Xem Nhiều 6/2023 #️ 【Tư Vấn】Nguy Cơ Mắc Bệnh Tiểu Đường Giảm Nếu Ăn Sữa Chua # Top 6 Trend | Drosetourmanila.com

Xem Nhiều 6/2023 # 【Tư Vấn】Nguy Cơ Mắc Bệnh Tiểu Đường Giảm Nếu Ăn Sữa Chua # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 【Tư Vấn】Nguy Cơ Mắc Bệnh Tiểu Đường Giảm Nếu Ăn Sữa Chua mới nhất trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Theo kết quả khảo sát đã được công bố, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể giảm bằng việc ăn nhiều sữa chua. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng “Sẽ rất có ý nghĩa nếu coi sữa chua là một phần quan trọng của chế độ ăn uống”.

1. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm nếu ăn sữa chua

Bệnh tiểu đường tuýp 2 khởi phát khi cơ thể rơi vào tình trạng hormon hạ đường huyết insulin không được tiết ra đủ và trạng thái “kháng insulin” – tình trạng insulin không có hiệu quả.

Số người bị tiểu đường thế giới tiếp tục gia tăng bùng nổ, và tính đến thời điểm năm 2014, số người mắc bệnh tiểu đường tăng lên 386,7 triệu người (tỷ lệ có bệnh là 8,3%). Nếu không có các biện pháp điều trị hiệu quả, ước tính đến năm 2035 số người bị tiểu đường ​​sẽ tăng lên 591,9 triệu người.

Nghiên cứu khảo sát về ảnh hưởng của việc ăn sữa chua đối với nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường là nghiên cứu của Giáo sư Frank Hu – Khoa dinh dưỡng Trường đại học y tế công cộng Harvard.

Nhóm nghiên cứu tiến hành một cuộc điều tra lấy đối tượng là nam nữ tham gia cuộc khảo sát quy mô lớn tại Hoa Kỳ bao gồm “Nghiên cứu theo dõi nhân viên y tế” (1986-2010), “Nghiên cứu sức khỏe y tá” (1980-2010), “Nghiên cứu sức khỏe y tá II” (1991-2009).

Số người được phân tích và độ tuổi lần lượt là 41.436 người (độ tuổi từ 40~75 tuổi), 67.138 người (độ tuổi từ 30~55 tuổi), 85.884 người (độ tuổi từ 25~42 tuổi). Trong thời gian khảo sát, có 15.156 người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Trong mỗi nghiên cứu, những người tham gia được yêu cầu trả lời một bảng câu hỏi khảo sát về tình trạng sức khỏe của bản thân. Cuộc khảo sát được tiến hành hai năm một lần, tỷ lệ theo dõi vượt quá 90%. Ngoài ra, loại trừ những người tham gia khỏa sát không có thông tin về lượng hấp thụ các chế phẩm từ sữa.

Theo kết quả phân tích, người ta nhận thấy rằng nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 2 giảm 18% nếu ăn 28g sữa chua mỗi ngày. 28g sữa chua tương ứng với nửa 2 muỗng cà phê đầy.

Ngoài ra không có chế phẩm từ sữa nào ngoài sữa chua có mối tương quan với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng cuộc khảo sát này có quy mô lớn, có tỷ lệ theo dõi cao và có độ tin cậy cao trong thu thập dữ liệu liên tục về phong cách lối sống như thói quen ăn uống.

2. Ăn sữa chua có thể giúp bổ sung các chất dinh dưỡng thường thiếu trong cơ thể

Sữa chua là một loại thực phẩm giá rẻ, được ưa chuộng và luôn có sẵn ở mọi nơi. Tại sao sữa chua giúp làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường?

Giáo sư Hu nói rằng: “Trong sữa chua có chứa các chất dinh dưỡng như canxi, magie, kali và các thành phần dinh dưỡng như váng sữa”.

Trong đó “váng sữa” (whey) là phần lên men vi khuẩn axit lactic, một sản phẩm phụ có thể được chế biến khi làm sữa chua và pho mát.

Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng khi hấp thụ váng sữa trước khi hấp thụ carbohydrate, sự bài tiết của một hormon tiêu hóa kích thích bài tiết insulin “glucagon-like peptide-1” (GLP-1) được kích thích, nhờ đó dễ dàng để ngăn chặn sự gia tăng lượng đường trong máu sau khi ăn.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng “Nếu tiếp tục chế độ ăn uống chưa cân bằng thì sẽ dẫn đến thiếu dinh dưỡng, tuy nhiên có thể bù đắp cho sự thiếu dinh dưỡng này bằng cách ăn sữa chua”.

Ngoài ra, sữa chua có chứa lợi khuẩn “probiotic” có tác động tích cực đối với cơ thể, lợi khuẩn này ngoài việc có tác dụng như thuốc tiêu hóa còn giúp ngăn chặn việc sản sinh các chất có hại trong ruột, có hiệu quả làm giảm cholesterol trong máu.

Người ta cho rằng chính những hiệu quả này của sữa chua giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

https://kienthuctieuduong.vn/ (Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

4.7

Chia sẻ

【Cần Biết】Ăn Nhiều Cá Giúp Giảm Nguy Cơ Mắc Bệnh Tiểu Đường

Nghiên cứu thuần tập (JPHC Study) với nhiều mục đích được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc gia, Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc tế Quốc gia đã làm rõ vấn đề “Nam giới ăn nhiều cá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường”. Nguy cơ bị tiểu đường ở nam giới ăn nhiều cá so với nam giới ăn ít cá thấp hơn 30%. Đặc biệt với những loại cá giàu chất béo như cá sòng, cá mòi, cá thu đao giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cải thiện tính kháng insulin.

1. Cá chứa nhiều axit béo tốt cho sức khỏe

Cá giàu axit béo tốt cho sức khỏe và có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim và hẹp van tim. Trong cá còn chứa axit béo không bão hòa dạng đa n-3 như Axit Eicosapentaenoic (EPA) và Axit docosahexaenoic (DHA). Ngoài ra đã có những báo cáo nghiên cứu về việc cải thiện sự tiết insulin và tính kháng insulin bằng cách sử dụng các axit béo n-3 này và có thể kỳ vọng về hiệu quả ăn nhiều cá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Khảo sát vào năm 1990 và 1993 đã được thực hiện với đối tượng tham gia là 52.680 nam nữ trong độ tuổi từ 40~75 tuổi (22.921 nam và 29.909 nữ) đang sống và làm việc tại 10 tỉnh của Nhật Bản: Iwate, Akita, Ibaraki, Tokyo, Niigata, Nagano, Osaka, Kochi, Nagasaki, Okinawa. Những người tham gia không bị bệnh tiểu đường, ung thư, bệnh tim mạch tại thời điểm khảo sát.

Trọng lượng 1 khúc cá trước khi nấu là 40g đối với cá thu, 90g đối với cá hồi. Trong trường hợp 1 phần cá, trọng lượng là 90g đối với cá thu đao, 60g đối với cá sòng, 40g đối với cá mòi (trường hợp đã loại bỏ tất cả đầu, xương và nội tạng).

Trong thời gian nghiên cứu theo dõi 5 năm, có 971 người (572 nam, 399 nữ) bị bệnh tiểu đường. Trong các trường hợp bị bệnh tiểu đường, có trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh dựa trên khảo sát trong 10 năm kể từ khi bắt đầu tiến hành nghiên cứu.

2. Lượng hải sản hấp thụ càng nhiều, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường càng thấp

Kết quả kiểm tra mối quan hệ giữa việc hấp thụ các loại cá và sự khởi phát bệnh tiểu đường đã chỉ ra rằng ở nam giới ăn nhiều cá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nếu thường xuyên ăn cá có thể giảm nguy cơ mắc bệnh, ở nhóm người hấp thụ nhiều cá so với nhóm hấp thụ ít, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm khoảng 30%. Ở nữ giới, không có sự khác biệt về sự khởi phát bệnh tiểu đường bất kể lượng cá hấp thụ.

