Xem Nhiều 3/2023 #️ 10 Tác Dụng Của Trà Hoa Ngũ Cốc Làm Chị Em Phụ Nữ Lao Xao # Top 9 Trend | Drosetourmanila.com

Xem Nhiều 3/2023 # 10 Tác Dụng Của Trà Hoa Ngũ Cốc Làm Chị Em Phụ Nữ Lao Xao # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 10 Tác Dụng Của Trà Hoa Ngũ Cốc Làm Chị Em Phụ Nữ Lao Xao mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trà hoa ngũ cốc là sự kết hợp của các loại ngũ cốc và hoa. Tác dụng của trà hoa ngũ cốc giúp chị em có một vóc dáng cân đối và làn da mịn màng tươi trẻ. 

TRÀ HOA NGŨ CỐC – 10 TÁC DỤNG CỦA TRÀ HOA NGŨ CỐC 

(Lưu ý: Lộc Tân Cương KHÔNG BÁN sản phẩm này)

1. Trà hoa ngũ cốc là gì?

      Trà hoa ngũ cốc là loại thực phẩm được tạo ra bởi sự kết hợp giữa các hạt ngũ cốc và trà hoa hay trà thảo mộc để tạo ra thức uống thơm ngon bổ dưỡng.

      Đây là loại trà được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là chị em phụ nữ. Bởi sự kết hợp của các nguyên liệu này mang lại một loại trà thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe và mang lại một làn da tươi trẻ.

Trà hoa ngũ cốc tốt cho sức khỏe

Trà hoa ngũ cốc gồm những gì?

– Các loại ngũ cốc: gạo lứt, đậu đen (đỗ đen) xanh lòng, đậu xanh, đậu đỏ, mè đen, thảo quyết minh,…

– Các loại trà hoa, thảo mộc: hoa cúc, hoa hòe, hoa lài ̣(hoa nhài), hoa đậu biếc, hoa hồng, táo đỏ, lá sen, lá dứa, cỏ ngọt,…

Các loại trà hoa, thảo mộc

2. Tác dụng của trà hoa ngũ cốc

      Trong từng loại ngũ cốc và từng loại hoa đều có những thành phần dược tính tốt cho sức khỏe con người. Vậy khi kết hợp lại trà hoa ngũ cốc có tác dụng gì?

Các công dụng của trà hoa ngũ cốc:

1. Detox cở thể, giúp giảm cân hiệu quả

2. Thanh nhiệt, thải độc

3. Giúp dưỡng nhan, đẹp da

4. Giúp an thần cho giấc ngủ ngon

5. Giảm lượng mỡ trong máu, giúp tuần hoàn máu

6. Lợi sữa cho phụ nữ sau sinh

7. Ngăn ngừa ung thư

8. Giúp xương khớp chắc khỏe

9. Ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa

10. Giảm stress, tăng tinh thần

3. Cách làm trà hoa ngũ cốc

      Cách làm trà hoa ngũ cốc tại nhà rất đơn giản, đơn thuần chỉ việc kết hợp các loại ngũ cốc và các loại trà hoa lại với nhau. Lộc Tân Cương khuyến khích bạn chỉ nên kết hợp nhiều nhất 5 thành phần thôi, tránh dùng quá nhiều dẫn đến các thành phần kỵ nhau và không đem lại hiệu quả.

      Bạn cũng có thể mua trà hoa ngũ cốc bên ngoài đã được làm sẵn, tuy nhiên trà hoa ngũ cốc tự làm sẽ đảm bảo sạch sẽ hơn, an toàn hơn và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều.

Cách làm trà hoa ngũ cốc tại nhà đơn giản

Nguyên liệu

Gạo lứt

Hạt cỏ cà ri

Gừng

Lá bồ công anh

Hoa cúc

Cách thực hiện

1. Cho hỗn hợp vào nồi và đổ nước ngập mặt hỗn hợp

2. Khuấy đều cho bụi tan ra và chắt bỏ nước này nhằm tráng sạch trà ngũ cốc

3. Đổ tiếp nước vào nồi và đun sôi

4. Khi nước sôi, vặn lửa nhỏ và tiếp tục nấu thêm 15 – 20 phút nữa thì tắt bếp

5. Chắt lấy nước và để nguội

6. Thưởng thức trà ngũ cốc chính tay bạn làm ra.

THÔNG TIN TƯ VẤN

CỬA HÀNG ○ 189 Giáp Nhất, Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội ○ 589 Hoàng Văn Thụ, F.4, Q.Tân Bình, TP.HCM ○ 52A Thanh Đa, F.27, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

ĐIỆN THOẠI ○ Tại Hà Nội: (024).7301.4747 ○ Tại TPHCM: (028).7300.4747 ○ Hotline / Zalo: 0933.862.589

ĐỂ LẠI Ý KIẾN CỦA BẠN TẠI ĐÂY

Cách Làm Trà Hoa Ngũ Cốc Trị 10 Nỗi Lo Của Phụ Nữ

Cách làm trà hoa ngũ cốc siêu tiết kiệm chỉ với 5 thành phần dễ tìm.

Chất lượng tốt hơn mua ở trên mạng.

Giúp trị 10 vấn đề sức khoẻ mà chị em hay gặp phải.

TRÀ HOA NGŨ CỐC LÀ GÌ?

Trà hoa ngũ cốc là loại trà kết hợp giữa hạt ngũ cốc và các loại hoa thảo mộc. Cách kết hợp này giúp chúng ta có được một loại thức uống vừa thơm ngon lại vừa có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ.

Nếu bạn thích uống loại trà này thì có thể mua ở trên mạng. Hoặc tốt hơn là tự làm tại nhà. Vì thứ nhất là chắc chắn sẽ tiết kiệm hơn mua ngoài. Thứ hai là sạch sẽ hơn vì chính tự tay bạn làm. Và cuối cùng là chất lượng tốt hơn vì tỷ lệ thành phần sẽ do chính bạn quyết định.

Danh Trà sẽ cho bạn một công thức trà hoa ngũ cốc hoàn toàn đơn giản và có tác dụng tốt thật sự. Những tác dụng này đã được những nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả. Chứ không đơn giản là trộn ngẫu nhiên vài ba loại hạt và hoa lại với nhau là có trà.

Công thức này chỉ có duỵ nhất 5 thành phần thôi. Bạn không cần phải trộn thật nhiều thành phần lại mới có hiệu quả. Đôi khi quá nhiều thành phần có thể dẫn đến tình trạng thành phần ‘đấu đá’. Vừa không có tác dụng gì vừa rước thêm bệnh.

Lưu ý: trà hoa ngũ cốc không phải là thuốc và không có tác dụng chữa bệnh. Việc uống trà hoa ngũ cốc chỉ nên được xem là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Cách làm trà hoa ngũ cốc bên dưới chỉ với mục đích chia sẻ công thức một loại thức uống tốt cho sức khoẻ.

TÁC DỤNG CỦA TRÀ HOA NGŨ CỐC

Trà hoa ngũ cốc làm theo công thức nêu ở bên dưới sẽ có 10 công dụng dành riêng cho phụ nữ như sau:

Detox tẩy độc

Giảm cân

Dưỡng nhan đẹp da

Lợi sữa

Giúp xương chắc khoẻ

Tốt cho tim mạch

Giúp ngủ ngon

Giảm lo âu

Giảm hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Ngừa ung

CÁCH LÀM TRÀ HOA NGŨ CỐC

Công thức làm trà hoa ngũ cốc cũng rất đơn giản, chỉ với 5 thành phần sau:

Gạo lức

Hạt cỏ cà ri (fenugreek)

Gừng

Lá bồ công anh

Hoa cúc

Cách làm trà hoa ngũ cốc: trộn 60% gạo lức với 10% mỗi loại hạt cỏ cà ri, gừng, lá bồ công anh và hoa cúc.

Cách pha trà hoa ngũ cốc:

Cho một nắm hỗn hợp trà hoa ngũ cốc vào một chiếc nồi nhỏ.

Cho một ít nước vào nồi và khoắng nhẹ tay để bụi bẩn tan vào nước. Lọc bỏ nước này đi để rửa trà.

Cho nước gần đầy nồi, đậy nắp và đun trên bếp với lửa lớn.

Khi nước sôi thì để lửa nhỏ và hầm như vậy trong vòng 15 phút.

Tắt bếp để hỗn hợp nguội bớt rồi dùng vợt để lọc lấy nước và đổ bã đi.

Thưởng thức thành quả của bạn!

Chỉ đơn giản vậy thôi. Hạt thì có gạo lức và cỏ cà ri. Thảo mộc thì có gừng và bồ công anh. Còn hoa thì có hoa cúc.

Có thể bạn sẽ thắc mắc là tại sao không có hạt đậu như đậu xanh hay đậu đen như các loại trà hoa ngũ cốc bạn trên mạng. Lý do là các loại đậu này về cơ bản là có tác dụng tương đương nhau. Dùng 2-3 loại đậu cùng lúc chủ yếu để nhiều thành phần mà thôi. Ngoài ra thì tác dụng của những loại đậu này đã được thay thế bởi cỏ cà ri. Nếu thích thì bạn có hoàn toàn thêm đậu vào nếu muốn.

THÀNH PHẦN TRÀ HOA NGŨ CỐC

Cỏ cà ri

Hạt cỏ cà ri hay fenugreek là một dạng hạt cùng họ hàng với hạt đậu nành. Loại hạt này thường được nghiền thành bột. Sau đó trộn với các loại gia vị khác để làm thành bột cà ri. Chính vì vậy nên ở Việt Nam hay gọi loại cây này là cỏ cà ri.

