sau ăn như thế nào? – Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên duy trì đường huyết ở mức: trước ăn là 90-130 mg/dl (5,0-7,2 mmol/l); sau ăn 1-2 giờ: < 180 mg/dl (10mmol/l). Để làm được điều này, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau: không ăn quá no và không để quá đói, chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, từ  4-5 bữa, và cần chọn lựa thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và chậm hấp thụ, ít ngọt, ít tinh bột, ít béo, giàu chất xơ, giàu vitamin và khoáng vi lượng để sau khi ăn đường huyết không tăng quá nhanh, và xa bữa ăn thì không giảm quá nhiều, mà luôn duy trì đường huyết ở mức vừa phải, như vậy là giúp người bệnh không bị mệt mỏi, có sức khỏe làm việc và học tập. * Người bệnh tiểu đường nên chọn loại thực phẩm nào giúp ổn định đường huyết? – Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết (viết tắt là chỉ số GI) thấp. Thực phẩm có GI thấp sẽ an toàn cho người bệnh tiểu đường như: lúa mạch, các loại đậu, các loại thịt nạc, cá, sữa và yaourt dành cho người tiểu đường, các loại rau lá, cà rốt, bí đao, bầu, mướp, dưa leo, cà chua, bưởi, mận, thanh long… các loại này người tiểu đường có thể ăn nhiều nhưng ít làm tăng đường huyết, vì đây là thực phẩm giàu chất xơ, hấp thụ chậm, giúp kéo dài cảm giác no. Các loại thực phẩm có chỉ số GI trung bình như: khoai lang, khoai sọ, khoai mì, khoai từ, chuối, xoài, cam, quýt, táo, ổi, kem, bánh quy… nên ăn vừa phải, vì ăn nhiều cũng làm tăng đường huyết. Riêng loại thực phẩm có chỉ số GI cao như: bánh mì trắng, bánh mì toàn phần, gạo trắng, miến, bột sắn, khoai bỏ lò, mì, gạo lức, đường kính, dưa hấu… chỉ nên ăn một lượng nhỏ vì dễ làm tăng nhanh đường huyết sau ăn, làm tình trạng bệnh tiểu đường nặng thêm. * Như vậy người bệnh tiểu đường nên phối hợp thức ăn như thế nào để duy trì đường  huyết ổn định? – Các loại lương thực cơ bản như: cơm, bánh mì, mì, nui, hủ tiếu, khoai, bắp, là những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, trong ngày nên ăn ít vì đó là lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày. Không thể loại bỏ các thực phẩm trên ra khỏi bữa ăn mà cần phải biết điều chỉnh hợp lý giữa thực phẩm có chỉ số GI cao hay thực phẩm có chỉ số GI trung bình với một lượng lớn thực phẩm có chỉ số GI thấp, giàu chất xơ để vừa đảm bảo năng lượng cho cơ thể hoạt động và vừa đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, đủ vitamin và khoáng chất để nuôi cơ thể, vừa giúp kiểm soát được đường huyết ổn định, không bị tăng nhanh đường huyết sau ăn và cũng không bị hạ đường huyết khi đói.

Một số loại thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường

 - Các thực phẩm sau khi ăn vào sẽ được tiêu hóa, hấp thụ vào máu và làm tăng đường huyết. Mức độ tăng đường huyết tùy thuộc số lượng ăn vào, hàm lượng và loại chất bột đường, thành phần chất đạm, chất béo, chất xơ chứa trong thực phẩm, cách chế biến…

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh hay chậm, người ta phải chuẩn hóa thực phẩm với cùng một số lượng chất bột đường là 50g như nhau và so mức độ tăng đường huyết của thực phẩm đó trong 2 giờ với đường glucose hay bánh mì trắng làm chuẩn với giá trị là 100, gọi là chỉ số đường huyết GI (Glycemic Index). Các loại thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh sẽ có GI từ 70 trở lên. Mức GI trung bình từ 56-69 và GI thấp dưới 55 là những loại thực phẩm làm tăng đường huyết chậm.  Thực phẩm có GI thấp sẽ cung cấp glucose chậm và đều đặn vào máu, giúp duy trì lượng đường huyết ổn định, từ đó hạn chế các biến chứng cho người bệnh tiểu đường (đái tháo đường), là những lựa chọn tối ưu cho người bệnh.