Mặt khác, ngoài việc ăn nhiều cá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, các loại hải sản khác ngoài cá như mực, bạch tuộc, tôm, sò ốc, cá muối, cá khô và các loại hải sản chế biến cũng có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Bạn đang xem bài viết: Ăn nhiều cá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tại Chuyên mục “Ăn uống cho người tiểu đường”.

https://kienthuctieuduong.vn/(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Tác Hại Khi Ăn Nhiều Cơm Trắng: Nguy Cơ Cao Mắc Tiểu Đường, Béo Phì

Rất nhiều người có thói quen ăn nhiều cơm trắng thay thế cho những thực phẩm khác, điều này vô cùng nguy hiểm vì tác hại khi ăn nhiều cơm trắng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Cơm trắng (gạo) là loại thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người, đặc biệt là với người Việt. Cơm, gạo cung cấp năng lượng và vitamin cho con người, tuy nhiên ăn nhiều cơm có tốt không? Câu trả lời là việc ăn nhiều cơm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số trường hợp phải cắt giảm lượng cơm tiêu thụ như người bị tiểu đường, tim mạch, béo phì…

Những tác hại khi ăn nhiều cơm trắng

1. Tác hại khi ăn nhiều cơm trắng ở bệnh nhân bị tiểu đường

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thói quen sử dụng nhiều cơm trắng tại các quốc gia Châu Á chính là một trong những thói quen xấu gây nên bệnh tiểu đường. Tác hại khi ăn nhiều cơm trắng đầu tiên có thể kể tới chính là khi sử dụng quá nhiều cơm trắng chúng sẽ sản sinh ra đường glucose, nếu bạn là người ít vận động thì lượng đường glucose này sẽ bị tích tụ gây nên bệnh lý đái tháo đường.

Tác hại khi ăn nhiều cơm trắng được các nhà khoa học thuộc Đại học Y tế công cộng Harvard chỉ ra trong một nghiên cứu được thực hiện trên 350.000 người trong 20 năm. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, sử dụng một bát cơm trắng mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường lên 11%. Đây cũng là lý do vì sao những nước Châu Á có tỷ lệ bệnh nhân mắc đái tháo đường cao hơn các nước Châu Âu.

2. Dễ mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa

Một nghiên cứu về tác hại khi ăn nhiều cơm trắng tại Hàn Quốc đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên sử dụng cơm trắng trong một thời gian dài có nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa cao hơn so với nhóm đối tượng khác. Tác hại khi ăn nhiều cơm trắng còn thể hiện ở việc bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì hay rối loạn lipid máu.

3. Dễ tăng cân, béo phì

Đây là một trong những tác hại khi ăn nhiều cơm trắng. Một chế độ ăn kiêng có chứa quá nhiều gạo trắng được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, cơm trắng là ngũ cốc tinh chế chúng được hấp thu nhanh hơn khi đưa vào cơ thể. Đồng thời, sử dụng quá nhiều cơm trắng cũng khiến bạn dư thừa nguồn năng lượng có thể gây nên chứng béo phì.

4. Dễ mệt mỏi, uể oải

Nếu như bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải hay làm việc chậm chạp hơn thì có thể do bạn đang ăn quá nhiều cơm trắng trong bữa ăn trước đó. Khi bạn ăn quá nhiều cơm trắng, một phần số cơm này sẽ được chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể, phần năng lượng dư thừa còn lại sẽ bị tích tụ tại các nhóm cơ. Nguồn năng lượng lớn tích tụ vào các nhóm cơ khiến chung bị dư thừa năng lượng, giảm vận động.

5. Rối loạn tâm lí, thường xuyên cáu gắt

Tác hại khi ăn nhiều cơm trắng thể hiện rõ nhất ở sự thay đổi tâm trạng. Khi bạn ăn quá nhiều cơm cơ thể bạn sẽ phải tiết ra nhiều Hoocmon insulin hơn để ổn định được đường huyết trong máu, Hoocmon insulin quá cao trong máu sẽ khiến bạn dễ cáu gắt, thậm chí là không kiểm soát được hành động của mình, một số trường hợp nặng hơn có thể gây rối loạn tâm lí nghiêm trọng.