Có thể rất nhiều người chưa từng nghe đến hạt cỏ cà ri bao giờ. Tuy nhiên, rất nhiều bà mẹ cho con bú biết đến loại hạt này. Lý do là loại hạt này nổi tiếng nhờ vào khả năng lợi sữa.

Hạt cỏ cà ri được tin là có khả năng kích thích hình thành dopamine và hormone sinh dục nữ. Qua đó làm tăng lượng sữa mẹ được sản sinh ra. Mẹ có nhiều sữa thì con lại càng lớn nhanh và khoẻ mạnh vì không có nguồn sữa nào có thể thay thế sữa mẹ.

Tác dụng của cỏ cà ri:

Lợi sữa: trong nghiên cứu với sự tham gia của 50 phụ nữ Thái vào năm 2018, nhóm được cho uống thuốc (có chiết xuất cỏ cà ri, gừng và nghệ) tăng lượng sữa lên 49% sau 2 tuần uống thuốc. Và 103% sau 4 tuần.

Giảm cân: cỏ cà ri có khả năng làm giảm cảm giác ngon miệng. Qua đó khiến bạn ăn ít hơn và giảm cân hiệu quả hơn.

Giảm đau bụng kinh: trong một nghiên cứu với sự tham gia của 101 nữ sinh. Thì nhóm được cho uống thuốc có chứa bột cỏ cà ri có mức độ đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt thấp hơn nhiều so với nhóm được cho uống cỏ cà ri.

Gừng

Gừng là loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực của Việt Nam. Và bạn cũng nên biết rằng đây cũng chính là một vị thuốc có trong Đông Y với rất nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Gừng không chỉ dùng để nấu ăn mà còn có thể pha với nước để làm món trà gừng thơm ngon.

Khi sử dụng gừng trong trà hoa ngũ cốc, bạn có thể mong đợi những tác dụng sau:

Giảm đau bụng kinh: một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy gừng giúp làm giảm mức độ và thời gian đau bụng kinh ở phụ nữ. Thậm chí gừng còn được xem là có tác dụng tương đương với mefenamic acid. Một thành phần phổ biến trong thuốc giảm đau.

Giảm cân: gừng có khả năng kích thích hiệu ứng sinh nhiệt ở cơ thể (thermogenesis) và giảm cảm giác thèm ăn. Qua đó hỗ trợ hiệu quả giảm cân.

Ngoài những khả năng giúp ích riêng cho phái đẹp kể trên. Thì gừng còn có những tác dụng giảm cho những vấn đề như chóng mặt buồn nôn, giảm đau cơ, viêm khớp, đầy bụng khó tiêu và tốt cho tim mạch. Đồng thời có thể có tiềm năng giúp ngừa ung thư buồng trứng (chưa thử nghiệm trực tiếp ở người).

Bồ công anh

Bồ công anh có thể nói là một trong những loại thảo mộc tốt nhất nếu bạn muốn sử dụng thảo mộc để làm đẹp. Uống trà bồ công anh hàng ngày sẽ giúp bạn detox thải độc, giảm cân và trị mụn.

Bạn có thể mua bồ công anh hiệu thuốc bắc hay cửa hàng thảo mộc. Bộ phận hay được sử dụng làm thuốc lá lá và rễ. Theo Đông Y thì cả 2 bộ phận này đều tốt. Thế nhưng nếu kiếm mua được lá là tốt nhất. Vì nhiều nghiên cứu hiện đại cũng sử dụng lá bồ công anh.

Tác dụng của bồ công anh:

Đẹp da dưỡng nhan: một nghiên cứu cho thấy uống trà bồ công anh có thể làm tăng lượng glutathione trong cơ thể. Glutathione được tin là có khả năng làm trắng da và trị mụn rất hiệu quả. Thế nên nhiều người đã tim mua uống hoặc chích loại thuốc có chứa thành phần này để làm đẹp. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy việc uống hay chích glutathione mang lại hiệu quả. Thế nhưng bạn cần biết là cơ thể chúng ta có thể tự sản xuất được thành phần này một cách tự nhiên. Để kích thích glutathione hình thành nhiều hơn thì bạn có thể uống trà bồ công anh

Detox thải độc: detox về cơ bản là việc giúp cho những cơ quan đảm nhiệm vụ ‘thải độc’ hiệu quả hơn. Như gan chẳng hạn. Đây là một trong những cơ quan chính giúp đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Và bồ công anh đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là có tác dụng hỗ trợ gan hoạt động hiệu quả.

Giảm cân: bồ công anh là một dạng thuốc giúp lợi tiểu. Việc này không chi giúp chúng ta đào thải chất độc hiệu quả hơn. Mà còn loại bỏ bớt lượng nước thừa có trong cơ thể. Giúp giảm cân nặng cũng như tạo cảm giác người đỡ ‘phình to’ do nhiều nước.

Ngoài những tác dụng làm đẹp trên thì bồ công anh đã có thấy tiềm năng trong việc góp phần giảm triệu chứng của tiểu đường và ung thư tuyến tuỵ.

Hoa cúc

Hoa cúc có thể được xem là loại thảo mộc quen thuộc nhất trên thế giới. Vì rất nhiều quốc gia từ Á sang Âu đều sử dụng hoa cúc để làm thuốc hoặc làm trà. Uống trà hoa cúc được xem là một thói quen tốt để có được một giấc ngủ ngon.

Cách làm trà hoa ngũ cốc này của chúng ta cần có hoa cúc vì hoa cúc hiệu quả trong việc an thần. Đôi khi bệnh không vì tác động bên ngoài, mà là do tâm sinh ra. Thoải mái về đầu óc không chỉ giúp chúng ta vui hơn mà nhiều loại bệnh cũng tự hết.

Tác dụng của hoa cúc:

Ngủ ngon: đây chính là khả năng nổi tiếng nhất của hoa cúc. Nghiên cứu trên 77 người lớn tuổi ở viện dưỡng lão cho thấy chiết xuất hoa cúc có giúp làm tăng chất lượng của giấc ngủ. Một nghiên cứu khác trên phụ nữ sau sinh cho thấy trà hoa cúc không chỉ giúp họ ngủ ngon hơn. Mà còn làm giảm lo âu và trầm cảm.

Giảm lo âu: phụ nữ thường có nguy cơ mắc mắc rối loạn lo âu lan toả (GAD) gấp 2 lần so với nam giới. Đây là tên của một loại lo âu quá mức và dai dẳng về những thứ khác nhau trong cuộc sống. May mắn là một nghiên cứu đã chứng minh cho thấy việc uống trà hoa cúc thường xuyên có tác động rất tích cực lên chứng rối loạn này.

Giảm hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): PMS là triệu chứng khó chịu về thể chất lẫn tinh thần. Triệu chứng này thường xảy ra khoảng 1-2 tuần trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Để giảm các triệu chứng của PMS thì bạn có thể dùng hoa cúc. Vì đã có khá nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của hoa lên PMS.

Bên cạnh tác dụng dành riêng cho phụ nữ kể trên. Thì hoa cúc còn có tác dụng tốt khác lên sức khoẻ chung như ngừa chứng loãng xương, giảm đường huyết và trị cảm cúm.

Thành Phần Và Công Dụng Của Trà Hoa Ngũ Cốc? Giá Trà Bao Nhiêu 1Kg?

Thành phần của trà hoa ngũ cốc

Trà hoa ngũ cốc là gì? Trà có tác dụng gì mà lại được tin dùng đến vậy? Tất cả các tác dụng của trà với sức khỏe đều phụ thuộc vào thành phần của trà. Trà hoa ngũ cốc là sự kết hợp của các loại thảo mộc và hạt ngũ cốc:

Thảo mộc: Hoa hòe, Cỏ ngọt, Hoa nhài và Lá sen.

Hạt ngũ cốc: Thảo quyết mình, Đậu đen xanh lòng và Gạo lứt đỏ huyết hồng.

Đây là 7 nguyên liệu chính của trà hoa ngũ cốc. Ngoài ra công thức của trà có thể thay đổi và bổ sung thêm nhiều thành phần khác nhau.

Hoa hòe

Hoa hòe là thảo dược Đông Y được đánh giá cao trong hỗ trợ điều trị tăng huyết áp. Hoa hòe thường được sấy khô để làm trà hoặc làm thuốc.

Hoa hòe được dùng để điều trị sau tai biến mạch máu não, bệnh chảy máu cam, rong kinh, ho ra máu hay đại tiện ra máu…

Cỏ ngọt

Cỏ ngọt là chất tạo ngọt đang dần được thay thế cho đường saccaroza trong các loại trà thảo mộc. Vị ngọt của cỏ ngọt hoàn toàn tự nhiên, khi hấp thụ vào cơ thể không sản sinh chất nguy hại nên được khuyên dùng cho người béo phì và người bị tiểu đường.

Cỏ ngọt là thành phần quan trọng tạo nên vị ngọt chính cho Trà hoa ngũ cốc. Công dụng của cỏ ngọt phổ biến như: phòng ngừa các bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị rối loạn đông máu, huyết áp cao, viêm lợi gây chảy máu chân răng…

Hoa nhài

Hoa nhài hay còn có tên gọi khác là hoa lài, không chỉ đẹp thơm mà còn rất tốt cho sức khỏe. Hoa nhài sấy khô thường dùng làm trà hoặc nấu chè để gợi vị.