Một số thực phẩm có chỉ số GI thấp

Thực phẩm

GI

Thực phẩm

GI

Thực phẩm

GI

Nhóm bột đường

Nhóm sữa

Nhóm trái cây

Ðậu xanh

30

Diabetcare

31.5

Bưởi

22

Bún

35

Yaourt

35

Ðào

36

Khoai lang trắng

45

Nhóm rau củ

Táo

39

Ngũ cốc nguyên cám

51

Rau cải, cà chua, cà tím

10

Cam trái

43

Cà rốt tươi

35

Nho tươi chua

43

Trái lê tươi

53

Xoài

55

Ðường trong trái cây (fructose)

20

Chế độ dinh dưỡng cân bằng hợp lý mỗi ngày là điều kiện tối cần thiết để kiểm soát đường huyết, từ đó có thể ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ biến chứng ở người bệnh tiểu đường.

BS Đỗ Thị Nga

11 Loại Thực Phẩm Cần Tránh Khi Muốn Giảm Cân

Thực phẩm có thể ảnh hưởng lớn đến việc tăng hoặc giảm cân của bạn.

Một số loại thực phẩm như sữa chua béo, dầu dừa và trứng, có thể giúp bạn giảm cân (1, 2, 3).

Một số loại thực phẩm khác, đặc biệt là các thực phẩm đã qua chế biến và tinh chế, có thể làm cho bạn tăng cân.

1. Khoai tây chiên và snack khoai tây

Không giống như khoai tây nguyên củ, ăn khoai tây chiên và snack khoai tây vừa không no vừa có hại cho sức khỏe. Chúng chứa quá nhiều calo, và một khi đã ăn thì bạn khó mà dừng lại.

Trong các nghiên cứu quan sát, việc tiêu thụ khoai tây chiên, snack khoai tây và tăng cân có liên hệ với nhau (4, 5).

Một nghiên cứu thậm chí còn cho thấy rằng khoai tây chiên có thể gây tăng cân nhiều hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác (5).

Hơn nữa, khoai tây nướng hoặc khoai tây chiên có thể chứa nhiều chất gây ung thư được gọi là acrylamide. Vì vậy, tốt nhất bạn nên ăn khoai tây luộc nguyên củ (6, 7).

Kết luận: Khoai tây chiên và khoai tây lát không tốt cho sức khỏe và dễ gây tăng cân. Trái lại, khoai tây luộc nguyên củ rất tốt cho sức khỏe và giúp bạn thấy no.

2. Thức uống có đường

Mặc dù thức uống có đường có rất nhiều calo, nhưng não của bạn không coi chúng như thức ăn dạng rắn (12).

Calo của nước đường không làm cho bạn thấy no, cho nên bạn sẽ khó mà cân bằng được lượng calo của lượng thực phẩm ăn vào. Thay vào đó, lượng calo này sẽ được cộng dồn vào sau khi đã có đủ calo cần thiết.

Nếu bạn thực sự muốn giảm cân, hãy cân nhắc việc bỏ hẳn đồ uống có đường.

Kết luận: Đồ uống có đường có thể ảnh hưởng xấu tới cân nặng và sức khoẻ của bạn nói chung. Nếu bạn đặt mục tiêu là giảm cân, thì việc cai soda và các loại thức uống tương tự sẽ có tác dụng lớn.

3. Bánh mì trắng

Bánh mì trắng được làm từ bột mì tinh luyện và thường chứa nhiều đường phụ gia.

Nó không chỉ có chỉ số đường huyết (glycemic index) cao mà còn làm tăng đường huyết của bạn (13).

Một nghiên cứu được tiến hành trên 9.267 người tìm ra rằng ăn hai lát bánh mì trắng mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ tăng cân và béo phì lên tới 40% (14).

May thay, bạn có thể thay bánh mì trắng bằng bánh mì lúa mạch truyền thống. Chẳng hạn như bánh mì Ezekiel, có lẽ đây là loại bánh mì lành mạnh nhất trên thị trường.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bánh mỳ lúa mạch cũng chứa gluten. Bạn cũng có thể chọn những loại bánh mì khác gồm bánh mì oopsie, bánh mì ngô và bánh mì bột hạnh nhân.

Kết luận: Bánh mì trắng được làm từ bột mịn, có thể tăng mức đường trong máu và dẫn đên việc ăn quá lượng cần thiết. Tuy nhiên, có rất nhiều loại bánh mì khác mà bạn có thể lựa chọn cho bữa ăn của mình.