6. Luôn có cảm giác thèm ăn

Cho dù nguồn năng lượng do cơm trắng cung cấp cho cơ thể dư thừa, nhưng nếu bạn ăn không đầy đủ các nhóm chất có thể khiến bạn luôn có cảm giác thèm ăn, điều này khiến bạn không kiểm soát được cân nặng của mình.

7. Khiến bạn có cảm giác đói giả

Đói giả là tình trạng bạn ăn no nhưng vẫn muốn ăn tiếp, đây là cảm giác xuất hiện khi bạn ăn quá nhiều tinh bột trong một ngày, điều này khiến cân nặng của bạn tăng nhanh đồng thời bạn có nguy cơ cao mắc một số bệnh chuyển hóa như tiểu đường, cao huyết áp,…

Hướng dẫn cách ăn cơm trắng đúng cách

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng cơm trắng cơ thể cần sẽ được tính dựa trên chiều cao, cân nặng, thể trạng và công việc hàng ngày của bạn. Để có thể hiểu đơn giản, bạn có thể quy ước:

– 1 chén cơm = 60g tinh bột

Nếu bạn là nữ, thể trạng bình thường, làm công việc nhẹ nhàng thì mỗi bữa bạn có thể ăn 1 bát cơm nhỏ.

Nếu bạn là nam, thể trạng bình thường thì mỗi bữa bạn có thể ăn 1.5 bát cơm nhỏ. Nếu bạn thường xuyên phải làm việc nặng nhọc thì có thể ăn tăng thêm 0.5 bát cơm/1 bữa chính.

Các câu hỏi thường gặp

Không ăn cơm có sao không?

Việc không ăn cơm sẽ làm cơ thể thiếu tinh bột, gây ảnh hưởng xấu tới nhận thức và làm suy giảm trí nhớ. Khi cơ thể thiếu tinh bột sẽ dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, tim đập loạn nhịp, nguy hiểm hơn có thể gây hôn mê.

Ăn nhiều cơm có béo không?

Nếu bạn ăn lượng cơm vừa đủ thì bạn sẽ không hề bị béo. Tình trạng béo phì xảy ra là do bạn ăn quá nhiều cơm hoặc ăn quá nhiều chất béo khác từ thịt, cá, trứng, sữa,…

Một người bình thường chỉ cần ăn từ 2-3 chén cơm/ngày là đã đủ cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể và không hề sợ béo.

Phần lớn những người béo phì là những người ăn quá nhiều tinh bột (gấp đôi mức cho phép), bên cạnh đó họ còn ăn nhiều món chứa dầu mỡ và tinh bột, họ cũng lười tập thể dục nên dẫn đến tình trạng mỡ tích tụ trong cơ thể, khiến cơ thể bị béo và trở nên nặng nề.

Bệnh Nhân Mắc Tiểu Đường Có Ăn Được Khoai Sọ Không?

Tiểu đường có ăn được khoai sọ không là một trong những câu hỏi phổ biến với bệnh nhân tiểu đường. Có nhiều người lại có thói quen ăn các loại khoai thay bữa ăn. Tuy nhiên, khoai sọ không phải loại thực phẩm lý tưởng cho người tiểu đường.

Người mắc tiểu đường cần đi theo một chế độ dinh dưỡng nghiêm khắc. Bao gồm trong đó là ít đường, ít tinh bột, chỉ số đường huyết thấp, hạn chế mỡ và cholesterol,… Tất cả các thực phẩm đều phải đảm bảo những nguyên tắc này. Nếu không có thể sẽ gây nguy hại đến sức khỏe của người tiểu đường.

Tiểu đường có ăn khoai sọ được không?

Thành phần của khoai sọ

Trong khoai sọ cũng có nhiều khoáng chất như sắt, canxi và axit amin cũng như chất xơ. Các chất này đều giúp ích cho hệ tiêu hóa. Các axit của khoai sọ cũng giúp hạ huyết áp, giãn mạch và giảm cholesterol trong máu.