Hoa nhài có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm lo âu, giảm cholesterol, phòng ngừa tai biến mạch máu não, thúc đẩy quá trình lưu thông máu…

Lá sen

Lá sen không chỉ dùng để gói xôi, trang trí còn là dược liệu tự nhiên rất quý cho sức khỏe. Lá sen phơi khô có thể dùng pha trà mộc sắc hoặc kết hợp với các thảo dược khác để tạo nên trà thảo

mộc thơm ngon, tốt cho sức khỏe.

Các công dụng của lá sen kể đến như: an thần, giảm béo, giúp ngủ ngon giấc. Dùng trà lá sen khô hàng ngày giúp giảm mỡ trong máu và mang lại cơ thể khỏe mạnh.

Thảo quyết minh

Thảo quyết minh hay hạt muồng muồng là vị thuốc nam nổi tiếng có tính bình, vị mặn. Thảo quyết minh có công dụng chữa mất ngủ, huyết áp cao và hắc lào.

Ngoài ra thảo dược này xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị đau nửa đầu, mỡ máu cao, điều trị đau mắt mắt đỏ hay táo bón mãn tính…

Đậu đen xanh lòng

Đậu đen xanh lòng là ngũ cốc vô cùng bổ dưỡng, chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể như vitamin nhóm B, canxi, sắt, magie…

Không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, đậu đen xanh lòng còn giúp thanh nhiệt, làm chậm quá trình lão hóa, phòng bệnh tiểu đường, bệnh gout, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và cải thiện hệ tiêu hóa.

Gạo lứt

Nàm trong top 10 ngũ cốc bổ dưỡng, gạo lứt đã quá quen thuộc với những người đang chay, ăn kiêng. Gạo lứt giúp giảm nguy cơ hình thành các khối u ung thư nhờ hoạt chất selenium. Bên cạnh đó gạo lứt còn cung cấp hàm lượng chất xơ dồi dào cho cơ thể.

Tuy nhiên cần lưu ý chỉ nên sử dụng gạo lứt 2-3 lần mỗi tuần.

Công dụng của trà hoa ngũ cốc

Trong thành phần của trà hoa ngũ cốc có những thành phần là thảo dược nổi tiếng trong Đông Y như hoa nhài, thảo quyết minh. Cũng có những thành phần nằm trong danh sách những loại hạt ngũ cốc nổi tiếng như đậu đỏ, đậu đen xanh lòng hay gạo lứt. Vì vậy không bất ngờ khi Trà hoa ngũ cốc đem lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Những công dụng nổi bật nhất của Trà hoa ngũ cốc:

Giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, hỗ trợ đào thải các độc tố có trong cơ thể.

Cung cấp hàm lượng khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe từ hạt ngũ cốc.

Tốt cho tâm trạng, giúp ngủ ngon, an thần.

Giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm lượng mỡ xấu trong máu.

Mang lại hệ tim mạch khỏe mạnh.

Hỗ trợ giảm cân an toàn, kiểm soát cân nặng tốt hơn, chống táo bón.

Tốt cho bệnh nhân tiểu đường, ổn định đường huyết.

Phòng ngừa sự xâm nhập và phát triển của các tế bào ung thư.

Giảm đau nhức xương khớp đặc biệt ở tuổi già.

Tốt cho dạ dày.

Kích thích tuyến sữa, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh.

Trên thực tế trà hoa ngũ cốc không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Nhưng trà có tốt cho người bệnh và khả năng phòng bệnh hiệu quả.

Trà hoa ngũ cốc thanh nhiệt cơ thể như thế nào?

Môi trường, thức ăn cay nóng, chức năng gan bị suy giảm là 3 trong rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nóng trong, mề đay, dị ứng và mụn nhọt… Để hỗ trợ chức năng gan, giúp thanh nhiệt giải độc, đừng quên sử dụng Trà hoa ngũ cốc mỗi ngày.

Với thành phần 100% từ thiên nhiên gồm những thảo dược nổi tiếng với tính năng thanh nhiệt giải độc. Thanh lọc cơ thể từ những sản phẩm thiên nhiên giúp cơ thể luôn khỏe khoắn, đào thảo độc tố, giảm tải áp lực làm việc cho gan.

Giảm cân nhờ Trà hoa ngũ cốc

Để giảm cân hiệu quả, ngoài việc sử dụng Trà hoa ngũ cốc cần kết hợp ăn uống lành mạnh và tập luyện khoa học. Không chỉ giúp giảm cân mà còn mang lại cơ thể khỏe mạnh.

Trà hoa ngũ cốc chữa mất ngủ 

Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ… khiến cho cơ thể luôn bị mệt mỏi. Cơ thể bị trì trệ do các cơ quan không được nghỉ ngơi để phục hồi. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả làm việc.

Người bị mất ngủ không nên lạm dụng thuốc ngủ. Thuốc ngủ có những thành phần gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho hệ thần kinh. Vì vậy hãy ưu tiên sử dụng các thảo dược từ tự nhiên, an toàn, lành tính không để lại tác dụng phụ cho cơ thể.

Thành phần của Trà hoa ngũ cốc có thảo quyết minh, lá sen và hoa nhài hỗ trợ điều trị mất ngủ rất hiệu quả. Đây đều là những vị thuốc Đông Y được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị mất ngủ.  Giúp mang lại giấc ngủ ngon, tỉnh thần sảng khoái. Tình trạng mất ngủ sẽ được cải thiện rõ rệt.

Người bị tiểu đường sử dụng được Trà hoa ngũ cốc không?

Trà hoa ngũ cốc có vị ngọt thanh rất dễ uống, vì vậy người bị tiểu đường khá e dè. Tuy nhiên đây không phải là nỗi lo vì người bị tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng Trà hoa ngũ cốc mỗi ngày. Không cần lo lắng đường huyết tăng. Vị ngọt trong Trà hoa ngũ cốc được tạo nên từ cỏ ngọt. Cỏ ngọt có khả năng tạo ngọt gấp 300 lần đường mía nhưng không lên men, không phân hủy nên an toàn với sức khỏe.

Kết hợp với lá sen, gạo lứt, đậu đen xanh lòng giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Chính vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng Trà hoa ngũ cốc.

Cách dùng trà hoa ngũ cốc

Trà hoa ngũ cốc không chỉ ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Người có bệnh giúp hỗ trợ điều trị, người khỏe mạnh sẽ giúp tăng sức khỏe và cải thiện tâm trạng.

Như đã nói ở trên, công dụng của Trà hoa ngũ cốc là không thể bàn cãi. Trà hoa ngũ cốc có thể sắc nước uống hằng ngày thay cho nước lọc tự nhiên mà không gây ra các tác dụng phụ.

Cách pha trà hoa ngũ cốc tương tự như các loại trà khác:

Bước 1: Tráng qua ấm bằng nước sôi để làm nóng ấm và khử trùng.

Bước 2. Cho 2,3 thìa nhỏ trà vào ấm. Tùy vào sở thích uống đặc hay loãng để điều chỉnh lượng trà phù hợp. Sau đó tráng qua trà bằng nước sôi một lượt để loại bỏ bụi trà.

Bước 3. Cho nước sôi vào ấm và hãm từ 10-15 phút là có thể sử dụng được.

Trà hoa ngũ cốc có thể uống nóng hoặc để nguội đều rất ngon. Nhưng để trà chuẩn vị nhất cần lưu ý:

Ấm pha trà phải là ấm thủy tinh hoặc ấm sứ. Không sử dụng ấm nhựa hoặc các loại ấm hợp kim. Vì khi gặp nước sôi chúng có thể biến chất, tạo mùi khó chịu và sản sinh ra các chất có hại cho cơ thể.

Trà phải là trà ngon, các thành phần cân bằng, còn nguyên vẹn không bị dập nát.

Bước tráng trà nhất định phải thực hiện thì nước trà sau mới ngon và trong.

Thông thường một bình trà nhỏ có thể thay 3,4 lần nước là phải pha ấm mới. Nếu pha lại quá nhiều lần nước trà sẽ bị nhạt, hương cũng không còn. Uống sẽ không cảm nhận thấy vị ngon nữa.

Mua trà hoa ngũ cốc ở đâu uy tín?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở, nhà kinh doanh bán trà hoa ngũ cốc. Thậm chí trên các sàn thương mại điện tử hay trên các web online cũng rất dễ tìm để mua. Tuy nhiên để tìm mua được sản phẩm chất lượng mới là khó.

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, nếu như không thể để tận nơi để xem thì bạn nên chọn các nhà bán hàng cho kiểm tra trước khi nhận hàng. Bên cạnh đó cũng chú ý đến các đánh giá và phản hồi của khách hàng đã mua trước đây để tham khảo.

Đây là công ty chuyên cung cấp các sản phẩm từ thảo dược và trái nhàu khô tự nhiên uy tín trên toàn quốc. Có nhận ship toàn quốc, với chính sách kiểm tra hàng trước khi nhận. Đảm bảo mang đến sự yên tâm cho người dùng.

Trà hoa ngũ cốc có giá bao nhiêu?

Hiện nay trên thị trường giá trà hoa ngũ cốc giao động từ 70k – 300k/ 1kg. Tùy thuộc vào các thành phần nguyên liệu.

Bên cạnh đó nhiều cơ sở sản xuất chịu chi phí nhân công nhà xưởng nên giá thành cũng sẽ cao hơn. Chính vì tìm hiểu và chọn ra nơi cung cấp trà hoa thảo dược với giá thành hợp lý là rất quan trọng.