4. Thanh kẹo

Thanh kẹo có hàm lượng calo cao và hàm lượng dinh dưỡng thấp.  Một thanh kẹo bọc sô-cô-la cỡ vừa có thể chứa khoảng 200-300 calo, và các thanh lớn hơn thì chứa nhiều hơn (15).

Một điều không may là chúng được bày bán ở khắp mọi nơi. Thậm chí, người ta còn đặt chúng trong các cửa hiệu để dụ người tiêu dùng mua chúng.

Nếu bạn đang đói và muốn có một bữa ăn nhẹ, hãy ăn một miếng trái cây hoặc một nhúm quả hạch.

Kết luận: Thanh kẹo bao gồm các thành phần không lành mạnh như đường, bột tinh chế và dầu phụ gia. Chúng có hàm lượng calo cao, nhưng không đủ no.

5. Hầu hết các loại nước ép trái cây

Nước trái cây thường đã qua chế biến và chứa rất nhiều đường.

Thực tế, nước trái cây có hàm lượng đường cao ngang ngửa soda, có khi còn nhiều hơn (16).

Ngoài ra, nước trái cây thường không chứa chất xơ và không cần nhai.

Điều này có nghĩa là uống một ly nước cam sẽ không có tác dụng tạo cảm giác no như khi ăn một quả cam, điều này dẫn đến việc chúng ta tiêu hóa một lượng lớn nước trái cây chỉ trong một khoảng thời gian ngắn (17).

Hãy ngưng uống nước trái cây và bắt đầu ăn trái cây tươi.

Kết luận: Nước trái cây có hàm lượng calo và đường phụ gia cao, nhưng thường không chứa chất xơ. Tốt nhất là bạn nên ăn trái cây tươi.

6. Bánh mì ngọt, bánh quy và bánh ngọt

Chúng cũng có thể chứa chất béo chuyển hóa nhân tạo, rất có hại và là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh (18).

Các loại bánh mì ngọt, bánh quy và bánh ngọt không thực sự làm bạn no nê, và bạn có thể sẽ đói rất nhanh sau khi ăn những thực phẩm nhiều calo, ít dinh dưỡng này.

Nếu bạn đang thèm đồ ngọt, hãy ăn một miếng sô-cô-la đen.

Kết luận: Các loại bánh mì ngọt, bánh quy và bánh ngọt thường chứa nhiều đường, bột tinh chế và đôi khi là chất béo chuyển hóa. Những thức ăn này có hàm lượng calo cao nhưng không làm bạn no.

7. Một số loại thức uống có cồn (đặc biệt là bia)

Thức uống có cồn cung cấp nhiều calo hơn carb và protein, hoặc khoảng 7 calo mỗi gram.

Tuy nhiên, không có bằng chứng cụ thể về khả năng làm tăng cân của thức uống có cồn (19).

Dùng thức uống có cồn ở mức độ vừa phải thì không gây hại và còn giúp bạn ngừatăng cân. Ngược lại, nếu uống quá nhiều lại có thể làm bạn tăng cân (20, 21).

Phân loại các loại thức uống có cồn cũng quan trọng. Bia có thể gây tăng cân, nhưng uống rượu vang với mức độ vừa phải sẽ có lợi cho bạn (19, 22).

Kết luận: Nếu bạn đang cố gắng giảm cân, nên xem xét việc giảm bớt hoặc cai thức uống có cồn. Mọi thứ vẫn ổn nếu bạn chỉ uống một ít rượu.

8. Kem

Sẽ chẳng có gì nếu mỗi lần bạn chỉ ăn một ít kem, nhưng vấn đề là bạn rất dễ bị “cám dỗ” và sau đó ăn thật nhiều kem.

Bạn cũng có thể cân nhắc việc tự làm kem, sử dụng những nguyên liệu vừa ít đường vừa lành mạnh như sữa chua béo và trái cây tươi.

Ngoài ra, mỗi lần ăn, bạn chỉ nên lấy ra một viên kem nhỏ và cất phần kem còn lại đi. Như thế, bạn sẽ không lo việc ăn “lố” quá nhiều kem.