Tuy nhiên, loại củ này được xếp vào nhóm chứa đường và sở hữu hàm lượng tinh bột cao. Chỉ số đường huyết (GI) của khoai sọ là 58 khi nấu chín. Nếu khoai sọ được ninh nhừ thì chỉ số này còn cao hơn. Với đặc tính này, khoai sọ là thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường nên tránh và hạn chế ăn.

Người tiểu đường có ăn được khoai sọ không?

Với đặc điểm trên, khoai sọ là loại thực phẩm thân thiện với hệ tim mạch. Hơn nữa, khoai sọ còn được dùng để điều trị bệnh về thận, bồi bổ cơ thể, tăng cường miễn dịch do có nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa.

Nhưng người tiểu đường khi ăn khoai sọ sẽ gặp tác động xấu. Tiêu biểu là tăng đường huyết. Do nhiều tinh bột nên khoai sọ khiến bệnh nhân tiểu đường dễ chuyển hóa đường thành glucose. Quá trình này khiến tăng đường huyết mạnh và ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.

Vì thế, bệnh nhân tiểu đường nên cẩn trọng khi tiêu thụ khoai sọ để tránh tác động xấu đến sức khỏe. Câu trả lời cho câu hỏi tiểu đường có ăn được khoai sọ không là không. Chỉ nên tiêu thụ khoai sọ với lượng cực ít để kiểm soát tốt các chỉ số cơ thể.

Lầm tưởng trong dinh dưỡng khi ăn khoai sọ trừ bữa

Nhiều bệnh nhân mắc tiểu đường có thói quen bỏ cơm và ăn khoai trừ bữa. Nhưng đây là thói quen không tốt. Nhất là nếu loại khoai được chọn là khoai sọ.

Các thực phẩm như cơm, khoai, mỳ trắng, bún phở, miến đều chứa nhiều tinh bột. Tùy từng loại thực phẩm mà chỉ số đường huyết sẽ khác nhau. Tuy tinh bộ có thể khiến tăng đường huyết nhưng không thể cắt hoàn toàn tinh bột. Các bác sĩ đều đồng quan điểm rằng dù mắc tiểu đường thì vẫn nên ăn 130g tinh bột một ngày. Lượng tinh bột này vừa đủ, không ảnh hưởng đường huyết mà cơ thể vẫn hoạt động được bình thường.

Lưu ý về dinh dưỡng cho người tiểu đường

Tinh bột giúp cơ thể và não bộ hoạt động nên không thểm cắt giảm hoàn toàn tinh bột. Vì thế cần có một chế độ dinh dưỡng căn bằng để không bị mệt mỏi mà vẫn kiểm soát được đường huyết.

Người mắc tiểu đường nên ăn thành nhiều bữa nhỏ. Không nên ăn quá no vì dễ làm đương huyết tăng đột ngột. Ngoài ra, cần tránh các thực phẩm có nhiều đường, hạn chế đồ ăn có nguồn gốc từ động vật. Các loại thực phẩm như rau củ nên ưu tiên để bổ sung chất xơ.

Bên cạnh đó, các thực phẩm chứa chất béo có lợi như lạc, vừng, đậu phụ,… cùng rất thân thiện với người mắc tiểu đường. Không nên ăn quá 6g muối/ngày, phải hạn chế bia rượu, các chất kích thích. Bệnh nhân tiểu đường nên uống 6-8 cốc nước/ngày. Phải đảm bảo ăn uống đúng giờ kết hợp tập luyện khoa học để kiểm soát tốt bệnh.

Như vậy, với những thông tin trên, câu hỏi tiểu đường có ăn được khoai sọ không đã có câu trả lời. Đây là loại thực phẩm nên hạn chế vì có nhiều tác động xấu đến bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bệnh nhân nên hỏi bác sĩ và nghe theo chỉ dẫn về dinh dưỡng, luyện tập để khỏe mạnh hơn.

Bạn đang xem bài viết 【Tư Vấn】Nguy Cơ Mắc Bệnh Tiểu Đường Giảm Nếu Ăn Sữa Chua trên website Drosetourmanila.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!