Ví dụ như: Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Và Thương Mại Eco Health Việt Nam đang cung cấp sản phẩm Trà hoa ngũ cốc Thanh Hương với giá 60.000 đồng/ 1 hộp trà hoa ngũ cốc 330g với đầy đủ 8 thành phần kể trên.

Với mức giá này được xem là hợp lý. Có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, không phải cứ có giá thành đắt là sản phẩm tốt hay giá thấp thì chất lượng không tốt. Nên đặc biệt chú ý khi chọn mua những sản phẩm thảo dược khô này.

Bài viết được lấy từ nguồn : https://congot.org/product/tra-hoa-ngu-coc/

Tác Hại Của Gluten Trong Ngũ Cốc

Ngũ cốc: Liệu chúng có thực sự là thực phẩm lành mạnh không? 

Ngũ cốc và các hạt họ đậu thường chứa một chất gọi là acid phytic với nồng độ rất cao. Acid phytic dễ dàng liên kết với các chất khoáng và hợp chất muối trong quá trình tiêu hóa và sau đó bị loại khỏi cơ thể. Do mức tiêu thụ ngũ cốc cao trong cộng đồng, điều này dẫn đến sự thiếu hụt chất khoáng rộng rãi, bao gồm canxi, sắt, magiê và kẽm. Các hạt họ đậu thường chứa tới 60% tinh bột và chỉ một lượng nhỏ protein không hoàn chỉnh. Chúng còn chứa những chất ức chế hấp thụ protein khiến khả năng tiêu hóa và sử dụng protein trong thực phẩm của cơ thể bị suy giảm. Nếu ai sử dụng chúng làm nguồn calo chính trong thời gian dài, tuyến tụy có thể bị tổn hại.

Ngũ cốc và các hạt họ đậu chứa các chất goitrogen, những chất ức chế hoạt động tuyến giáp, và những “protein ngoại lai” như gluten và gliadin. Những protein này là nguyên nhân cực kỳ phổ biến của các chứng dị ứng và nhạy cảm với nhiều loại thực phẩm, và có thể dẫn tới các rối loạn cả về thể chất, trí não và tinh thần, ngay cả khi những phương pháp sơ chế tốt nhất được áp dụng. Một giả thuyết nữa cho rằng sự thiếu hụt một loại amino acid tối cần thiết tên là L-tryptophan trong ngũ cốc, thứ hiện nay được dùng làm thực phẩm chủ yếu cho gia súc và gia cầm (đấy là chưa kể đến người), có thể giải thích chứng thiếu hụt serotonin, trầm cảm, lo âu và một số rối loạn thần kinh rộng rãi khác trong dân chúng. Nói chúng, việc ăn nhiều carbohydrat (tinh bột) trong thời gian dài, làm cạn kiệt nguồn dự trữ serotonin và các vitamin B của cơ thể. Các vitamin B này cần để chuyển hóa amino acid thành nhiều chất truyền dẫn thần kinh cần thiết trong cơ thể.

Việc sơ chế những thực phẩm này bằng cách ngâm, làm nảy mầm hay lên men có thể hạn chế hoặc loại trừ acid phytic và một số chất phản dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, những thực phẩm này vẫn chứa lượng carbohydrat rất cao. Nhiều ngũ cốc còn chứa một loại protein cực kỳ tai hại hiện đang là nguyên nhân của những vấn đề sức khỏe trầm trọng cho hàng triệu người: gluten.

Ngũ cốc không phải là một loại thực phẩm cần thiết cho con người. Thêm vào đó, chúng còn gây ra quá nhiều vấn đề về sức khỏe do lượng gluten và các chất phản dinh dưỡng chứa bên trong, cùng sự thiếu hụt L-trytophan, nồng độ chất béo omega-6 cao và hàm lượng tinh bột lớn, cũng như các nguy cơ dẫn đến các chứng dị ứng và nhạy cảm thực phẩm thứ cấp. Do vậy, với bất cứ ai muốn có sức khỏe tốt, không có lý do gì để ăn ngũ cốc cả.

Trên thực tế, ăn càng ít ngũ cốc càng tốt. Không ăn chút nào là tốt nhất.

Hội Weston A. Price, mà tôi tự hào là thành viên, giữ ý kiến rằng ngũ cốc không có hại vì nhiều dân tộc theo lối sống nông nghiệp truyền thống có vẻ vẫn ăn được ngũ cốc mà không có tác hại đến sức khỏe chừng nào họ “sơ chế đúng cách” (nghĩa là ngâm, lên men hoặc nảy mầm). Tuy nhiên, những thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng xấu đi trong quỹ gen của loài người (đặc biệt là trong xã hội chúng ta) do chế độ ăn kém trong một hai thế hệ gần đây đã khiến nhiều người hiện nay – đặc biệt là trẻ em – bị nhạy cảm và kém dung nạp hơn nhiều đối với ngũ cốc, các hạt họ đậu, tinh bột, sữa, đường và các sản phẩm công nghiệp chế biến sẵn khác. Hầu hết những thứ đó cũng đều là những thực phẩm chứa hàm lượng carbohydrat rất cao.

Bộ gen của chúng ta đã và đang thay đổi theo chiều hướng xấu với một tốc độ đáng báo động. Sức khỏe dân chúng ở đất nước này đang suy giảm nhanh chóng. Nhiều căn bệnh thoái hóa mà mọi người từng nghĩ là chỉ có ở những người nhiều tuổi bây giờ ảnh hưởng cả lớp trẻ – đôi khi cả trẻ con.

Số tiền tiêu vào việc chữa trị bệnh tật thuộc đủ loại trên đời ở đất nước Hoa Kỳ ngày nay là khó có thể tưởng tượng nổi. Chúng ta dẫn đầu thế giới về số tiền tiêu vào y tế. Đến năm 2016, số tiền dân Mỹ tiêu vào cái gọi là chăm sóc sức khỏe – hiện đã là con số khủng khiếp là hai ngàn tỷ đôla – sẽ tăng gấp đôi thành hơn bốn ngàn tỷ đôla, theo dự đoán của các nhà kinh tế tại Nhóm Thống kê Y tế Quốc gia (National Health Statistics Group). Hiện giờ, trung bình 16% tiền kiếm được của mỗi người dân Mỹ được tiêu vào chăm sóc sức khỏe. Con số này sẽ tăng lên 20% sau 10 năm nữa. Mọi thứ đang đi từ xấu đến càng xấu hơn một cách nhanh chóng. Một thủ phạm có trong hầu hết ngũ cốc có thể đang đóng góp một phần đáng kể nhưng ít được biết đến vào những con số này.

Gluten: Kẻ Sát Nhân Trong Ngũ Cốc

Đối với con người, những sinh vật sống gần như toàn bộ thời gian 2,6 triệu năm qua bằng săn bắt hái lượm, gluten trong thực phẩm là một thứ rất mới và rất khó tiêu hóa. Nói rằng gluten có thể gây tác hại cho sức khỏe của bạn là cách nói rất nhẹ nhàng. Những vấn đề với gluten đang trở thành đại dịch, và mặc dù nhận thức của công chúng về vấn đề này đang tăng lên, có nhiều thứ mà hầu hết mọi người (kể cả những người làm trong ngành y) không hiểu rõ. Sức nặng của các bằng chứng khoa học về các tác hại của gluten là nhiều đến nghẹt thở và chỉ có một phần rất nhỏ trong số đó được trình bày ở đây. Mặc dù vậy, một điều kỳ quặc và không giải thích nổi là những người trong ngành y tế chính thống vẫn bỏ qua hoặc phản bác các tác hại đó bằng đủ mọi cách. Dựa trên những gì được biết từ những nghiên cứu khoa học đáng tin cậy nhiều không đếm xuể, hậu quả của sự nhạy cảm với gluten (dù được chẩn đoán hay không) có thể gây chết người. Và không, tôi không phải nói quá khi tôi tuyên bố như vậy. Những hậu quả này sâu rộng hơn những gì hầu hết mọi người từng nghĩ tới và chúng là rất thật. Gluten có thể làm hại cuộc đời bạn.

Mặc dù nó thường được gắn với bệnh celiac, nhiều người vẫn không hình dung được những tác động sâu sắc của gluten lên sức khỏe hoặc con số khổng lồ những người bị nhạy cảm với gluten ở những dạng không phải là celiac, những dạng này cũng nguy hại không kém bệnh celiac chút nào. Trên thực tế, bệnh celiac chỉ là một dạng của nhạy cảm với gluten. Có thể nói là tất cả các trường hợp bệnh celiac là một dạng của nhạy cảm với gluten, nhưng không phải tất cả các trường hợp nhạy cảm với gluten là bệnh celiac.

Nhân đây nói luôn, bệnh celiac được định nghĩa một cách rất hẹp là “trạng thái mà các lông nhung trong ruột non bị hủy hoại hoàn toàn.” Lông nhung và (siêu lông nhung) có thể được hình dung như những nếp nhăn trên các tấm thảm trải sàn trong nhà bạn, có điều chúng phủ bên trong thành ruột non của bạn. Những “nếp nhăn” này làm tăng diện tích bề mặt ruột non để giúp hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Nếu các lông nhung chỉ bị hủy hoại một phần, đấy không được gọi là bệnh celiac. Bạn chỉ được coi là mắc bệnh celiac khi các lông nhung trên thành ruột bạn đã bị hủy hoại hoàn toàn và thành ruột bạn trở nên phẳng lì và nhẵn thín. Nó cũng giống như nói rằng bạn chỉ được coi là mắc bệnh tim nếu bạn đã bị nhồi máu cơ tim. Tiêu chí chẩn đoán này, cũng như những công cụ hiện có để chẩn đoán, là rất không đạt yêu cầu, nói một cách nhẹ nhàng là như vậy.