Kết luận: Kem bán sẵn ở cửa hàng thường có hàm lượng đường cao, và kem tự làm là một lựa chọn tốt hơn. Hãy nhớ chú ý đến những viên kem, bởi vì bạn rất dễ ăn lố lượng kem cho phép.

9. Pizza

Chúng rất giàu calo và thường chứa các thành phần không tốt cho sức khỏe như bột tinh chế và thịt đã qua chế biến.

Nếu bạn muốn thưởng thức một miếng pizza, hãy thử làm tại nhà bằng các thành phần lành mạnh hơn. Nước sốt pizza tự làm cũng tốt hơn, vì các loại bán sẵn ở siêu thị có thể chứa nhiều đường.

Một lựa chọn khác là tìm kiếm một nơi bán pizza làm từ nguyên liệu tốt cho sức khỏe.

Kết luận: Bánh pizza bán đại trà thường được làm từ các thành phần đã qua tinh chế và chế biến. Một bánh pizza tự làm với các thành phần lành mạnh hơn là một lựa chọn tốt hơn.

10. Thức uống từ cà phê giàu calo

Những chất này thúc đẩy sự trao đổi chất của bạn và tăng lượng chất béo bị đốt cháy, ít nhất là trong thời gian ngắn (23, 24).

Tuy nhiên, những tác động tiêu cực khi thêm các thành phần không lành mạnh như kem nhân tạo và đường đã lấn át những tác động tích cực này.

Nước uống từ cà phê có hàm lượng calo cao thực sự không tốt hơn gì soda. Chúng chứa một lượng calo rỗng bằng lượng calo của cả một bữa ăn.

Nếu bạn thích cà phê, tốt nhất là bạn nên uống cà phê đen nguyên chất trong lúc cố gắng giảm cân. Bạn có thể thêm một ít kem hoặc sữa. Bạn chỉ cần tránh thêm đường, kem có hàm lượng calo cao và các thành phần không lành mạnh khác.

Kết luận: Cà phê đen nguyên chất có thể rất tốt cho sức khỏe và giúp bạn đốt cháy chất béo. Tuy nhiên, thức uống từ cà phê giàu calo có chứa thành phần nhân tạo rất không lành mạnh và dễ làm bạn tăng cân.

11. Thực phẩm chứa nhiều đường phụ gia

Đường phụ gia có lẽ là điều tệ hại nhất trong chế độ ăn kiêng hiện nay. Dư đường là nguyên nhân của một trong số những căn bệnh nghiêm trọng nhất trên thế giới hiện nay (25, 26, 27).

Thực phẩm có hàm lượng đường phụ gia cao thường cung cấp lượng lớn calo rỗng, nhưng không làm bạn no.

Ví dụ, một số loại thực phẩm có thể chứa hàm lượng cao đường phụ gia là: ngũ cốc ăn sáng có đường, thanh granola và sữa chua ít béo.

Bạn nên đặc biệt cẩn trọng khi lựa chọn các loại thực phẩm “ít chất béo” hoặc “không béo”, vì các nhà sản xuất thường bổ sung nhiều đường để bù cho hương vị bị mất khi chất béo được tách ra.

Đây là 15 loại đồ ăn vặt được xem là thực phẩm tốt sức khỏe.

Kết luận: Đường phụ gia là một trong những thành phần không lành mạnh nhất trong chế độ ăn kiêng hiện đại. Nhiều sản phẩm, chẳng hạn như thực phẩm ít chất béo và không có chất béo, có vẻ lành mạnh nhưng thực ra chứa rất nhiều đường.

Thông điệp cần lưu ý

Các loại thức ăn vặt đã qua chế biến không tốt cho quá trình giảm cân. Những thực phẩm này thường chứa đường phụ gia, lúa mì tinh chế và/hoặc chất béo phụ gia.

Nếu bạn không rõ loại thức ăn nào đó có lành mạnh hay không, hãy đọc nhãn của nó. Tuy nhiên, hãy chú ý đến các tên khác nhau của đường và những tuyên bố gây hiểu nhầm về tình trạng bệnh lý.

Ngoài ra, hãy nhớ xem xét kích cỡ mỗi khẩu phần. Một số thực phẩm lành mạnh, như các loại hạt, trái cây khô và phô mai, có lượng calo cao, và bạn rất dễ ăn các loại thực phẩm này quá mức cần thiết.

Bạn đang xem bài viết 15 Loại Thực Phẩm Nên Dùng Khi Bị Ốm trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!