Kết quả của bệnh celiac là khả năng kém hấp thụ chất dinh dưỡng trầm trọng và mãn tính, thường dẫn đến các trạng thái bệnh lý và bệnh thoái hóa khác.

Không còn nghi ngờ gì nữa, gluten là thủ phạm ngấm ngầm của những vấn đề sức khỏe mà hàng triệu người đang phải đối mặt hiện nay, cả về thể chất lẫn tinh thần. Mặc dù vậy, trong phần lớn các trường hợp, không ai nghĩ tới nó, kể cả các bác sĩ. Thêm vào đó, sự có mặt của những hợp chất giống morphine (gọi là exorphin) trong ngũ cốc làm ngũ cốc có khả năng gây nghiện và khiến nhiều người khăng khăng chối bỏ sự thật về những tác hại mà gluten có thể gây ra. Sự thiếu hiểu biết về gluten và việc từ chối tìm hiểu xem nó là thế nào là thường gặp ở rất nhiều người, mặc dù chính họ là những người cần biết về gluten. Chính vì lý do này mà tôi đi vào tất cả mọi khía cạnh của vấn đề này ở đây.Bạn thực sự cần biết về nó.

Cho phép tôi được bắt đầu đi sâu vào vấn đề.

Bệnh celiac và sự nhạy cảm với gluten thường được định nghĩa là trạng thái phản ứng miễn dịch quá mức ở một số người đối với protein gluten hấp thụ. Tất cả các trường hợp bệnh celiac là một dạng của nhạy cảm với gluten, nhưng không phải tất cả các trường hợp nhạy cảm với gluten là bệnh celiac. Nó thường được chẩn đoán thông qua sự có mặt của một số đặc điểm về gen. Mặc dù vậy, tổn hại ở ruột non hay các dạng tổn hại khác vẫn có thể xảy ra mà không có những đặc điểm gen này, cũng như sự vắng mặt của những đặc điểm gen này không phải là “bằng chứng” rằng bạn được miễn nhiễm với gluten. Đã có lúc người ta nghĩ vậy, nhưng các nghiên cứu hiện nay đã bác bỏ điều này. Thêm vào đó, mặc dù dạng tổn hại chính của bệnh celiac là ở các lông nhung trên thành ruột non, các dạng tổn hại khác có thể xảy ra ở những nơi khác trong cơ thể và có thể ảnh hưởng đến rất nhiều hệ thống khác, bao gồm cả não bộ.

Các tác động về sức khỏe và sự gia tăng tỷ lệ tử vong do bệnh celiac toàn diện và nhạy cảm với gluten gần như giống hệt nhau. Cả hai đều dẫn đến các căn bệnh tự miễn, gây ra sưng tấy và các hiệu ứng miễn dịch trên khắp cơ thể.

Gluten có thể ảnh hưởng tất cả các cơ quan nội tạng (bao gồm cả não bộ, tim và thận), hệ thống thần kinh, tâm trạng, hoạt động miễn dịch, hệ thống tiêu hóa, và thậm chí cả hệ thống gân xương của bạn – thực sự là khắp cơ thể bạn, từ đỉnh tóc cho đến ngón chân và tất cả mọi thứ ở giữa.

Nói về ảnh hưởng của gluten lên não bộ ở những cá nhân nhạy cảm, gluten có tác dụng làm giảm lưu thông máu đến vùng thùy trán và thùy trước trán. Đây là vùng của não bộ cho phép chúng ta tập trung, điều khiển các trạng thái tinh thần, lập kế hoạch, xem xét hậu quả hành động và chứa trí nhớ ngắn hạn. Cùng với thời gian, điều này có thể tạo ra những tổn thương thực sự trong não, dẫn đến suy giảm trong hoạt động thần kinh. Trong một bài viết trong tạp chí Nhi khoa, các tác giả tuyên bố, “Các tổn thương trong não bộ có thể là kết quả của việc nguồn cung cấp máu bị suy giảm do sưng tấy.” Lưu ý rằng sự suy giảm lưu thông máu đến thùy trán và thùy trước trán này còn gắn với suy giảm về nhận thức và các rối loạn như trầm cảm, lo âu, và rối loạn tăng động kém chú ý (ADHD). Bạn có ai quen biết có vấn đề về nhận thức, tình cảm hay tinh thần không? Thùy trán và thùy trước trán là “trung tâm chỉ huy” của não và về cơ bản là phần của não bộ khiến chúng ta là con người.

Phản ứng sưng tấy gây ra bởi gluten kích hoạt các tế bào tiểu thần kinh đệm gây sưng tấy trong não. Những tế bào này không có cơ chế ức chế gắn liền với chúng và do đó không dễ dàng dừng lại một khi đã được kích hoạt. Có thể mất nhiều tháng để phản ứng sưng tấy trong não từ gluten dịu đi. Về lâu dài, các tổn thương và thoái hóa về thần kinh do điều này gây ra có thể là đáng kể.

Trong các xét nghiệm máu thông thường, nên nghĩ đến nhạy cảm với gluten nếu thấy các tình trạng sau kéo dài: tế bào máu trắng thấp ( dưới 5 Ã – 10E3/μL), thiếu máu nhẹ ( nồng độ sắt dưới 85 μg/dL, ferritin dưới 10 gn/mL ở phụ nữ và 33 ở nam giới và phụ nữ đã mãn kinh và hemoglobin dưới 13,5 μg/dL), nồng độ protein bất thường (dưới 6,9 g/dL hoặc trên 7,4 g/dL), nồng độ triglyceride rất thấp (dưới nhiều so với ngưỡng 75 mg/dL, đặc biệt ở chế độ ăn nhiều carbohydrat) hoặt alkaline phosphatase rất thấp (dưới nhiều so với ngưỡng 70 U.L) , nồng độ urea nitrogen thấp (dưới 13 mg/dL0, nồng độ HDL bất thường (trên 75 mg/dL hoặc dưới 55 mg/dL), nồng độ cholesterol toàn thể quá cao hoặc quá thấp, và nồng độ transaminase hoặc enzyme gan quá cao. Bạn không cần có tất cả hay phần lớn các tiêu chí trên trước khi xem xét việc thử nghiệm nhạy cảm với gluten. Chú ý đến các triệu chứng khác nữa. Lưu ý rằng mặc dù xét nghiệm là tốt, ngay cả những phương pháp xét nghiệm tốt nhất cũng không phải chính xác hoàn toàn.

Mở cửa xả lũ

Gluten có thể được coi là “cánh cửa mở vào sự nhạy cảm thực phẩm”. Người ta đã biết nó làm tăng nồng độ một enzyme trong cơ thể gọi là zonulin. Enzyme này điều khiển mức độ thẩm thấu của thành ruột. Nồng độ zonulin cao gây ra bởi gluten có thể khiến những loại protein chưa tiêu hóa khác lọt qua lớp màng thành ruột mà lẽ ra chúng không lọt qua được, và điều này gây ra các phản ứng miễn dịch đối với nhiều loại thức phẩm khác. Trong một bài viết vào năm 2006 trong tạp chí y học Bệnh Tiểu đường (Diabetes), các tác giả viết, “Gần đây chúng tôi có báo cáo về một loại protein mới, zonulin, có tác dụng điều chỉnh độ thẩm thấu của thành ruột bằng cách tháo rời các mối nối kín giữa các tế bào thành ruột.” Họ viết tiếp, “Protein này, khi không được kiểm soát, có vẻ như đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành các rối loạn tự miễn.” Chính gliadin là thứ khiến nồng độ zonulin vượt ra ngoài sự kiểm soát. Các tác giả của một bài viết khác trong Tạp chí Miễn dịch học (Journal of Immunology) nói, “Gliadin và các peptide của nó tương tác với các biểu mô thành ruột và giải phóng zonulin. Chất này đến lượt nó làm tăng độ thẩm thấu của thành ruột và tạo điều kiện cho gliadin thâm nhập dễ dàng hơn.” Nói một cách dễ hiểu, đây là điều kiện hoàn hảo để sinh ra các rối loạn tự miễn.

Tính tổng số, các rối loạn tự miễn là căn bệnh giết người đứng thứ ba, chỉ sau bệnh tim và ung thư, ở Hoa Kỳ. Lưu ý là gluten không phải lúc nào cũng là nguyên nhân của tất cả các bệnh tự miễn. Những nguyên nhân phổ biến nhất là nhạy cảm với thực phẩm (đặc biệt là gluten), tác động từ môi trường, virus, tiếp xúc quá nhiều với estrogen và ngộ độc kim loại nặng. Mặc dù vậy, ngay cả khi gluten không phải là nguyên nhân chính của một căn bệnh tự miễn, nó luôn có thể bị coi là yếu tố làm tăng nặng. Bạn có thể yên tâm là nó không bao giờ giúp ích cả. Một bài viết trong tạp chí Khoa học Tế bào và Phân tử (Cellular and Molecular Life Sciences) tuyên bố rằng “các rối loạn tự miễn xảy ra phổ biến gấp 10 lần ở những người bị bệnh celiac so với cộng đồng nói chung.” Dĩ nhiên, con số này chưa tính đến những người chỉ mới được coi là nhạy cảm với gluten hay những người chưa bị đến bệnh celiac toàn diện.

Chữa lành hệ thống tiêu hóa bị tàn hại bởi gluten

Ngay cả khi gluten đã bị loại trừ hoàn toàn khỏi chế độ ăn, điều này chưa chắc đã đủ để cho hệ thống tiêu hóa phục hồi trở lại. Thông qua kết quả kiểm tra bằng nội soi, chưa tới một nửa số bệnh nhân celiac phục hồi hoàn toàn sau khi ăn chế độ ăn không có gluten trong 9,7 năm, theo một báo cáo khoa học năm 2010. Một chế độ điều trị có hệ thống nhằm làm giảm mức độ sưng tấy và chủ động chữa lành các tổn thương hiện có phải được tiến hành nhằm đạt kết quả tối ưu. Đây là một quá trình mất ít nhất một năm điều trị tập trung. Tuy vậy, những lợi ích đáng kể thông thường đến sớm hơn nhiều – trên thực tế, một số đến trong vòng vài ngày sau khi loại bỏ hoàn toàn gluten. Việc bổ sung omega-3 (EPA), vitamin D, các chất giúp tăng cường glutathione và một số dược thảo như nghệ có thể giúp làm giảm sưng tấy, trong khi một số dược thảo khác như rễ thục quỳ, vỏ cây du trơn, lá lô hội cùng những chất như L-glutamine và methylsulfonylmethane có thể giúp ích cho việc chữa lành các tổn thương hiện có trong ruột. Những protein giàu proline trong sữa non của bò ăn cỏ (colostrum) có thể có tác dụng rất tốt trong việc phục hồi hệ thống tiêu hóa và miễn dịch về lâu dài. Có hơn 9.000 nghiên cứu cho thấy sữa non của bò ăn cỏ có vai trò quyết định trong việc chữa lành thành ruột. Các nhạy cảm với những thực phẩm khác cũng phải được xem xét tới.

Điều tốt là ở chỗ sự nhạy cảm với các thực phẩm khác thường giảm đi một khi yếu tố gluten (ông tổ của tất cả các nhạy cảm thực phẩm) bị loại trừ và thành ruột được chữa lành. Trong một bài viết trong tạp chí Điểm mục Vị tràng học và Gan học (Nature Reviews Gastroenterology and Hepatology), các tác giả viết, “Phát hiện mới này bác bỏ những lý thuyết truyền thống về sự phát triển của quá trình tự miễn dựa trên sự bắt chước ở mức phân tử hoặc hiệu ứng kẻ đứng gần… và cho thấy rằng quá trình tự miễn có thể bị chặn đứng nếu sự tương tác giữa gen và các yếu tố kích hoạt trong môi trường bị loại trừ bằng cách phục hồi bức tường chắn là thành ruột.” Đây là một tin tuyệt vời. Khả năng phục hồi hoàn toàn là đặc biệt cao một khi gluten đã bị loại bỏ và thành ruột được chữa lành.

Danh sách những chất phản ứng chéo với gluten phổ biến nhất là:

casein (bao gồm protein trong sữa và pho-mát)

yến mạch (bao gồm cả loại được cho là không có gluten)

lúa mạch đen

lúa mạch

lúa mì spenta

kamut (còn được biết đến với các tên lúa mì Ba Lan, lúa mì Ai Cập, lúa mì lạc đà)

men

cafe (xin lỗi!)

sôcôla sữa (đừng đánh tôi!)

Những chất sau tự chúng cũng có thể gây ra các vấn đề nhạy cảm thực phẩm

ngô (một chất gây nhạy cảm thực phẩm rất phổ biến và hầu như luôn luôn là ở dạng biến đổi gen (GMO))

vừng

kiều mạch (lưu ý rằng hầu hết bột kiều mạch và đậu tương, ngoài khả năng tự chúng có thể gây nhạy cảm thực phẩm, còn thường bị nhiễm gluten do quá trình xay xát)

quinoa

cao lương (sorghum)

sắn

hạt rau dền

gạo (vâng, gạo – ngày càng phổ biến)

khoai tây

Bệnh celiac: Phổ biến hơn bao giờ hết?

Một nghiên cứu xuất bản trong tạp chí khoa học Vị tràng học (Gastroenterology) so sánh 10.000 mẫu máu lấy từ 50 năm trước với mẫu máu lấy từ 10.000 người hiện nay và phát hiện ra rằng đã có sự gia tăng 400% trong tỷ lệ người mắc bệnh celiac! Những thay đổi trong các giống lúa mì Mỹ, khiến chúng có hàm lượng gluten cao hơn nhiều, có nhiều khả năng là một phần đáng kể của vấn đề. Sự gia tăng tính mẫn cảm với gluten do nhiều nguyên nhân khác nhau là một phần khác nữa. Những nguyên nhân gây ra sự gia tăng tính mẫn cảm với gluten bao gồm các phương pháp chế biến thức ăn sẵn hiện đại, lưu trữ ngũ cốc trong thời gian dài, các vấn đề về stress thường xuyên và kéo dài dẫn đến suy thoái hệ thống miễn dịch do cortisol tăng cao, thiếu men và acid hydrochloric trong hệ thống tiêu hóa, và các thói quen ăn uống xấu nói chung do nguồn thực phẩm ngày càng nhiều đồ ăn chế biến sẵn và nghèo dinh dưỡng. Theo bài viết đó, 30% – 50% dân chúng mang gen khiến họ dễ bị bệnh celiac (gọi là gen HLA-DQ8 và HLA-DQ2) và số người bị celiac mà không có dấu hiệu biểu hiện bên ngoài cao gấp tám lần so với số người có biểu hiện. Số người mang gen khiến họ nhạy cảm với gluten còn phổ biến hơn nhiều (gen HLA-DQB1, allelle 1 và 2).

99 phần trăm những người có căn bệnh có thể dẫn đến chết người nhưng hoàn toàn có thể tránh được này hoàn toàn không biết về tình trạng đó của chính họ. Mặc dù sinh thiết thành ruột non là phương pháp thường dùng để chẩn đoán bệnh celiac, các tiêu chí chẩn đoán ngặt nghèo đến mức chúng trở nên không đáng tin cậy. Các triệu chứng đường ruột thực ra chỉ là phần nổi của tảng băng. Một bài viết trong Tạp chí Y học Anh (British Medical Journal) viết, “Tảng băng trôi là mô hình thường dùng để giải thích về bệnh celiac trong cộng đồng. Phần lớn người bệnh mắc cái gọi là bệnh celiac im lìm. Họ thường không được chẩn đoán vì họ không có triệu chứng đường ruột nào.” Trong tạp chí Vị tràng học (Gastroenterology), một bài báo viết, “Với mỗi bệnh nhân celiac có triệu chứng biểu hiện ra ngoài, có tám bệnh nhân với bệnh celiac nhưng không có triệu chứng đường ruột nào.” Trên thực tế, một bài viết trong tạp chí Thần kinh học (Neurology) viết, “Nhạy cảm với gluten có thể là một căn bệnh có biểu hiện chủ yếu hay hoàn toàn về mặt thần kinh, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ và hệ thống thần kinh, mà còn gây ra các rối loạn nhận thức và tâm thần.” Trong Tạp chí Thần kinh học, Phẫu thuật thần kinh và Tâm thần học (Journal of Neurology, Neurosurgery and Psychiatry), một bài báo viết, “Nghiên cứu của chúng tôi… cho thấy phản ứng miễn dịch gây ra bởi sự nhạy cảm với gluten có thể ảnh hưởng những cơ quan khác ngoài ruột; và hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi là đặc biệt dễ bị ảnh hưởng.” Trong một bài báo trong tạp chí Khoa học Tế bào và Phân tử (Cellular and Molecular Life Sciences), các tác giả viết, “Bệnh celiac (CD) còn được gọi là Bệnh lý Đường ruột do Nhạy cảm với Gluten bởi vì ruột non là nơi bị tổn thương chính. Tuy nhiên, các biểu hiện lâm sàng là cực kỳ đa dạng, cho thấy căn bệnh này thực ra là một rối loạn đa hệ thống.”

Một bài điểm mục trong Tạp chí Y học New England (New England Journal of Medicine) cho thấy có tới 55 căn bệnh đã được biết là gây ra bởi gluten. Trong số này có bệnh tim, ung thư, hầu như tất cả các bệnh tự miễn, bệnh loãng xương, hội chứng ruột kích thích (IBS) và các rối loạn đường ruột khác, bệnh viêm túi mật, bệnh Hashimoto (một căn bệnh tự miễn ảnh hưởng đến tuyến giáp, gây ra đến 90% số trường hợp suy tuyến giáp), đau nửa đầu, co giật, bệnh Parkinson, bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS, hay còn gọi là bệnh Lou Gehrig), hầu hết các căn bệnh thoái hóa về thần kinh (chúng có thể được coi là các rối loạn tự miễn ảnh hưởng lên não). Gluten còn có thể gây ra nhiều căn bệnh tâm thần phổ biến như chứng lo âu, rối loạn quá hiếu động, thiếu tập trung (ADHD), rối loạn lưỡng cực, trầm cảm, mất trí nhớ và tâm thần phân liệt. Theo tôi, tốt nhất là luôn coi nhạy cảm với gluten là một nguyên nhân khả dĩ ở những người bệnh này, hoặc với bất cứ ai có sức khỏe bị suy sụp đáng kể. Ngay cả khi việc loại trừ gluten không giải quyết được hoàn toàn vấn đề, ít nhất bạn cũng loại bỏ được một trở ngại to lớn trên con đường dẫn đến khỏi bệnh.

Xét nghiệm Nhạy cảm với Gluten

Mặc dù có rất nhiều phương pháp đánh giá nhạy cảm với gluten và bệnh celiac, hầu hết đều không đáng tin cậy hoàn toàn (ngay cả cái được coi là khuôn vàng thước ngọc là sinh thiết thành ruột). Đó có thể là một phần lý do tại sao có quá ít người bệnh được chẩn đoán, ngay cả khi họ đi xét nghiệm. Xét nghiệm máu và nước bọt chẳng hạn, trong tổng số 12 loại gliadin khác nhau, thường chỉ có một – alpha-gliadin – là được tính đến. Nếu bạn bị nhạy cảm với một trong số 11 loại gliadin còn lại, xét nghiệm này sẽ không phát hiện được. Xét nghiệm globulin miễn dịch để phát hiện nhạy cảm thực phẩm ở những người bị rối loạn tự miễn và đặc biệt là bệnh Hashimoto (rối loạn tự miễn ở tuyến giáp) hầu như luôn luôn bị sai lệch do tình trạng mất cân bằng mãn tính trong phản ứng miễn dịch của các tế bào TH-1 (tế bào T) và TH-2 (tế bào B). Nói chung, kết quả âm tính sai là rất phổ biến. Do đó, điều cực kỳ quan trọng là tìm đến nhiều phương pháp xét nghiệm (mặc dù sự liên hệ rất phổ biến – đến gần 100% – giữa nhạy cảm với gluten và bệnh Hashimoto và hầu hết các rối loạn tự miễn khác khiến điều tốt nhất là nên luôn coi gluten là nguyên nhân của những căn bệnh này).

Bắt đầu từ tháng giêng 2011, Cyrex Labs (www.cyrexlabs.com) nâng chuẩn mực về xét nghiệm nhạy cảm với gluten lên một mức mới khi họ cho ra một phương pháp xét nghiệm nước bọt kiểm tra không chỉ một mà tất cả các thể gliadin – với mức độ chính xác cao chưa từng thấy. Theo giới thiệu trên trang web của họ, “Cyrex là một phòng thí nghiệm lâm sàng tân tiến chuyên phát triển và cho ra những xét nghiệm dựa trên những tiến bộ khoa học mới nhất trong lĩnh vực miễn dịch học. Những xét nghiệm này bao gồm từ mức tế bào cho đến toàn thể hệ thống miễn dịch và chuyên về các triệu chứng tự miễn do gluten và các thực phẩm khác.” Cyrex cũng có một loạt xét nghiệm về vấn đề thường bị bỏ qua là phản ứng chéo (được định nghĩa là trạng thái miễn dịch trong đó cơ thể phản ứng với một chất khác như thể nó là gluten).

Cyrex Labs còn có một loạt xét nghiệm có thể chỉ ra chính xác bộ phận nào trong cơ thể bạn bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự nhạy cảm với gluten. Mọi người thường nghĩ rằng khi nói đến gluten, triệu chứng cần chú ý là ở đường tiêu hóa. Trên thực tế, nhạy cảm với gluten có thể ảnh hưởng sâu sắc tới não bộ, hệ thống thần kinh, trạng thái tình cảm, hoạt động của hooc-môn, các chất truyền dẫn thần kinh, hệ thống miễn dịch, xương khớp và hầu như bất cứ khía cạnh nào khác trong hoạt động thể chất và tinh thần của bạn. Thực sự mà nói, Cyrex Labs sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong toàn bộ lĩnh vực miễn dịch học. Tuy vậy, lưu ý rằng xét nghiệm thông qua Cyrex phải có đơn bác sĩ.

Cùng với thời gian, có nhiều khả năng sẽ có nhiều phương pháp chẩn đoán mới và hy vọng là càng chính xác hơn nữa được phát triển khi những nghiên cứu mới chứng minh những tác động khủng khiếp của gluten lên sức khỏe tiếp tục ra đời. Xét nghiệm phân của EnteroLab mà ai cũng có thể đặt làm trên mạng, là đã chính xác gấp sáu lần xét nghiệm kháng thể trong máu thông thường. Xét nghiệm máu thông thường để kiểm tra nhạy cảm với gluten chỉ có độ chính xác không quá 30% (kết quả âm tính sai là vấn đề phổ biến nhất). Ngoài ra, chế độ ăn loại trừ hoặc thực hiện nhiều loại xét nghiệm máu là phương pháp tốt thứ hai để đạt được kết quả chính xác.

Chế độ ăn loại trừ có thể là một phương pháp hiệu quả để xác định khả năng nhạy cảm với gluten, nhưng bạn phải theo nó một cách tuyệt đối trong ít nhất sáu đến tám tháng thì mới có thể xác định được chính xác. Bạn phải loại trừ một trăm phần trăm gluten, cả những nguồn rõ ràng lần những nguồn giấu mặt, không được ăn dù chỉ một mẩu vụn bánh mì. Lưu ý thêm nữa là nhiều loại thuốc cũng có chứa gluten (điên rồ nhưng đúng là vậy). Còn nữa, lưu ý đến vấn đề tiếp xúc giữa thực phẩm không có gluten và thực phẩm chứa gluten qua quá trình nấu ăn hoặc dùng chung dụng cụ nấu ăn, bát đĩa đựng. (Vâng, việc đề phòng đó là cần thiết.) Ảnh hưởng sưng tấy trong cơ thể và đặc biệt là ở não bộ là từ những lượng gluten thậm chí rất nhỏ cũng có thể mất tới sáu tháng mới hết ở những người nhạy cảm. Bất cứ tiếp xúc nào (ngay cả những tiếp xúc nhỏ nhất) cũng có nghĩa rằng bạn phải bắt đầu chế độ ăn loại trừ lại từ đầu. Xin lỗi nếu nghe có vẻ như tôi đang thổi phồng vấn đề quá mức, nhưng đây là một vấn đề cần được xem xét cực kỳ nghiêm túc.

Có những sản phẩm trên thị trường có thể giúp hạn chế phản ứng sưng tấy khi tiếp xúc với lượng nhỏgluten, nhưng đừng tưởng lầm những cái đó như những viên thuốc “khẩn cấp vào sáng hôm sau” có thể loại trừ hoàn toàn ảnh hưởng của cái bánh sinh nhật bạn vừa ăn “thả phanh”.

Một bài báo trong tạp chí Vị tràng học (Gastroenterology) viết, “Khi xem xét lịch sử bệnh án 45 năm, những người bị bệnh celiac không được chẩn đoán có nguy cơ tử vong cao gần gấp bốn lần. Sự phổ biến của bệnh celiac không được chẩn đoán có vẻ như đã tăng rất nhiều ở Hoa Kỳ trong vòng 50 năm qua.” Ở những cá nhân bị bệnh celiac hoặc có nhạy cảm với gluten, nguy cơ tử vong từ tất cả các nguyên nhân, theo tạp chí Lancet, là lớn hơn rất nhiều so với bình thường: “Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến nguy cơ tử vong là sự chậm trễ trong chẩn đoán, và việc tuân theo chế độ ăn không có gluten nghiêm ngặt đến đâu… Việc ăn một chế độ ăn có gluten, được định nghĩa là ăn gluten một lần trong một tháng, làm tăng nguy cơ tử vong 600%.” Lần sau bạn muốn tự biện hộ rằng đấy chỉ là một cái bánh quy, một miếng bánh sinh nhật hay một mẩu bánh mì, hãy nghĩ lại. “Hầu như không ăn gluten” hay “chỉ thỉnh thoảng” ăn gluten vẫn không đủ. Có những lúc mà câu nói (hay có lẽ gọi là sự biện hộ) “tất cả mọi thứ đều có chừng mực” không áp dụng được.

Rối loạn thần kinh và tinh thần, đau nửa đầu, loãng xương, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh đường ruột, các bệnh tự miễn và ung thư đang rất phổ biến. Ngũ cốc hiếm khi bị nghi ngờ là thủ phạm chính, mặc dù tất cả những rối loạn trên và rất nhiều bệnh khác nữa, đều có thể lần đến thủ phạm ban đầu là chứng nhạy cảm với gluten âm thầm và quỷ quyệt. Nhạy cảm với gluten rất hiếm khi biểu hiện rõ ràng với người bị mắc, và nhiều người thậm chí hoàn toàn bất ngờ khi biết rằng họ mắc nó. Chính tôi cũng vậy.

Người ta ước tính rằng chỉ một phần trăm số người bị bệnh celiac hay nhạy cảm với gluten từng được chẩn đoán đúng.

Đi vào chi tiết trong việc loại bỏ gluten

Tin tốt lành là ở chỗ những triệu chứng tàn hại của bệnh celiac và nhạy cảm với gluten thường có thể loại trừ được hoàn toàn. Bằng cách nào? Bạn phải loại bỏ 100 phần trăm – không phải chỉ hầu hết – gluten khỏi cuộc sống của bạn. Điều này bao gồm không chỉ các ngũ cốc chứa gluten, mà tất cả các nguồn dấu mặt như súp chế biến sẵn, bột nêm, nước tương, dầu trộn salad. Gluten có thể được ghi dưới những tên như protein thực vật (vegetable protein), protein thực vật hydro hóa (hydrolyzed vegetable protein), tinh bột biến đổi (modified starch), màu thực phẩm, bột gia vị… Gluten còn là thành phần trong nhiều dầu gội đầu, mỹ phẩm, son môi (có thể thấm qua da), thuốc men, vitamin (trừ phi ghi rõ là không chứa gluten), và thậm chí cả tem và phong bì tự dính.

Mặc dù tôi nhận biết rằng việc loại trừ gluten tuyệt đối như thế này nghe có vẻ hơi quá và rất không tiện lợi, một bài viết trong Tạp chí Thần kinh học, Phẫu thuật Thần kinh và Tâm thần học (Journal of Neurology, Neurosurgery and Psychiatry) viết rất rõ ràng, “Ngay cả lượng gliadin (gluten) rất nhỏ cũng có thể gây ra trạng thái phản ứng miễn dịch ở những người nhạy cảm với gluten,” nghĩa là trạng thái sưng tấy kéo dài và các triệu chứng khác. Nói rằng bạn đã loại bỏ “hầu hết” gluten khỏi chế độ ăn của bạn bởi vì bạn bị nhạy cảm với gluten cũng giống như nói bạn chỉ “có chửa một ít”. Hoặc là bạn có hoặc là bạn không. Không có khoảng giữa. Sự loại bỏ gluten phải là hoàn toàn tuyệt đối.

Tôi biết bạn đang nghĩ gì, “Đợi đã, quay lại; có phải cô ấy vừa nói ‘các sản phẩm vệ sinh cá nhân’? Cái gì?” Nghe có vẻ điên rồ nhưng nó là đúng. Bạn cần xem kỹ các lọ dầu gội đầu, dầu xả và các sản phẩm chăm sóc tóc và da khác xem có protein lúa mì (wheat protein) không. Đôi khi nó được viết dưới cái tên protein thực vật (vegetable protein). Để ý cả các chất phụ gia từ ngô nữa.

Trong số khoảng 126 hóa chất mà người tiêu dùng thường xuyên dùng trên da họ, 90% chưa bao giờ được thử nghiệm để kiểm tra độ an toàn của chúng. Hầu hết mọi người không nghĩ gì về những thứ họ dùng lên tóc và da họ, và ngành công nghiệp mỹ phẩm sẵn sàng lợi dụng sự thiếu hiểu biết này để tăng lợi nhuận, với cái giá phải trả là sức khỏe của bạn.

Tại sao điều này là quan trọng? Nó chỉ là trên da thôi, phải không? Chúng ta đâu có uống nó…

Trên thực tế, nó có thể còn tồi tệ hơn.

Hãy nhớ trong đầu bộ da là cơ quan lớn nhất trong cơ thể bạn và nó cực kỳ mỏng (chỉ khoảng 2mm) và dễ thấm qua. Nếu bạn ăn hay uống những sản phẩm này, bạn có nhiều thứ giúp bảo vệ bạn và ngăn chặn chúng khỏi đi vào mạch máu như thành ruột, acid dạ dày và men tiêu hóa. Ngược lại, khi bạn đứng dưới vòi hoa sen nóng, với các lỗ chân lông rộng mở, có rất ít sự ngăn cách giữa những gì bạn dùng lên da, tóc và mạch máu của bạn. Một khi vào mạch máu, nó tự do đi khắp nơi trong cơ thể, đến não bộ và tất cả các cơ quan khác.

Vấn đề ở đây nghe có vẻ nhỏ nhặt nhưng nó là rất thực tế. Khi bạn đọc nhãn mác một sản phẩm chăm sóc da hay tóc, hãy tự hỏi bạn có sẵn lòng uống những thứ liệt kê trên đó không. Nếu danh sách đó bao gồm một loạt những hóa chất khó hiểu hay có protein lúa mì (wheat protein) hay protein thực vật (vegetable protein), bạn hãy nghĩ lại trước khi dùng nó. Và đừng để những từ thời thượng như hữu cơ (organic) hay tự nhiên (natural) đánh lừa bạn.

Một danh sách những sản phẩm an toàn có trên trang mạng http://www.celiac.com . Bác sĩ Joseph Mercola, trên trang mạng sức khỏe tuyệt vời của ông (www.mercola.com), có bán dầu gội đầu và dầu xả không có hóa chất phụ gia. Một nguồn sản phẩm vệ sinh cá nhân không có chất gây dị ứng nữa là Gluten-Free Savonnerie (www.gfsoap.com). Cứ vào trang Google và tìm “sản phẩm chăm sóc da và tóc không có gluten và hóa chất” (gluten and additive-free hair- and skin-care products). Bạn sẽ tha hồ lựa chọn. Nếu bạn có điện thoại di động thế hệ mới (smartphone), có nhiều “gluten-free” apps giúp bạn kiểm tra từng sản phẩm, cửa hàng và các nguồn thực phẩm khác. Tin tức tốt là nhận thức về vấn đề này đang lan rất nhanh và sẽ ngày càng có nhiều thông tin và lựa chọn hơn cho bạn.

Nhiều người tuyên bố rằng họ vẫn theo một chế độ ăn tuyệt đối không có gluten trong khi, trên thực tế, họ chỉ tránh những nguồn rõ ràng hiển nhiên mà không chú ý đến những nguồn dấu mặt, bao gồm cả các sản phẩm vệ sinh cá nhân của họ. Cuối cùng họ gán việc không đạt được những cải thiện sức khỏe như mong đợi vào ý tưởng rằng họ không bị nhạy cảm với gluten, và rồi họ lại quay lại ăn bất cứ thứ gì họ muốn. Đây là một sai lầm rất to lớn! Tôi đã từng làm việc với những bệnh nhân không đạt được cải thiện về sức khỏe cho đến khi họ xem xét nguồn gluten trong các sản phẩm vệ sinh cá nhân của họ.

Ngay cả khi theo chế độ ăn thực sự không có gluten vẫn có vẻ không mang lại kết quả như mong đợi, ít nhất bạn đã loại bỏ được một trở ngại rất lớn trên con đường cải thiện sức khỏe. Vẫn có thể còn những trở ngại khác. Gluten trong sản phẩm vệ sinh cá nhân, trong thuốc men và thậm chí cả tem và phong bì (loại mà bạn thường liếm để dán) có thể là nguyên nhân. Phản ứng chéo từ những chất khác cũng là một điều quan trọng khác cần xem xét khi thực sự loại bỏ hoàn toàn gluten vẫn không đem lại cải thiện như mong đợi. Cyrex Labs có một loạt xét nghiệm có thể giúp giải đáp điều này.

Thế còn các thực phẩm thay thế không có gluten thì sao?

Tìm đến những thực phẩm thay thế không có gluten đúng là một cách vì có nhiều sản phẩm đủ loại như vậy trên thị trường. Trên thực tế, đó là một thị trường lớn cho các công ty thực phẩm hiện nay. Chắc chắn dầu gội đầu và mỹ phẩm không có gluten là tốt và cần thiết. Không may là mặc dù các ngũ cốc khác như quinoa, ngô, gạo và kiều mạch (hay đậu tương) chính thức mà nói thì không chứa gluten, nhưng việc lẫn gluten từ các nguồn khác hay phản ứng chéo là cực kỳ phổ biến. Chúng cũng là những nguồn giàu tinh bột hơn là protein. Hơn nữa, phần lớn các sản phẩm thay thế gluten trên thị trường là những thực phẩm đã qua chế biến rất rất nhiều. Nhiều sản phẩm được làm từ đậu tương (đừng để tôi bắt đầu một bài mới về cái đó). Chỉ vì một thực phẩm ghi là không có gluten không có nghĩa rằng nó thực sự tốt cho sức khỏe bạn, cũng như từ hữu cơ (organic) vậy. Hãy đề phòng những thứ rác rưởi mạo danh là “thực phẩm lành mạnh không có gluten”. Không dung nạp gluten và không dung nạp carbohydrat nói chung là điều rất phổ biến chứ không phải ngoại lệ trong thế giới hiện nay. Chúng ta có thể kết luận rằng ăn bất cứ thứ ngũ cốc nào, đặc biệt là những ngũ cốc chứa gluten, không đáng những nguy cơ về sức khỏe chúng có thể mang lại, đặc biệt là khi chúng ta còn phải đối mặt với bao nguy cơ về sức khỏe khác trong thế giới hiện nay. Đánh cược làm gì? Tại sao phải chất thêm cái gánh nặng carbohydrat lên sức khỏe bạn? Theo tôi, tốt hơn cả là loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm chế biến sẵn và chỉ ăn những thứ không mang nhãn mác nào cả. Thực sự mà nói, nó ít phức tạp và rắc rối hơn nhiều.

Tóm lại, không có một ai trên thế giới này mà ngũ cốc thuộc bất cứ loại nào là không thể thiếu cho sức khỏe, và đặc biệt gluten không phải là thực phẩm có lợi cho sức khỏe của bất cứ ai.

Có thể suy ra hơn nữa là một người càng có nhiều triệu chứng về thể chất, nhận thức và tâm lý thì chế độ ăn của người ấy càng nên trở về nguyên thủy (nói một cách khác, trước khi nông nghiệp bắt đầu). Sự phổ biến của các căn bệnh thoái hóa hiện nay không khiến nó trở nên bình thường. Đó không phải là một phần bình thường của tuổi già và càng không phải là một phần tất yếu.

Lựa chọn ấy là của bạn.

Để có thêm thông tin về nhạy cảm với gluten và bệnh celiac, hãy vào trang http://www.celiac.com . Để có những thông tin chính xác nhất về các phương pháp xét nghiệm, hãy vào trang http://www.cyrexlabs.com hay http://www.enterolab.com . Một trang hữu ích để tìm các trung tâm và các buổi thuyết trình về nhạy cảm với gluten là http://www.conquergluten.com

Dịch bởi Dấu Hiệu Thời Đại

Bạn đang xem bài viết 10 Tác Dụng Của Trà Hoa Ngũ Cốc Làm Chị Em Phụ Nữ Lao Xao trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!